• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 26/12/2011
  • Ngày hết hiệu lực: 01/01/2019
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Số: 78/2011/TT-BNNPTNT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Ninh Thuận, ngày 11 tháng 11 năm 2011

THÔNG TƯ

Quy định chi tiết thi hành Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010

của Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng

_____________________

 
Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008;

Căn cứ Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng;

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết thi hành Nghị định số 117/2010/NĐ-CP như sau:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn và quy định chi tiết một số Điều của Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng (sau đây viết tắt là Nghị định số 117/2010/NĐ-CP).

2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với cơ quan nhà nước, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân trong nước; người Việt Nam định cư ở nước ngoài; tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến việc tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng.

Điều 2. Quy hoạch rừng đặc dụng quy định tại Điều 7, Điều 8, Điều 9 Nghị định số 117/2010/NĐ-CP

1. Quy hoạch khu rừng đặc dụng

a) Căn cứ quy hoạch khu rừng đặc dụng thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định số 117/2010/NĐ-CP.

b) Ban quản lý khu rừng đặc dụng tổ chức lập quy hoạch bảo tồn và phát triển khu rừng đặc dụng cho mỗi thời kỳ 10 năm; Trong mỗi lần quy hoạch phát triển có rà soát các quy hoạch không gian, nếu cần.

c) Với những khu rừng đặc dụng chưa có quy hoạch đến năm 2020, trong năm 2011 và 2012, các khu rừng đặc dụng xây dựng quy hoạch bảo tồn và phát triển cho giai đoạn 2011-2020. Thời hạn hoàn thành lập, phê duyệt quy hoạch chậm nhất là tháng 12/2012.

d) Đối với những khu rừng đặc dụng chưa có ban quản lý, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao cho Chi cục Kiểm lâm tổ chức lập quy hoạch các khu rừng đặc dụng này.

đ) Tên báo cáo quy hoạch: Báo cáo quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững khu rừng đặc dụng đến năm 2020.

e) Nội dung chủ yếu báo cáo quy hoạch:

- Đánh giá hiện trạng điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, tài nguyên thiên nhiên, các đặc trưng về hệ sinh thái và đa dạng sinh học, nguồn gen sinh vật, di tích lịch sử, văn hóa, cảnh quan;

- Luận chứng quan điểm, xác định mục tiêu tổ chức, quản lý, bảo tồn, sử dụng bền vững khu rừng đặc dụng;

- Quy hoạch các phân khu chức năng: phân khu bảo vệ nghiêm ngặt; phân khu phục hồi sinh thái; phân khu dịch vụ - hành chính;

- Quy hoạch các hạng mục bảo vệ rừng, phục hồi hệ sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học; bảo vệ, tôn tạo cảnh quan thiên nhiên, giá trị văn hóa, lịch sử, môi trường; lưu trữ và cơ sở dữ liệu; cứu hộ sinh vật; các chương trình nghiên cứu khoa học;

- Quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng quản lý, bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng; hệ thống đường giao thông, đường tuần tra; các công trình hạ tầng kỹ thuật du lịch, văn phòng; ranh giới khu rừng đặc dụng; hệ thống thông tin rừng đặc dụng;

- Quy hoạch phát triển du lịch sinh thái;

- Tổ chức hoạt động giám sát về: diễn biến tài nguyên rừng; đa dạng sinh học; phục hồi hệ sinh thái; sử dụng tài nguyên và các dịch vụ môi trường rừng đặc dụng;

- Quy hoạch đào tạo phát triển nguồn nhân lực và các kỹ năng về bảo tồn hệ sinh thái, đa dạng sinh học, phát triển cộng đồng;

- Quy hoạch phát triển vùng đệm;

- Khái toán vốn đầu tư cho từng hạng mục, tổng vốn đầu tư, xác định nguồn vốn và phân kỳ đầu tư.

g) Hồ sơ trình thẩm định báo cáo quy hoạch khu rừng đặc dụng bao gồm:

- Tờ trình của Giám đốc Ban quản lý khu rừng đặc dụng hoặc Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh (bản chính);

- Báo cáo quy hoạch quy định tại điểm e, khoản này (bản chính);

- Các bản đồ gồm: bản đồ hiện trạng tài nguyên (rừng, đất ngập nước, biển) và đất đai của khu rừng đặc dụng; bản đồ quy hoạch bảo tồn và phát triển khu rừng đặc dụng; bản đồ quy hoạch chung xây dựng cơ sở hạ tầng khu rừng đặc dụng; bản đồ quy hoạch phát triển du lịch sinh thái và dịch vụ môi trường rừng đặc dụng; bản đồ phạm vi, quy mô, ranh giới và quy hoạch đầu tư phát triển vùng đệm (bản sao).

Tùy theo quy mô diện tích của khu rừng đặc dụng, Ban quản lý khu rừng đặc dụng lựa chọn các loại bản đồ phù hợp thống nhất cùng một tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000 hoặc 1/25.000 theo hệ quy chiếu VN2000.

Ban quản lý nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (đối với khu rừng đặc dụng thuộc địa phương quản lý) hoặc Tổng cục Lâm nghiệp (đối với khu rừng đặc dụng thuộc Trung ương quản lý).

h) Cơ quan thẩm định hồ sơ và quyết định phê duyệt quy hoạch khu rừng đặc dụng thuộc địa phương quản lý

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp nhận hồ sơ quy hoạch, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định hồ sơ quy hoạch gồm: đại diện các Sở, ngành của tỉnh, một số tổ chức khoa học và đơn vị liên quan; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là Chủ tịch Hội đồng.

Thời gian hoàn thành việc thẩm định không quá hai mươi (20) ngày làm việc kể từ ngày Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận được hồ sơ hợp lệ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn ba (03) ngày làm việc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải thông báo cho Ban quản lý khu rừng đặc dụng biết để hoàn thiện.

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp hồ sơ sau thẩm định, trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lấy ý kiến đồng thuận. Hồ sơ bao gồm: Tờ trình của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Báo cáo quy hoạch khu rừng đặc dụng và các tài liệu liên quan (nếu có). Thời gian hoàn thành văn bản trả lời không quá mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải thông báo cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn biết để hoàn thiện.

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phê duyệt quy hoạch khu rừng đặc dụng theo kết quả thẩm định của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và văn bản đồng thuận của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Thời gian hoàn thành việc phê duyệt quy hoạch khu rừng đặc dụng và trả kết quả không quá mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ.

i) Cơ quan thẩm định hồ sơ và quyết định phê duyệt quy hoạch khu rừng đặc dụng thuộc Trung ương quản lý

- Tổng cục Lâm nghiệp tiếp nhận hồ sơ quy hoạch, trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch gồm: đại diện cơ quan thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đại diện một số tổ chức khoa học và các đơn vị có liên quan; Lãnh đạo Tổng cục Lâm nghiệp là Chủ tịch Hội đồng.

Thời gian hoàn thành việc thẩm định không quá hai mươi (20) ngày làm việc kể từ ngày Tổng cục Lâm nghiệp nhận được hồ sơ hợp lệ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn ba (03) ngày làm việc Tổng cục Lâm nghiệp phải thông báo cho Ban quản lý khu rừng đặc dụng biết để hoàn thiện.

- Tổng cục Lâm nghiệp tổng hợp hồ sơ sau thẩm định, trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt quy hoạch khu rừng đặc dụng.

Thời gian hoàn thành việc phê duyệt quy hoạch khu rừng đặc dụng và trả kết quả không quá mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày nhận được Tờ trình và hồ sơ của Tổng cục Lâm nghiệp.

k) Trong trường hợp, trong quá trình xây dựng quy hoạch, xuất hiện những nội dung cần điều chỉnh so với quyết định thành lập khu rừng đặc dụng của cấp có thẩm quyền, các cơ quan có trách nhiệm phải xin ý kiến cấp có thẩm quyền quyết định thành lập khu rừng đặc dụng đó trước khi phê duyệt quy hoạch.

l) Những khu rừng đặc dụng đã có quy hoạch được duyệt trước ngày Thông tư này có hiệu lực, nếu không có nhu cầu điều chỉnh quy hoạch, không phải lập quy hoạch mới đến hết thời hạn quy hoạch đã được duyệt.

m) Kinh phí lập quy hoạch khu rừng đặc dụng: Ngân sách địa phương đảm bảo kinh phí lập quy hoạch khu rừng đặc dụng thuộc địa phương quản lý; Ngân sách Trung ương đảm bảo kinh phí lập quy hoạch khu rừng đặc dụng thuộc Trung ương quản lý.

2. Quy hoạch rừng đặc dụng cấp tỉnh

a) Quy hoạch rừng đặc dụng cấp tỉnh chỉ thực hiện ở địa phương có từ hai (02) khu rừng đặc dụng trở lên.

b) Căn cứ quy hoạch rừng đặc dụng cấp tỉnh thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Nghị định số 117/2010/NĐ-CP, trường hợp chưa có quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nước, thì căn cứ vào quy hoạch hoặc Chiến lược bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh và kết quả rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng đã được duyệt.

c) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức lập quy hoạch rừng đặc dụng cấp tỉnh đến năm 2020.

d) Thời hạn hoàn thành lập, phê duyệt quy hoạch chậm nhất là tháng 06/2013.

đ) Tên báo cáo quy hoạch: Báo cáo quy hoạch bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng cấp tỉnh đến năm 2020.

e) Nội dung, thành phần hồ sơ thẩm định, trình phê duyệt quy hoạch thực hiện theo quy định tại Khoản 2; điểm c, d Khoản 3, Điều 8 Nghị định số 117/2010/NĐ-CP.

g) Cơ quan thẩm định hồ sơ và quyết định phê duyệt quy hoạch rừng đặc dụng cấp tỉnh

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp nhận hồ sơ quy hoạch, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định hồ sơ quy hoạch gồm: đại diện các Sở, ngành của tỉnh, một số tổ chức khoa học và đơn vị liên quan; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là Chủ tịch Hội đồng.

- Thời gian hoàn thành việc thẩm định quy hoạch không quá hai mươi (20) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải thông báo cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn biết để hoàn thiện.

- Thời gian Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, có ý kiến bằng văn bản về quy hoạch bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng cấp tỉnh tối đa không quá mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chuyển đến. Hồ sơ bao gồm: Tờ trình của Ủy ban nhân dân tỉnh; Báo cáo quy hoạch và các tài liệu liên quan. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải thông báo cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh biết để hoàn thiện.

- Thời gian Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoàn thành việc phê duyệt quy hoạch tối đa không quá mười lăm (15) ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đồng thuận của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3. Quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nước

a) Căn cứ quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nước thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định 117/2010/NĐ-CP.

b) Tổng cục Lâm nghiệp tổ chức lập quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

c) Thời hạn hoàn thành lập, phê duyệt quy hoạch chậm nhất là tháng 12/2013.

d) Tên báo cáo quy hoạch: Báo cáo quy hoạch bảo tồn và phát triển hệ thống rừng đặc dụng cả nước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

đ) Nội dung, thẩm định, phê duyệt quy hoạch: thực hiện theo quy định tại Khoản 2; Điểm c, d Khoản 3 Điều 7 Nghị định số 117/2010/NĐ-CP.

e) Thẩm định, trình phê duyệt quy hoạch

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch gồm: đại diện các Bộ, ngành, tổ chức khoa học và đơn vị liên quan. Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là Chủ tịch Hội đồng.

Thời gian hoàn thành thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt quy hoạch không quá hai mươi (20) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Điều 3. Các phân khu chức năng quy định tại Điều 9 Nghị định số 117/2010/NĐ-CP

1. Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt

a) Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt là bộ phận của khu rừng đặc dụng được xác lập có diện tích vừa đủ để bảo vệ nguyên vẹn hệ sinh thái tự nhiên, đáp ứng yêu cầu chủ yếu là duy trì quy luật phát triển tự nhiên của rừng và hệ sinh thái tự nhiên; được quản lý, bảo vệ chặt chẽ vì mục đích bảo tồn nguyên vẹn, kết hợp tổ chức thực hiện các chức năng khác của rừng đặc dụng theo quy định của pháp luật.

b) Khu rừng đặc dụng có toàn bộ diện tích là hệ sinh thái trên cạn, thì vị trí, phạm vi, quy mô của Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt được xác định trên cơ sở hiện trạng rừng, các hệ sinh thái tự nhiên và các loài động vật, thực vật rừng đặc hữu, quý, hiếm, nguy cấp phù hợp với quy định tại điểm a, Khoản này.

c) Khu rừng đặc dụng có hợp phần là hệ sinh thái đất ngập nước, biển thì vị trí, phạm vi, quy mô của Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt được xác định trên cơ sở hiện trạng rừng; các hệ sinh thái rừng, đất ngập nước, biển; điều kiện về địa hình, thủy văn, chế độ ngập nước và các loài động vật, thực vật đặc hữu, quý, hiếm, nguy cấp phù hợp với quy định tại điểm a, Khoản này.

2. Phân khu phục hồi sinh thái

a) Phân khu phục hồi sinh thái là bộ phận của khu rừng đặc dụng được xác lập để khôi phục các hệ sinh thái nhằm đáp ứng yêu cầu chủ yếu là phục hồi rừng và các hệ sinh thái tự nhiên. Phân khu này được quản lý có tác động bằng một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh và bảo tồn kết hợp với tổ chức thực hiện các chức năng khác theo quy định của pháp luật.

b) Khu rừng đặc dụng có toàn bộ diện tích là hệ sinh thái trên cạn thì vị trí, phạm vi, quy mô của Phân khu phục hồi sinh thái xác định trên cơ sở hiện trạng rừng, hệ sinh thái tự nhiên của rừng phù hợp với quy định tại điểm a, Khoản này.

c) Khu rừng đặc dụng có hợp phần là hệ sinh thái đất ngập nước, biển thì vị trí, phạm vi, quy mô của Phân khu phục hồi sinh thái xác định trên cơ sở hiện trạng rừng; các hệ sinh thái tự nhiên của rừng, đất ngập nước, biển; điều kiện về địa hình, thủy văn, chế độ ngập nước phù hợp với quy định tại điểm a, Khoản này.

3. Phân khu dịch vụ - hành chính

Phân khu dịch vụ - hành chính là bộ phận của khu rừng đặc dụng được xác lập chủ yếu để xây dựng các công trình làm việc, sinh hoạt của Ban quản lý khu rừng đặc dụng, nghiên cứu, thực nghiệm khoa học, cứu hộ và phát triển sinh vật, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch sinh thái, vui chơi giải trí và tổ chức thực hiện các chức năng khác theo quy định của pháp luật.

4. Các phân khu chức năng của khu rừng đặc dụng quy định tại Khoản 1, 2, 3 của Điều này có thể được quy hoạch ở các vị trí khác nhau trong khu rừng đặc dụng. Việc điều chỉnh quy hoạch từng phân khu chức năng dựa trên đặc điểm, thực trạng diễn biến của rừng và mục đích quản lý, sử dụng rừng và được thực hiện sau mỗi kỳ quy hoạch hoặc sau mỗi lần rà soát diện tích các loại rừng theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 4. Điều chỉnh khu rừng đặc dụng quy định tại Điều 17 và Điều 18 Nghị định số 117/2010/NĐ-CP

1. Điều chỉnh các phân khu chức năng không làm thay đổi diện tích khu rừng đặc dụng

a) Điều chỉnh ranh giới, diện tích của các phân khu chức năng cho phù hợp với mục tiêu bảo tồn, quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững khu rừng đặc dụng, không làm thay đổi tổng diện tích của khu rừng đặc dụng đó.

b) Hồ sơ điều chỉnh gồm:

- Tờ trình đề nghị điều chỉnh của Ban quản lý khu rừng đặc dụng (bản chính);

- Bản đồ hiện trạng trước khi điều chỉnh và bản đồ hiện trạng khu rừng đặc dụng sau khi được điều chỉnh thể hiện rõ phạm vi, ranh giới, phân khu chức năng. Tùy theo quy mô diện tích của khu rừng đặc dụng, Ban quản lý khu rừng đặc dụng lựa chọn các loại bản đồ phù hợp thống nhất cùng một tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000 hoặc 1/25.000 theo hệ quy chiếu VN2000 (bản sao);

- Báo cáo thuyết minh về điều chỉnh khu rừng đặc dụng (bản chính).

Ban quản lý rừng đặc dụng nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (đối với khu rừng đặc dụng thuộc địa phương quản lý hoặc Tổng cục Lâm nghiệp (đối với khu rừng đặc dụng thuộc Trung ương quản lý).

c) Cơ quan thẩm định hồ sơ và quyết định phê duyệt

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp nhận hồ sơ điều chỉnh đối với khu rừng đặc dụng thuộc địa phương quản lý, trình Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định hồ sơ điều chỉnh gồm: đại diện các Sở, ngành của tỉnh, một số tổ chức khoa học và đơn vị liên quan; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là Chủ tịch Hội đồng.

- Tổng cục Lâm nghiệp tiếp nhận hồ sơ điều chỉnh đối với khu rừng đặc dụng thuộc Trung ương quản lý, trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phần Hội đồng thẩm định hồ sơ điều chỉnh gồm: đại diện cơ quan thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tổng cục Lâm nghiệp; đại diện một số tổ chức khoa học và đại diện các đơn vị có liên quan; Lãnh đạo Tổng cục Lâm nghiệp là Chủ tịch Hội đồng.

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt điều chỉnh khu rừng đặc dụng do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập thuộc địa phương quản lý theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và văn bản đồng thuận của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phê duyệt điều chỉnh khu rừng đặc dụng do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập thuộc địa phương quản lý theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và văn bản đồng thuận của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt điều chỉnh khu rừng đặc dụng do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập thuộc Trung ương quản lý theo đề nghị của Tổng cục Lâm nghiệp.

d) Thời gian thẩm định hồ sơ và quyết định phê duyệt

- Thời gian hoàn thành việc thẩm định hồ sơ không quá hai mươi (20) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

- Thời gian hoàn thành quyết định phê duyệt điều chỉnh khu rừng đặc dụng do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập không quá mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ.

- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, thì trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thông báo cho đơn vị nộp hồ sơ biết để hoàn thiện.

2. Điều chỉnh tăng diện tích khu rừng đặc dụng

a) Điều chỉnh ranh giới, tăng diện tích của khu rừng đặc dụng cho phù hợp với mục tiêu bảo tồn và quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững khu rừng đặc dụng.

b) Hồ sơ điều chỉnh gồm:

Tờ trình đề nghị điều chỉnh của Ban quản lý khu rừng đặc dụng (bản chính);

- Báo cáo kết quả điều tra, nghiên cứu của tổ chức khoa học hoặc tổ chức tư vấn về việc phát hiện loài mới, phân loại mức độ nguy cấp, quý, hiếm, phạm vi sinh cảnh cần bảo tồn, đề xuất các biện pháp bảo tồn (bản chính);

- Bản đồ hiện trạng trước khi điều chỉnh và bản đồ hiện trạng khu rừng đặc dụng sau khi được điều chỉnh thể hiện rõ phạm vi, ranh giới, phân khu chức năng. Tùy theo quy mô diện tích của khu rừng đặc dụng, Ban quản lý khu rừng đặc dụng lựa chọn các loại bản đồ phù hợp thống nhất cùng một tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000 hoặc 1/25.000 theo hệ quy chiếu VN2000 (bản sao);

- Báo cáo thuyết minh về điều chỉnh khu rừng đặc dụng (bản chính).

Ban quản lý rừng đặc dụng nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (đối với khu rừng đặc dụng thuộc địa phương quản lý hoặc Tổng cục Lâm nghiệp (đối với khu rừng đặc dụng thuộc Trung ương quản lý).

c) Cơ quan thẩm định hồ sơ và quyết định phê duyệt

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp nhận hồ sơ điều chỉnh đối với khu rừng đặc dụng thuộc địa phương quản lý, trình Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định hồ sơ điều chỉnh gồm: đại diện các Sở, ngành của tỉnh, một số tổ chức khoa học và đơn vị liên quan; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là Chủ tịch Hội đồng.

- Tổng cục Lâm nghiệp tiếp nhận hồ sơ điều chỉnh đối với khu rừng đặc dụng thuộc Trung ương quản lý, trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phần Hội đồng thẩm định hồ sơ điều chỉnh gồm: đại diện cơ quan thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tổng cục Lâm nghiệp; đại diện một số tổ chức khoa học và đại diện các đơn vị có liên quan; Lãnh đạo Tổng cục Lâm nghiệp là Chủ tịch Hội đồng.

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt điều chỉnh khu rừng đặc dụng do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập thuộc địa phương quản lý theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và văn bản đồng thuận của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phê duyệt điều chỉnh khu rừng đặc dụng do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập thuộc địa phương quản lý theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và văn bản đồng thuận của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt điều chỉnh khu rừng đặc dụng do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập thuộc Trung ương quản lý theo đề nghị của Tổng cục Lâm nghiệp.

d) Thời gian thẩm định hồ sơ và quyết định phê duyệt

- Thời gian hoàn thành việc thẩm định hồ sơ không quá hai mươi (20) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

- Thời gian hoàn thành quyết định phê duyệt điều chỉnh khu rừng đặc dụng do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập không quá mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ.

- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, thì trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thông báo cho đơn vị nộp hồ sơ biết để hoàn thiện.

3. Điều chỉnh giảm diện tích khu rừng đặc dụng

a) Việc chuyển mục đích sử dụng rừng đặc dụng sang mục đích khác không phải lâm nghiệp chỉ được thực hiện khi quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nước được duyệt; hoặc được Thủ tướng Chính phủ cho phép chuyển mục đích sử dụng khu rừng đặc dụng đó.

Ngoài những căn cứ trên, việc chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng còn phải thực hiện theo quy định tại Điều 3 Nghị quyết số 49/2010/QH-12 ngày 19 tháng 6 năm 2010 của Quốc hội Khóa XII về dự án, công trình quan trọng quốc gia trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư.

b) Hồ sơ trình thẩm định chuyển mục đích sử dụng rừng đặc dụng thuộc địa phương quản lý gồm:

- Tờ trình của Ban quản lý khu rừng đặc dụng (bản chính);

- Văn bản thỏa thuận của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật (bản chính);

- Dự án đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt (bản chính);

- Phương án đền bù giải phóng mặt bằng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt (bản chính);

- Phương án trồng rừng mới thay thế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt (bản chính);

- Bản đồ hiện trạng trước khi chuyển mục đích sử dụng rừng và bản đồ hiện trạng khu rừng đặc dụng sau khi được chuyển mục đích sử dụng rừng thể hiện rõ phạm vi, ranh giới, phân khu chức năng. Tùy theo quy mô diện tích của khu rừng đặc dụng, Ban quản lý khu rừng đặc dụng lựa chọn các loại bản đồ phù hợp thống nhất cùng một tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000 hoặc 1/25.000 theo hệ quy chiếu VN2000 (bản sao).

Ban quản lý rừng đặc dụng thuộc địa phương quản lý nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

c) Hồ sơ trình thẩm định chuyển mục đích sử dụng rừng đặc dụng thuộc Trung ương quản lý gồm:

- Tờ trình của Ban quản lý khu rừng đặc dụng (bản chính);

- Văn bản đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có khu rừng đặc dụng (bàn chính);

- Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật (bản chính);

- Dự án đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt (bản chính);

- Phương án đền bù giải phóng mặt bằng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt (bản chính);

- Phương án trồng rừng mới thay thế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt (bản chính);

- Bản đồ hiện trạng trước khi chuyển mục đích sử dụng rừng và bản đồ hiện trạng khu rừng đặc dụng sau khi được chuyển mục đích sử dụng rừng thể hiện rõ phạm vi, ranh giới, phân khu chức năng. Tùy theo quy mô diện tích của khu rừng đặc dụng, Ban quản lý khu rừng đặc dụng lựa chọn các loại bản đồ phù hợp thống nhất cùng một tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000 hoặc 1/25.000 theo hệ quy chiếu VN2000 (bản sao).

Ban quản lý rừng đặc dụng thuộc Trung ương quản lý nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Tổng cục Lâm nghiệp.

d) Cơ quan thẩm định hồ sơ và quyết định phê duyệt

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp nhận hồ sơ chuyển mục đích sử dụng rừng đối với khu rừng đặc dụng thuộc địa phương quản lý, trình Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định hồ sơ sơ chuyển mục đích sử dụng rừng gồm: đại diện các Sở, ngành của tỉnh, một số tổ chức khoa học và đơn vị liên quan; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là Chủ tịch Hội đồng.

- Tổng cục Lâm nghiệp tiếp nhận hồ sơ sơ chuyển mục đích sử dụng rừng đối với khu rừng đặc dụng thuộc Trung ương quản lý, trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phần Hội đồng thẩm định hồ sơ sơ chuyển mục đích sử dụng rừng gồm: đại diện cơ quan thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tổng cục Lâm nghiệp; đại diện một số tổ chức khoa học và đại diện các đơn vị có liên quan; Lãnh đạo Tổng cục Lâm nghiệp là Chủ tịch Hội đồng.

- Thủ tướng Chính phủ quyết định chuyển mục đích sử dụng đối với khu rừng đặc dụng do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chuyển mục đích sử dụng đối với khu rừng đặc dụng khác.

đ) Thời gian thẩm định và quyết định phê duyệt

- Thời gian hoàn thành việc thẩm định hồ sơ không quá hai mươi (20) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

- Thời gian hoàn thành quyết định phê duyệt chuyển mục đích sử dụng rừng của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không quá mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ.

- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thông báo cho cơ quan trình hồ sơ biết để hoàn thiện.

Điều 5. Nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập trong khu rừng đặc dụng có tổ chức, cá nhân người nước ngoài quy định tại Điều 20 Nghị định số 117/2010/NĐ-CP

1. Tổ chức nghiên cứu khoa học, cơ sở đào tạo, nhà khoa học, học sinh, sinh viên nước ngoài hoặc có sự tham gia của tổ chức, cá nhân người nước ngoài trước khi tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập tại các khu rừng đặc dụng phải gửi chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập tới Tổng cục Lâm nghiệp xem xét, chấp thuận bằng văn bản.

2. Đề tài nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập trong khu rừng đặc dụng phải thể hiện rõ tính cấp thiết, mục tiêu, nội dung, phương pháp thu thập mẫu vật, nguồn gen của những loài với số lượng cụ thể, thời gian nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập của từng chương trình, dự án, đề tài.

3. Hồ sơ nghiên cứu khoa học gồm:

a) Văn bản đề nghị của đơn vị nghiên cứu, khoa học, giảng dạy, thực tập (bản chính);

b) Chương trình, đề án, đề tài nghiên cứu khoa học được cấp có thẩm quyền phê duyệt (cấp Trường, Viện trở lên), đảm bảo các yêu cầu tại khoản 2, điều này (bản chính);

c) Văn bản thoả thuận hợp tác khoa học đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (bản sao chứng thực);

d) Bản sao chụp hộ chiếu người nước ngoài tham gia đoàn nghiên cứu khoa học và các giấy tờ ngoại vụ khác kèm theo (nếu có).

Tổ chức cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Tổng cục Lâm nghiệp

4. Thời gian xử lý hồ sơ

Thời gian Tổng cục Lâm nghiệp xem xét, hoàn thành văn bản đồng thuận không quá năm (05) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn ba (03) ngày làm việc, Tổng cục Lâm nghiệp phải thông báo cho đơn vị biết để hoàn thiện.

5. Chậm nhất hai tuần sau khi kết thúc hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập tại khu rừng đặc dụng, tổ chức, cá nhân là chủ nhiệm chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu phải gửi báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập cho Ban quản lý khu rừng đặc dụng và Tổng cục Lâm nghiệp.

6. Mức thu tiền dịch vụ cho các hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập thực hiện theo hợp đồng thỏa thuận giữa Ban quản lý khu rừng đặc dụng với tổ chức, cá nhân nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập trong khu rừng đặc dụng. Việc quản lý và sử dụng nguồn thu này thực hiện theo quy định của Nhà nước về quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu.

Điều 6. Sử dụng bền vững tài nguyên quy định tại Điều 21 Nghị định số 117/2010/NĐ-CP

1. Ban quản lý khu rừng đặc dụng lập đề án sử dụng bền vững tài nguyên của khu rừng đặc dụng.

2. Các loại tài nguyên được sử dụng bền vững gồm:

- Các loại tài nguyên rừng quy định tại Điều 21 của Nghị định số 117/2010/NĐ-CP;

- Tài nguyên đất ngập nước, biển theo quy định của pháp luật;

- Các giá trị thẩm mỹ của cảnh quan tự nhiên, các giá trị tiêu biểu của hệ sinh thái và đa dạng sinh học trong khu rừng đặc dụng để thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng theo quy định tại Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ.

3. Nguyên tắc sử dụng bền vững tài nguyên rừng đặc dụng: đảm bảo các mục tiêu bảo tồn và phát triển bền vững đối với tài nguyên thiên nhiên, giá trị đa dạng sinh học, cảnh quan, môi trường và các chức năng khác của khu rừng đặc dụng.

4. Nội dung chủ yếu của đề án sử dụng bền vững tài nguyên gồm:

a) Hiện trạng, phân bố, trữ lượng hoặc quy mô quần thể và khả năng sử dụng của các loại tài nguyên;

b) Mục đích, phương thức, phương pháp sử dụng bền vững tài nguyên;

c) Danh mục các loại tài nguyên được sử dụng bền vững;

d) Quản lý, giám sát việc sử dụng bền vững tài nguyên;

đ) Hiệu quả, tổ chức thực hiện, chia sẻ lợi ích của việc sử dụng bền vững tài nguyên.

5. Hồ sơ trình thẩm định đề án sử dụng bền vững tài nguyên gồm:

- Văn bản của Thủ tướng Chính phủ về chủ trương sử dụng bền vững tài nguyên (nếu có);

- Tờ trình của Ban quản lý khu rừng đặc dụng (bản chính);

- Văn bản đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (bản chính);

- Văn bản thỏa thuận của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Đề án sử dụng bền vững tài nguyên quy định tại khoản 4, Điều này.

Ban quản lý khu rừng đặc dụng nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (đối với khu rừng đặc dụng thuộc địa phương quản lý) hoặc Tổng cục Lâm nghiệp (đối với khu rừng đặc dụng thuộc Trung ương quản lý).

6. Cơ quan thẩm định hồ sơ và quyết định phê duyệt:

a) Cơ quan thẩm định hồ sơ

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp nhận hồ sơ thẩm định đề án sử dụng bền vững tài nguyên rừng và các loại tài nguyên khác của khu rừng đặc dụng thuộc địa phương quản lý, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định gồm: đại diện các Sở, ngành của tỉnh, một số tổ chức khoa học và đơn vị liên quan; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là Chủ tịch Hội đồng.

- Tổng cục Lâm nghiệp tiếp nhận hồ sơ thẩm định đề án sử dụng bền vững tài nguyên rừng và các loại tài nguyên khác của khu rừng đặc dụng thuộc Trung ương quản lý, trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập Hội đồng thẩm định gồm: đại diện cơ quan thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đại diện một số tổ chức khoa học và đơn vị có liên quan; Lãnh đạo Tổng cục Lâm nghiệp là Chủ tịch Hội đồng.

b) Cơ quan quyết định phê duyệt

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp hồ sơ sau thẩm định, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt đề án sử dụng bền vững tài nguyên rừng và các loại tài nguyên khác của khu rừng đặc dụng thuộc địa phương quản lý .

- Tổng cục Lâm nghiệp tổng hợp hồ sơ sau thẩm định, trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt đề án sử dụng bền vững tài nguyên rừng và các loại tài nguyên khác của khu rừng đặc dụng thuộc Trung ương quản lý.

c) Thời gian thẩm định hồ sơ và quyết định phê duyệt

- Thời gian hoàn thành việc thẩm định hồ sơ không quá hai mươi (20) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

- Thời gian hoàn thành quyết định phê duyệt đề án không quá mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ.

- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thông báo cho cơ quan trình hồ sơ biết để hoàn thiện.

7. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đề án sử dụng bền vững tài nguyên quy định tại Khoản 6 Điều này tổ chức kiểm tra, giám sát đảm bảo việc thực hiện đúng nội dung của đề án được duyệt và quy định của pháp luật.

8. Kinh phí lập đề án sử dụng bền vững tài nguyên của các khu rừng đặc dụng được cân đối trong kế hoạch tài chính hàng năm theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Điều 7. Dịch vụ môi trường rừng quy định tại Điều 22 Nghị định số 117/2010/NĐ-CP

1. Các loại dịch vụ môi trường rừng theo quy định tại Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ thì thực hiện theo các hướng dẫn và quy định hiện hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài chính.

2. Ban quản lý khu rừng đặc dụng tuân thủ chế độ quản lý tài chính về chi trả dịch vụ môi trường rừng được quy định tại Điều 36 Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 và Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và văn bản thay thế Nghị định này; Trong đó, tiền thu được từ cung ứng dịch vụ môi trường rừng phải ưu tiên sử dụng cho các hoạt động bảo vệ rừng và bảo tồn thiên nhiên.

3. Đối với trường hợp cung ứng dịch vụ môi trường rừng khác (mà không trái với các quy định tại Nghị định 99/2010/NĐ-CP), như cho thuê môi trường rừng để nghiên cứu khoa học, kinh doanh khác: Ban quản lý khu rừng đặc dụng lập phương án trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt (đối với khu rừng đặc dụng thuộc địa phương) hoặc trình Tổng cục Lâm nghiệp phê duyệt (đối với khu rừng đặc dụng thuộc trung ương).

4. Nội dung chủ yếu của phương án dịch vụ môi trường rừng gồm:

a) Hiện trạng rừng, đất đai, các phân khu chức năng và các đặc trưng có liên quan đến dịch vụ môi trường rừng; tiềm năng chi trả dịch vụ môi trường rừng;

b) Xác định các loại dịch vụ môi trường theo hình thức chi trả trực tiếp; xác định nguồn thu từ chi trả dịch vụ môi trường rừng;

c) Xác định phương thức liên kết, chia sẻ lợi ích, quản lý và sử dụng tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng;

d) Xác định các đối tượng chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng;

đ) Xác định các đối tượng được hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng và phương thức, biện pháp chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng.

5. Cơ quan thẩm định hồ sơ và quyết định phê duyệt

a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định phương án dịch vụ môi trường rừng đối với khu rừng đặc dụng thuộc địa phương quản lý trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phê duyệt.

b) Tổng cục Lâm nghiệp thẩm định phương án dịch vụ môi trường rừng đối với khu rừng đặc dụng thuộc Trung ương quản lý trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định phê duyệt.

6. Thời gian thẩm định và quyết định phê duyệt

a) Thời gian hoàn thành việc thẩm định hồ sơ không quá hai mươi (20) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

b) Thời gian hoàn thành quyết định phê duyệt phương án không quá mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thông báo cho cơ quan trình hồ sơ biết để hoàn thiện.

7. Kinh phí lập phương án dịch vụ môi trường rừng của các khu rừng đặc dụng được cân đối trong kế hoạch tài chính hàng năm theo quy định hiện hành của Nhà nước. Trường hợp liên kết với các tổ chức, cá nhân khác thì kinh phí lập phương án dịch vụ môi trường rừng do hai bên thỏa thuận.

Điều 8. Hoạt động du lịch sinh thái quy định tại Điều 23 Nghị định số 117/2010/NĐ-CP

1. Hoạt động du lịch sinh thái trong khu rừng đặc dụng phải được tổ chức thực hiện theo đúng quy định tại Điều 55 Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng; Điều 23 Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng; các quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quản lý hoạt động du lịch sinh thái tại các khu rừng đặc dụng; quy hoạch bảo vệ và phát triển bền vững khu rừng đặc dụng được duyệt.

2. Ban quản lý khu rừng đặc dụng tự tổ chức hoặc liên kết với tổ chức, cá nhân khác để kinh doanh dịch vụ nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, vui chơi giải trí; hoặc Ban quản lý khu rừng đặc dụng liên doanh với tổ chức, cá nhân khác để kinh doanh dịch vụ nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, vui chơi giải trí theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh mà không thành lập pháp nhân theo quy định tại Điều 23 của Luật Đầu tư (2005) và Điều 9 của Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư, thì Ban quản lý khu rừng đặc dụng tổ chức lập dự án du lịch sinh thái phù hợp với quy hoạch bảo tồn và phát triển khu rừng đặc dụng đã được duyệt.

a) Dự án phải thể hiện rõ các nội dung chủ yếu sau:

- Hiện trạng các loại tài nguyên du lịch và các loại sản phẩm du lịch;

- Thuyết minh chi tiết các tuyến, địa điểm tổ chức du lịch; địa điểm, quy mô xây dựng các công trình kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch;

- Các giải pháp bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học và đánh giá tác động môi trường;

- Phương thức tự tổ chức du lịch sinh thái hoặc liên doanh, liên kết; trong đó xác định chi tiết về sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương gắn với văn hóa bản địa;

- Tổ chức giám sát hoạt động du lịch sinh thái;

- Vốn đầu tư, nguồn vốn, phân kỳ đầu tư; phương thức phân chia lợi nhuận, lợi ích; quản lý và sử dụng nguồn thu từ du lịch sinh thái; nghĩa vụ và quyền hạn của các bên có liên quan;

- Các loại bản đồ du lịch sinh thái thống nhất cùng một tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000 hoặc 1/25.000 theo hệ quy chiếu VN2000 gồm: Bản đồ hiện trạng tài nguyên thiên nhiên, du lịch của khu rừng đặc dụng; Bản đồ quy hoạch các tuyến, điểm du lịch, tổ chức không gian kiến trúc và hạ tầng du lịch của khu rừng đặc dụng.

b) Hồ sơ trình thẩm định dự án gồm:

- Tờ trình của Ban quản lý khu rừng đặc dụng (bản chính);

- Báo cáo dự án quy định tại điểm a, Khoản này (bản chính);

- Các tài liệu khác liên quan (nếu có).

Ban quản lý khu rừng đặc dụng nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (đối với khu rừng đặc dụng thuộc địa phương quản lý) hoặc Tổng cục Lâm nghiệp (đối với khu rừng đặc dụng thuộc Trung ương quản lý).

c) Cơ quan thẩm định hồ sơ và quyết định phê duyệt

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định hồ sơ dự án du lịch sinh thái đối với khu rừng đặc dụng thuộc địa phương quản lý.

- Tổng cục Lâm nghiệp thẩm định hồ sơ dự án du lịch sinh thái đối với khu rừng đặc dụng thuộc Trung ương quản lý.

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phê duyệt hồ sơ dự án du lịch sinh thái đối với khu rừng đặc dụng thuộc địa phương quản lý theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định phê duyệt hồ sơ dự án du lịch sinh thái đối với khu rừng đặc dụng thuộc Trung ương quản lý theo đề nghị của Tổng cục Lâm nghiệp.

d) Thời gian thẩm định và quyết định phê duyệt

- Thời gian hoàn thành thẩm định dự án phát triển du lịch sinh thái khu rừng đặc dụng không quá hai mươi (20) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

- Thời gian hoàn thành quyết định phê duyệt dự án phát triển du lịch sinh thái khu rừng đặc dụng không quá mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ.

- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thông báo cho cơ quan trình hồ sơ biết để hoàn thiện.

đ) Kinh phí lập dự án du lịch sinh thái được cân đối trong kế hoạch tài chính hàng năm theo quy định hiện hành của Nhà nước. Trường hợp liên kết với tổ chức, cá nhân khác thì kinh phí lập dự án đầu tư du lịch sinh thái do hai bên thỏa thuận.

e) Trường hợp liên kết kinh doanh du lịch sinh thái, thì sau khi dự án được duyệt, Ban quản lý khu rừng đặc dụng ký hợp đồng liên kết hoặc liên doanh theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh với tổ chức, cá nhân khác theo đúng dự án được duyệt và quy định của pháp luật.

3. Ban quản lý khu rừng đặc dụng cho tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái

a) Ban quản lý khu rừng đặc dụng tổ chức lập, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đề án cho thuê môi trường rừng đặc dụng để kinh doanh du lịch sinh thái quy định tại Điểm c, Khoản này, phù hợp với quy hoạch bảo tồn và phát triển khu rừng đặc dụng đã được duyệt.

b) Không chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng đối với các công trình phục vụ du lịch sinh thái trong diện tích cho thuê môi trường rừng.

c) Đề án cho thuê môi trường rừng đặc dụng để phát triển du lịch sinh thái phải thể hiện cụ thể các nội dung chủ yếu sau:

- Hiện trạng tài nguyên thiên nhiên; tài nguyên du lịch và các loại sản phẩm du lịch;

- Thuyết minh chi tiết phương án phát triển các tuyến, địa điểm tổ chức du lịch. Diện tích, vị trí khu rừng, mục đích, thời gian thuê;

- Địa điểm, quy mô xây dựng các công trình kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch;

- Các giải pháp bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học và đánh giá tác động môi trường;

- Tổ chức giám sát hoạt động du lịch sinh thái;

- Các loại bản đồ du lịch sinh thái thống nhất cùng một tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000 hoặc 1/25.000 theo hệ quy chiếu VN2000 gồm: Bản đồ hiện trạng tài nguyên thiên nhiên, du lịch của khu rừng đặc dụng; Bản đồ quy hoạch các tuyến, điểm du lịch, tổ chức không gian kiến trúc và hạ tầng du lịch của khu rừng đặc dụng.

d) Hồ sơ trình thẩm định đề án gồm:

- Tờ trình của Ban quản lý khu rừng đặc dụng (bản chính);

- Báo cáo đề án quy định tại điểm c, Khoản này (bản chính);

- Các tài liệu khác liên quan (nếu có).

Ban quản lý khu rừng đặc dụng nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (đối với khu rừng đặc dụng thuộc địa phương quản lý) hoặc Tổng cục Lâm nghiệp (đối với khu rừng đặc dụng thuộc Trung ương quản lý).

đ) Cơ quan thẩm định hồ sơ và quyết định phê duyệt

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định hồ sơ đề án cho thuê môi trường rừng đặc dụng đối với khu rừng đặc dụng thuộc địa phương quản lý.

- Tổng cục Lâm nghiệp thẩm định hồ sơ đề án cho thuê môi trường rừng đặc dụng đối với khu rừng đặc dụng thuộc Trung ương quản lý.

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phê duyệt hồ sơ đề án cho thuê môi trường rừng đặc dụng đối với khu rừng đặc dụng thuộc địa phương quản lý theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định phê duyệt hồ sơ đề án cho thuê môi trường rừng đặc dụng đối với khu rừng đặc dụng thuộc Trung ương quản lý theo đề nghị của Tổng cục Lâm nghiệp.

e) Thời gian thẩm định và quyết định phê duyệt

- Thời gian hoàn thành việc thẩm định hồ sơ đề án cho thuê môi trường rừng đặc dụng không quá hai mươi (20) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

- Thời gian hoàn thành quyết định phê duyệt hồ sơ đề án cho thuê môi trường rừng đặc dụng không quá mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ.

- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thông báo cho cơ quan trình hồ sơ biết để hoàn thiện.

g) Sau khi đề án cho thuê môi trường rừng đặc dụng để phát triển du lịch sinh thái được duyệt, tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng phối hợp với Ban quản lý khu rừng đặc dụng lập dự án đầu tư du lịch sinh thái phù hợp với quy hoạch bảo tồn và phát triển khu rừng đặc dụng đã được duyệt và quy định tại Điểm c, Khoản 3 của Điều này.

Ban quản lý khu rừng đặc dụng có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng thực hiện dự án theo đúng đề án cho thuê môi trường rừng và quy định của pháp luật.

h) Kinh phí lập đề án cho thuê môi trường rừng để phát triển du lịch sinh thái được cân đối trong kế hoạch tài chính hàng năm theo quy định hiện hành của Nhà nước. Kinh phí lập dự án đầu tư du lịch sinh thái do tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng đảm bảo.

Điều 9. Về tổ chức, quản lý rừng đặc dụng quy định tại các Điều 14, 26 và 28 Nghị định số 117/2010/NĐ-CP

1. Quản lý khu rừng đặc dụng

a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý nhà nước hệ thống rừng đặc dụng trong phạm vi cả nước, phân cấp cho Tổng cục Lâm nghiệp trực tiếp quản lý các khu rừng đặc dụng nằm trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học.

b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước các khu rừng đặc dụng trên địa bàn, trực tiếp quản lý các Vườn quốc gia và phân cấp cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trực tiếp quản lý các khu rừng đặc dụng khác thuộc địa phương.

2. Bổ nhiệm, miễn nhiệm Giám đốc, Phó giám đốc; Hạt trưởng, Phó hạt trưởng Hạt Kiểm lâm khu rừng đặc dụng

a) Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh Giám đốc các khu rừng đặc dụng thuộc Trung ương quản lý.

b) Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh Phó giám đốc, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm các khu rừng đặc dụng thuộc Trung ương quản lý; bổ nhiệm, miễn các Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm theo đề nghị của Cục trưởng Cục Kiểm lâm và Giám đốc các khu rừng đặc dụng thuộc Trung ương quản lý.

c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh Giám đốc đồng thời là Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm và Phó giám đốc của các khu rừng đặc dụng thuộc địa phương quản lý.

d) Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm của các khu rừng đặc dụng thuộc địa phương quản lý theo đề nghị của Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm khu rừng đặc dụng.

đ) Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm khu rừng đặc dụng bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh Trưởng, Phó các bộ phận trong bộ máy tổ chức của Hạt Kiểm lâm khu rừng đặc dụng.

3. Thành lập Hạt kiểm lâm rừng đặc dụng

Ban quản lý khu rừng đặc dụng lập đề án thành lập Hạt kiểm lâm khu rừng đặc dụng, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Thẩm quyền quyết định thành lập Hạt Kiểm lâm khu rừng đặc dụng

- Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định thành lập Hạt Kiểm lâm khu rừng đặc dụng thuộc Trung ương quản lý.

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Hạt Kiểm lâm khu rừng đặc dụng thuộc địa phương quản lý sau khi có thỏa thuận bằng văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

4. Việc tổ chức các trạm kiểm lâm trong khu rừng đặc dụng phải phù hợp với quy hoạch bảo tồn và phát triển khu rừng đặc dụng được duyệt; trường hợp đặc biệt phải được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định đối với khu rừng đặc dụng thuộc Trung ương quản lý, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đối với khu rừng đặc dụng thuộc địa phương quản lý.

5. Đối với các khu rừng đặc dụng có hợp phần đất ngập nước, biển thì Hạt Kiểm lâm các khu rừng đặc dụng này thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ hợp phần đất ngập nước, biển của khu rừng đặc dụng.

Điều 10. Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật quy định tại Điều 31 Nghị định số 117/2010/NĐ-CP

1. Thành lập Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật

a) Chỉ thành lập mới Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật ở những khu rừng đặc dụng có giá trị đa dạng sinh học cao để thực hiện nhiệm vụ bảo tồn đối với cả vùng, khu vực phù hợp với quy hoạch hệ thống cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật cả nước.

b) Ban quản lý khu rừng đặc dụng lập đề án thành lập Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật.

c) Nội dung cơ bản của đề án thành lập Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật

- Luận chứng về sự cần thiết về cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật đối với cả vùng, khu vực;

- Xác định nhu cầu và nguồn vốn đầu tư, nhân lực, trang thiết bị kỹ thuật đáp ứng các hoạt động cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật;

- Cơ cấu tổ chức của Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật;

- Quy chế hoạt động;

- Tổ chức thực hiện.

2. Thẩm định, phê duyệt đề án thành lập Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật

a) Hồ sơ trình thẩm định đề án gồm:

- Tờ trình của Ban quản lý khu rừng đặc dụng (bản chính);

- Báo cáo đề án quy định tại Điểm c, Khoản 1 của Điều này (bản chính);

- Các tài liệu khác liên quan (nếu có).

Ban quản lý khu rừng đặc dụng nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (đối với khu rừng đặc dụng thuộc địa phương quản lý) hoặc Tổng cục Lâm nghiệp (đối với khu rừng đặc dụng thuộc Trung ương quản lý).

b) Cơ quan thẩm định hồ sơ và quyết định phê duyệt

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì thẩm định hồ sơ đề án thành lập trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật đối với khu rừng đặc dụng thuộc địa phương quản lý. Thành phần Hội đồng thẩm định bao gồm: đại diện các Sở, ngành của tỉnh, một số tổ chức khoa học và đơn vị liên quan; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là Chủ tịch Hội đồng.

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt đề án thành lập trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật theo kết quả thẩm định của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và văn bản đồng thuận của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Tổng cục Lâm nghiệp chủ trì thẩm định hồ sơ đề án thành lập trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật đối với khu rừng đặc dụng thuộc Trung ương quản lý, trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định phê duyệt. Thành phần Hội đồng thẩm định bao gồm: đại diện cơ quan thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tổng cục Lâm nghiệp; đại diện một số tổ chức khoa học và đại diện các đơn vị có liên quan; Lãnh đạo Tổng cục Lâm nghiệp là Chủ tịch Hội đồng.

c) Thời gian thẩm định và quyết định phê duyệt

- Thời gian hoàn thành thẩm định đề án thành lập trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật khu rừng đặc dụng không quá mười lăm (15) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ.

- Thời gian hoàn thành phê duyệt đề án thành lập trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật khu rừng đặc dụng không quá ba mươi (30) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ.

- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thông báo cho cơ quan trình hồ sơ biết để hoàn thiện.

3. Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật

a) Về cứu hộ và tái thả

- Tiếp nhận các cá thể sinh vật tịch thu từ các vụ vi phạm pháp luật; tự nguyện giao nộp của các tổ chức, cá nhân để điều trị, nuôi phục hồi chức năng của sinh vật sau điều trị.

- Tái thả sinh vật về môi trường sống tự nhiên của chúng sau cứu hộ.

b) Về bảo tồn

- Lưu trữ, bảo tồn nguồn gen các loài nguy cấp, quý, hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng.

- Nghiên cứu, thu thập các số liệu, thông tin về sinh học và sinh lý của các loài sinh vật được bảo tồn.

- Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học.

c) Về phát triển bền vững các loài sinh vật và cung ứng nguồn giống cho phát triển gây nuôi bền vững

- Thông tin, tuyên truyền, phát hành tài liệu hướng dẫn kỹ thuật cho các tổ chức và cá nhân nuôi hợp pháp các loài động vật rừng.

- Cung ứng nguồn giống sinh vật, dịch vụ về thú y cho các tổ chức và cá nhân để gây nuôi phát triển bền vững theo quy định của pháp luật.

d) Tổ chức thực hiện công tác nghiên cứu khoa học theo các đề tài, dự án nghiên cứu, thực nghiệm khoa học kỹ thuật về cứu hộ, phát triển sinh vật và bảo tồn đa dạng sinh học.

đ) Hợp tác quốc tế về cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật.

4. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật

Tùy theo nhu cầu thực tế về công tác cứu hộ và nguồn lực của khu rừng đặc dụng, Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật có tố đa các bộ phận sau:

a) Bộ phận nghiên cứu khoa học về cứu hộ, bảo tồn, phát triển sinh vật;

b) Bộ phận kiểm dịch các cá thể sinh vật mới tiếp nhận và thú y;

c) Bộ phận phục hồi chức năng, nuôi bán hoang dã sau cứu hộ trước khi tái thả về nơi cư trú tự nhiên;

d) Bộ phận nghiên cứu gây nuôi sinh sản, cung ứng nguồn giống;

đ) Bộ phận hậu cần; chế biến thức ăn.

5. Kinh phí lập đề án thành lập và hoạt động của Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật:

- Kinh phí lập đề án thành lập và hoạt động của Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật được cấp từ nguồn ngân sách nhà nước; thu từ các hoạt động dịch vụ của Trung tâm; hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

- Ngân sách địa phương đảm bảo kinh phí lập đề án và hoạt động cho Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật của khu rừng đặc dụng thuộc địa phương quản lý. Ngân sách trung ương đảm bảo kinh phí hoạt động cho Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật của khu rừng đặc dụng thuộc Trung ương quản lý.

Điều 11. Xác định vùng đệm, dự án đầu tư vùng đệm và trách nhiệm quản lý vùng đệm quy định tại các Điều 32, 33 và 34 Nghị định số 117/2010/NĐ-CP

1. Xác định vùng đệm của khu rừng đặc dụng

a) Vùng đệm là diện tích rừng hoặc đất ngập nước có ranh giới liền kề với khu rừng đặc dụng, có tác dụng ngăn ngừa hoặc triệt tiêu nạn xâm hại vào khu rừng đặc dụng.

b) Mục đích của vùng đệm là ngăn ngừa các tác động tiêu cực của người dân vào khu rừng đặc dụng thông qua sự phối hợp trong quản lý hệ sinh thái tự nhiên và phát triển giữa Ban quản lý rừng đặc dụng, chính quyền địa phương, và người dân địa phương sinh sống trong vùng đệm.

c) Chức năng chủ yếu của vùng đệm: góp phần bảo tồn diện tích rừng đặc dụng, tăng cường giá trị bảo tồn trong bản thân vùng đệm, nâng cao sinh kế người dân theo phương châm đồng quản lý để thu hút họ tham gia các hoạt động bảo tồn của khu rừng đặc dụng.

d) Vùng đệm bao gồm những diện tích nằm ngoài ranh giới khu rừng đặc dụng (vùng đệm bên ngoài) và diện tích nằm trong ranh giới khu rừng đặc dụng đang có các hộ dân sinh sống hợp pháp (vùng đệm bên trong).

- Vùng đệm nằm trong ranh giới khu rừng đặc dụng: là khu vực diện tích đất bên trong khu rừng đặc dụng đang có các hộ dân sinh sống hợp pháp được xác định để thực hiện cơ chế quản lý đặc thù nhằm mục đích ổn định và cải thiện cuộc sống của người dân; giảm thiểu, ngăn ngừa các tác động xâm hại rừng đặc dụng; thu hút người dân tham gia các hoạt động của khu rừng đặc dụng.

Ban quản lý khu rừng đặc dụng xác định phạm vi, ranh giới, quy mô diện tích của vùng đệm nằm trong ranh giới khu rừng đặc dụng phù hợp với yêu cầu trên đây, bao gồm: diện tích đất ở, đất canh tác, nương rẫy cố định của các hộ dân cư được thể hiện trên bản đồ, cắm mốc ranh giới rõ ràng trên thực địa.

- Vùng đệm nằm ngoài ranh giới khu rừng đặc dụng: là khu vực diện tích đất bên ngoài khu rừng đặc dụng, bao gồm đất có rừng, đất trống hoặc vùng đất có mặt nước nằm liền kề với khu rừng đặc dụng được xác định để thực hiện cơ chế quản lý đặc thù nhằm bảo vệ rừng, hệ sinh thái tự nhiên, liên kết hành lang bảo tồn giữa các khu rừng đặc dụng; ổn định và cải thiện cuộc sống của dân cư; giảm thiểu và ngăn ngừa các tác động xâm hại rừng đặc dụng; thu hút người dân tham gia các hoạt động của khu rừng đặc dụng.

Ban quản lý khu rừng đặc dụng phối hợp với chính quyền địa phương xác định phạm vi, ranh giới, quy mô diện tích của vùng đệm nằm ngoài khu rừng đặc dụng phù hợp với yêu cầu trên đây, bao gồm toàn bộ hoặc một phần địa bàn các xã, phường, thị trấn tiếp giáp ranh giới với khu rừng đặc dụng, được thể hiện rõ trên bản đồ và thực địa.

2. Dự án đầu tư vùng đệm

Nội dung chủ yếu của dự án đầu tư vùng đệm bao gồm:

a) Tổ chức các biện pháp bảo vệ rừng, bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên và đa dạng sinh học;

b) Hỗ trợ cộng đồng dân cư vùng đệm về canh tác nông, lâm, ngư nghiệp có hiệu quả về kinh tế, xã hội, môi trường và phù hợp với tập quán địa phương;

c) Tổ chức hoạt động sử dụng bền vững và chia sẻ lợi ích tài nguyên của khu rừng đặc dụng;

d) Tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức pháp luật bảo vệ rừng, bảo tồn hệ sinh thái và đa dạng sinh học;

đ) Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế xã hội, để giảm áp lực lên công tác bảo tồn trong vùng đệm theo chính sách đầu tư và cơ chế tài chính cho hệ thống rừng đặc dụng theo quy định.

e) Xác định nhu cầu vốn đầu tư, nguồn vốn đầu tư, phân kỳ đầu tư;

g) Tổ chức quản lý vùng đệm, trong đó quy định cụ thể nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã, lãnh đạo thôn, các hộ dân cư vùng đệm và Ban quản lý khu rừng đặc dụng trong việc thực hiện dự án đầu tư vùng đệm.

3. Hồ sơ trình thẩm định dự án đầu tư vùng đệm gồm:

- Tờ trình của Ban quản lý khu rừng đặc dụng (bản chính);

- Báo cáo thuyết minh dự án đầu tư vùng đệm quy định tại khoản 2, Điều này (bản chính);

- Văn bản đồng thuận của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Các tài liệu khác liên quan (nếu có).

Ban quản lý khu rừng đặc dụng nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (đối với khu rừng đặc dụng thuộc địa phương quản lý) hoặc Tổng cục Lâm nghiệp (đối với khu rừng đặc dụng thuộc Trung ương quản lý).

4. Cơ quan thẩm định hồ sơ và quyết định phê duyệt:

a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì thẩm định dự án đầu tư vùng đệm của khu rừng đặc dụng thuộc địa phương quản lý trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định phê duyệt sau khi có văn bản đồng thuận của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Thành phần Hội đồng thẩm định bao gồm: đại diện các Sở, ngành của tỉnh, một số tổ chức khoa học và đơn vị liên quan; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là Chủ tịch Hội đồng.

b) Tổng cục Lâm nghiệp chủ trì thẩm định dự án đầu tư vùng đệm của khu rừng đặc dụng thuộc Trung ương quản lý, trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định phê duyệt. Thành phần Hội đồng thẩm định bao gồm: đại diện cơ quan thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tổng cục Lâm nghiệp; đại diện một số tổ chức khoa học và đại diện các đơn vị có liên quan; Lãnh đạo Tổng cục Lâm nghiệp là Chủ tịch Hội đồng.

c) Thời gian thẩm định hồ sơ và quyết định phê duyệt

- Thời gian hoàn thành việc thẩm định hồ sơ không quá hai mươi (20) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

- Thời gian hoàn thành quyết định phê duyệt đề án không quá mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ.

- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thông báo cho cơ quan trình hồ sơ biết để hoàn thiện.

5. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư vùng đệm quy định tại Khoản 4 Điều này tổ chức kiểm tra, giám sát đảm bảo việc thực hiện đúng nội dung của dự án được duyệt và quy định của pháp luật.

6. Ban quản lý khu rừng đặc dụng lập, công khai hoá các nội dung dự thảo dự án đầu tư vùng đệm để lấy ý kiến góp ý, đồng thuận của cộng đồng dân cư trong vùng dự án và có thỏa thuận bằng văn bản của Ủy ban nhân cấp xã trên địa bàn vùng đệm trước khi trình duyệt dự án.

7. Ban quản lý khu rừng đặc dụng là chủ đầu tư dự án vùng đệm, phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp xã trong vùng dự án tổ chức thực hiện dự án vùng đệm.

8. Kinh phí lập dự án đầu tư vùng đệm được cân đối trong kế hoạch tài chính hàng năm theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Điều 12. Kế hoạch hoạt động trong khu rừng đặc dụng quy định tại Điều 35 Nghị định số 117/2010/NĐ-CP

1. Nội dung kế hoạch hoạt động của khu rừng đặc dụng

a) Căn cứ vào quy hoạch bảo vệ và phát triển khu rừng đặc dụng được duyệt, Ban quản lý khu rừng đặc dụng lập kế hoạch giai đoạn 5 năm, hàng năm của khu rừng đặc dụng theo quy định hiện hành của Nhà nước.

b) Kế hoạch hoạt động của khu rừng đặc dụng phải thể hiện rõ mục tiêu, giải pháp tổ chức thực hiện có hiệu quả về các lĩnh vực: bảo vệ, bảo tồn rừng, các hệ sinh thái rừng, biển, đất ngập nước; phòng cháy, chữa cháy rừng; bảo tồn, giám sát đa dạng sinh học; nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế; cứu hộ và phát triển bền vững sinh vật; tổ chức thực hiện các dịch vụ môi trường rừng; phát triển du lịch sinh thái; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; thông tin, lưu trữ, quản lý cơ sở dữ liệu; tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng; đầu tư phát triển vùng đệm.

2. Đảm bảo cân đối nguồn lực và trách nhiệm thực hiện kế hoạch

a) Cơ quan phê duyệt kế hoạch hoạt động của khu rừng đặc dụng có trách nhiệm đảm bảo cân đối nguồn nhân lực, tài chính cho các hoạt động của khu rừng đặc dụng, theo dõi, giám sát việc thực hiện kế hoạch của Ban quản lý khu rừng đặc dụng.

b) Ban quản lý khu rừng đặc dụng có trách nhiệm tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch được giao, đồng thời tổ chức theo dõi, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch theo quy định của pháp luật.

Điều 13. Rà soát, phân loại khu rừng đặc dụng; tuyên truyền, nâng cao nhận thức pháp luật; thiết lập hệ thống thông tin, lưu trữ và cơ sở dữ liệu quản lý rừng đặc dụng quy định tại Điều 38 Nghị định 117/2010/NĐ-CP

1. Rà soát, phân loại khu rừng đặc dụng

a) Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức việc rà soát, phân loại các khu rừng đặc dụng thuộc địa phương quản lý theo tiêu chí quy định tại Điều 5 Nghị định số 117/2010/NĐ-CP.

b) Tổng cục Lâm nghiệp tổ chức việc rà soát, phân loại các khu rừng đặc dụng cả nước và trực tiếp tổ chức việc rà soát, phân loại các khu rừng đặc dụng thuộc Trung ương quản lý;

c) Ban quản lý khu rừng đặc dụng rà soát phân loại khu rừng đặc dụng theo tiêu chí quy định tại Điều 5 Nghị định số 117/2010/NĐ-CP, rà soát các phân khu chức năng theo hướng dẫn tại Điều 3 của Thông tư này, điều chỉnh tên của khu rừng đặc dụng đúng với tên gọi của loại rừng đặc dụng đã được rà soát.

d) Trường hợp kết quả rà soát phân loại các khu rừng đặc dụng không thống nhất giữa các cấp thì Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét quyết định cuối cùng.

2. Xác định ranh giới, diện tích của từng khu rừng đặc dụng trên bản đồ và trên thực địa

a) Ban quản lý khu rừng đặc dụng có trách nhiệm tổ chức xác định rõ ranh giới của khu rừng đặc dụng trên bản đồ và trên thực địa.

b) Nội dung xác định ranh giới của khu rừng đặc dụng, gồm:

- Rà soát các văn bản, tài liệu, bản đồ về ranh giới khu rừng đặc dụng;

- Kiểm tra ranh giới khu rừng đặc dụng giữa bản đồ và thực địa, nếu có sự sai khác và không có tranh chấp thì điều chỉnh phù hợp với thực địa, nếu có tranh chấp thì cơ quan có thẩm quyền căn cứ vào vị trí, phạm vi, ranh giới của khu rừng đặc dụng ghi trong quyết định xác lập khu rừng đặc dụng và hồ sơ đất đai có liên quan để xử lý;

- Báo cáo rà soát ranh giới khu rừng đặc dụng, trong đó thuyết minh và mô tả chi tiết về phương thức nhận biết ranh giới trên thực địa; xác định vị trí các mốc ranh giới của khu rừng đặc dụng;

- Lập bản đồ ranh giới khu rừng đặc dụng tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/25.000 hoặc 1/50.000, hệ quy chiếu VN2000.

c) Ban quản lý khu rừng đặc dụng tổ chức việc cắm mốc ranh giới theo Quy chế xác định ranh giới và cắm mốc các loại rừng ban hành kèm theo Quyết định số 3013/1997/QĐ-BNN ngày 20 tháng 11 năm 1997 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

d) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giải quyết kinh phí xác định và cắm mốc ranh giới cho các khu rừng đặc dụng thuộc Trung ương quản lý. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết kinh phí xác định và cắm mốc ranh giới cho các khu rừng đặc dụng thuộc địa phương quản lý.

3. Thời gian và thẩm quyền rà soát, phân loại khu rừng đặc dụng đồng thời với thời gian lập quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững khu rừng đặc dụng quy định tại Khoản 1, Điều 2 của Thông tư này.

4. Tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức pháp luật về bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học và phát triển bền vững rừng đặc dụng

a) Ban quản lý khu rừng đặc dụng có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong khu rừng đặc dụng và vùng đệm.

b) Nội dung tuyên truyền, nâng cao nhận thức pháp luật:

- Các giá trị và chức năng của khu rừng đặc dụng đối với bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển kinh tế-xã hội;

- Các đặc trưng tiêu biểu của các hệ sinh thái, các loài quý, hiếm, nguy cấp tại khu rừng đặc dụng;

- Chính sách, pháp luật và các quy định có liên quan đến bảo vệ, bảo tồn, quản lý rừng đặc dụng và đa dạng sinh học;

- Quy hoạch, kế hoạch của khu rừng đặc dụng; dự án đầu tư vùng đệm;

- Kinh nghiệm và các mô hình bảo vệ, bảo tồn rừng đặc dụng tiên tiến.

c) Tổ chức tuyên truyền trong cộng đồng dân cư sống trong và vùng đệm của khu rừng đặc dụng ít nhất 2 lần trong một năm vào thời điểm và với hình thức phù hợp; tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức các chương trình ngoại khóa cho học sinh ở các trường học trên địa bàn; tuyên truyền cho khách du lịch và những người đến tham quan, học tập; các hình thức khác phù hợp với điều kiện cụ thể của khu rừng đặc dụng.

5. Tổ chức hệ thống thông tin, lưu trữ và cơ sở dữ liệu quản lý rừng đặc dụng

a) Tổng cục Lâm nghiệp tổ chức hệ thống thông tin, lưu trữ và cơ sở dữ liệu quản lý hồ sơ rừng đặc dụng cả nước. Hệ thống thông tin này được kết nối từ Tổng cục Lâm nghiệp đến tất cả các khu rừng đặc dụng trong cả nước để phổ biến các chủ trương, chính sách, pháp luật về quản lý hệ thống rừng đặc dụng; quản lý hồ sơ các khu rừng đặc dụng cả nước; tiếp nhận các thông tin về tình hình hoạt động của các khu rừng đặc dụng.

b) Ban quản lý khu rừng đặc dụng tổ chức hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quản lý hồ sơ của khu rừng đặc dụng và kết nối với hệ thống thông tin, lưu trữ và cơ sở dữ liệu quản lý hồ sơ rừng đặc dụng cả nước theo hướng dẫn của Tổng cục Lâm nghiệp.

Hệ thống thông tin, lưu trữ và cơ sở dữ liệu quản lý hồ sơ của khu rừng đặc dụng phải có các tư liệu về: các tài liệu pháp lý về khu rừng đặc dụng; tài liệu khoa học, kỹ thuật của khu rừng đặc dụng; tài liệu điều tra cơ bản, theo dõi, giám sát tài nguyên, hệ sinh thái, đa dạng sinh học và các loài nguy cấp, quý, hiếm; tài liệu về quản lý và hoạt động của khu rừng đặc dụng; các dữ liệu khác có liên quan.

c) Kinh phí thiết lập, hoạt động, quản lý hệ thống thông tin, lưu trữ và cơ sở dữ liệu rừng đặc dụng được cân đối trong kế hoạch tài chính hàng năm theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Điều 14. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký.

Các quy định trước đây của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trái với quy định tại Thông tư này đều bãi bỏ.

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để kịp thời sửa đổi, bổ sung./.

 

KT. BỘ TRƯỞNG
Thứ trưởng

(Đã ký)

 

Hứa Đức Nhị

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.