• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 04/08/2000
  • Ngày hết hiệu lực: 27/12/2004
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Số: 224/2000/QĐ-NHNN2
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Ninh Bình, ngày 19 tháng 7 năm 2000
Ngân hàng Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam

QUYẾT ĐỊNH CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Về việc ban hành Quy định về hạch toán nghiệp vụ xây dựng cơ bản của Ngân hàng Nhà nước

 

THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 01/1997/QH10 ngày 12/12/1997;

Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 2/3/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Nghị định số 52 /1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ về "Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng";

Căn cứ Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 5/5/2000 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế toán - Tài chính,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.- Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy định về hạch toán nghiệp vụ xây dựng cơ bản của Ngân hàng Nhà nước".

Điều 2.- Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3.- Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Kế toán - Tài chính, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

QUY ĐỊNH VỀ HẠCH TOÁN NGHIỆP VỤ XÂY DỰNG CƠ BẢN CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

(Ban hành kèm theo Quyết định số 224 ngày 19 tháng 7 năm 2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)

 

CHƯƠNG I - NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng

Quy định này quy định việc hạch toán kế toán nghiệp vụ xây dựng cơ bản (XDCB) cho Ban quản lý công trình xây dựng cơ bản của Ngân hàng Nhà nước và các đơn vị Ngân hàng Nhà nước có công trình xây dựng cơ bản.

Điều 2. Quản lý đối với các dự án đầu từ xây dựng cơ bản

1- Ngân hàng Nhà nước là đơn vị thống nhất quản lý tất cả các dự án đầu tư XDCB tại các đơn vị Ngân hàng Nhà nước.

Các đơn vị Ngân hàng Nhà nước có dự án đầu tư XDCB khi thành lập Ban quản lý công trình phải tổ chức bộ máy kế toán của Ban quản lý công trình để tổ chức hạch toán nghiệp vụ XDCB.

2- Toàn bộ chi phí liên quan đến công trình XDCB, Ban quản lý công trình phải tổ chức hạch toán, phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác vào các tài khoản quy định tại Điều 6 của Quy định này và phải được thể hiện trên Bảng cân đối tài khoản kế toán của Ban quản lý công trình và các đơn vị Ngân hàng Nhà nước phải tổng hợp số liệu vào Bảng cân đối tài khoản kế toán của đơn vị Ngân hàng Nhà nước theo Quyết định số 425/1998/QĐ-NHNN2 ngày 17/12/1998 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (từ khâu nhận vốn, sử dụng vốn đến thanh quyết toán vốn đầu tư và nhập tài sản)

3- Các đơn vị Ngân hàng Nhà nước phải làm đầy đủ các thủ tục và thực hiện nghiêm túc theo đúng quy định của Nhà nước tại Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ về "Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng" và Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 5/5/2000 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 cũng như các văn bản hướng dẫn khác có liên quan về đầu tư xây dựng cơ bản.

Điều 3. Quan hệ giữa Ban quản lý công trình và đơn vị Ngân hàng Nhà nước có dự án đầu tư XDCB

Hàng tháng căn cứ vào Bảng cân đối tài khoản kế toán của Ban quản lý công trình, các đơn vị NHNN phải kiểm tra, đối chiếu lại số liệu và tổng hợp số liệu trên Bảng cân đối tài khoản kế toán của Ban quản lý công trình vào Bảng cân đối tài khoản kế toán của đơn vị để phản ánh việc nhận vốn và sử dụng vốn của Ban quản lý công trình trên Bảng cân đối tài khoản kế toán của đơn vị.

Điều 4. Thanh, quyết toán công trình đầu tư XDCB

1- Ban quản lý công trình và đơn vị Ngân hàng Nhà nước phải thực hiện quyết toán chi phí công trình theo đúng hướng dẫn của Bộ Tài chính về quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại Thông tư số 136/1999/TT-BTC ngày 19/11/1999 và các văn bản khác có liên quan của Ngân hàng Nhà nước và của Bộ Tài chính. Số liệu quyết toán của chủ đầu tư phải lập đầy đủ, chi tiết cụ thể và chính xác trên cơ sở hồ sơ và số liệu quyết toán của bên B, số liệu của kiểm toán, số liệu đề nghị duyệt quyết toán của Ban quản lý công trình và số liệu mà chủ đầu tư chấp nhận quyết toán và trình cấp chủ quản chủ đầu tư xét duyệt quyết toán.

2- Khi thanh, quyết toán với bên B, chủ đầu tư thực hiện việc quản lý phí bảo hành công trình theo Điều 54 tại Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ về Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng, tổ chức quyết toán và thanh lý hợp đồng một cách kịp thời và đầy đủ theo đúng quy định của pháp luật về đấu thầu.

Điều 5. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản gồm:

- Vốn Ngân sách Nhà nước cấp;

- Vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Ngân hàng Nhà nước.

- Lãi tiền gửi vốn đầu tư xây dựng cơ bản.

- Các khoản thu khác (nếu có).

Điều 6. Tài khoản, chứng từ và sổ sách hạch toán

- Các tài khoản chủ yếu sử dụng trong kế toán đầu tư xây dựng cơ bản của Ngân hàng Nhà nước:

Số hiệu tài khoản

Tên tài khoản

TK cấp II

TK cấp III

TK chi tiết

 

103

1030

 

Tiền mặt ở đơn vị phụ thuộc

111

1111

 

Ngân phiếu thanh toán đang có giá trị lưu hành

322

 

 

Chi phí xây dựng cơ bản

 

3221

 

Chi phí công trình

 

3222

 

Vật liệu dùng cho xây dựng cơ bản

 

3223

 

Chi phí nhân công

 

3229

 

Chi phí khác

323

 

 

Các khoản phải thu về xây dựng cơ bản

 

3232

 

Vốn đầu tư XDCB gửi tại Ngân hàng thương mại

 

3233

 

Tạm ứng cho bên B

 

3239

 

Các khoản phải thu khác

466

 

 

Các khoản phải trả về xây dựng cơ bản

 

4661

 

Vốn ngân sách Nhà nước cấp cho dự án

 

4662

4662.1

Vốn đầu tư XDCB Ngân hàng Nhà nước tạm cấp cho dự án

 

 

4662.2

Lãi tiền gửi vốn đầu tư XDCB và các khoản thu khác trong quá trình XDCB

 

4663

 

Tiền bảo hành công trình XDCB, TSCĐ giữ lại chưa đến hạn trả

 

4669

 

Các khoản phải trả khác

....

 

 

 

- TK 1030 được sử dụng tại Ban quản lý công trình thuộc các đơn vị Ngân hàng Nhà nước có công trình xây dựng cơ bản.

- TK 3222 dùng để phản ánh số vật liệu xây dựng, thiết bị phục vụ cho công trình xây dựng cơ bản do Ban quản lý công trình tự mua sắm, nhập kho và sử dụng. Ban quản lý công trình chỉ được mua vật liệu, thiết bị trong phạm vi dự toán được duyệt. Sau khi công trình XDCB hoàn thành, tài khoản này phải xử lý hết số dư.

Hai tài khoản này hàng tháng, quý, năm, phải được đối chiếu với Biên bản kiểm kê hiện vật theo quy định hiện hành.

2- Chứng từ dùng trong kế toán xây dựng cơ bản:

- Các loại chứng từ dùng trong kế toán nghiệp vụ xây dựng cơ bản: các quyết định về đầu tư, các thông báo duyệt tổng dự toán, các dự toán chi tiết và thông báo duyệt quyết toán, các hợp đồng thi công, các biên bản nghiệm thu khối lượng công trình, biên bản giao nhận tài sản, vật tư, vật liệu, thiết bị, các hoá đơn có thuế giá trị gia tăng, các chứng từ chi, thanh toán tiền và các chứng từ có liên quan khác.

- Tất cả các chứng từ phải được lập đúng theo các quy định hiện hành của Nhà nước và của Ngân hàng Nhà nước, phải đảm bảo hợp lệ, hợp pháp theo đúng quy định.

3- Sổ sách kế toán: Ban quản lý công trình xây dựng cơ bản của Ngân hàng Nhà nước phải mở đầy đủ sổ sách kế toán (từ sổ kế toán chi tiết đến sổ kế toán tổng hợp) để hạch toán, phản ánh đầy đủ các hoạt động liên quan đến công trình xây dựng cơ bản theo đúng quy định hiện hành.

Khi công trình hoàn thành, toàn bộ chứng từ, sổ sách và hồ sơ kế toán của Ban quản lý công trình phải được bàn giao về đơn vị Ngân hàng Nhà nước có dự án đầu tư để bảo quản và theo dõi theo đúng quy định hiện hành.

 

CHƯƠNG II - NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

MỤC I - HẠCH TOÁN CÁC NGHIỆP VỤ CHỦ YẾU

A. Hạch toán số tiền ký quỹ đấu thầu:

Điều 7. Trường hợp các công trình xây dựng cơ bản khi thực hiện phải đấu thầu: Khi tổ chức đấu thầu, đơn vị Ngân hàng Nhà nước hoặc Ban quản lý công trình đã được thành lập phải tổ chức mời thầu, chấm thầu và thực hiện công bố trúng thầu theo đúng quy định tại Quy chế đầu thầu ban hành kèm theo Nghị định 88/1999/NĐ-CP ngày 21/9/1999 của Chính phủ và Nghị định 14/2000/NĐ-CP ngày 5/5/2000 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày 21/9/1999. Tiền ký quỹ đấu thầu được hạch toán như sau:

Nợ TK Thích hợp

Có TK 4669 (Tài khoản chi tiết: Tiền ký quỹ đấu thầu theo từng đơn vị đăng ký tham gia)

Khi đã có kết quả đấu thầu, phải hoàn trả toàn bộ số tiền ký quỹ đấu thầu cho các đơn vị tham gia đấu thầu, hạch toán:

Nợ TK 4669 (TK chi tiết nói trên)

Có TK Thích hợp

B- Hạch toán đối với số vốn XDCB được Ngân sách Nhà nước duyệt:

Điều 8.

Tại Ban quản lý công trình của các đơn vị Ngân hàng Nhà nước có dự án đầu tư: Căn cứ vào kế hoạch của Nhà nước, trên cơ sở danh mục các công trình xây dựng cơ bản được Ngân sách Nhà nước duyệt và tổng số nguồn vốn được cấp do Kho bạc Nhà nước hoặc Ngân hàng Nhà nước thông báo, Ban quản lý công trình phải mở sổ theo dõi số kinh phí được thông báo và số kinh phí được cấp phát. Các nghiệp vụ cụ thể được hạch toán như sau:

1- Trường hợp đã có khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành được Kho bạc Nhà nước đồng ý tạm ứng cho bên B:

- Khi tạm ứng cho bên B hoặc đơn vị, cá nhân khác: tuỳ theo nội dung tính chất của nghiệp vụ kinh tế phát sinh để hạch toán cho thích hợp như sau:

Nợ TK 3233 "Tạm ứng cho bên B"

 

hoặc Nợ TK 3239 "Các khoản phải thu khác" (Tài khoản chi tiết theo từng đơn vị, cá nhân nhận tạm ứng)

 

Có TK 4661 "Vốn ngân sách Nhà nước cấp cho dự án" hoặc Có TK 1030 "Tiền mặt ở đơn vị phụ thuộc"

 

- Khi thanh toán tạm ứng, hạch toán:

Nợ TK 3221 "Chi phí công trình"

hoặc Nợ TK 3223 "Chi phí nhân công"

Nợ TK 3229 "Chi phí khác"

Có TK 3233 "Tạm ứng cho bên B" hoặc Có TK 3239 "Các khoản khác phải thu"

2- Khi rút tiền mặt về Ban quản lý công trình để chi tiêu:

Nợ TK 1030 "Tiền mặt ở đơn vị phụ thuộc"

Có TK 4661 "Vốn ngân sách Nhà nước cấp cho dự án"

3- Khi Ban quản lý công trình trực tiếp mua vật liệu, thiết bị về nhập kho, hạch toán:

Nợ TK 3222 "Vật liệu dùng cho XDCB"

Có TK 4661 "Vốn ngân sách Nhà nước cấp cho dự án" hoặc Có TK 1030 "Tiền mặt ở đơn vị phụ thuộc"

- Khi xuất vật liệu, thiết bị phục vụ cho công trình, hạch toán:

Nợ TK 3221 "Chi phí công trình"

Có TK 3222 "Vật liệu dùng cho XDCB"

4- Khi có phát sinh chi tiêu hợp lý cho công trình, hạch toán:

Nợ TK 3223 "Chi phí nhân công" (Trường hợp Ban QLCT trực tiếp trả chi phí nhân công)

hoặc Nợ TK 3229 "Chi phí khác"

Có TK 4661 "Vốn ngân sách Nhà nước cấp cho dự án"

hoặc Có TK 1030 "Tiền mặt ở đơn vị phụ thuộc"

5- Trường hợp khối lượng XDCB hoàn thành được Kho bạc Nhà nước thanh toán thẳng cho bên B, hạch toán:

Nợ TK 3221 "Chi phí công trình"

 

Có TK 4661 "Vốn ngân sách nhà nước cấp cho dự án"

 

6- Khi công trình hoàn thành và bước vào giai đoạn quyết toán, Ban quản lý công trình làm thủ tục kết chuyển các chi phí nhân công, chi phí xây dựng cơ bản khác vào tài khoản Chi phí công trình, hạch toán:

Nợ TK 3221 "Chi phí công trình"

Có TK 3223 "Chi phí nhân công"

Có TK 3229 "Chi phí khác"

 

7- Khi được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt quyết toán, tất toán Nguồn vốn do Ngân sách Nhà nước cấp cho dự án, hạch toán:

Nợ TK 4661 "Vốn ngân sách nhà nước cấp cho dự án"

 

Có TK 3221 "Chi phí công trình"

 

C- Hạch toán đối với số vốn XDCB của Ngân hàng Nhà nước:

Điều 9. Tại Vụ Kế toán - Tài chính

1- Khi tạm ứng vốn Xdcb cho các đơn vị Ngân hàng Nhà nước có công trình XDCB được NHNN phê duyệt, hạch toán:

Nợ TK 3231 "Tạm ứng vốn XDCB cho các dự án" (Tài khoản chi tiết cho từng đơn vị NHNN nhận tạm ứng vốn)

Có TK 5111 "Chuyển tiền đi năm nay" hoặc Có TK 591 "Thanh toán khác giữa các đơn vị NHNN"

2- Khi cấp vốn thanh toán công trình XDCB hoàn thành sau khi duyệt quyết toán:

- Trường hợp số vốn cấp tạm ứng cho đơn vị còn thiếu so với số được duyệt, Ngân hàng Nhà nước (Vụ Kế toán - Tài chính) sẽ cấp bổ sung số còn thiếu, hạch toán:

Nợ TK 602 "Vốn đầu tư XDCB và mua sắm TSCĐ" Có TK 5111 "Chuyển tiền đi năm nay" (Số còn thiếu) hoặc Có TK 591 "Thanh toán khác giữa các đơn vị NHNN"

Đồng thời hạch toán:

Nợ TK 602 "Vốn đầu tư XDCB và mua sắm TSCĐ"

Theo số tiền đã

Có TK 3231 "Tạm ứng vốn XDCB cho các dự án"

ứng cho từng đơn vị

- Trường hợp số vốn cấp tạm ứng cho đơn vị thừa so với số được duyệt: Khi nhận được báo Có đơn vị chuyển nộp về NHNN số vốn ứng còn thừa, hạch toán:

Nợ TK 5112 "Chuyển tiền đến năm nay"

hoặc Nợ TK 591 " Thanh toán khác giữa các đơn vị NHNN"

Có TK 3231 "Tạm ứng vốn XDCB cho các dự án" (Số tiền ứng thừa)

Đồng thời hạch toán:

Nợ TK 602 "Vốn đầu tư XDCB và mua sắm TSCĐ"

Theo tổng số thanh

Có TK 3231 "Tạm ứng vốn XDCB cho các dự án"

toán được duyệt

3- Khi nhận được giấy báo của các đơn vị Ngân hàng Nhà nước chuyển vốn XDCB hoàn thành về Ngân hàng Nhà nước , hạch toán:

Nợ TK 5112 "Chuyển tiền đến năm nay"

hoặc Nợ TK 591 " Thanh toán khác giữa các đơn vị NHNN"

Có TK 602 "Vốn đầu tư XDCB và mua sắm TSCĐ"

Điều 10. Hạch toán tại các đơn vị Ngân hàng Nhà nước (Phòng Kế toán - Thanh toán)

1- Khi nhận vốn XDCB do Ngân hàng nhà nước tạm ứng chuyển về, hạch toán:

Nợ TK 5112 "Chuyển tiền đến năm nay"

Có TK Tiền gửi của Ngân hàng thương mại (nơi Ban quản lý công trình mở tài khoản tiền gửi)

2- Khi công trình XDCB hoàn thành, được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt, căn cứ vào văn bản phê duyệt quyết toán, xử lý như sau:

- Trường hợp số vốn XDCB Ngân hàng Nhà nước tạm ứng cho đơn vị nhỏ hơn số được duyệt quyết toán: Khi nhận được giấy báo Có của Ngân hàng Nhà nước bổ sung số vốn còn thiếu so với giá trị công trình được duyệt quyết toán thì hạch toán:

Nợ TK 5112 "Chuyển tiền đến năm nay" (Số tiền cấp bổ sung)

hoặc Nợ TK 591 "Thanh toán khác giữa các đơn vị Ngân hàng Nhà nước"

Có TK Tiền gửi của Ngân hàng thương mại (nơi Ban quản lý công trình mở tài khoản tiền gửi)

- Trường hợp số vốn XDCB Ngân hàng Nhà nước tạm cấp cho dự án lớn hơn số được duyệt quyết toán, Ban quản lý công trình phải hoàn trả ngay số vốn XDCB tạm cấp thừa so với số được duyệt về Ngân hàng Nhà nước (Vụ KT-TC). Khi nhận được chứng từ của Ngân hàng thương mại giữ tài khoản tiền gửi của Ban quản lý công trình gửi tới, hạch toán:

Nợ TK Tiền gửi của Ngân hàng thương mại (nơi Ban quảnlý công trình mở tài khoản tiền gửi)

Có TK 5111 "Chuyển tiền đi năm nay" (Số tiền NHNN ứng thừa) hoặc Có TK 591 "Thanh toán khác giữa các đơn vị Ngân hàng Nhà nước"

- Sau khi tổ chức nghiệm thu, nhận bàn giao công trình và đưa vào sử dụng, hạch toán chuyển vốn về NHNN:

Nợ TK 301 "Tài sản cố định" (Tài khoản cấp III thích hợp)

Có TK 5111 "Chuyển tiền đi năm nay"

Điều 11. Tại Ban quản lý công trình (Bộ phận kế toán)

1 - Khi nhận được giấy báo của ngân hàng thương mại (nơi Ban quản lý công trình mở tài khoản tiền gửi) thông báo về số vốn XDCB do Ngân hàng Nhà nước tạm cấp chuyển vào tài khoản của mình, hạch toán:

Nợ TK 3232 "Vốn đầu tư XDCB gửi tại Ngân hàng thương mại

 

Có TK 4662.1 "Vốn đầu tư XDCB NHNN tạm cấp cho dự án"

 

2- Khi phát sinh các chi phí cho công trình XDCB dùng nguồn vốn do Ngân hàng Nhà nước tạm cấp để trang trải:

- Trường hợp đơn vị tạm ứng trước cho bên B hoặc đơn vị, cá nhân khác, hạch toán:

Nợ TK 3233 "Tạm ứng cho bên B "

 

hoặc Nợ TK 3239 "Các khoản phải thu khác"

 

Có TK 3232 "Vốn đầu tư XDCB gửi tại Ngân hàng thương mại"

hoặc Có TK 1030 "Tiền mặt ở đơn vị phụ thuộc"

 

- Khi thanh toán tạm ứng, hạch toán:

Nợ TK 1030 "Tiền mặt ở đơn vị phụ thuộc"hoặc Nợ TK 3221 "Chi phí công trình"

Nợ TK 3223 "Chi phí nhân công" (Trường hợp Ban QLCT trực tiếp trả chi phí nhân công)

Nợ TK 3229 "Chi phí khác"

Có TK 3233 "Tạm ứng cho bên B" hoặc Có TK 3239 "Các khoản phải thu khác"

- Khi rút tiền mặt phục vụ cho hoạt động của Ban quản lý công trình, hạch toán:

Nợ TK 1030 "Tiền mặt tại đơn vị phụ thuộc"

Có TK 3232 "Vốn đầu tư XDCB gửi tại Ngân hàng thương mại"

- Khi Ban quản lý công trình trực tiếp mua vật liệu, thiết bị nhập kho, hạch toán:

Nợ TK 3222 "Vật liệu dùng cho XDCB"

Có TK 3232 "Vốn đầu tư XDCB gửi tại Ngân hàng thương mại" hoặc Có TK 1030 "Tiền mặt ở đơn vị phụ thuộc"

- Khi xuất vật liệu phục vụ cho công trình, hạch toán:

Nợ TK 3221 "Chi phí công trình"

Có TK 3222 "Vật liệu dùng cho XDCB"

- Khi có phát sinh chi tiêu hợp lý cho công trình, hạch toán:

Nợ TK 3223 "Chi phí nhân công" (Trường hợp Ban QLCT trực tiếp trả chi phí nhân công)

hoặc Nợ TK 3229 "Chi phí khác"

Có TK 1030 "Tiền mặt tại đơn vị phụ thuộc"hoặc Có TK 3232 "Vốn đầu tư XDCB gửi tại Ngân hàng thương mại"

3- Trong quá trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ bản, nếu có các nguồn thu khác phát sinh (Lãi tiền gửi Ngân hàng, các nguồn thu khác ...), hạch toán:

Nợ TK TK 3232 "Vốn đầu tư XDCB gửi tại Ngân hàng thương mại" hoặc Nợ TK 1030 "Tiền mặt tại đơn vị phụ thuộc"

Có TK 4662.2 "Lãi tiền gửi Vốn đầu tư XDCB, các khoản thu khác trong quá trình XDCB"

4- Khi công trình xây dựng cơ bản hoàn thành, Ban quản lý công trình kết chuyển các chi phí xây dựng cơ bản vào tài khoản chi phí công trình để xác định toàn bộ giá trị công trình, đề nghị Ngân hàng Nhà nước phê duyệt quyết toán, hạch toán:

Nợ TK 3221 "Chi phí công trình"

Có TK 3223 "Chi phí nhân công"

Có TK 3239 "Chi phí khác"

5- Kiểm tra quyết toán của bên B, xác định giá trị của công trình để trình NHNN phê duyệt quyết toán.

- Nếu giá trị quyết toán công trình được Ban quản lý công trình xác định và đề nghị Ngân hàng Nhà nước phê duyệt lớn hơn số đã thanh toán hoặc tạm ứng cho bên B thì số chênh lệch đó hạch toán như sau:

Nợ TK 3221 "Chi phí công trình"

Có TK 4669 "Các khoản khác phải trả"

(Tiểu khoản "Thanh toán với bên B và các đơn vị, cá nhân khác")

- Nếu giá trị quyết toán công trình được NHNN phê duyệt nhỏ hơn số Ban quản lý công trình trình duyệt thì số chênh lệch đó được hạch toán như sau:

Nợ TK Thích hợp (TK 4669 ...)

Có TK 3221 "Chi phí công trình"

- Nếu giá trị quyết toán công trình được NHNN phê duyệt nhỏ hơn số vốn NHNN tạm cấp cho dự án thì Ban quản lý công trình phải chuyển trả ngay số vốn cấp thừa về NHNN (Vụ KT-TC), hạch toán:

Nợ TK 4662 .1 "Vốn đầu tư XDCB NHNN tạm cấp cho dự án"

Có TK 3232 "Vốn đầu tư XDCB gửi tại NH thương mại"

6- Sau khi bàn giao công trình và quyết toán được phê duyệt, xử lý:

- Hạch toán tất toán tài khoản chi phí XDCB và Nguồn vốn Ngân hàng Nhà nước đã cấp cho công trình:

 Nợ TK 4662.1 "Vốn đầu tư XDCB NH NN tạm cấp cho dự án"

Theo giá trị quyết toán

Nợ TK 4662.2 "Lãi tiền gửi vốn đầu tư XDCB, các khoản thu khác trong quá trình XDCB"

Có TK 3221 "Chi phí công trình"

được duyệt trừ đi số vốn do NSNN đã cấp

- Đồng thời thanh toán nốt cho bên B số tiền chưa được thanh toán nếu giá trị quyết toán của công trình được duyệt lớn hơn số đã thanh toán tạm ứng cho bên B hoặc các đơn vị, cá nhân khác và giữ lại tiền bảo hành công trình, hạch toán:

Nợ TK 4669 "Các khoản khác phải trả"

(Tài khoản chi tiết "Thanh toán với bên B và các đơn vị, cá nhân khác")

Có TK 3232 "Vốn đầu tư XDCB gửi tại Ngân hàng thương mại"hoặc Có TK 1030 "Tiền mặt tại đơn vị phụ thuộc"

Có TK 4663 "Tiền bảo hành công trình xây dựng cơ bản, tài sản cố định giữ lại chưa đến hạn trả"

 

MỤC II - CHẾ ĐỘ BÁO CÁO, QUYẾT TOÁN VÀ KIỂM TRA

Điều 12.

1- Đối với Ban quản lý công trình:

- Hàng tháng, năm Ban quản lý công trình lập Bảng cân đối tài khoản kế toán (Chi tiết đến TK cấp III- theo mẫu biểu số 01) và bảng báo cáo chi tiết công nợ (Mẫu biểu số 02) gửi đơn vị NHNN (Nơi có dự án được duyệt) để đơn vị NHNN nhập vào Bảng cân đối tài khoản kế toán chung của đơn vị NHNN. Đồng thời gửi 1 bộ về Vụ Kế toán - Tài chính để theo dõi và đối chiếu với Bảng cân đối tài khoản kế toán của đơn vị NHNN có dự án đầu tư XDCB.

- Hàng Quý lập báo cáo tình hình thực hiện đầu tư quý (Mẫu biểu số 03) gửi Vụ Kế toán - Tài chính (Phòng quản lý tài chính- Bộ phận XDCB) để theo dõi.

Thời hạn gửi: Trước ngày 5 của tháng, quý, năm kế tiếp.

- Khi dự án đầu tư hoàn thành, Ban quản lý công trình có trách nhiệm lập đầy đủ các báo cáo quyết toán vốn đầu tư theo các mẫu biểu kèm theo quy định này (Từ mẫu biểu số 04 đến số 13) về đơn vị NHNN (nơi có dự án đầu tư XDCB) và đồng thời gửi 1 bộ các báo cáo quyết toán về NHNN (Vụ KT-TC) để báo cáo và trình duyệt quyết toán.

2- Đối với các đơn vị NHNN (Nơi có dự án đầu tư XDCB):

Khi nhận được bảng cân đối tài khoản kế toán của Ban quản lý công trình phải kiểm tra đối chiếu số liệu và tiến hành tổng hợp vào bảng cân đối tài khoản kế toán của đơn vị để gửi NHNN (Vụ KT-TC) theo chế độ báo cáo quy định.

Điều 13.

1- Hàng quý và kết thúc năm, Vụ Kế toán - Tài chính có trách nhiệm tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư, nhận vốn, thanh toán vốn của các dự án của hệ thống NHNN để trình Thống đốc.

2- Vụ Tổng kiểm soát chịu trách nhiệm kiểm tra, kiểm toán nội bộ về đầu tư XDCB các dự án đầu tư XDCB của NHNN.

Tuỳ tình hình thực tế, Vụ Kế toán - Tài chính định kỳ hoặc đột xuất phải tiến hành kiểm tra tình hình sử dụng vốn, tạm ứng vốn, việc thanh, quyết toán khối lượng hoàn thành đối với từng công trình đầu tư XDCB.

 

CHƯƠNG III - ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 14.

Kể từ ngày Quy định này có hiệu lực, tất cả các công trình xây dựng cơ bản tại các đơn vị Ngân hàng Nhà nước có công trình XDCB (kể cả các công trình xây dựng cơ bản dở dang chưa quyết toán xong) phải thực hiện chuyển đổi sang hạch toán theo Quy định này.

Vụ trưởng Vụ Kế toán - Tài chính chịu trách nhiệm hướng dẫn việc chuyển đổi cụ thể về hạch toán đầu tư XDCB bảo đảm theo đúng quy định này.

Điều 15.

Việc sửa đổi, bổ sung Quy định này do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định./.

KT. THỐNG ĐỐC
Phó Thống đốc

(Đã ký)

 

Nguyễn Văn Giàu

 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.