CHỈ THỊ CỦA THỦ TƯỚNGCHÍNH PHỦ
<span lang="EN-GBstyle=" font-size:12.0pt;font-family:'times"="">Về chấnchỉnh công tác quản lý, sử dụng
<span lang="EN-GBstyle=" font-size:12.0pt;font-family:'times"="">việntrợ phi chính phủ nước ngoài
Thời gian qua, kể từ khi triểnkhai thực hiện Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài(ban hành kèm theo Quyết định số 64/2001/QĐ-TTg ngày 26 tháng 4 năm 2001 củaThủ tướng Chính phủ), công tác quản lý, sử dụng viện trợ phi chính phủ nướcngoài về cơ bản đã có chuyển biến tích cực, góp phần phát huy hiệu quả củanguồn viện trợ này. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, một số Bộ, ngành,địa phương và tổ chức đoàn thể chưa chấp hành đầy đủ các quy định của Quyếtđịnh số 64/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, vẫn còn tiếp diễn việc xin tiếpnhận hàng hoá đã qua sử dụng không có xác nhận về chất lượng; hàng được gửi đếnViệt Nam trước khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép; một số dự án đượcphê duyệt vượt quá thẩm quyền, phê duyệt xong không gửi hồ sơ (hoặc gửi khôngđầy đủ) đến các cơ quan có trách nhiệm quản lý ở Trung ương). Những tồn tạitrên đã gây phức tạp trong công tác quản lý, làm sai lệch mục đích của việctiếp nhận và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài.
Nhằm khắc phục những hạn chếnêu trên, nâng cao hiệu quả công tác quản lý, sử dụng viện trợ phi chính phủ nướcngoài, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ,Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương, các tổ chức đoàn thể chỉ đạo các cơ quan, đơn vịtrực thuộc thực hiện nghiêm túc các quy định của Quyết định số 64/2001/QĐ-TTgcủa Thủ tướng Chính phủ, trước mắt thực hiện ngay một số việc sau:
1. Dự án viện trợ phải được xâydựng, thẩm định, trình duyệt theo đúng quy trình đã được quy định. Những dự ánđược phê duyệt không đúng thẩm quyền sẽ không có hiệu lực thi hành (trường hợpdự án đang triển khai thì phải đình chỉ hoạt động) và trình duyệt lại theo quyđịnh. Sau khi dự án được duyệt, quyết định phê duyệt (kèm theo tài liệu, hồ sơliên quan) phải gửi đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính đúng thời gian quyđịnh. Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm giám sát chặt chẽ công việc trên,báo cáo Thủ tướng Chính phủ các trường hợp vi phạm để có biện pháp xử lý kịpthời.
2. Không xem xét việc tiếp nhậnhàng hoá thuộc danh mục các mặt hàng cấm nhập khẩu theo quy định của Thủ tướngChính phủ (ban hành tại Quyết định số 46/2001/QĐ-TTg ngày 04 tháng 4 năm 2001),chỉ xét giải quyết hàng viện trợ có đầy đủ hồ sơ hợp lệ và có xác nhận về chấtlượng hàng hoá của cơ quan có thẩm quyền bên nước viện trợ. Hàng viện trợ chỉ đượcgửi đến Việt Nam sau khi đã được cấp có thẩm quyền cho phép tiếp nhận. Những lôhàng viện trợ không thực hiện đúng quy định trên, giao Tổng cục Hải quan xử lýtheo quy định, đơn vị tiếp nhận chịu mọi chi phí liên quan tới việc xử lý này.Trường hợp hàng viện trợ đã qua sử dụng chưa theo đúng quy định đã hoặc đangtrên đường đến cảng Việt Nam (phải có xác nhận về thời gian ghi trên vận đơngửi hàng) trước ngày ban hành Chỉ thị này vẫn được xem xét, nhưng phải đượcgiám định chất lượng hàng hoá bởi cơ quan giám định chất lượng của Việt Nam. BộTài chính chịu trách nhiệm giám sát chặt chẽ việc tiếp nhận hàng viện trợ, pháthiện những trường hợp vi phạm để xử lý hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, xửlý.
3. Liên hiệp các Tổ chức hữunghị Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao có các biện pháp thích hợpthông tin đầy đủ và nhanh chóng các quy định của Quyết định số 64/2001/QĐ-TTgcủa Thủ tướng Chính phủ cho các nhà tài trợ (có văn phòng đại diện hoặc chưa cóvăn phòng đại diện ở Việt Nam) biết để phối hợp trong quá trình tiến hành cáckhoản viện trợ cho Việt Nam.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơquan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cáctỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng cơ quan Trung ương của cácđoàn thể và các tổ chức nhân dân chịu trách nhiệm chấp hành nghiêm chỉnh Chỉthị này./.