• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 01/01/1997
  • Ngày hết hiệu lực: 11/01/2006
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI-BỘ TÀI CHÍNH
Số: 06/LB-TT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Phú Thọ, ngày 28 tháng 2 năm 1997
Thông tư

THÔNG TƯ LIÊN BỘ

Hướng dẫn chế độ bồi dưỡng đối với

công nhân, viên chức một số ngành, nghề đặc biệt trong các doanh nghiệp

 

Thi hàng Quyết định số 611/TTg ngày 4/9/1996 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ bồi dưỡng đối với công nhân, viên chức một số ngành, nghề đặc biệt trong doanh nghiệp; sau khi trao đổi ý kiến với các Bộ, ngành liên quan; Liên bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Tài chính hướng dẫn thực hiện như sau:

 

I. CHẾ ĐỘ ĂN ĐỊNH LƯỢNG:

1. Đối tượng:

Đối tượng hưởng chế độ ăn định lượng theo quy định tại Quyết định số 611/TTg ngày 4/9/1996 của Thủ tướng Chính phủ là những người thường xuyên, trực tiếp làm các công việc cụ thể như sau:

Mức I:

Tổ lái máy bay bao gồm: Lái chính, lái phụ, dẫn đường và cơ giới trên không, xếp lương theo bảng lương công nhân, viên chức hàng không dân dụng (B 11)

Thợ lặn thường xuyên lặn phục vụ các công trình dầu khí, giao thông, thủy lơi,... xếp lương theo bảng lương thợ lặn. (B 12)

Công nhân, viên chức tàu biển vận tải đi nước ngoài, xếp lương theo bảng lương tàu vận tải biển (B 2);

Công nhân, viên chức tàu vận chuyển thủy sản trên biển có công suất từ 800 sức ngựa trở lên, xếp lương theo bảng lương tàu vận chuyển và thu mua cá trên biển (B 9);

Công nhân, viên chức tàu cứu hộ, cứu nạn trên biển, xếp lương theo bảng lương tàu trục vớt và cứu hộ (B 7).

Mức II:

Công nhân xây dựng và khai thác than ở hầm lò, xếp lương theo thang lương khai thác mỏ hầm lò (A 5);

Công nhân, viên chức tàu vận tải biển, kể cả tàu chuyển tải trên biển, xếp lương theo bảng lương tàu vận tải biển (B 2);

Công nhân, viên chức tàu đánh bắt hải sản trên biển, xếp lương theo bảng lương tàu đánh đánh cá biển (B 8);

Công nhân, viên chức tàu vận chuyển hàng thủy sản trên biển có công suất dưới 800 sức ngựa, xếp lương theo bảng lương tàu vận chuyển và thu mua cá trên biển (B 9);

Công nhân, viên chức tàu công trình biển, xếp lương tàu nạo vét biển theo bảng lương tàu công trình (B 6);

Công nhân, viên chức tàu trục vớt ngoài biển, xếp lương theo bảng lương tàu trục vớt và cứu hộ (B 7);

Công nhân, viên chức các tàu địa vật lý, nghiên cứu biển, xếp lương theo bảng lương tàu vận tải biển (B 2) và bảng lương khoa học - kỹ thuật (13) theo Nghị định 25 - CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ;

Công nhân, viên chức tàu hộ tống, tàu dịch vụ dầu khí biển, xếp lương theo bảng lương tàu vận tải biển (B 2); hoa tiêu cảng biển, xếp lương theo bảng lương hoa tiêu (B 3);

Công nhân, viên chức làm việc ở các dàn khoan trên biển (tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí), xếp lương theo thang lương dầu khí (A 3) và bảng lương viên chức chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành phục vụ ở các doanh nghiệp;

Kiểm soát viên không lưu cấp I, II, III; tiếp viên hàng không dân dụng trực tiếp phục vụ hành khách, hàng hoá trên các chuyến bay, xếp lương theo bảng lương công nhân, viên chức hàng không dân dụng (B 11).

Mức III:

Công nhân đèn luồng (kể cả công nhân thay, thả phao báo hiệu trên luồng từ cửa biển vào cảng biển), đèn đảo, xếp lương theo bảng lương công nhân các trạm đèn sông, đèn biển (B 4);

Công nhân, viên chức các ngành, nghề trong thời gian đo đạc, chụp ảnh hàng không thành lập bản đồ; đo đạc thành lập bản đồ địa hình đáy biển.

2. Mức định lượng được hưởng:

Theo 3 mức dưới đây:

Mặt hàng

Đơn

Định lượng trong một tháng

định lượng

vị tính

Mức I

Mức II

Mức III

1. Gạo

kg

24

24

24

2. Thịt, mỡ các loại

-

6

4

3

3. Cá

-

4

3

2

4. Rau

-

10

10

10

5. Đậu, vừng, lạc

-

3

2

2

6. Trứng

quả

15

10

10

7. Đường

kg

3

3

3

8. Sữa đặc

hộp

3

2

2

9. Chè

kg

1

0,5

0,5

10. Nước mắm

lít

1,5

1,5

1,5

11. Bánh, kẹo

kg

3

2

2

12. Hoa quả

kg

10

5

5

13. Gia vị, phụ phí

% trên tổng giá trị các mặt hàng định lượng trên

15%

10%

10%

Chất lượng và giá các mặt hàng định lượng là những mặt hàng thông thường tính theo giá công bố của ngành thống kê trên địa bàn doanh nghiệp đóng tại thời điểm chi trả.

Đối tượng được hưởng chế độ ăn định lượng phải đóng 30% mức tiền ăn định lượng theo quy định trên.

3. Cách tính hưởng định lượng:

Tiêu chuẩn định lượng hàng tháng được tính theo mức độ hoàn thành định mức hoặc bảo đảm thời gian lao động tiêu chuẩn trong tháng. Nếu hoàn thành và hoàn thành vượt định mức lao động hoặc bảo đảm thời gian lao động tiêu chuẩn thì được hưởng đủ tiêu chuẩn định lượng của cả tháng; nếu không hoàn thành định mức lao động hoặc không bảo đảm thời gian lao động tiêu chuẩn thì tiêu chuẩn định lượng được hưởng tương ứng với mức độ hoàn thành định mức lao động hoặc thời gian lao động tiêu chuẩn.

Ví dụ: Tiếp viên ngành hàng không dân dụng Việt Nam định mức phục vụ trên các chuyến bay là 60 giờ/tháng. Nếu thực hiện đủ 60 giờ thì được hưởng tiêu chuẩn định lượng (mức II) của cả tháng. Nếu chỉ thực hiện được 42 giờ/tháng thì chỉ được hưởng 7% (42:60) mức định lượng của cả tháng.

Doanh nghiệp không được chi trả bằng tiền mà phải tổ chức bảo đảm ăn đủ tiêu chuẩn định lượng bằng hiện vật cho các đối tượng theo quy định. Trường hợp thật đặc biệt (đối tượng làm việc phân tán, nhỏ lẻ) doanh nghiệp không thể tổ chức ăn thì được cấp tiêu chuẩn định lượng bằng tiền cho người lao động tự tổ chức ăn. Doanh nghiệp phải thường xuyên kiểm tra việc tự tổ chức ăn của các đối tượng này.

Chi phí chế độ ăn định lượng được hạch toán 70% vào giá thành hoặc phí lưu thông của doanh nghiệp.

Đối tượng hưởng chế độ ăn định lượng thì không ảnh hưởng chế độ bồi dưỡng nặng nhọc, độc hại bằng hiện vật và không được tính vào đơn giá tiền lương.

 

II. CHẾ ĐỘ THIẾU NƯỚC NGỌT:

1. Xác định vùng thiếu nước ngọt:

Vùng thực sự thiếu nước ngọt theo mùa là vùng do điều kiện thiên nhiên không có nước, hoặc có nước nhưng không thể dùng để phục vụ sinh hoạt từ 1 tháng liên tục trở lên trong năm. Vùng thiếu nước ngọt do Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định trên cơ sở đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương.

2. Đối tượng và cách tính hưởng chế độ thiếu nước ngọt:

a. Đối tượng được hưởng:

Những công nhân, viên chức (chỉ tính số công nhân, viên chức thực tế có mặt) của doanh nghiệp ở và làm việc tại vùng thiếu nước ngọt theo quy định.

b. Cách tính:

Chi phí mua và vận chuyển nước ngọt phục vụ cho sinh hoạt của công nhân, viên chức được hạch toán vào giá thành hoặc phí lưu thông được tính căn cứ vào các yếu tố sau:

Số công nhân, viên chức thực tế có mặt của doanh nghiệp

Tiêu chuẩn nước sinh hoạt theo định mức bình quân 6 (m3) người/tháng.

Số tháng thiếu nước ngọt trong năm.

Chi phí thực tế mua và vận chuyển nước sinh hoạt từ nơi mua đến nơi ở và làm việc của công nhân, viên chức theo tiêu chuẩn.

Tiền nước sinh hoạt đã tính trong tiền lương của công nhân, viên chức (600 đồng/m3 x 6m3/người-tháng).

Căn cứ vào các yếu tố trên phần chênh lệch giữa chi phí thực tế mua và vận chuyển nước sinh hoạt theo tiêu chuẩn trừ đi tiền nước sinh hoạt đã tính trong tiền lương được hạch toán vào giá thành hoặc phí lưu thông.

Ví dụ: Doanh nghiệp có 200 công nhân, viên chức thực tế có mặt làm việc được xác nhận ở vùng thiếu nước ngọt 4 tháng/năm.Chi phí mua và vận chuyển 1 mét khối (m3) nước ngọt phục vụ sinh hoạt từ nơi mua đến nơi ở và làm việc của công nhân, viên chức là 4.000đ/m3 thì chi phí nước ngọt được tính hạch toán vào giá thành hoặc phí lưu thông trong 1 năm là:

(4.000đ/m3-600đ)x200 ngườix6m3/người,thángx4 tháng=15.360.000 đồng

Doanh nghiệp có trách nhiệm bảo đảm cung cấp nước sinh hoạt cho công nhân, viên chức theo quy định, không được chi trả bằng tiền cho công nhân, viên chức tự lo.

 

III. THƯỞNG AN TOÀN HÀNG KHÔNG

1. Đối tượng thưởng:

Công nhân, viên chức trực tiếp phục vụ các chuyến bay, cơ vụ sân bay, bao gồm:

Tổ lái máy bay;

Tiếp viên hàng không;

Kiểm soát viên không lưu, không báo;

Nhân viên rađa, khí tượng, thông tin, dẫn đường, điện nguồn, nạp khí lạnh;

Nhân viên an ninh hàng không;

Nhân viên điều hành khai thác bay, kiểm tra giám sát tại sân bay;

Nhân viên phục vụ kỹ thuật, thương mại mặt đất tại sân bay;

Nhân viên sửa chữa máy bay tại sân bay;

Nhân viên quản lý hệ thống chiếu sáng khu bay; nhân viên cứu nạn, cứu hoả tại sân bay.

2. Điều kiện được thưởng:

Chế độ thưởng an toàn hàng không được thực hiện đối với công nhân, viên chức thường xuyên phục vụ bảo đảm an toàn cho các chuyến bay trong năm theo tiêu chuẩn và quy phạm an toàn hàng không của Việt Nam và quốc tế quy định. Trường hợp xẩy ra sự cố không an toàn hàng không ở mức độ bình thường theo tiêu chuẩn và quy phạm an toàn của ngành hàng không thì công nhân, viên chức trực tiếp phục vụ chuyến bay đó không được hưởng chế độ thưởng an toàn hàng không trong một tháng kể từ ngày xẩy ra sự cố. Trường hợp xẩy ra sự cố không an toàn nghiêm trọng do vi phạm tiêu chuẩn, quy phạm an toàn hàng không, để rơi máy bay, hoặc va quệt làm hư hại nặng phương tiện, ảnh hưởng đến tính mạng và tài sản của hành khách thì công nhân, viên chức của ngành hàng không theo quy định tại điểm 1 nói trên không được hưởng chế độ thưởng an toàn hàng không trong thời gian một năm kể từ khi xẩy ra sự cố.

3. Mức thưởng:

Các đối tượng quy định tại điểm 1 nêu trên bảo đảm đủ điều kiện theo quy định thì hàng tháng được áp dụng chế độ thưởng an toàn hàng không mức 20% lương cấp bậc, chức vụ để tính đơn giá tiền lương.

4. Cách trả:

Chế độ thưởng an toàn hàng không được tính trả cùng kỳ lương hằng tháng và không được đưa vào đơn giá tiền lương.

 

IV. PHỤ CẤP THỢ LẶN

1. Đối tượng:

Thợ lặn được xếp theo bảng lương B 12 thường xuyên lặn phục vụ các công trình dầu khí, giao thông, thuỷ lợi....

2. Mức hưởng:

Khi lặn sâu từ 3 mét trở xuống thì mỗi giờ lặn thực tế được hưởng mức phụ cấp như sau:

Từ 3m đến 10m áp dụng mức 10% mức lương tối thiểu

Trên 10m đến 20m áp dụng mức 25% mức lương tối thiểu;

Trên 20m đến 30m áp dụng mức 40% mức lương tối thiểu;

Trên 30m đến 40m áp dụng mức 55% mức lương tối thiểu;

Trên 40m đến 50m áp dụng mức 70% mức lương tối thiểu;

Trên 50m, cứ tăng thêm 10m thì phụ cấp tăng 10% mức lương tối thiểu nhưng mức tối đa không quá 100% lương tối thiểu.

(Mức lương tối thiểu tính theo mức lương tối thiểu do Chính phủ công bố tại thời điểm thanh toán).

Đối với các cuộc lặn phức tạp, khó khăn, nguy hiểm như: lặn có dòng chảy xiết; lặn có cấp sóng lớn; lặn trong vùng có nổ mìn; hàn, cắt dưới nước với khoảng cách chật hẹp và tầm nhìn ngắn; lặn trong vùn có động vật nguy hiểm, thì được tăng thêm 30% mức tương ứng quy định nêu trên.

Ví dụ: Ông A có thời gian thực tế lặn trong 1 tháng là 12 giờ trong đó lặn sâu từ 30 đến 40 m là 8 giờ; từ trên 40m đến 50m là 4 giờ và làm việc ở vùng có động vật nguy hiểm (cá mập, bạch tuộc...) thì phụ cấp thợ lặn của Ông A là:

120.000đ x 0,55 x 8giờ = 528.000đ

120.000đ x 0,70 x 4giờ = 336.000đ

336.000đ x 30% = 100.800đ

cộng = 964.800đ

3. Các tính:

Phụ cấp thợ lặn tính theo số giờ lặn thực tế và được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng.

 

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 1/1/1997. Các quy định trái với Thông tư này đều bãi bỏ.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị các Bộ, ngành phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Tài chính giải quyết./.

KT. BỘ TRƯỞNG Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Thứ trưởng

KT. BỘ TRƯỞNG Bộ Tài chính
Thứ trưởng

(Đã ký)

(Đã ký)

  

Lê Duy Đồng

Phạm Văn Trọng

 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.