Sign In

Kính gửi: Các đơn vị thuộc và trực thuộc Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Căn cứ Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước;

Căn cứ Thông tư số 69/2007/TT-BTC ngày 25/6/2007 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước;

Căn cứ Thông tư số 105/2007/TT-BTC ngày 30/8/2007 của Bộ Tài Chính hướng dẫn xử lý rủi ro vốn tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước;

Căn cứ Quyết định số 41/QĐ-HĐQL ngày 14/9/2007 của Hội đồng quản lý Ngân hàng Phát triển Việt Nam về việc ban hành Quy chế cho vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước;

Tổng Giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam (NHPT) hướng dẫn các đơn vị thuộc và trực thuộc NHPT một số nội dung liên quan đến công tác cho vay, thu hồi nợ vay và quản lý vốn vay tín dụng đầu tư của Nhà nước như dưới đây (các nội dung khác không đề cập, các đơn vị thực hiện theo quy định tại Quy chế cho vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước và các văn bản hướng dẫn khác của NHPT):

A. Lập, thông báo và điều chỉnh kế hoạch giải ngân

I. Kế hoạch giải ngân:

            Kế hoạch giải ngân (KHGN) vốn tín dụng đầu tư bao gồm 2 loại: KHGN tổng thể và KHGN chi tiết. Trong đó:

            - KHGN tổng thể là tổng mức giải ngân của Chi nhánh NHPT trong năm, được lập và thông báo hàng năm nhằm đáp ứng yêu cầu tăng trưởng tín dụng chung của ngành, phù hợp với kế hoạch tín dụng đầu tư được Thủ tướng Chính phủ giao cho NHPT.

- KHGN chi tiết: là mức giải ngân được ghi kế hoạch chi tiết cho từng dự án cụ thể đó ký hợp đồng tín dụng và đảm bảo các điều kiện giải ngân theo quy định của NHPT. KHGN chi tiết được lập và thông báo hàng quý.     

II. Lập, Thông báo KHGN:

1. Đối với KHGN tổng thể:

- Chi nhánh NHPT lập KHGN tổng thể căn cứ vào khả năng giải ngân trong năm của các dự án đó ký HĐTD, khả năng thu hút các dự án mới và yêu cầu tăng trưởng tín dụng trên địa bàn.

- Căn cứ kế hoạch tín dụng đầu tư được Thủ tướng Chính phủ giao cho NHPT, yêu cầu tăng trưởng tín dụng chung của ngành, NHPT thông báo KHGN tổng thể để Chi nhánh phấn đấu thực hiện.

2. Đối với KHGN chi tiết:

- Chi nhánh NHPT lập KHGN chi tiết trong từng quý căn cứ vào KHGN tổng thể, khả năng giải ngân trong quý của các dự án đó ký HĐTD sau khi đã thống nhất với chủ đầu tư.

- Căn cứ khả năng cân đối vốn, NHPT thông báo KHGN chi tiết để Chi nhánh NHPT thực hiện.

III. Điều chỉnh KHGN:

1. Đối với KHGN tổng thể:

- Chi nhánh NHPT đề nghị điều chỉnh KHGN tổng thể dựa trên một số căn cứ sau đây:

+ Tỡnh hỡnh triển khai các dự ỏn đã được thông báo KHGN chi tiết và dự kiến các dự án mới trên địa bàn.

+ Tỡnh hỡnh tăng trưởng tín dụng của ngành trên địa bàn.

- Chi nhánh NHPT lập đề nghị điều chỉnh KHGN tổng thể cùng thời điểm lập KHGN chi tiết Quý III của năm kế hoạch báo cáo NHPT xem xét và thông báo để Chi nhánh NHPT thực hiện.

2. Đối với KHGN chi tiết:

- Khi dự ỏn cú nhu cầu giải ngân vượt KHGN quý đó được NHPT thông báo, Chi nhánh NHPT được giải ngân ngay trong phạm vi số vốn vay theo HĐTD đó ký. Trong vũng 5 ngày kể từ ngày giải ngân, Chi nhánh NHPT phải báo cỏo NHPT để bổ sung KHGN quý cho dự án đó.

- Về nguyên tắc không thực hiện điều chỉnh giảm KHGN chi tiết. NHPT chỉ xem xét, điều chỉnh giảm KHGN chi tiết cho dự án trong một số trường hợp sau:

+ NHPT có văn bản dừng giải ngân đối với dự án.

+ Chủ đầu tư có văn bản thông báo không tiếp tục vay vốn tại NHPT theo Hợp đồng tín dụng đó ký.

+ Dự án không thực hiện giải ngân theo kế hoạch đó Thông báo do các nguyờn nhõn khách quan bất khả khỏng.

IV. Phí cam kết giải ngân:

Trường hợp Chủ đầu tư, Chi nhánh NHPT hoặc NHPT không thực hiện đỳng KHGN quý đó được các Bên vay và cho vay thoả thuận và Thông báo thỡ Bên vi phạm phải nộp phí cam kết giải ngân. Tổng Giám đốc NHPT sẽ cú quy định cụ thể việc tính và nộp phí cam kết giải ngân trờn cơ sở đảm bảo sự bỡnh đẳng giữa các Bên vay và Bên cho vay theo một số nguyờn tắc chủ yếu sau:

1. Đối với Chủ đầu tư:

- Phí cam kết giải ngân đối với Chủ đầu tư là số tiền Chủ đầu tư phải trả cho Chi nhánh NHPT do không thực hiện đúng cam kết giải ngân.

- Số phí cam kết giải ngân đối với chủ đầu tư được xác định bằng (=) số vốn chưa giải ngân theo cam kết nhân (x) mức phí cam kết chậm giải ngân theo quy định. 

- Số phí cam kết giải ngân Quý trước được xác định tại ngày làm việc đầu tiên của Quý sau. Chi nhánh NHPT cú trỏch nhiệm Thông báo bằng văn bản cho Chủ đầu tư biết số phí, cách xác định và thời hạn yêu cầu Chủ đầu tư trả phí cam kết trước khi giải ngân khoản tiếp theo.

2. Đối với Chi nhánh NHPT:

- Phí cam kết giải ngân đối với Chi nhánh NHPT là số tiền Chi nhánh NHPT phải trả cho Chủ đầu tư hoặc cho NHPT do không thực hiện đúng cam kết giải ngân.

- Số phí cam kết Chi nhánh NHPT trả cho Chủ đầu tư bằng (=) tổng số vốn Chi nhánh NHPT không đủ để giải ngân theo đề nghị của Chủ đầu tư trong Quý nhân (x) mức phí cam kết theo quy định.

- Chi nhánh NHPT trả phí cam kết cho Chủ đầu tư trước ngày 10 tháng đầu tiên của Quý sau.

- Phí cam kết Chi nhánh trả cho NHPT trong Quý được xác định đúng bằng số phí Chi nhánh NHPT phải thu của Chủ đầu tư trong Quý đó.

3. Đối với Hội sở chính:

- Phí cam kết giải ngân đối với Hội sở chính là số tiền Hội sở chính phải trả cho Chi nhánh NHPT do không thực hiện đúng cam kết giải ngân.

- Số phí cam kết được xác định bằng (=) tổng số vốn Hội sở chính phải chuyển nhưng không chuyển cho Chi nhánh trong Quý kế hoạch nhân (x) mức phí theo quy định.

B. Giải ngân vốn vay:

I. Quy định chung:

1. Việc giải ngân bao gồm giải ngân tạm ứng và giải ngân thanh toán khối lượng hoàn thành. Chi nhánh NHPT chỉ thực hiện giải ngân sau khi dự ỏn đó được NHPT Thông báo kế hoạch giải ngân; đó ký hợp đồng bảo đảm tiền vay và đăng ký giao dịch bảo đảm theo đỳng quy định của NHPT.

2. Vốn vay tín dụng đầu tư của Nhà nước được giải ngân theo đúng công trình, hạng mục công trình, công việc của dự án thoả thuận trong Hợp đồng tín dụng (hoặc phụ lục hợp đồng tín dụng) đó ký giữa Sở giao dịch I; Sở Giao dịch II và các Chi nhánh Ngân hàng Phát triển tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Chi nhánh NHPT) với các chủ đầu tư dự án.

3. Việc giải ngân vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước được thực hiện phù hợp với các điều kiện thanh toán vốn của hợp đồng xây dựng và các phụ lục bổ sung hợp đồng (nếu có) ký giữa chủ đầu tư với nhà thầu. Không giải ngân đối với chủ đầu tư có nợ quá hạn (gốc và lói) vốn vay tín dụng đầu tư hoặc/và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước (trừ trường hợp được Tổng Giám đốc cho phộp bằng văn bản).

4. Tổng số vốn giải ngân cho cả dự án không vượt tổng số vốn vay theo Hợp đồng tín dụng đó ký.

5. Phương thức giải ngân: tuỳ theo từng dự án cụ thể, Chi nhánh NHPT và Chủ đầu tư thoả thuận giải ngân theo một, một số hoặc theo tất cả các phương thức sau: theo tỷ trọng các nguồn vốn tham gia đầu tư dự án; theo hạng mục công trình của dự án; theo thứ tự giải ngân của các nguồn vốn. Thoả thuận giải ngân phải được ghi trong hợp đồng tín dụng, phụ lục hợp đồng tín dụng (nếu có). Mỗi lần giải ngân, chủ đầu tư hoặc người được chủ đầu tư uỷ quyền (bằng văn bản) phải ký nhận nợ trên khế ước vay vốn (mẫu do NHPT ban hành). Khế ước vay vốn chỉ có 01 bản chính duy nhất và được lưu tại bộ phận kế toán của Chi nhánh NHPT.

6. Tiền vay được chuyển thẳng cho đơn vị thụ hưởng. Trường hợp đơn vị thụ hưởng là nhà thầu nước ngoài, việc chuyển tiền vay thực hiện theo hợp đồng đã ký giữa Chủ đầu tư với nhà thầu nước ngoài và các quy định hiện hành về thanh toán quốc tế.

7. Tiền vay được chuyển về tài khoản tiền gửi của chủ đầu tư trong một số trường hợp sau:

a) Trường hợp chủ đầu tư được cấp có thẩm quyền cho phép tự thực hiện dự án hoặc một phần dự án (quy định trong quyết định đầu tư dự án) và Chủ đầu tư có đề nghị:

- Chi nhánh NHPT được xem xét chuyển tiền vay về tài khoản tiền gửi của chủ đầu tư mở tại Chi nhánh NHPT hoặc tổ chức tín dụng để thanh toán các chi phí của dự án đã được chủ đầu tư  trực tiếp thực hiện nhưng phải đảm bảo hồ sơ giải ngân đầy đủ, hợp pháp hợp lệ theo quy định.

- Riêng đối với các vật tư, thiết bị, khối lượng công việc mà chủ đầu tư ký hợp đồng với tổ chức cung cấp vật tư, thiết bị, dịch vụ... để phục vụ cho việc đầu tư dự án thì Chi nhánh vẫn phải chuyển tiền vay vào tài khoản của đơn vị cung cấp vật tư, thiết bị, dịch vụ mở tại Chi nhánh NHPT hoặc tổ chức tín dụng.

b) Trường hợp chủ đầu tư đã huy động nguồn vốn khác (vốn tự có, vốn kinh doanh…) để thực hiện đầu tư dự án trong thời gian chờ hoàn chỉnh hồ sơ thủ tục giải ngân vốn vay NHPT và có văn bản đề nghị cho vay hoàn trả, Chi nhánh NHPT báo cáo NHPT xem xét, xử lý từng trường hợp cụ thể.

8. Việc giải ngân bằng tiền mặt được thực hiện trong một số trường hợp cần thiết như: đền bù giải phóng mặt bằng, tiền lương cho cán bộ nhân viên Ban quản lý dự án…. (nếu mục đích sử dụng vốn vay NHPT theo thoả thuận giữa các Bên có các nội dung công việc này).

9. Vốn vay được giải ngân trong thời hạn tối đa 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ tài liệu giải ngân theo quy định.

10. Mỗi tài liệu liờn quan đến việc giải ngân, thanh toỏn vốn Chủ đầu tư chỉ phải gửi một (01) lần cho Chi nhánh NHPT ngoại trừ cú điều chỉnh bổ sung. Trường hợp tài liệu là bản sao cú xỏc nhận của chủ đầu tư thỡ Chi nhánh NHPT yờu cầu chủ đầu tư (hoặc đại diện hợp pháp của chủ đầu tư) cú văn bản cam kết chịu hoàn toàn trỏch nhiệm trước pháp luật về nội dung của tài liệu cung cấp cho Chi nhánh NHPT.

11. Không giải ngân vốn vay tín dụng đầu tư của Nhà nước để thanh toỏn thuế GTGT; đối với khoản chi phí bảo hành công trình, Chi nhánh NHPT chỉ giải ngân sau khi Chủ đầu tư đó cung cấp bảo lónh bảo hành công trình của Ngân hàng phục vụ nhà thầu.

12. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm toàn diện trong việc tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành về trình tự, thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản và đấu thầu của dự án; về tính chính xác, hợp pháp của khối lượng thực hiện, định mức, đơn giá, dự toán của công trình, hạng mục công trình, công việc và chất lượng công trình.

II. Quy định cụ thể

1. Tạm ứng vốn hợp đồng xây dựng:

1.1. Đối tượng và mức vốn tạm ứng:

a. Đối tượng được giải ngân vốn tạm ứng:

- Các hợp đồng trong hoạt động xây dựng (sau đây gọi là hợp đồng xây dựng) bao gồm: hợp đồng tư vấn, hợp đồng cung ứng vật tư thiết bị, hợp đồng thi công xây dựng, hợp đồng EPC, hợp đồng chỡa khoỏ trao tay.

- Công việc giải phóng mặt bằng.

- Một số cấu kiện, bỏn thành phẩm trong xây dựng cú giỏ trị lớn và vật tư phải dự trữ theo mựa.

b. Mức vốn tạm ứng: Mức vốn tạm ứng được thực hiện theo hợp đồng xây dựng, các phụ lục hợp đồng (nếu cú) đó ký giữa chủ đầu tư với nhà thầu và đảm bảo phự hợp các quy định sau:

- Đối với hợp đồng tư vấn, mức tạm ứng vốn tối thiểu là 25% giá hợp đồng.

- Đối với hợp đồng thi công xây dựng, mức tạm ứng vốn tối thiểu là 10% giá hợp đồng đối với hợp đồng có giá trị trên 50 tỷ đồng; tối thiểu 15% đối với hợp đồng có giá trị từ 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng và tối thiểu 20% đối với các hợp đồng có giá trị dưới 10 tỷ đồng.

- Đối với hợp đồng cung ứng vật tư, thiết bị, mức tạm ứng vốn tối thiểu là 10% giá hợp đồng.

- Đối với hợp đồng thực hiện theo hỡnh thức EPC, việc tạm ứng vốn để mua thiết bị được căn cứ theo tiến độ cung ứng trong hợp đồng; các công việc khác như: thiết kế, xây dựng, mức tạm ứng tối thiểu là 15% giỏ trị công việc đó trong hợp đồng.

- Đối với công việc giải phóng mặt bằng: theo kế hoạch thực hiện công việc giải phóng mặt bằng.

- Đối với một số cấu kiện, bán thành phẩm trong xây dựng có giá trị lớn hoặc một số vật tư phải dự trữ theo mùa để đảm bảo tiến độ thi công, mức vốn tạm ứng theo thoả thuận giữa Chủ đầu tư và nhà thầu.

c. Việc tạm ứng vốn cho các loại hợp đồng nờu trờn thuộc trỏch nhiệm của Chủ đầu tư và phải được quy định rừ trong hợp đồng xây dựng. Vốn tạm ứng được thực hiện sau khi hợp đồng cú hiệu lực. Trường hợp trong hợp đồng Chủ đầu tư và nhà thầu thoả thuận cú bảo lónh tiền tạm ứng thỡ nhà thầu phải cú bảo lónh khoản tiền tạm ứng.

1.2. Tài liệu giải ngân vốn tạm ứng: Để được giải ngân vốn tạm ứng, Chủ đầu tư gửi đến Chi nhánh NHPT cho vay vốn các tài liệu sau:

            a. Giấy đề nghị rút vốn (theo mẫu quy định tại Phụ lục số 1 kốm theo công văn này);

            b. Văn bản đề nghị tạm ứng vốn của nhà thầu;

c. Chứng từ rút vốn (uỷ nhiệm chi…..);

d. Hợp đồng xây dựng, các phụ lục bổ sung hợp đồng (nếu cú) và các tài liệu kốm theo hợp đồng xây dựng bao gồm:

- Dự toỏn công trình, hạng mục công trình, công việc được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Thông báo trỳng thầu hoặc văn bản chỉ định thầu.

- Điều kiện hợp đồng (điều kiện riờng và điều kiện chung của hợp đồng).

- Đề xuất của nhà thầu.

- Các sửa đổi, bổ sung bằng văn bản.

- Bảo đảm thực hiện hợp đồng, bảo lónh khoản tiền tạm ứng và các loại bảo lónh khác (nếu cú).

- Quy định về thứ tự ưu tiờn khi áp dụng các tài liệu hợp đồng nếu giữa các tài liệu này cú các quy định mõu thuẫn, khác nhau.

- Các tài liệu khác cú liờn quan (nếu cú).

 Tuỳ theo quy mô, tính chất công việc, các tài liệu kèm theo hợp đồng xây dựng có thể bao gồm toàn bộ hoặc một phần các tài liệu nờu trờn.

e. Các tài liệu khác cú liờn quan đến từng lần tạm ứng quy định trong hợp đồng xây dựng hoặc phụ lục bổ sung hợp đồng (nếu cú).

g. Đối với việc tạm ứng cấu kiện, bỏn thành phẩm trong xây dựng cú giỏ trị lớn và vật tư dự trữ theo mựa, Chủ đầu tư cần bổ sung thêm các tài liệu sau: hợp đồng của nhà thầu ký với đơn vị gia công chế tạo hoặc nhập khẩu cấu kiện, bán thành phẩm, vật tư (trường hợp chưa mua) hoặc biên bản xác nhận giữa chủ đầu tư và nhà thầu về số lượng, giá trị cấu kiện, bán thành phẩm, vật tư đã tập kết tại hiện trường (trường hợp đó mua).

Chi nhánh NHPT chỉ nhận các tài liệu là bản Chính hoặc bản sao được chủ đầu tư xác nhận.

1.3. Thu hồi tạm ứng:

a. Đối với hợp đồng xây dựng và cấu kiện, bỏn thành phẩm, vật tư dự trữ theo mựa: vốn tạm ứng được thu hồi dần qua từng lần thanh toỏn. Việc thu hồi vốn tạm ứng được bắt đầu ngay khi thanh toỏn khối lượng công việc hoàn thành lần đầu và kết thỳc khi thanh toỏn đạt 80% giỏ trị hợp đồng. Tỷ lệ thu hồi tạm ứng theo thoả thuận giữa Chủ đầu tư và nhà thầu quy định tại hợp đồng xây dựng hoặc phụ lục bổ sung hợp đồng và đảm bảo phù hợp với nguyên tắc nêu trên.

b. Đối với công việc đền bù giải phóng mặt bằng: vốn tạm ứng được thu hồi hết khi kết thúc công việc giải phóng mặt bằng.

1.4. Chủ đầu tư có trách nhiệm cùng với nhà thầu tính toán mức tạm ứng hợp lý, quản lý chặt chẽ, sử dụng vốn tạm ứng đúng mục đích, đúng đối tượng, có hiệu quả và có trách nhiệm thu hồi đủ số vốn đã tạm ứng. Chi nhánh NHPT thực hiện tạm ứng vốn trong phạm vi mức vốn tạm ứng theo đề nghị của Chủ đầu tư và nhà thầu. 

2. Giải ngân thanh toán hợp đồng xây dựng:

2.1. Tài liệu thanh toỏn

a. Hợp đồng xây dựng, các phụ lục bổ sung hợp đồng (nếu cú) và các tài liệu kốm theo hợp đồng xây dựng bao gồm:

- Dự toỏn công trình, hạng mục công trình, công việc được cấp có thẩm quyền phờ duyệt.

- Thông báo trỳng thầu hoặc văn bản chỉ định thầu.

- Điều kiện hợp đồng (điều kiện riờng và điều kiện chung của hợp đồng).

- Đề xuất của nhà thầu.

- Các sửa đổi, bổ sung bằng văn bản.

- Bảo đảm thực hiện hợp đồng, bảo lónh khoản tiền tạm ứng và các loại bảo lónh khác, nếu cú.

- Quy định về thứ tự ưu tiờn khi áp dụng các tài liệu hợp đồng nếu giữa các tài liệu này cú các quy định mõu thuẫn, khác nhau.

- Các tài liệu khác cú liờn quan (nếu cú).

 Tuỳ theo quy mô, tính chất công việc, các tài liệu kèm theo hợp đồng xây dựng có thể bao gồm toàn bộ hoặc một phần các tài liệu nờu trờn.

Trường hợp các tài liệu nêu trên đã được Chủ đầu tư gửi cho Chi nhánh khi tạm ứng vốn vay mà không có bổ sung, điều chỉnh thì Chi nhánh NHPT không yêu cầu Chủ đầu tư gửi lại khi thanh toán khối lượng hoàn thành.

b. Biên bản nghiệm thu khối lượng thực hiện trong giai đoạn thanh toán có xác nhận của đại diện nhà thầu, Chủ đầu tư và tư vấn giám sát (nếu có);

c. Bản xác nhận khối lượng điều chỉnh tăng hoặc giảm so với hợp đồng có xác nhận của đại diện nhà thầu, Bên giao thầu và tư vấn giám sát (nếu có);

d. Bảng tính giá trị đề nghị thanh toán trên cơ sở khối lượng công việc hoàn thành đó được xác nhận và đơn giá ghi trong hợp đồng;

e. Đề nghị thanh toán của Bên nhận thầu;

g. Đề nghị rút vốn vay tín dụng đầu tư của Nhà nước của chủ đầu tư (theo mẫu quy định tại Phụ lục số 01 kốm theo công văn này);

h. Chứng từ rút vốn (uỷ nhiệm chi…..). 

Chi nhánh NHPT chỉ nhận các tài liệu là bản Chính hoặc bản sao được chủ đầu tư xác nhận.

2.2. Giải ngân thanh toỏn: sau khi nhận đủ tài liệu thanh toán, Chi nhánh NHPT kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của tài liệu đề nghị thanh toỏn và thực hiện giải ngân thanh toỏn theo nguyờn tắc sau:

a. Số vốn giải ngân thanh toỏn không được vượt giỏ trị đề nghị thanh toỏn của chủ đầu tư và nhà thầu. Trường hợp Phát hiện những sai sút, bất hợp lý của giỏ trị đề nghị thanh toỏn của chủ đầu tư và nhà thầu (chưa phự hợp với hợp đồng xây dựng và các phụ lục hợp đồng đó ký, chưa phự hợp với biờn bản nghiệm thu khối lượng thực hiện, bảng tính giỏ trị đề nghị thanh toỏn…), Chi nhánh NHPT Thông báo ngay cho chủ đầu tư để chủ đầu tư giải trình, bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. 

b. Số vốn giải ngân thanh toán hợp đồng xây dựng phải phù hợp với loại hợp đồng, giá hợp đồng và các điều kiện thanh toán trong hợp đồng, các phụ lục bổ sung hợp đồng (nếu cú) đó ký giữa chủ đầu tư và nhà thầu. Số lần thanh toán, giai đoạn thanh toán và điều kiện thanh toán phải được ghi rừ trong hợp đồng và Chi nhánh NHPT thực hiện thanh toỏn theo đỳng hợp đồng đó ký.

            c. Đối với giỏ hợp đồng trọn gúi: vốn giải ngân thanh toỏn được xỏc định theo tỷ lệ phần trăm (%) giá hợp đồng hoặc giá công trình, hạng mục công trình, công việc hoàn thành tương ứng với các giai đoạn thanh toán được ghi trong hợp đồng. Trường hợp cú điều chỉnh giỏ hợp đồng thỡ việc điều chỉnh giỏ phải thực hiện theo đỳng quy định của Nhà nước và Chi nhánh NHPT giải ngân thanh toỏn phần giỏ điều chỉnh thực hiện theo đỳng các điều khoản của hợp đồng xây dựng đó ký và các phụ lục bổ sung hợp đồng (nếu cú).

            d. Đối với giá hợp đồng theo đơn giá cố định: thanh toỏn trên cơ sở khối lượng các công việc hoàn thành (kể cả khối lượng phát sinh, nếu có) được nghiệm thu trong giai đoạn thanh toán và đơn giá tương ứng với các công việc đó ghi trong hợp đồng hoặc phụ lục bổ sung hợp đồng.

            e. Đối với giá hợp đồng theo giá điều chỉnh: thanh toỏn trên cơ sở khối lượng công việc hoàn thành (kể cả khối lượng phát sinh, nếu có) được nghiệm thu trong giai đoạn thanh toán và đơn giá đó điều chỉnh theo quy định của hợp đồng. Trường hợp đến giai đoạn thanh toán vẫn chưa đủ điều kiện điều chỉnh đơn giá thỡ sử dụng đơn giá tạm tính khi ký hợp đồng để thực hiện thanh toán và điều chỉnh giá trị thanh toán khi có đơn giá điều chỉnh theo đúng quy định của hợp đồng.

            g. Trường hợp áp dụng giá hợp đồng kết hợp theo các hỡnh thức quy định tại điểm c, d, e nờu trờn, thỡ việc thanh toỏn được thực hiện tương ứng theo các hỡnh thức đó thoả thuận trong hợp đồng xây dựng và các phụ lục bổ sung hợp đồng (nếu cú).

h. Đối với khối lượng công việc Phát sinh ngoài hợp đồng:

- Đối với khối lượng công việc Phát sinh từ 20% trở xuống so với khối lượng công việc tương ứng trong hợp đồng và đó cú đơn giỏ trong hợp đồng thỡ khối lượng công việc Phát sinh được thanh toỏn theo đơn giỏ đó ghi trong hợp đồng.

- Đối với khối lượng công việc Phát sinh lớn hơn 20% so với khối lượng công việc tương ứng trong hợp đồng hoặc khối lượng công việc Phát sinh chưa cú đơn giỏ trong hợp đồng thỡ khối lượng công việc Phát sinh được thanh toỏn theo đơn giỏ do Chủ đầu tư phờ duyệt theo quy định.

- Đối với khối lượng công việc bổ sung ngoài phạm vi công việc quy định của hợp đồng áp dụng phương thức giỏ hợp đồng trọn gúi thỡ giỏ trị bổ sung được lập dự toỏn và Chủ đầu tư và nhà thầu thống nhất ký hợp đồng bổ sung giỏ trị Phát sinh này.

3. Đối với một số chi phí khác (như chi phí Ban quản lý dự ỏn, chi phí đền bự giải phúng mặt bằng....), việc giải ngân thực hiện trờn cơ sở dự toỏn được cấp cú thẩm quyền phờ duyệt và các tài liệu xỏc nhận khối lượng công việc đó thực hiện.

C. Quản lý vốn tự có của Chủ đầu tư tham gia đầu tư dự án:

1. Về nguyờn tắc, tất cả các chủ đầu tư có dự án vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước đều phải thực hiện mở tài khoản “tiền gửi vốn tự có” tại NHPT và thực hiện gửi tiền vào tài khoản này để nâng cao trách nhiệm của Chủ đầu tư trong quỏ trình huy động và sử dụng vốn tự có tham gia đầu tư dự án như đã cam kết khi đề nghị vay vốn, đồng thời để đảm bảo dự án cú đủ nguồn vốn thực hiện theo đúng tiến độ.

2. Trong các trường hợp sau chủ đầu tư không bắt buộc phải mở tài khoản tiền gửi vốn tự cú tại Chi nhánh NHPT:

2.1. Dự ỏn mà người đứng vay vốn và trả nợ là ngân sách nhà nước (trung ương hoặc địa phương), như: dự ỏn hạ tầng giao thông…

2.2. Dự án mà vốn tự có tham gia đầu tư không thể hiện dưới dạng vốn bằng tiền mà bằng tài sản, công lao động….của Chủ đầu tư (phải ghi rừ trong dự ỏn đầu tư được duyệt). Trường hợp này, Chi nhánh NHPT cú trỏch nhiệm kiểm tra, xác định cụ thể trong quá trình thẩm định dự án hoặc trong quá trình giải ngân.

2.3. Dự án mà tại thời điểm ký HĐTD hoặc trước khi giải ngân vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước, chủ đầu tư đó sử dụng hết toàn bộ số vốn tự cú tham gia đầu tư dự án theo quyết định phê duyệt dự ỏn. Trường hợp này, Chi nhánh NHPT thực hiện kiểm tra xỏc định số vốn tự cú của chủ đầu tư đó tham gia đầu tư dự ỏn trờn cơ sở giải trình của chủ đầu tư và các chứng từ có liên quan đến việc tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành bằng nguồn vốn tự có do chủ đầu tư cung cấp.

Lưu ý: Đối với các trường hợp không bắt buộc nêu trên, NHPT khuyến khích chủ đầu tư mở tài khoản tiền gửi và gửi vốn tự có theo nguyên tắc tự nguyện và cùng có lợi.

3. Phương thức xỏc định số vốn tự cú tham gia đầu tư dự ỏn phải thanh toỏn qua Chi nhánh NHPT: Tổng số vốn tự cú tối thiểu của chủ đầu tư tham gia đầu tư dự án gửi vào và thanh toỏn qua tài khoản tiền gửi vốn tự cú mở tại Chi nhánh NHPT được xác định theo công thức sau:

Tổng số vốn tự có tham gia đầu tư dự án gửi vào và thanh toỏn qua Chi nhánh NHPT

(Số tối thiểu)

=

Tổng số vốn tự cú tham gia đầu tư dự án

X

Tổng số vốn vay NHPT

Tổng số các nguồn vốn vay đầu tư dự án

 

 

Trong đó: tổng số các nguồn vốn vay đầu tư dự án được xỏc định bằng tổng số vốn vay của các tổ chức cho vay (trong và ngoài nước) có yêu cầu chủ đầu tư phải thực hiện gửi vốn tự cú tại tổ chức cho vay đó. Như vậy, nếu dự án chỉ có nguồn vốn tự có và vốn vay tín dụng đầu tư của Nhà nước thỡ toàn bộ số vốn tự cú tham gia đầu tư dự ỏn, Chủ đầu tư phải gửi và thanh toỏn qua tài khoản tiền gửi vốn tự cú mở tại Chi nhánh NHPT.

4. Sau khi ký HĐTD, Chi nhánh NHPT hướng dẫn chủ đầu tư thủ tục mở tài khoản tiền gửi vốn tự cú tại Chi nhánh; đồng thời yờu cầu chủ đầu tư gửi Chi nhánh NHPT kế hoạch huy động, sử dụng vốn tự có tham gia đầu tư dự án; kế hoạch này phải phù hợp với tiến độ thực hiện dự ỏn và thoả thuận sử dụng tiền vay giữa Chủ đầu tư với các tổ chức cho vay vốn bao gồm cả NHPT (theo tỷ trọng giữa các nguồn vốn hay theo hạng mục, nội dung công việc hay theo thứ tự các nguồn vốn). Chi nhánh NHPT chịu trách nhiệm đôn đốc chủ đầu tư thực hiện gửi phần vốn tự cú phải thanh toỏn qua Chi nhánh (xỏc định theo phương thức tại khoản 3 nờu trờn ) vào tài khoản để đảm bảo dự ỏn cú đủ nguồn vốn thực hiện đầu tư đỳng tiến độ. Đối với phần vốn tự cú của chủ đầu tư tham gia đầu tư dự án không thanh toán qua Chi nhánh, hàng quý Chủ đầu tư có trách nhiệm báo cỏo tỡnh hỡnh sử dụng cho Chi nhánh hàng quý để giám sát thực hiện.

5. Khi Chủ đầu tư có nhu cầu tạm ứng, thanh toán cho dự án bằng nguồn vốn tự có hoặc khi theo đề nghị của NHPT, Chủ đầu tư phải sử dụng vốn tự có để tạm ứng, thanh toán cho dự án thì hồ sơ tạm ứng, thanh toán gồm: ủy nhiệm chi của chủ đầu tư (hoặc giấy rút tiền mặt, séc chuyển khoản….); giấy đề nghị tạm ứng hoặc thanh toỏn của nhà thầu; giấy đề nghị tạm ứng hoặc thanh toỏn của Chủ đầu tư

(theo mẫu quy định tại phụ lục số 02 kốm theo công văn này); hợp đồng A-B và các phụ lục bổ sung hợp đồng (nếu cú).

Trờn cơ sở hồ sơ tạm ứng, thanh toỏn do Chủ đầu tư gửi đến, Chi nhánh NHPT thực hiện kiểm soỏt để đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ của các chứng từ chuyển tiền theo quy định của NHPT và đảm bảo số vốn tự cú tham gia đầu tư dự ỏn theo trỏch nhiệm của Chủ đầu tư đó được đầu tư vào dự ỏn đú. Chủ đầu tư hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc quản lý và sử dụng nguồn vốn tự cú tham gia đầu tư dự án.

6. Trước khi giải ngân khoản vay cuối cựng, Chi nhánh NHPT kiểm tra và yêu cầu chủ đầu tư gửi ngay vào tài khoản tiền gửi vốn tự cú số chờnh lệch (nếu cú) giữa tổng số vốn tự có tham gia đầu tư dự án phải thanh toán qua Chi nhánh NHPT (xỏc định theo phương thức nờu tại khoản 3 mục này) và số vốn tự có thực tế đó thanh toỏn qua Chi nhánh NHPT; đồng thời yờu cầu Chủ đầu tư sử dụng số vốn tự có còn lại này để thanh toán cho dự án trước khi tiếp tục giải ngân vốn vay tín dụng đầu tư của Nhà nước.

7. Trường hợp do nguyên nhân khách quan, việc gửi và thanh toán vốn tự có tham gia đầu tư dự án của Chủ đầu tư qua tài khoản tại Chi nhánh NHPT chưa thực hiện được theo đúng kế hoạch đó đăng ký; để không ảnh hưởng đến tiến độ triển khai thực hiện dự án, căn cứ vào giải trình của chủ đầu tư, Chi nhánh NHPT có thể tiếp tục giải ngân cho dự án từ nguồn vốn tín dụng đầu tư hoặc từ nguồn vốn cho vay thí điểm trên nguyên tắc số vốn tự có của Chủ đầu tư tham gia đầu tư dự án phải được sử dụng đủ vào dự án (việc xem xét cho vay thí điểm đối với vốn tự có tạm thời thiếu hụt, Chi nhánh NHPT thực hiện theo đúng qui định hiện hành của NHPT).

8. Định kỳ hàng quý, Chi nhánh NHPT báo cỏo NHPT tỡnh hỡnh thực hiện gửi và sử dụng vốn tự cú tham gia đầu tư dự án (theo mẫu quy định tại phụ lục số 03 kèm theo công văn này).

D. Thu hồi nợ vay (gốc và lãi)

I. Trách nhiệm trả nợ

1. Đến kỳ hạn phải trả nợ (gốc và lãi) quy định trong hợp đồng tín dụng đã ký, chủ đầu tư có trách nhiệm chủ động trả đủ nợ cho Chi nhánh NHPT.

2. Nguồn trả nợ bao gồm khấu hao hoặc nguồn thu phí sử dụng tài sản hình thành từ vốn vay, lợi nhuận sau thuế và các nguồn vốn hợp pháp khác của chủ đầu tư.

3. Trường hợp Chủ đầu tư không trả nợ cho NHPT liên tiếp trong 6 tháng theo đúng hợp đồng tín dụng đã ký mà không được NHPT điều chỉnh thời hạn trả nợ, gia hạn nợ, trình xử lý nợ hoặc chủ đầu tư bị giải thể, phá sản theo quyết định của cấp có thẩm quyền trong khi chưa trả hết nợ, Chi nhánh NHPT được xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ.

Số nợ còn lại chưa thu được từ việc xử lý tài sản bảo đảm (nếu có), sau khi đã áp dụng mọi biện pháp tận thu, Chủ đầu tư phải tiếp tục nhận nợ và trả nợ cho NHPT. Riêng trường hợp chủ đầu tư giải thể, phá sản thì số nợ còn lại chưa thu được sẽ được xử lý theo quy định của pháp luật về giải thể, phá sản doanh nghiệp.

II. Nguyên tắc thu nợ vay (gốc và lãi)

1. Chi nhánh NHPT thực hiện thu hồi nợ vay theo nguyên tắc thu nợ lãi trước (trong đó thu nợ lãi quá hạn trước), thu nợ gốc sau (trong đó thu nợ gốc quá hạn trước).

Việc thu nợ (gốc và lãi) khác với nguyên tắc nêu trên do Tổng Giám đốc  NHPT quyết định.

2. Thứ tự thu nợ trong trường hợp xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ thực hiện theo quy định tại Quy chế bảo đảm tiền vay của NHPT.

3. Đối với dự án được NHPT và tổ chức cho vay khác cùng cho vay, Chi nhánh NHPT cần có biện pháp phối hợp chặt chẽ với tổ chức cho vay đó để cùng thu nợ khi chủ đầu tư và dự án có nguồn thu. Chủ đầu tư phải cam kết sẽ trả nợ cho NHPT theo tỷ trọng dư nợ trong trường hợp nguồn thu không đảm bảo để trả đủ nợ cho các Bên cho vay theo các hợp đồng tín dụng đã ký. Việc thu nợ của NHPT và tổ chức cho vay khác theo nguyên tắc trên được lập thành văn bản thoả thuận giữa chủ đầu tư và các bên cho vay.

4. Đến hạn trả nợ, nếu chủ đầu tư không trả nợ và không được xử lý rủi ro hay áp dụng giải pháp tín dụng thì Chi nhánh NHPT chuyển số nợ gốc và lãi

đến hạn trả nhưng chưa trả sang nợ quá hạn và áp dụng lãi suất nợ quá hạn quy định tại Điều 13 Quy chế cho vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước.

III. Nhiệm vụ thu nợ (gốc và lãi)

1. Nguyên tắc xây dựng nhiệm vụ thu nợ:

1.1. Nhiệm vụ thu nợ (gốc và lãi) bao gồm toàn bộ số nợ phải thu nhưng chưa thu được đến ngày 31 tháng 12 năm trước và số nợ (gốc và lãi) phải thu trong năm kế hoạch theo đúng hợp đồng tín dụng (hoặc phụ lục hợp đồng tín dụng) đã ký hoặc văn bản cho phép gia hạn nợ gần nhất (nếu có) của NHPT (đối với dự án không phân cấp) và Giám đốc Chi nhánh NHPT (đối với dự án phân cấp).

1.2. Nhiệm vụ thu nợ (gốc và lãi) được chia theo quý để thuận tiện cho việc theo dõi quản lý và đôn đốc thu nợ.

2. Lập và điều chỉnh nhiệm vụ thu nợ

2.1. Chi nhánh NHPT lập nhiệm vụ thu nợ (gốc và lãi) báo cáo NHPT trước ngày 15 tháng 01 hàng năm.

2.2. NHPT kiểm tra và thông báo lại cho Chi nhánh NHPT đối với những dự án lập nhiệm vụ thu nợ không phù hợp với nguyên tắc quy định tại khoản 1 mục này.

2.3. Trên cơ sở văn bản báo cáo và đề nghị của Chi nhánh NHPT đối với các dự án có phát sinh việc điều chỉnh thời hạn trả nợ, gia hạn nợ, xử lý nợ…, NHPT sẽ xem xét, rà soát lại để điều chỉnh nhiệm vụ thu nợ trong năm của Chi nhánh NHPT.

IV. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ thu nợ

1. Tại Chi nhánh NHPT:

1.1. Mở sổ sách theo dõi nợ vay (gốc và lãi) phải thu, thời hạn và thời điểm thu nợ vay (gốc và lãi) theo hợp đồng tín dụng (hoặc phụ lục hợp đồng) đã ký.

1.2. Trước thời điểm thu nợ (gốc và lãi) ít nhất 06 ngày, Chi nhánh phải gửi cho chủ đầu tư thông báo thu nợ đối với số nợ (gốc và lãi) phải trả (gồm nợ gốc, lãi đến hạn và nợ gốc, lãi quá hạn).

1.3. Đôn đốc chủ đầu tư trả nợ (gốc và lãi) đầy đủ, đúng hạn.

1.4. Lập báo cáo tình hình thực hiện cho vay, thu nợ tháng trước gửi NHPT theo quy định hiện hành của NHPT về báo cáo thống kê.

1.5. Hàng tháng phải làm việc với chủ đầu tư có nợ quá hạn (gốc và lãi) để nắm bắt tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh của chủ đầu tư, của dự án đầu tư và đôn đốc thu nợ; kết quả làm việc phải được lập thành biên bản làm việc giữa các Bên và được lưu giữ trong hồ sơ vay vốn của dự án.

1.6. Chuyển nợ quá hạn đối với số nợ gốc và lãi đến hạn trả chưa trả theo quy định của NHPT đối với các dự án không thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ (gốc và lãi) theo hợp đồng tín dụng (hoặc phụ lục hợp đồng) đã ký.

2. Tại Hội sở chính:

2.1. Ban Tín dụng kiểm tra, phân tích và tổng hợp tình hình cho vay thu nợ hàng tháng báo cáo Tổng giám đốc.

2.2. Nếu phát hiện Chi nhánh NHPT không chuyển nợ (gốc và lãi) quá hạn, phải có văn bản yêu cầu Chi nhánh thực hiện theo đúng quy định; trường hợp Chi nhánh NHPT thường xuyên có tình trạng này cần báo cáo ngay Tổng giám đốc để có biện pháp xử lý kịp thời.

2.3. Thường xuyên đôn đốc Chi nhánh NHPT thu nợ đối với các dự án có nợ (gốc và lãi) quá hạn;

2.4. Có văn bản yêu cầu Chi nhánh NHPT báo cáo và đề xuất biện pháp thu nợ đối với dự án có nợ (gốc và lãi) quá hạn liên tiếp từ 6 tháng trở lên.

2.5. Định kỳ hàng quý, tổng hợp báo cáo và đề xuất với Tổng Giám đốc biện pháp xử lý đối với các dự án có nợ quá hạn liên tiếp từ 6 tháng trở lên.

E. Xử lý rủi ro và các giải pháp tín dụng:

I. Quy định về xử lý rủi ro và các giải pháp tín dụng:

1. Trong một số trường hợp cụ thể, các dự án vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước được áp dụng biện pháp xử lý rủi ro và các giải pháp tín dụng.

2. Các biện pháp xử lý rủi ro bao gồm: gia hạn nợ; khoanh nợ; xoá nợ và bán nợ. Đối tượng, điều kiện, trình tự, thủ tục khoanh nợ, xoá nợ; bán nợ thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính và Quy chế xử lý rủi ro vốn tín dụng đầu tư của NHPT.

3. Các giải pháp tín dụng bao gồm: lùi thời điểm bắt đầu trả nợ, điều chỉnh mức trả nợ trong từng kỳ hạn, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ.

4. Gia hạn nợ là việc kéo dài thời hạn trả nợ (gốc, lãi) vượt quá thời hạn cho vay đã thoả thuận trước đó trong hợp đồng tín dụng và chỉ áp dụng trong các trường hợp sau:

4.1. Chủ đầu tư gặp khó khăn về tài chính và trả nợ vay do một trong các nguyên nhân rủi ro bất khả kháng (thiên tai, mất mùa, dịch bệnh, động đất, tai nạn bất ngờ, hoả hoạn, chiến tranh, rủi ro chính trị, rủi ro do thay đổi chính sách của Nhà nước trực tiếp gây thiệt hại tài sản của chủ đầu tư).

4.2. Chủ đầu tư là Công ty Nhà nước thực hiện chuyển đổi sở hữu (cổ phần hoá, giao, bán) theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, gặp khó khăn về tài chính nhất thiết phải được xử lý.

5. Việc thực hiện các giải pháp tín dụng phải đảm bảo không làm thay đổi thời hạn cho vay đối với dự án theo hợp đồng tín dụng đã ký và áp dụng trong các trường hợp sau:

5.1. Các trường hợp quy định tại điểm 4.1 và điểm 4.2 khoản 4 mục này.

5.2. Chủ đầu tư gặp khó khăn về tài chính và trả nợ vay do dự án bị chậm tiến độ, do biến động về hiệu quả sản xuất kinh doanh của dự ỏn và chủ đầu tư.

6. Căn cứ nguyên nhân đề nghị gia hạn nợ, thực hiện các giải pháp tín dụng; tình hình triển khai thực tế của dự án; kết quả sản xuất kinh doanh của chủ đầu tư, dự án có thể được xem xét gia hạn nợ và/hoặc thực hiện các giải pháp tín dụng đối với một phần hoặc toàn bộ nợ vay (gốc, lãi).

II. Thẩm quyền gia hạn nợ, thực hiện các giải pháp tín dụng:

1. Tổng Giám đốc NHPT xem xét quyết định gia hạn nợ, thực hiện các giải pháp tín dụng đối với những dự án không phân cấp; trình Bộ Tài chính đối với các trường hợp gia hạn nợ mà tổng thời hạn gia hạn lớn hơn 1/3 thời hạn cho vay ban đầu hoặc thời hạn cho vay sau khi gia hạn nợ vượt quá thời hạn cho vay tối đa theo quy định hiện hành về tín dụng đầu tư của Nhà nước.

2. Giám đốc Chi nhánh xem xét quyết định gia hạn nợ, thực hiện các giải pháp tín dụng theo quy định đối với các dự án phân cấp; trình Tổng Giám đốc NHPT đối với các trường hợp gia hạn nợ, thực hiện các giải pháp tín dụng không thuộc thẩm quyền. 

3. Hồ sơ, trình tự và thủ tục gia hạn nợ, thực hiện các giải pháp tín dụng Chi nhánh thực hiện theo đúng quy định về tín dụng đầu tư của Nhà nước và hướng dẫn tại công văn này.

Trong thời gian xem xét gia hạn nợ, thực hiện các giải pháp tín dụng, Chi nhánh vẫn tiếp tục thực hiện thu nợ theo đỳng hợp đồng tín dụng đó ký và chuyển nợ quá hạn theo quy định đối với các khoản nợ gốc và lãi đến hạn trả nhưng chưa trả.

Sau khi có văn bản cho phép (hoặc hướng dẫn) gia hạn nợ, thực hiện các giải pháp tín dụng của NHPT (đối với dự án không phân cấp) và quyết định gia hạn nợ, thực hiện các giải pháp tín dụng của Giám đốc Chi nhánh NHPT (đối với dự án phân cấp), Chi nhánh phối hợp với chủ đầu tư ký HĐTD điều chỉnh hoặc phụ lục HĐTD và thực hiện thu hồi nợ vay (gốc và lãi) theo đúng nội dung văn bản gia hạn nợ, thực hiện các giải pháp tín dụng.

III. Hồ sơ gia hạn nợ, thực hiện các giải pháp tín dụng:

Hồ sơ gia hạn nợ, thực hiện các giải pháp tín dụng của dự án gồm có các tài liệu sau:

1. Tài liệu do chủ đầu tư chịu trách nhiệm cung cấp :

1.1. Văn bản đề nghị gia hạn nợ, thực hiện các giải pháp tín dụng.

1.2. Báo cáo tài chính hai (02) năm và các quý gần nhất đến thời điểm đề nghị gia hạn nợ, thực hiện các giải pháp tín dụng (trong trường hợp thời điểm đề nghị gia hạn nợ, thực hiện các giải pháp tín dụng không trùng với thời điểm kết thúc năm tài chính).

Trường hợp khách hàng thuộc đối tượng bắt buộc phải kiểm toán theo quy định của Nhà nước thì báo cáo tài chính năm gần nhất đến thời điểm đề nghị gia hạn nợ, thực hiện các giải pháp tín dụng phải là báo cáo tài chính đã được kiểm toán.

1.3. Trường hợp chủ đầu tư bị thiệt hại tài sản, hàng hoá do nguyên nhân khách quan (thiên tai, mất mùa, dịch bệnh, động đất, tai nạn bất ngờ, hoả hoạn,…) gây ra, hồ sơ gia hạn nợ, thực hiện các giải pháp tín dụng phải có Biên bản xác định thiệt hại trong đó nêu rõ:

a. Mức độ (số lượng) và giá trị thiệt hại của từng loại tài sản, hàng hoá.

b. Thành phần tham gia xác định thiệt hại gồm có: Chủ đầu tư; Chi nhánh NHPT; Cơ quan có thẩm  quyền tại địa phương (như Uỷ ban nhân dân cấp Phường (Xã)); Cơ quan tài chính cấp quận, huyện; Cơ quan chức năng có liên quan (như: phòng cháy chữa cháy, phòng chống bão lụt, thú y,… tuỳ từng trường hợp cụ thể).

1.4. Trường hợp chủ đầu tư là Công ty Nhà nước thực hiện chuyển đổi sở hữu, hồ sơ gia hạn nợ, thực hiện các giải pháp tín dụng phải có:

a. Biên bản xác định giá trị doanh nghiệp kèm theo bảng kê chi tiết công nợ thực tế phải trả tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp của cơ quan có chức năng;

b. Quyết định phê duyệt giá trị doanh nghiệp của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

1.5. Trường hợp chủ đầu tư gặp khó khăn về tài chính và trả nợ vay do dự án bị chậm tiến độ, hồ sơ thực hiện các giải pháp tín dụng phải có: Báo cáo nguyên nhân gây chậm tiến độ của dự án, dự kiến tiến độ đầu tư hoàn thành đưa dự án vào hoạt động; phương án trả nợ điều chỉnh.

1.6. Trường hợp chủ đầu tư gặp khó khăn về tài chính và trả nợ vay do biến động về hiệu quả sản xuất kinh doanh của dự án và chủ đầu tư, hồ sơ thực hiện các giải pháp tín dụng phải có: Báo cáo nguyên nhân gây biến động về hiệu quả sản xuất kinh doanh của dự án và chủ đầu tư, giải pháp khắc phục; phương án trả nợ điều chỉnh.

1.7. Trường hợp dự án đề nghị gia hạn nợ, thực hiện các giải pháp tín dụng đã đi vào hoạt động thì hồ sơ đề nghị gia hạn nợ, thực hiện các giải pháp tín dụng phải có: Báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh của dự án từ thời điểm đưa vào hoạt động đến thời điểm đề nghị gia hạn nợ, thực hiện các giải pháp tín dụng; phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của dự án; phương án tổ chức lại sản xuất kinh doanh của dự án có đánh giá lại về hiệu quả kinh tế - tài chính và kế hoạch trả nợ vay (gốc và lãi) sau khi được gia hạn nợ, thực hiện các giải pháp tín dụng.

2. Tài liệu do Chi nhánh chịu trách nhiệm cung cấp:

2.1. HĐTD và Phụ lục HĐTD.

2.2. Khế ước vay vốn, bản đối chiếu nợ vay đến thời điểm đề nghị gia hạn nợ, thực hiện các giải pháp tín dụng.

2.3. Tờ trình về việc thẩm định hồ sơ gia hạn nợ, thực hiện các giải pháp tín dụng và đề xuất phương án gia hạn nợ, thực hiện các giải pháp tín dụng của Chi nhánh (đối với dự án không phân cấp) hoặc của Phòng tín dụng (đối với dự án phân cấp).

IV. Tổ chức thực hiện:

1. Tại Chi nhánh:

1.1. Đối với dự án phân cấp, các phòng nghiệp vụ phối hợp thẩm tra hồ sơ đề nghị gia hạn nợ, thực hiện các giải pháp tín dụng của dự án theo đúng quy định báo cáo Giám đốc Chi nhánh xem xét quyết định việc gia hạn nợ, thực hiện các giải pháp tín dụng cho dự án. Giám đốc Chi nhánh chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về đối tượng, trình tự, hồ sơ thủ tục và nội dung gia hạn nợ, thực hiện các giải pháp tín dụng của dự án phân cấp. Sau khi chấp thuận gia hạn nợ, thực hiện các giải pháp tín dụng cho dự án, Chi nhánh phải gửi NHPT 01 bản HĐTD điều chỉnh (hoặc phụ lục HĐTD) đã ký với Chủ đầu tư để theo dõi, quản lý.

1.2. Đối với dự án không phân cấp, sau khi thực hiện thẩm tra hồ sơ đề nghị gia hạn nợ, thực hiện các giải pháp tín dụng của dự án, Chi nhánh lập tờ trình báo cáo NHPT xem xét, quyết định (gửi kèm theo hồ sơ gia hạn nợ, thực hiện các giải pháp tín dụng của dự án).

1.3. Trình tự thực hiện gia hạn nợ, thực hiện các giải pháp tín dụng:

Sau khi nhận đủ các tài liệu liên quan đến việc đề nghị gia hạn nợ, thực hiện các giải pháp tín dụng do Chủ đầu tư gửi đến, Phòng Tín dụng phải kiểm tra tính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ, sau 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Phòng Tín dụng làm tờ trình báo cáo Giám đốc Chi nhánh yêu cầu chủ đầu tư bổ sung hồ sơ theo quy định.

Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Chi nhánh tổ chức thực hiện như sau:

Phòng Tín dụng:

- Chịu trách nhiệm kiểm tra:

+ Nguyên nhân đề nghị gia hạn nợ, thực hiện các giải pháp tín dụng.

+ Chủ trì phối hợp với Phòng Thẩm định xem xét kiểm tra tại hiện trường dự án đối với dự án đề nghị thực hiện các giải pháp tín dụng do chậm tiến độ.

+ Kiểm tra báo cáo tài chính; phân tích, đánh giá tình hình tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của chủ đầu tư, của dự án từ thời điểm vay vốn đến thời điểm đề nghị gia hạn nợ, thực hiện các giải pháp tín dụng để xác định tính khả thi của các nguồn vốn của chủ đầu tư có khả năng tham gia trả nợ cho dự án.

- Tổng hợp ý kiến, đề xuất phương án xử lý báo cáo Giám đốc Chi nhánh xem xét quyết định (đối với dự án phân cấp) hoặc lập tờ trình của Giám đốc Chi nhánh báo cáo Tổng giám đốc xem xét quyết định (đối với dự án không phân cấp).

- Thời hạn thực hiện: tối đa 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

Phòng Thẩm định:

- Xác định các nguyên nhân gây ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư và khả năng trả nợ của dự án;

- Đánh giá, thẩm tra lại PATC, PATN vốn vay điều chỉnh, so sánh với hiệu quả đầu tư dự án khi thẩm định PATC, PATN vốn vay (nội dung thẩm định PATC, PATN điều chỉnh thực hiện theo quy định hiện hành về thẩm định của NHPT).

- Đề xuất phương án xử lý đối với đề nghị gia hạn nợ, thực hiện các giải pháp tín dụng của dự án và chuyển cho Phòng Tín dụng để tổng hợp.

- Thời gian thực hiện: tối đa 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ của Chủ đầu tư.

1.4. Trường hợp không đồng ý gia hạn nợ, thực hiện các giải pháp tín dụng (kể cả dự án phân cấp và không phân cấp), Chi nhánh có văn bản gửi chủ đầu tư yêu cầu thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo HĐTD (phụ lục HĐTD) đã ký và gửi báo cáo NHPT.

2. Tại NHPT:                                                    

2.1. Ban Tín dụng chịu trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ đề nghị gia hạn nợ, thực hiện các giải pháp tín dụng của dự án do Chi nhánh gửi. NHPT chỉ xem xét gia hạn nợ, thực hiện các giải pháp tín dụng sau khi nhận đầy đủ hồ sơ theo quy định.

Trường hợp hồ sơ đề nghị gia hạn nợ, thực hiện các giải pháp tín dụng chưa đầy đủ và chưa hợp lệ theo quy định, trong thời gian 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, Ban Tín dụng có công văn yêu cầu Chi nhánh bổ sung hồ sơ theo quy định.

Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Ban Tín dụng phối hợp với Ban Thẩm định tổ chức thực hiện thẩm tra như sau:

Ban Tín dụng:

- Thẩm tra báo cáo tài chính doanh nghiệp, xác định các nguồn vốn của chủ đầu tư có khả năng tham gia trả nợ cho dự án

- Tổng hợp ý kiến, đề xuất phương án gia hạn nợ, thực hiện các giải pháp tín dụng hoặc không gia hạn nợ, thực hiện các giải pháp tín dụng báo cáo Tổng giám đốc xem xét quyết định.

- Soạn thảo văn bản của Tổng Giám đốc về việc đồng ý hay không đồng ý gia hạn nợ, thực hiện các giải pháp tín dụng gửi Chi nhánh, đồng gửi Chủ đầu tư để triển khai thực hiện.

- Thời hạn thực hiện: tối đa 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

Ban Thẩm định:

- Xác định các nguyên nhân gây ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư và khả năng trả nợ của dự án;

- Đánh giá, thẩm tra lại PATC, PATN vốn vay điều chỉnh, so sánh với hiệu quả đầu tư dự án khi thẩm định PATC, PATN vốn vay (nội dung thẩm định PATC, PATN điều chỉnh  thực hiện theo quy định hiện hành về thẩm định của NHPT).

- Có ý kiến cụ thể về đề nghị gia hạn nợ, thực hiện các giải pháp tín dụng của dự án, đề xuất phương án xử lý và chuyển cho Ban Tín dụng để tổng hợp.

- Thời gian thực hiện: tối đa 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

2.2. Đối với dự án vượt thẩm quyền gia hạn nợ của Tổng giám đốc, sau khi thực hiện xong các bước nêu trên, Ban Tín dụng dự thảo văn bản của NHPT trình Bộ Tài chính xem xét quyết định và hướng dẫn Chi nhánh triển khai thực hiện khi có quyết định của Bộ Tài chính.

F. Kiểm tra giám sát việc sử dụng vốn vay:

I. Mục đích:

Đảm bảo hồ sơ thủ tục giải ngân của dự án đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ theo quy định; giải ngân đúng mục đích sử dụng vốn thoả thuận trong hợp đồng tín dụng, phụ lục hợp đồng tín dụng (nếu có) và thu hồi nợ vay (gốc, lãi) đầy đủ, đúng hạn; nợ vay có tài sản bảo đảm phù hợp với quy định của NHPT.

II. Kiểm tra tại Chi nhánh NHPT:

1. Kiểm tra trước khi giải ngân:

1.1. Căn cứ kiểm tra:

a. Quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý đầu tư xây dựng và tín dụng đầu tư của Nhà nước.

b. Báo cáo đầu tư hoặc Báo cáo kinh tế kỹ thuật hoặc Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc dự án đầu tư xây dựng công trình và Quyết định phê duyệt dự án.

c. Dự toán công trình, hạng mục công trình, công việc; phương án đền bù giải phóng mặt bằng được duyệt.

d. Thông báo trỳng thầu hoặc văn bản chỉ định thầu hoặc văn bản giao chủ đầu tư tự thực hiện.

e. Hợp đồng xây dựng, các phụ lục hợp đồng (nếu có) và các tài liệu kèm theo hợp đồng xây dựng (nếu có).

g. Biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành; Biên bản xác nhận đền bù.

h. Bảng tính giá trị khối lượng hoàn thành.

i. Hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay; các phụ lục bổ sung hợp đồng (nếu có).

k. Chứng từ có liên quan khác.

1.2. Nội dung kiểm tra:

a. Khối lượng và giá trị đề nghị giải ngân (bao gồm: giải ngân tạm ứng và giải ngân thanh toán khối lượng xây dựng hoàn thành) phải phù hợp với công trình, hạng mục công trình, công việc có trong dự án đầu tư được duyệt, mục đích sử dụng vốn vay theo hợp đồng tín dụng, phụ lục hợp đồng đã ký; đảm bảo phù hợp với dự toán, kết quả đấu thầu (chỉ định thầu, tự thực hiện) được cấp có thẩm quyền phê duyệt; khối lượng và giá trị đề nghị giải ngân phải theo đúng khối lượng, đơn giá và các điều kiện thanh toán thoả thuận trong hợp đồng xây dựng, phụ lục bổ sung hợp đồng (nếu có). Số vốn giải ngân tối đa không vượt số vốn vay theo hợp đồng tín dụng đã ký và kế hoạch giải ngân được NHPT thông báo.

b. Hồ sơ, thủ tục giải ngân thực hiện theo đúng các quy định tại mục B công văn này.

c. Việc kiểm tra trước khi giải ngân được tiến hành trước từng lần giải ngân.

2. Kiểm tra sau khi giải ngân:

2.1. Căn cứ kiểm tra:

a. Sổ theo dõi dự án của Chủ đầu tư.

b. Chứng từ, hoá đơn hạch toán liên quan đến khoản vay tín dụng đầu tư của Nhà nước.

c. Chứng từ thanh quyết toán, thanh lý hợp đồng.

d. Tài sản đã mua sắm, khối lượng đã thực hiện tại hiện trường.

e. Tài sản cầm cố, thế chấp (nếu có).

2.2. Nội dung kiểm tra:

Kiểm tra việc sử dụng số vốn vay đã giải ngân được tiến hành thông qua các bước sau: kiểm tra đối chiếu tài sản vay vốn với tài sản thực tế được đầu tư; kiểm tra đối chiếu khối lượng đã giải ngân với khối lượng đã thực hiện; kiểm tra đối chiếu khối lượng, giá trị đã thực hiện với dự án đầu tư, dự toán được duyệt và hợp đồng xây dựng.

a. Nếu phát hiện chủ đầu tư sử dụng vốn vay sai mục đích, giải ngân thanh toán vượt khối lượng xây dựng hoàn thành đã được nghiệm thu hoặc vi phạm  các quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng, về tín dụng đầu tư của Nhà nước và các văn bản hướng dẫn của NHPT, Chi nhánh phải có biện pháp yêu cầu chủ đầu tư hoàn trả ngay số vốn vay đã sử dụng sai mục đích, thu hồi ngay số vốn đã giải ngân không đúng quy định.

b. Trường hợp việc xử lý các sai phạm của chủ đầu tư vượt quá phạm vi quyền hạn, Giám đốc Chi nhánh NHPT phải báo cáo đề xuất với Tổng Giám đốc để có biện pháp xử lý kịp thời.

Việc kiểm tra sau khi giải ngân được tiến hành ngay sau mỗi lần giải ngân hoặc tiến hành định kỳ sau một số lần giải ngân nhưng phải đảm bảo không quá 1 tháng phải thực hiện một lần kiểm tra (nếu trong tháng có nhiều lần giải ngân).

3. Kiểm tra sau khi dự án hoàn thành đưa vào hoạt động:

3.1. Căn cứ kiểm tra:

a. Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của dự án và của chủ đầu tư.

b. Báo cáo tài chính của Chủ đầu tư.

c. Báo cáo đánh giá hiệu quả đầu tư, hiệu quả kinh tế xã hội đạt được trong thực tế của dự án.

d. Tình hình thanh toán các khoản nợ đến hạn của dự án và của chủ đầu tư.

e. Các vấn đề về tổ chức, nhân sự, tình hình hoạt động nội bộ của chủ đầu tư.

g. Dư luận về hoạt động sản xuất kinh doanh của chủ đầu tư.

3.2. Nội dung kiểm tra:

Định kỳ hàng quý và hàng năm, Chi nhánh đề nghị chủ đầu tư  cung cấp Báo cáo tài chính doanh nghiệp (trong trường hợp cần thiết Chi nhánh có thể liên hệ với cơ quan quản lý tài chính doanh nghiệp trên địa bàn để thu thập báo cáo tài chính doanh nghiệp), trên cơ sở đó tiến hành phân tích tình hình tài chính và sản xuất kinh doanh của chủ đầu tư; đối với các chủ đầu tư có nợ gốc và lãi quá hạn phải so sánh nguồn trả nợ của chủ đầu tư với số nợ thực trả, nếu nguồn trả nợ vẫn còn thì Chi nhánh phải có biện pháp tận thu.

a. Đối với Chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc trả nợ:

- Định kỳ hàng tháng (hoặc đột xuất) phải tổ chức kiểm tra tại hiện trường tình hình sản xuất kinh doanh của dự án và tình hình tài chính của chủ đầu tư (kiểm tra kỹ doanh thu, chi phí sản xuất kinh doanh, trích khấu hao tài sản cố định, tình hình công nợ, khả năng thanh toán...), phân tích kỹ khả năng trả nợ của dự án và của chủ đầu tư để đôn đốc thu nợ và yêu cầu chủ đầu tư có phương án trả nợ cho Chi nhánh đầy đủ, đúng hạn.

- Nếu phát hiện chủ đầu tư có khả năng trả nợ nhưng chiếm dụng vốn của NHPT, không trả nợ vay (gốc và lãi) đúng hạn, Chi nhánh có văn bản yêu cầu chủ đầu tư thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ (gốc và lãi), đồng thời gửi cấp trên của chủ đầu tư và NHPT (để báo cáo) hoặc đề xuất các biện pháp khác như: xử lý tài sản đảm bảo tiền vay, bán nợ, khởi kiện…..

- Nếu tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính của chủ đầu tư thực sự khó khăn do nguyên nhân khách quan dẫn đến không có đủ khả năng trả nợ vay (gốc và lãi) đúng hạn, Chi nhánh có văn bản đề nghị cấp trên của chủ đầu tư có biện pháp hỗ trợ, đồng thời được xem xét thực hiện các quy định về gia hạn nợ, thực hiện các giải pháp tín dụng của NHPT.

- Trường hợp chủ đầu tư không trả được nợ do nguyên nhân chủ quan, sau khi đã áp dụng các biện pháp đôn đốc, tận thu, Chi nhánh báo cáo đề xuất với NHPT thực hiện biện pháp xử lý tài sản bảo đảm tiền vay, bán nợ hoặc khởi kiện để thu hồi nợ vay.

- Định kỳ kiểm tra tài sản bảo đảm tiền vay theo quy định tại Quy chế bảo đảm tiền vay.

b. Đối với Chủ đầu tư thực hiện nghĩa vụ trả nợ đầy đủ đúng hạn:

Hàng năm Chi nhánh tổ chức kiểm tra tài sản bảo đảm tiền vay và tìm hiểu thêm về tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của chủ đầu tư, qua đó rút kinh nghiệm trong việc thẩm định, cho vay các dự án khác.

4. Công tác tự kiểm tra:

Định kỳ, Giám đốc Chi nhánh tổ chức công tác tự kiểm tra, rà soát lại toàn bộ hồ sơ pháp lý, hồ sơ thẩm định, giải ngân, thu hồi nợ và hồ sơ bảo đảm tiền vay của các dự án. Nếu có sai sót phải tìm mọi biện pháp bổ sung, hoàn thiện hồ sơ, đồng thời báo cáo kết quả tự kiểm tra và giải pháp khắc phục về NHPT.

III. Kiểm tra tại Hội sở chính (Ban Tín dụng):

1. Kiểm tra việc ký hợp đồng tín dụng đối với dự án không phân cấp; kiểm tra nội dung báo cáo thẩm định tổng hợp, thông báo cho vay đầu tư và ký hợp đồng tín dụng đối với dự án phân cấp.

2. Kiểm tra báo cáo của Chi nhánh về tình hình cho vay, thu nợ, dư nợ, chuyển nợ quá hạn (gốc và lãi) của dự án.

3. Kiểm tra việc chấp hành của Chi nhánh đối với quy chế, các văn bản chỉ đạo và hướng dẫn nghiệp vụ có liên quan đến hoạt động tín dụng đầu tư của Nhà nước.

4. Trong quá trình theo dõi, kiểm tra, kiểm soát, nếu phát hiện Chi nhánh NHPT chưa thực hiện đúng các quy định hiện hành của Nhà nước và của NHPT, Ban Tín dụng phải đề xuất hướng xử lý kịp thời trình Tổng Giám đốc NHPT.

G. Xử lý các trường hợp chuyển đổi chủ đầu tư

I. Quy định về chuyển đổi chủ đầu tư tại công văn này bao gồm:

1. Công ty Nhà nước chuyển đổi hình thức sở hữu (cổ phần hoá, giao, bán...) hoặc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập hoặc chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên theo quyết định của cấp có thẩm quyền;

2. Công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn chia, tách, hợp nhất, sáp nhập hoặc chuyển đổi công ty (từ công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn và ngược lại) theo quy định của pháp luật;

3. Doanh nghiệp tư nhân bán doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;

4. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có quyết định thay đổi chủ đầu tư dự án từ pháp nhân này sang pháp nhân khác (chuyển đổi chủ đầu tư không phải do tổ chức, sắp xếp lại doanh nghiệp).

II. Về nguyên tắc, trước khi chuyển đổi theo các hình thức trên, chủ đầu tư phải thông báo cho NHPT biết, đồng thời có kế hoạch thu xếp nguồn vốn hợp pháp để trả hết nợ vay cho NHPT. Trường hợp chủ đầu tư không có khả năng trả hết nợ vay cho NHPT trước khi chuyển đổi thì khoản vay NHPT chưa trả của dự án được xử lý như sau:

 1. Trường hợp Công ty Nhà nước thực hiện cổ phần hoá hoặc chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên hoặc được cấp có thẩm quyền quyết định giao, bán theo quy định của pháp luật hiện hành:

Tổng Giám đốc uỷ quyền cho Giám đốc Chi nhánh NHPT (đối với tất cả các dự án đang còn dư nợ tại Chi nhánh) thoả thuận với đơn vị tiếp nhận dự án (Công ty cổ phần, Công ty TNHH một thành viên, đơn vị nhận doanh nghiệp, đơn vị mua doanh nghiệp…) ký Hợp đồng bổ sung sửa đổi hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay đã ký trước đây; theo đó Bên vay, Bên bảo đảm mới là đơn vị tiếp nhận dự án, đồng thời yêu cầu đơn vị mới ký khế ước nhận nợ đối với số nợ (gốc, lãi) còn lại chưa trả của dự án. Sau khi hoàn thành việc ký Hợp đồng bổ sung sửa đổi, Chi nhánh NHPT phối hợp với đơn vị mới tiến hành đăng ký sửa đổi nội dung giao dịch bảo đảm đã đăng ký trước đây. Các hợp đồng bổ sung sửa đổi này là bộ phận không tách rời của hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay đã ký.

Việc xử lý rủi ro cho Công ty Nhà nước trước khi chuyển đổi (nếu có), Chi nhánh NHPT thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính và của NHPT.

Trường hợp đơn vị mới không thoả thuận được với Chi nhánh NHPT việc kế thừa nợ theo nguyên tắc trên thì Chi nhánh NHPT được xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ theo quy định tại Quy chế bảo đảm tiền vay của NHPT.

2. Trường hợp Công ty Nhà nước chia, tách:

2.1. Nếu khoản nợ vay chưa trả của Công ty Nhà nước được bàn giao cho một trong các đơn vị hình thành sau khi chia, tách thì Chi nhánh NHPT thực hiện thẩm định tình hình tài chính, khả năng quản lý vận hành dự án của đơn vị tiếp nhận dự án; nếu đảm bảo đủ điều kiện, Chi nhánh NHPT báo cáo và đề xuất NHPT xem xét, xử lý từng trường hợp cụ thể. Sau khi Tổng Giám đốc có văn bản chấp thuận, Chi nhánh NHPT phối hợp với đơn vị tiếp nhận dự án ký hợp đồng bổ sung sửa đổi hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay đã ký trước đây; theo đó Bên vay, Bên bảo đảm mới là đơn vị tiếp nhận dự án, đồng thời yêu cầu đơn vị mới ký khế ước nhận nợ đối với số nợ (gốc, lãi) còn lại chưa trả của dự án. Sau khi hoàn thành việc ký Hợp đồng bổ sung sửa đổi, Chi nhánh NHPT phối hợp với đơn vị mới tiến hành đăng ký sửa đổi nội dung giao dịch bảo đảm đã đăng ký trước đây. Các hợp đồng bổ sung sửa đổi này là bộ phận không tách rời của hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay đã ký.

2.2. Nếu khoản nợ vay chưa trả của Công ty Nhà nước được bàn giao cho từ hai đơn vị trở lên hình thành sau khi chia, tách, thì Chi nhánh NHPT cũng thực hiện các nội dung tương tự như quy định tại điểm 2.1 khoản này.

2.3. Trường hợp đơn vị mới không thoả thuận được với Chi nhánh NHPT việc kế thừa nợ theo nguyên tắc trên thì Chi nhánh NHPT được xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ theo quy định tại Quy chế bảo đảm tiền vay của NHPT.

3. Trường hợp Công ty Nhà nước hợp nhất, sáp nhập vào một đơn vị khác, Chi nhánh NHPT cũng tiến hành thẩm định tình hình tài chính, khả năng quản lý vận hành dự án của đơn vị hình thành sau hợp nhất, sáp nhập; sau đó thực hiện các nội dung tương tự như khoản 2 nêu trên.

 4. Trường hợp Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn chia, tách, hợp nhất, sáp nhập hoặc chuyển đổi công ty; trường hợp doanh nghiệp tư nhân bán doanh nghiệp; trường hợp chuyển đổi chủ đầu tư không phải do tổ chức, sắp xếp lại doanh nghiệp:

Chi nhánh NHPT tiến hành thẩm định tình hình tài chính, khả năng quản lý vận hành dự án của đơn vị mới theo quy định, sau đó thực hiện các nội dung tương tự như khoản 2 nêu trên.

5. Trong quá trình thực hiện các nội dung nêu tại mục này, nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc có khả năng ảnh hưởng đến an toàn tín dụng, Chi nhánh NHPT phải đề xuất báo cáo Tổng Giám đốc để có biện pháp xử lý kịp thời.

H. Thanh lý hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay, chế độ báo cáo thống kê

I. Thanh lý hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền vay: Sau khi chủ đầu tư dự án thực hiện xong toàn bộ nghĩa vụ trả nợ vay (gốc và lãi), Chi nhánh phối hợp với chủ đầu tư lập biên bản thanh lý hợp đồng tín dụng (theo mẫu quy định của NHPT) và gửi 01 bản về NHPT (Ban Tín dụng), đồng thời phối hợp với chủ đầu tư xoá đăng ký giao dịch bảo đảm đối với hợp đồng bảo đảm tiền vay. Các trường hợp thanh lý hợp đồng tín dụng khác (nếu có), Chi nhánh thực hiện theo hướng dẫn của NHPT.

II. Chế độ báo cáo thống kê:

1. Báo cáo thống kê định kỳ: Chi nhánh chịu trách nhiệm báo cáo NHPT những nội dung có liên quan đến công tác thẩm định, quản lý cho vay và thu hồi nợ vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước. Biểu mẫu báo cáo thống kê thực hiện theo quy định về chế độ báo cáo thống kê của NHPT.

2. Trường hợp đột xuất, khi Tổng giám đốc có văn bản yêu cầu Giám đốc Chi nhánh báo cáo về các chương trình kinh tế, các nội dung có liên quan đến công tác quản lý vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước, Giám đốc Chi nhánh chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện báo cáo đúng nội dung yêu cầu và thời hạn Tổng giám đốc đã quy định.

I. Lưu giữ hồ sơ vay vốn

1. Tại Hội sở chính (Ban Tín dụng):

1.1. Đối với các dự án không phân cấp:

a. Hồ sơ pháp lý của dự án (bản chính, trường hợp bản sao phải có xác nhận sao y bản chính của chủ đầu tư hoặc Chi nhánh);

b. Hồ sơ vay vốn (bản chính hoặc bản sao có xác nhận sao y của Chi nhánh);

c. Báo cáo thẩm định dự án của Chi nhánh (bản chính);

d. Thông báo cho vay đầu tư (bản chính);

e. Hợp đồng tín dụng, Phụ lục hợp đồng tín dụng (bản sao có xác nhận sao y của Chi nhánh)

g. Hồ sơ gia hạn nợ, hồ sơ đề nghị được áp dụng giải pháp tín dụng (lùi thời điểm bắt đầu trả nợ, điều chỉnh mức trả nợ trong từng kỳ hạn, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ ) (bản chính hoặc bản sao cú xỏc nhận sao y của Chi nhánh );

1.2. Đối với các dự án phân cấp:

a. Báo cáo thẩm định tổng hợp của Chi nhánh (bản chính);

b. Thông báo cho vay đầu tư (bản chính);

c. Quyết định đầu tư dự án (Bản sao có xác nhận sao y của Chi nhánh).

d. Hợp đồng tín dụng, phụ lục hợp đồng tín dụng (Bản sao có xác nhận sao y của Chi nhánh).

2. Tại Chi nhánh:

2.1. Phòng Tín dụng:

a. Hồ sơ pháp lý (bản chính);

b. Hồ sơ vay vốn (bản chính);

c. Thông báo cho vay đầu tư (bản chính);

d. Hợp đồng tín dụng, Phụ lục hợp đồng tín dụng (bản chính);

e. Hồ sơ giải ngân (bản chính);

g. Hồ sơ gia hạn nợ, hồ sơ đề nghị được áp dụng giải pháp tín dụng (lùi thời điểm bắt đầu trả nợ, điều chỉnh mức trả nợ trong từng kỳ hạn, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ ) (bản chính );

h. Các tài liệu liên quan đến tình hình tài chính và sản xuất kinh doanh của chủ đầu tư sau khi dự án hoàn thành đưa vào hoạt động (bản sao có xác nhận của đơn vị).

i. Các Biên bản kiểm tra của Chi nhánh đối với Chủ đầu tư và dự án (bản Chính).

2.2. Phòng Tài chính kế toán:

a. Khế ước nhận nợ (bản chính);

b. Hợp đồng tín dụng, phụ lục hợp đồng tín dụng (bản chính);

c. Hồ sơ giải ngân (bản chính và chỉ lưu giữ giấy đề nghị rút vốn vay, uỷ nhiệm chi …);

d. Các tài liệu liên quan đến thủ tục mở tài khoản, chuyển nợ quá hạn, tính lãi vay (bản chính);

(Riêng việc lưu giữ hồ sơ bảo đảm tiền vay, Chi nhánh NHPT thực hiện theo Quy chế bảo đảm tiền vay của NHPT).

Trên đây là hướng dẫn của NHPT về một số nội dung chủ yếu trong công tác cho vay, thu hồi nợ vay và quản lý vốn vay tín dụng đầu tư của Nhà nước. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc NHPT cần phản ánh, báo cáo kịp thời để Tổng Giám đốc xem xét, xử lý./.

Ngân hàng phát triển Việt Nam

Tổng Giám đốc

(Đã ký)

 

Nguyễn Quang Dũng