• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 01/10/2015
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Số: 13/2015/TT-BKHCN
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Ninh Bình, ngày 21 tháng 7 năm 2015

THÔNG TƯ

Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 23/2010/TT-BKHCN ngày 29 tháng 12 năm 2010

của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn bảo đảm an ninh nguồn phóng x

_________________________

 

Căn cứ Luật Năng lượng nguyên tử ngày 03 tháng 6 năm 2008;

Căn cứ Nghị định số 20/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và hạt nhân và Vụ trưởng Vụ Pháp chế,

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 23/2010/TT-BKHCN ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ (sau đây viết tắt là Thông tư số 23/2010/TT-BKHCN).

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung Thông tư số 23/2010/TT-BKHCN như sau:

1. Bổ sung khoản 3 vào Điều 7 như sau:

“3. Trường hợp nguồn phóng xạ sử dụng trong thiết bị chụp ảnh phóng xạ công nghiệp thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư số 23/2010/TT-BKHCN và phải lắp đặt thiết bị định vị nguồn phóng xạ theo yêu cầu kỹ thuật được quy định tại phần I của Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này”.

2. Sửa đổi điểm a khoản 2 Điều 9 như sau:

“a) Thực hiện yêu cầu quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h và k khoản 2 Điều 7 Thông tư số 23/2010/TT-BKHCN.”

3. Bổ sung Điều 14a như sau:

“Điều 14a. Trách nhiệm gắn dấu hiệu cảnh báo bức xạ ion hóa

1. Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ thuộc mức an ninh A, B, C và D phải gắn dấu hiệu cảnh báo bức xạ ion hóa theo quy định tại mục 1 và mục 3 của Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Đối với nguồn phóng xạ thuộc mức an ninh A, B và C, tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ phải gắn dấu hiệu cảnh báo bức xạ bổ sung theo quy định tại mục 2 và mục 3 của Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này”.

4. Sửa đổi, bổ sung Điều 15 như sau:

“1. Cục An toàn bức xạ và hạt nhân có trách nhiệm:

a) Tổ chức thực hiện Thông tư này;

b) Xây dựng và duy trì hoạt động của Hệ thống giám sát nguồn phóng xạ di động (sau đây gọi tắt là Hệ thống giám sát) bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật được quy định tại phần II của Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

c) Hướng dẫn Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khai thác Hệ thống giám sát phục vụ công tác quản lý về an toàn bức xạ và hạt nhân tại địa phương.

2. Hoạt động xây dựng, duy trì, bảo dưỡng Hệ thống giám sát do ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí thực hiện.

3. Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức thực hiện và hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có nguồn phóng xạ trên địa bàn thực hiện Thông tư này”.

Điều 2. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2015.

2. Trường hợp nguồn phóng xạ dùng trong thiết bị chụp ảnh phóng xạ công nghiệp đã được cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ trước ngày Thông tư này có hiệu lực, tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép có trách nhiệm lắp đặt thiết bị định vị nguồn phóng xạ di động trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.

3. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc hoặc có vấn đề mới phát sinh, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Khoa học và Công nghệ để xem xét sửa đổi, bổ sung./.

Bộ trưởng

(Đã ký)

 

Nguyễn Quân

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.