• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 12/05/1998
  • Ngày hết hiệu lực: 18/08/2003
BỘ TÀI CHÍNH
Số: 79/1998/TT-BTC
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Quảng Bình, ngày 12 tháng 6 năm 1998

THÔNG TƯ

Hướng dẫn thi hành Quyết định số 75/1998-QĐ-TTg ngày 4 tháng 4 năm 1998

của Thủ tướng Chính phủ quy định về mã số đối tượng nộp thuế

 

Căn cứ vào các Luật thuế và Pháp lệnh thuế;

Thi hành Quyết định số 75/1998/NĐ-TTg ngày 4 tháng 4 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ quy định về mã số đối tượng nộp thuế, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện việc đăng ký thuế, cấp và sử dụng mã số xác định đối tượng nộp thuế (gọi tắt là mã số thuế) như sau:

 

I- ĐỐI TƯỢNG CẤP MÃ SỐ THUẾ:

Các đối tượng thuộc diện phải đăng ký thuế để được cấp mã số thuế bao gồm tất cả các tổ chức, cá nhân là đối tượng nộp thuế theo quy định trong các Luật thuế và Pháp lệnh thuế Việt Nam: Luật thuế doanh thu, Luật thuế Lợi tức (từ năm 1999 là Luật thuế Giá trị gia tăng, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp), Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật thuế Xuất nhập khẩu, Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp, Pháp lệnh thuế Môn bài, Pháp lệnh thuế tài nguyên, thu sử dụng vốn Ngân sách nhà nước, Pháp lệnh thuế nhà, đất, Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao,...

 

II- MÃ SỐ THUẾ:

Mã số đối tượng nộp thuế là một dãy số được quy định theo một nguyên tắc thống nhất để cấp cho từng đối tượng nộp thuế. Mã số thuế được chia thành hai loại như sau:

1- Mã số thuế cấp cho các đối tượng nộp thuế là các doanh nghiệp, cá nhân độc lập và các doanh nghiệp thành viên: cấu trúc mã số gồm 10 chữ số bố trí như sau:

N1N2 - N3N4N5N6N7N8N9-N10

Trong đó:

Hai chữ số đầu N1N2 là mã tỉnh (nơi cấp mã số thuế) theo quy định của Luật ngân sách.

Bẩy chữ số tiếp theo N3N4N5N6N7N8N9 được đánh theo số thứ tự từ 0.000.001 đến 9.999.999 gắn cho từng đối tượng nộp thuế.

Chữ số tiếp theo N10 là chữ số kiểm tra. Chữ số kiểm tra được tính theo công thức tại Phụ lục số 1 kèm theo Thông tư này.

2- Mã số thuế cấp cho các đối tượng nộp thuế là các đơn vị trực thuộc Doanh nghiệp: cấu trúc mã số gồm 13 số bố trí như sau:

N1N2- N3N4N5N6N7N8N9 -N10-N11N12N13

Trong đó:

Các chữ số N1 đến N10 là mã số thuế của doanh nghiệp chủ quản của đơn vị trực thuộc đó.

Các chữ số N11N12N13 là các số thứ tự đánh số từ 001 đến 999 được gán cho từng đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp thành viên trong Thông tư này được hiểu là các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân đầy đủ thuộc một doanh nghiệp khác và do cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền (Bộ, cơ quan quản lý nhà nước ngang Bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) quyết định thành lập. Các đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp là các đơn vị sản xuất, kinh doanh, kể cả các cửa hàng, văn phòng, các đơn vị sự nghiệp của doanh nghiệp có kinh nghiệm do các doanh nghiệp quyết định thành lập, không có tư cách pháp nhân đầy đủ.

Các Doanh nghiệp có các Doanh nghiệp thành viên hoặc đơn vị trực thuộc được gọi tắt là Doanh nghiệp chủ quản của các Doanh nghiệp thành viên và các đơn vị trực thuộc đó. Các đơn vị trực thuộc tự thành lập các đơn vị trực thuộc mình sẽ không được coi là Doanh nghiệp chủ quản. Cuối mã số thuế có một chữ số N0 là mã số phương pháp tính thuế Giá trị gia tăng để thể hiện đối tượng nộp thuế có phải nộp thuế Giá trị gia tăng hay không, nếu phải nộp thuế Giá trị gia tăng thì áp dụng phương pháp tính thuế Giá trị gia tăng nào. Chữ số này không phải thành phần của mã số thuế nhưng luôn luôn được đặt cạnh mã số thuế như một phần không thể thiếu của mã số thuế. Chữ số này có 4 giá trị như sau:

Giá trị 0 ứng với đối tượng nộp thuế không phải nộp thuế giá trị gia tăng.

Giá trị 1 ứng với phương pháp khấu trừ thuế.

Giá trị 2 ứng với phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng.

Giá trị 3 ứng với phương pháp ấn định giá trị gia tăng trên doanh thu bán hàng.

Giá trị 4 ứng với phương pháp ấn định mức doanh thu tính thuế.

Mỗi một đối tượng nộp thuế chỉ được cấp một mã số duy nhất trong suốt quá trình hoạt động từ khi thành lập đến khi chấm dứt hoạt động (riêng đối với mã số phương pháp nộp thuế Giá trị gia tăng N0 thì sẽ thay đổi khi đối tượng nộp thuế được thay đổi phương pháp tính thuế giá trị gia tăng).

 

III- KÊ KHAI ĐĂNG KÝ THUẾ:

1. Mẫu đăng ký thuế: Cơ quan thuế có trách nhiệm cấp phát tờ khai đăng ký thuế phù hợp với từng loại đối tượng nộp thuế. Trước mắt, để chuẩn bị cho việc triển khai Luật thuế giá trị gia tăng và Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Bộ Tài chính ban hành 4 mẫu tờ khai đăng ký thuế kèm theo Thông tư này: mẫu số 01-ĐK-TCT có màu xanh nhạt dùng cho các Tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hoá và cung ứng dịch vụ (không bao gồm các đơn vị trực thuộc); mẫu số 02-ĐK-TCT có màu hồng nhạt dùng cho các đơn vị trực thuộc tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hoá và cung ứng dịch vụ; mẫu số 03-ĐK-TCT có màu vàng nhạt dùng cho các cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá và cung ứng dịch vụ; mẫu số 04-ĐK-TCT có màu xanh lá mạ dùng cho các nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài đăng ký nộp thuế trực tiếp với cơ quan thuế Việt Nam. Đối với các đối tượng nộp thuế khác sẽ có hướng dẫn cụ thể sau.

Bốn mẫu tờ khai đăng ký thuế trên sẽ thay thế các mẫu tờ khai đăng ký thuế sau:

Tờ khai đăng ký về thuế ban hành kèm theo Thông tư số 73A TC/TCT ngày 30/8/1993 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 55/CP ngày 28/8/1993 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế doanh thu và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế doanh thu.

Tờ khai đăng ký về thuế tiêu thụ đặc biệt ban hành kèm theo Thông tư số 74A TC/TCT ngày 31/8/1993 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 56/CP ngày 28/8/1993 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt.

Bản kê khai về hoạt động khai thác tài nguyên ban hành kèm theo Thông tư số 07 TC/TCT ngày 7/2/1991 của Bộ Tài chính hướng dẫn chi tiết thi hành Pháp lệnh của Hội đồng nhà nước và Nghị định số 06/HĐBT ngày 7/1/1991 của Hội đồng Bộ trưởng về thuế tài nguyên.

Tờ khai đăng ký nộp thuế về khai thác lâm sản ban hành kèm theo Thông tư số 69 TC/TCT ngày 27/11/1991 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc chuyển chế độ thu tiền nuôi rừng sang thu thuế tài nguyên đối với khai thác sản phẩm rừng tự nhiên.

Tờ khai đăng ký hoạt động khai thác tài nguyên và Tờ khai đăng ký hoạt động sản xuất kinh doanh ban hành kèm theo Thông tư số 51 TC/TCT ngày 3/7/1993 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định về thuế áp dụng với các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các bên nước ngoài hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Tờ khai đăng ký thuế và đơn đăng ký trực tiếp nộp thuế ban hành kèm theo Thông tư số 37 TC/TCT ngày 10/5/1995 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thuế áp dụng đối với các tổ chức kinh tế, cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh tại Việt Nam không thuộc các hình thức đầu tư theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

2- Kê khai đăng ký thuế:

2.1. Những quy định chung:

Các đối tượng nộp thuế thuộc diện cấp mã số thuế quy định tại Phần I của Thông tư này phải thực hiện kê khai đăng ký thuế theo quy định trong các Luật thuế, Pháp lệnh thuế với cơ quan thuế trực tiếp quản lý (Cục thuế hoặc chi cục thuế) để được cấp chứng nhận đăng ký thuế và cấp mã số thuế.

Đối tượng nộp thuế có trách nhiệm kê khai chính xác, đầy đủ các chỉ tiêu ghi trong tờ khai đăng ký thuế theo hướng dẫn của cơ quan thuế. Đối tượng nộp thuế lập 01 tờ khai đăng ký thuế để nộp cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Các tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ phải gửi bản sao có công chứng Quyết định thành lập và Giấy phép kinh doanh cùng với tờ khai đăng ký thuế. Các đối tượng nộp thuế chưa có giấy phép kinh doanh nhưng đã hoạt động sản xuất kinh doanh thì vẫn phải tiến hành thủ tục đăng ký thuế với cơ quan thuế. Khi có giấy phép kinh doanh, đối tượng nộp thuế có trách nhiệm khai bổ sung thông tin này với cơ quan thuế. Một đối tượng nộp thuế tuyệt đối không được kê khai đăng ký thuế nhiều lần để được cấp các mã số thuế khác nhau.

Đối tượng nộp thuế khi đã được cấp mã số thuế mà có phát sinh các hoạt động sản xuất kinh doanh mới hoặc mở thêm địa điểm kinh doanh sang các quận, huyện hoặc tỉnh khác (không phải là thành lập chi nhánh hoặc đơn vị trực thuộc) thì phải thực hiện đăng ký nộp thuế với cơ quan thuế nơi chuyển đến theo quy định của các Luật thuế, Pháp lệnh thuế. Việc kê khai thuế này nhằm đăng ký nộp thuế và thông báo mã số thuế với cơ quan thuế nơi chuyển đến, không phải đăng ký thuế để đề nghị cấp mã số thuế khác (đối tượng nộp thuế phải tự ghi mã số thuế đã được cấp trên các tờ khai đăng ký thuế này).

Khi có sự thay đổi các thông tin đã kê khai đăng ký thuế, đối tượng nộp thuế phải kê khai lại với cơ quan thuế các thông tin thay đổi này. Đối tượng nộp thuế ghi các thông tin thay đổi vào các ô chỉ tiêu tương ứng trong mẫu tờ khai đăng ký thuế và để trống các ô chỉ tiêu mà thông tin không thay đổi, đồng thời tự ghi mã số thuế đã được cấp vào ô mã số thuế (phần này trước đây do cơ quan thuế ghi).

Đối tượng nộp thuế hoạt động trên các địa bàn khác nhau mà không thành lập chi nhánh, đơn vị trực thuộc hay cửa hàng (ví dụ như các đơn vị xây dựng,...) thì sẽ tiến hành kê khai đăng ký thuế để đề nghị được cấp mã số thuế duy nhất tại cơ quan thuế nơi đóng trụ sở chính. Khi đã được cấp mã số thuế, đối tượng nộp thuế vẫn phải thực hiện kê khai đăng ký thuế với các cơ quan thuế nơi diễn ra hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trên các tờ khai đăng ký thuế này, đối tượng nộp thuế phải tự ghi mã số của mình vào ô mã số thuế (phần do cơ quan thuế ghi). Đối tượng nộp thuế khi chuyển địa điểm kinh doanh từ tỉnh này sang tỉnh khác cũng phải thực hiện đăng ký thuế và khai báo mã số thuế đã được cấp cho cơ quan thuế nơi chuyển đến.

2.2. Một số quy định cụ thể:

Các tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ kê khai đăng ký thuế vào mẫu số 01-ĐK-TCT. Doanh nghiệp chủ quản khi kê khai đăng ký thuế phải kê khai đầy đủ danh sách các doanh nghiệp thành viên, các đơn vị trực thuộc (kể cả các đơn vị trực thuộc trực tiếp và các đơn vị do các đơn vị trực thuộc trực tiếp tự thành lập) vào các bản kê kèm theo tờ khai chính.

Ví dụ: Công ty A có các chi nhánh trực thuộc do Công ty thành lập là X, Y, Z. Chi nhánh X tự thành lập các đơn vị X1, X2. Chi nhánh Y tự thành lập các cửa hàng Y1, Y2, Y3. Đơn vị X1 tự tổ chức các cửa hàng X1.1, X1.2. Các chi nhánh, cửa hàng này đều là các đối tượng nộp thuế mà cơ quan thuế đang quản lý. Vậy khi kê khai đăng ký thuế, Công ty A sẽ phải liệt kê đầy đủ các đơn vị trực thuộc trực tiếp và gián tiếp là: X, Y, Z, X1, X2, Y1, Y2, Y3, X1.1, X1.2 vào bản kê các đơn vị trực thuộc.

Tổ chức sản xuất, kinh doanh có hợp đồng với các nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài phải kê khai vào "Bản kê nhà thầu" kèm theo tờ khai đăng ký thuế.

Tổ chức sản xuất kinh doanh có các văn phòng đại diện, văn phòng giao dịch, đơn vị sự nghiệp không có chức năng kinh doanh, không phải nộp thuế phải kê khai danh sách các đơn vị này vào Bản kê các văn phòng đại diện, văn phòng giao dịch, đơn vị sự nghiệp trực thuộc kèm theo tờ khai. Trường hợp các văn phòng đại diện, văn phòng giao dịch hoặc đơn vị sự nghiệp có kinh doanh và phải nộp thuế thì doanh nghiệp chủ quản phải kê khai các đơn vị này vào Bản kê các đơn vị trực thuộc để cơ quan thuế cấp mã số thuế.

Một doanh nghiệp thành viên hay doanh nghiệp độc lập được cấp có thẩm quyền quyết định chuyển thành đơn vị trực thuộc hoặc một đơn vị trực thuộc chuyển thành một doanh nghiệp thành viên hay đơn vị độc lập đều phải thực hiện kê khai đăng ký thuế lại để cơ quan thuế cấp mã số mới. Khi gửi tờ khai đăng ký thuế phải gửi kèm theo bản sao có công chứng quyết định chuyển đổi và bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký thuế cũ.

Các tổng công ty có các đơn vị trực thuộc theo hệ thống dọc từ tỉnh đến xã và có số đơn vị trực thuộc lớn hơn 1000 đơn vị (như: Tổng công ty bưu chính viễn thông, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam) thì khi kê khai đăng ký thuế, Tổng công ty sử dụng mẫu số 01-ĐK-TCT để kê khai đăng ký thuế và kê khai các công ty hoặc đơn vị trực thuộc kinh doanh cấp tỉnh và0 "Bản kê các đơn vị thành viên", đồng thời, kê khai danh sách các đơn vị trực thuộc do Tổng công ty tự thành lập vào "Bản kê các đơn vị trực thuộc". Các đơn vị trực thuộc cấp tỉnh sẽ sử dụng mẫu 01-ĐK-TCT để thực hiện kê khai đăng ký thuế và phải kê khai đầy đủ danh sách các đơn vị trực thuộc cấp dưới đóng trên địa bàn tỉnh vào "Bản kê các đơn vị trực thuộc". Các đơn vị trực thuộc sẽ sử dụng mẫu số 02-ĐK-TCT để kê khai đăng ký thuế với cơ quan thuế sở tại.

Các đơn vị sự nghiệp có thu và phải nộp thuế (kể cả trường hợp nộp thuế thường xuyên hay không thường xuyên) đều phải thực hiện đăng ký thuế với cơ quan thuế để được cấp mã số thuế.

Các cơ quan Nhà nước bao gồm các Bộ, ngành, các UBND địa phương và các tổ chức khác đang tiến hành thu các loại phí và lệ phí phải kê khai đăng ký thuế với cơ quan thuế theo mẫu số 01-ĐK-TCT (chỉ kê khai các chỉ tiêu 1, 2, 3, 4, 8, 13, 21, 24) để được cấp mã số thuế.

Cơ sở thực hiện cơ chế khoán cho tập thể, cá nhân kinh doanh theo phương pháp tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh phải kê khai đầy đủ các tập thể, cá nhân nhận khoán như các đơn vị trực thuộc cơ sở (sử dụng mẫu 01-ĐK-TCT). Các tập thể, cá nhân nhận khoán phải thực hiện kê khai đăng ký nộp thuế (sử dụng mẫu 02-ĐK-TCT) và thông báo mã số thuế đã được cấp thông qua cơ sở chính với cơ quan thuế quản lý thu thuế trực tiếp.

Cá nhân, hộ sản xuất, kinh doanh sử dụng mẫu số 03-ĐK-TCT để kê khai đăng ký thuế với cơ quan thuế sở tại.

Các hộ kinh doanh buôn chuyến thực hiện kê khai đăng ký thuế để được cấp mã số tại nơi hộ thường trú (sử dụng mẫu 03-ĐK-TCT). Khi hoạt động trên các địa bàn khác phải ghi mã số thuế đã được cấp trên các chứng từ nộp thuế.

3- Giấy xác nhận đăng ký thuế: Cơ quan thuế có trách nhiệm cấp giấy xác nhận đối tượng nộp thuế đã nộp tờ khai đăng ký thuế và thông báo mã số thuế cho đối tượng nộp thuế theo mẫu "Giấy chứng nhận đăng ký thuế" kèm theo Thông tư này.

 

IV. CẤP MÃ SỐ THUẾ

Cơ quan thuế có trách nhiệm cấp mã số thuế và gửi xác nhận mã số thuế cho đối tượng nộp thuế trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được tờ đăng ký thuế kê khai đầy đủ, chính xác theo quy định. Khi nhận được tờ khai đăng ký thuế của đối tượng nộp thuế, cơ quan thuế tiến hành kiểm tra các thông tin trên tờ khai, liên hệ với đối tượng nộp thuế để sửa lỗi (nếu có).

Cơ quan thuế tỉnh có trách nhiệm cấp mã số thuế cho các đối tượng nộp thuế có hoạt động trên địa bàn tỉnh. Cơ quan thuế phải đảm bảo nguyên tắc cấp mã số thuế duy nhất cho một đối tượng nộp thuế, kể cả các trường hợp đối tượng nộp thuế di chuyển địa điểm kinh doanh, đổi tên doanh nghiệp,...

Cơ sở kinh doanh khi có quyết định giải thể hoặc chấp dứt hoạt động thì mã số thuế đã được cấp sẽ không được sử dụng và không được dùng lại để cấp cho đối tượng nộp thuế khác. Cơ sở kinh doanh sau khi giải thể mà có quyết định thành lập lại sẽ phải thực hiện đăng ký thuế để được cấp mã số thuế khác.

Các cá nhân (hộ) sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ kê khai theo mẫu 03-ĐKT-TCT được cơ quan thuế cấp mã số thuế duy nhất một lần và sẽ sử dụng mã số thuế được cấp trong suốt cuộc đời của cá nhân đó. Cơ quan thuế không cấp mã số thuế khác cho cá nhân đã có mã số thuế, kể cả trường hợp cá nhân đó nghỉ hoặc ngừng kinh doanh một thời gian sau đó lại hoạt động kinh doanh trở lại. Khi kinh doanh trở lại, cá nhân, hộ kinh doanh phải kê khai đăng ký nộp thuế lại với cơ quan thuế và tự ghi mã số cũ vào bản đăng ký thuế.

Cơ quan thuế nơi quản lý trực tiếp doanh nghiệp có các đơn vị trực thuộc sẽ cấp mã số thuế cho doanh nghiệp đó, đồng thời, cấp mã số cho từng đơn vị trực thuộc có trong "Bản kê các đơn vị trực thuộc" của doanh nghiệp, kể cả trường hợp các đơn vị trực thuộc đóng tại các tỉnh khác. Doanh nghiệp khi được cơ quan thuế thông báo mã số thuế của các đơn vị trực thuộc phải có trách nhiệm thông báo ngay cho các đơn vị trực thuộc mã số thuế của đơn vị trực thuộc đó. Các đơn vị trực thuộc khi kê khai đăng ký thuế với cơ quan thuế trực tiếp quản lý thu thuế theo mẫu số 02-ĐK-TCT phải tự ghi rõ mã số thuế của mình đã được doanh nghiệp chủ quản thông báo vào ô mã số (không phải do cơ quan thuế ghi).

Ví dụ: trong ví dụ trên, Công ty A đóng tại Hà Nội, chi nhánh X và các đơn vị X1, X2, X1.1, X1.2 đóng tại Hải Phòng, Chi nhành Y và các cửa hàng Y1, Y2, Y3 đóng tại thành phố Hồ Chí Minh, chi nhánh Z đóng tại Đồng Nai. Như vậy, Cục thuế Hà Nội có trách nhiệm cấp mã số thuế cho Công ty A và cấp mã số thuế cho tất cả các đơn vị trực thuộc: X, Y, Z, X1, X2, Y1, Y2, Y3, X1.1, X1.2. Sau đó, Cục thuế Hà Nội gửi xác nhận mã số thuế cho Công ty A và danh sách mã số thuế của các đơn vị trực thuộc. Công ty A có trách nhiệm thông báo ngay mã số thuế của từng đơn vị trực thuộc tới các đơn vị trực thuộc tại Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh và Đồng Nai. Khi nhận được mã số thuế, các đơn vị trực thuộc sẽ thực hiện thủ tục kê khai đăng ký thuế với cơ quan thuế nơi đơn vị đóng trụ sở và tự ghi mã số thuế của mình vào ô mã số thuế trên tờ đăng ký thuế.

Trong đợt tổ chức đăng ký thuế năm 1998, các đơn vị trực thuộc có thể tiến hành kê khai đăng ký thuế với cơ quan thuế địa phương trước khi nhận được thông báo mã số thuế của mình từ doanh nghiệp chủ quản. Trong tờ khai đăng ký thuế để trống phần ghi mã số thuế, phần này do cơ quan thuế sẽ ghi bổ sung sau.

 

V. SỬ DỤNG MÃ SỐ THUẾ

Hệ thống mã số thuế sẽ bắt đầu được sử dụng thống nhất trong cả nước bắt đầu từ ngày 1/1/1999. Các đối tượng nộp thuế, cơ quan thuế và các cơ quan có liên quan có trách nhiệm sử dụng mã số thuế theo quy định cụ thể sau:

1. Đối với đối tượng nộp thuế:

Đối tượng nộp thuế phải ghi mã số thuế trên mọi giấy tờ giao dịch, hợp đồng kinh tế, hoá đơn, chứng từ mua, bán hàng hoá, dịch vụ, sổ sách kế toán, tờ khai thuế, chứng từ nộp thuế. Đối với các loại giấy tờ, sổ sách, chứng từ chưa có phần để ghi mã số thuế thì đối tượng nộp thuế phải tự ghi rõ mã số thuế của mình vào góc trên, bên phải của các loại giấy tờ, sổ sách, chứng từ. Các đơn vị được sử dụng hoá đơn tự in phải in sẵn mã số thuế của mình ở góc trên bên phải của từng tờ hoá đơn.

Mỗi đối tượng nộp thuế chỉ được sử dụng một mã số thuế duy nhất của mình cho mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh diễn ra trên các địa bàn khác nhau trong cả nước. Đối tượng nộp thuế khi di chuyển địa điểm sản xuất kinh doanh (kể cả trường hợp chuyển sang tỉnh khác), hoặc đổi tên cơ sở kinh doanh vẫn phải sử dụng mã số thuế đã được cơ quan thuế cấp trước đó.

Đối tượng nộp thuế khi chấm dứt hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải thông báo ngay bằng văn bản kèm theo các quyết định về chấm dứt hoạt động (như: quyết định giải thể, sáp nhập, phá sản...) với cơ quan thuế trực tiếp quản lý thu thuế. Cơ quan thuế có trách nhiệm thông báo huỷ bỏ mã số thuế cho đối tượng nộp thuế và các cơ quan khác có liên quan.

2. Đối với cơ quan thuế:

Cơ quan thuế có trách nhiệm sử dụng mã số đối tượng nộp thuế để quản lý đối tượng nộp thuế, theo dõi số liệu nộp thuế của đối tượng nộp thuế và ghi mã số đối tượng nộp thuế trên mọi giấy tờ giao dịch với đối tượng nộp thuế như: thông báo nộp thuế, thông báo phạt, lệnh thu, các Quyết định phạt hành chính thuế, biên bản kiểm tra về thuế,... Các mẫu biểu ấn chỉ thuế phải được sửa đổi để bổ sung phần cho cơ quan thuế hoặc đối tượng nộp thuế ghi mã số thuế như: hoá đơn mua, bán hàng, các mẫu tờ khai thuế, đăng ký thuế, số thuế, báo cáo kế toán thuế,...

Cơ quan thuế có trách nhiệm quản lý toàn bộ hệ thống mã số thuế của các đối tượng nộp thuế và cập nhật mã số thuế vào hệ thống thông tin thuế.

Cơ quan thuế có trách nhiệm phối hợp với các Bộ, ngành liên quan để tổ chức đưa mã số thuế vào hệ thống thông tin hiện có của các Bộ, ngành có chức năng quản lý liên quan đến đối tượng nộp thuế.

3. Đối với các Bộ, ngành quản lý Nhà nước và các cơ quan liên quan:

Cơ quan Hải quan có trách nhiệm sử dụng mã số đối tượng nộp thuế trong việc theo dõi số liệu nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng đối với đối tượng nộp thuế có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ. Các mẫu biểu tờ khai xuất, nhập khẩu, chứng từ thu, nộp thuế,... liên quan đến đối tượng nộp thuế đang được sử dụng trong công tác quản lý thu của ngành Hải quan phải bổ sung phần cho đối tượng nộp thuế hoặc cơ quan Hải quan ghi mã số thuế.

Cơ quan kho bạc có trách nhiệm cập nhật mã số thuế của từng đối tượng nộp thuế trong việc quản lý số thuế nộp vào kho bạc và thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến công tác thuế như: hoàn thuế, trích chuyển tiền từ tài khoản tiền gửi của đối tượng nộp thuế vào tài khoản của Ngân sách nhà nước khi nhận được lệnh thu thuế,... Từng bước thực hiện trao đổi thông tin về số thuế đã nộp của từng đối tượng nộp thuế giữa cơ quan Kho bạc và cơ quan thuế cùng cấp.

Các Bộ, ngành quản lý Nhà nước và các cơ quan chuyên ngành khác có trách nhiệm bổ sung phần ghi mã số thuế của đối tượng thuộc thẩm quyền quản lý trong các biểu khai báo và các chứng từ có liên quan đến các đối tượng nộp thuế và khi cập nhật thông tin của các đối tượng nộp thuế vào hệ thống thông tin dữ liệu của mình, từng bước thực hiện thống nhất việc trao đổi thông tin giữa các Bộ, ngành liên quan.

 

VI. XỬ LÝ VI PHẠM

Đối tượng nộp thuế không kê khai đăng ký thuế để được cấp mã số, cố tình kê khai để được cấp hơn một mã số thuế hoặc không ghi mã số thuế trên các giấy tờ giao dịch, hợp đồng kinh tế, hoá đơn, chứng từ mua, bán hàng hoá, dịch vụ, sổ sách kế toán, tờ khai thuế, chứng từ nộp thuế sẽ bị phạt theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.

Các loại chứng từ, sổ sách trên nếu không ghi mã số đối tượng nộp thuế sẽ bị coi là không hợp lệ khi thực hiện kiểm tra thuế hoặc thanh tra tài chính.

Đối tượng nộp thuế lợi dụng mã số thuế để kinh doanh trốn thuế, lậu thuế thì sẽ bị xử phạt theo các quy định phạt về trốn lậu trong các Luật thuế.

Việc xử lý các vi phạm về đăng ký thuế, sử dụng mã số thuế được thực hiện theo các thủ tục, trình tự quy định tại các văn bản pháp luật về xử lý vi phạm về thuế.

 

VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 25 tháng 5 năm 1998.

Tổng cục thuế chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện việc đăng ký thuế, cấp và sử dụng mã số thuế. Năm 1998 sẽ tập trung thực hiện đăng ký thuế và cấp mã số thuế cho các đối tượng nộp thuế có hoạt động sản xuất, kinh doanh và cung ứng dịch vụ để chuẩn bị điều kiện cho việc thực hiện Luật thuế Giá trị gia tăng và Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Các đối tượng nộp thuế khác như đối tượng nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp, nhà, đất, thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao,... sẽ được hướng dẫn cụ thể và tổ chức triển khai thực hiện vào các năm sau.

Tổng cục Hải quan và Kho bạc nhà nước chịu trách nhiệm đưa việc sử dụng mã số thuế vào hệ thống quản lý thu thuế.

Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc gì, đề nghị các đơn vị, cơ quan phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu hướng dẫn bổ sung./.

 

PHỤ LỤC SỐ 1

CÁCH TÍNH SỐ KIỂM TRA TRONG MÃ SỐ THUẾ

N14 là số kiểm tra gồm 1 chữ số. Chữ số này có ý nghĩa là giúp cho người nhập mã số vào máy tính có thể phát hiện ngay việc mình nhập mã có đúng hay không. Chữ số này sẽ được xây dựng theo nguyên tắc sau: Các chữ số từ N1N2- N3N4N5N6N7N8N9 được nhân với một số nguyên tố như sau: N1 nhân với 31, N2 nhân với 29, N3 nhân với 23, N4 nhân với 19, N5 nhân với 17, N6 nhân với 13, N7 nhân với 7, N8 nhân với 5, N9 nhân với 3.

Tổng của các tích số này được chia cho 11, lấy số dư của phép chia. Nếu phép chia là chia hết (số dư bằng 0) sẽ được bỏ qua để lấy số thứ tự tiếp theo. Nếu không chia hết (số dư khác 0) chữ số kiểm tra N10 sẽ là hiệu số của 10 và số dư của phép chia.

Ví dụ:

Dãy số dự kiến cấp mã: 0 1 - 0 0 0 4 7 5 1

Nhân với dãy số nguyên tố: 31 29 23 19 17 13 7 5 3

Cộng các tích số: 0 + 29 + 0 + 0 + 0 + 52 + 49 + 25 + 3 = 158

Tổng số chia cho 11: 158: 11 = 14 dư 4

Vậy số kiểm tra là: 10 - 4 = 6 và mã số của ĐTNT là: 01 0004751 6

 

 

Cơ quan thuế

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Mẫu số:

 

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

01-ĐK-TCT

 

TỜ KHAI ĐĂNG KÝ THUẾ

DÙNG CHO TỔ CHỨC SẢN XUẤT, KINH DOANH HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ

 

CƠ QUAN THUẾ GHI

Mã số

GTGT

 

 

 

(Mầu xanh nhạt)

1. Tên chính thức:

 

2. Tên giao dịch (nếu có):

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Địa chỉ trụ sở:

 

4. Địa chỉ nhận thông báo thuế:

Số nhà, đường phố, thôn, xã:

 

Số nhà, đường phố, thôn, xã hoặc hòm thư bưu điện:

Quận/huyện:

 

Quận/huyện:

Tỉnh/thành phố:

 

Tỉnh/thành phố:

Điện thoại:

 

Điện thoại:

Fax:

 

Fax:

 

5. Quyết định thành lập:

 

6. Giấy phép kinh doanh:

Số quyết định:

 

Số giấy phép:

Ngày thành lập:..../..../.....

 

Ngày cấp:..../..../.....

Cơ quan ra quyết định:

 

 

 

 

Ngày cấp:....../.../....

7. Ngành nghề kinh doanh:

 

 

 

 

 

 

 

 

8. Mã số hiện thời:

 

9.Ngày bắt đầu hoạt động KD:../../..

10. Vốn pháp định:

11. Vốn điều lệ:

 

12. Tổng số lao động:

 

 

13. Tài khoản Ngân hàng, Kho bạc:

Số: Tại

Số: Tại

14. Loại hình doanh nghiệp:

Nhà nước

Đầu tư nước ngoài

Trách nhiệm
hữu hạn

Cổ phần

DN tư nhân

 

CT nước ngoài không theo Luật ĐTNN

Tổ chức KT
của các tổ
chức chính trị...

Đơn vị sự
nghiệp, đơn
vị vũ trang

HTX

Khác

 

 

15. Hình thức hạch toán kế toán về kết quả kinh doanh:

Độc lập

Phụ thuộc

16. Năm tài chính: áp dụng từ ngày.../... đến ngày.../...

17. Tên doanh nghiệp chủ quản/chủ DN:

Mã số DN chủ quản/số CMT chủ DN

GTGT

Địa chỉ DN chủ quản/Địa chỉ thường trú của chủ DN

 

 

 

 

18. Các loại thuế phải nộp:

Giá trị gia tăng

Tiêu thụ
đặc biệt

Xuất nhập
khẩu

Tài nguyên

Thu sử dụng vốn

 

Sử dụng đất nông nghiệp

Tiền thuê đất

Thu nhập DN

Môn bài

 

 

19. Đăng ký phương pháp tính thuế giá trị gia tăng (GTGT):

Phương pháp khấu trừ

 

Phương pháp tính trực tiếp

 

20. Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu:

Không

21. Nơi đăng ký nộp thuế:

22. Thông tin về đơn vị thành viên, đơn vị trực thuộc, kho hàng (nếu có):

Có đơn vị thành viên

Có đơn vị trực thuộc

Có kho hàng trực thuộc

Có văn phòng đại diện, giao dịch,
đơn vị sự nghiệp trực thuộc

23. Có hợp đồng với nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài:

Không

24. Thông tin khác:

Tên giám đốc

 

Tên kế toán trưởng

Địa chỉ nơi ở

 

Địa chỉ nơi ở

Quận/huyện

 

Quận/huyện

Tỉnh/thành phố

 

Tỉnh/thành phố

Tôi xin cam đoan những nội dung trong bản kê khai này là đúng.

Họ và tên người khai (CHỮ IN)

 

Ngày..../..../.....

Chữ ký (đóng dấu)

Chức vụ:

 

 

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN THUẾ

Mục lục ngân sách:

Cấp

Chương

Loại

Khoản

Mã ngành nghề:

 

Phương pháp tính thuế GTGT:

Khấu trừ trực
tiếp trên GTGT

Trực tiếp trên
DT

Khoán

Ngày nhận được tờ khai:.../.../

 

Ngày kiểm tra tờ khai:.../..../...

Người kiểm tra (ký, ghi rõ họ tên)

 

 

BẢN KÊ CÁC ĐƠN VỊ THÀNH VIÊN

 

STT

Tên gọi

Địa chỉ

Quận/huyện

Tỉnh/thành phố

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BẢN KÊ CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC

 

STT

Tên gọi

Địa chỉ

Quận/huyện

Tỉnh/thành phố

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BẢN KÊ
CÁC VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN, VĂN PHÒNG GIAO DỊCH, ĐƠN VỊ
HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP TRỰC THUỘC

 

STT

Tên gọi

Địa chỉ

Quận/huyện

Tỉnh/thành phố

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BẢN KÊ KHO HÀNG TRỰC THUỘC

STT

Tên gọi

Địa chỉ

Quận/huyện

Tỉnh/thành phố

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BẢN KÊ NHÀ THẦU

1. Tên Nhà thầu:

 

2. Quốc tịch

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Mã số ĐTNT của Nhà thầu tại VN (nếu có):

4. Giấy phép hoạt động kinh doanh tại Việt Nam

 

5. Hợp đồng Nhà thầu

Số giấy phép:

 

Số:

Ngày cấp: ............/.........../......

 

Ngày cấp: ............/.........../......

Cơ quan cấp

 

 

6. Mục tiêu hoạt động tại VN theo hợp đồng

 

7. Địa điểm tiến hành công việc theo hợp đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8. Tổng giá trị hợp đồng:

9. Thời hạn hợp đồng:

10. Tổng số lao động tại Việt Nam:

11. Phương thức phân chia kết quả kinh doanh (nếu là hợp đồng liên danh liên kết):

 

 

12. Nhà thầu phụ:

Không

13. Các loại thuế bên Việt Nam có trách nhiệm nộp thay Nhà thầu, Nhà thầu phụ:

Giá trị gia tăng

Thu nhập doanh nghiệp

Thu nhập cá nhân

14. Tài liệu kèm theo:

 

 

BẢN KÊ CÁC NHÀ THẦU PHỤ

S TT

Tên Nhà thầu phụ

Quốc tịch

Mã số ĐTNT tại VN (nếu có)

Số hợp đồng

Giá trị hợp đồng

Địa điểm thực hiện

Số lượng lao động

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

MẪU SỐ: 01/ĐK-TCT

HƯỚNG DẪN KÊ KHAI

Chỉ tiêu

Nội dung hướng dẫn

1. Tên chính thức: Ghi rõ ràng, đầy đủ bằng chữ in hoa tên tổ chức theo quyết định thành lập hoặc giấy phép kinh doanh.

2. Tên giao dịch: Tên giao dịch hoặc tên viết tắt dùng trong giao dịch kinh doanh.

3. Địa chỉ trụ sở: Địa chỉ trụ sở của đơn vị, tổ chức kinh tế. Ghi rõ số nhà, đường phố, thôn/ấp, phường/xã, quận/huyện, tỉnh/thành phố. Nếu có số điện thoại, số Fax thì ghi rõ mã vùng - số điện thoại/số Fax.

4. Địa chỉ nhận thông báo thuế: Nếu doanh nghiệp có địa chỉ nhận thông báo thuế khác với địa chỉ của trụ sở thì ghi rõ địa chỉ nhận thông báo thuế để cơ quan thuế liên hệ; nếu không có thì ghi đúng địa chỉ trụ sở.

5. Quyết định thành lập: Quyết định thành lập của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền.

6. Giấy phép kinh doanh: Ghi rõ số, ngày cấp và cơ quan cấp giấy phép kinh doanh.

7. Ngành nghề kinh doanh: Ghi theo giấy phép kinh doanh và ngành nghề thực tế đang kinh doanh.

8. Mã số hiện thời: Ghi mã số của doanh nghiệp do cơ quan thuế cấp từ tháng 1/1999 trở về trước, mã số này áp dụng trên hệ thống máy vi tính (nếu có), không phải số đăng ký thuế. Đối với những doanh nghiệp được thành lập từ 01/01/1999 trở đi thì để trống chỉ tiêu này.

9. Ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh: Ngày bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh.

10. Vốn pháp định: Ghi vốn pháp định của ngành nghề có vốn pháp định cao nhất của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp đầu tư nước ngoài ghi vốn pháp định được ghi trên giấy phép đầu tư.

11. Vốn điều lệ: Ghi theo vốn điều lệ được ghi trên quyết định thành lập hoặc giấy phép kinh doanh. Nếu khác với vốn thực tế đang sử dụng thì ghi theo vốn thực tế.

12. Tổng số lao động: Ghi tổng số lao động (người) thường xuyên tại thời điểm đăng ký, bao gồm cả lao động là người Việt Nam và người nước ngoài.

13. Tài khoản ngân hàng, kho bạc: Ghi rõ số tài khoản, tên ngân hàng, kho bạc nơi doanh nghiệp mở tài khoản. Nếu doanh nghiệp có nhiều tài khoản thì có thể cung cấp bổ sung về sau cho cơ quan thuế.

14. Loại hình của doanh nghiệp: Chỉ đánh dấu X vào một trong những ô thích hợp, nếu không phải là những loại hình đã được liệt kê thì đánh dấu X vào ô Khác.

15. Hình thức hạch toán kế toán về kết quả kinh doanh: Chỉ đánh dấu X vào một trong hai ô của chỉ tiêu này.

16. Năm tài chính: Ghi rõ từ ngày, tháng đầu niên độ kế toán đến ngày, tháng cuối niên độ kế toán theo năm dương lịch.

17. Tên doanh nghiệp chủ quản/chủ sở hữu:

Nếu là doanh nghiệp Nhà nước độc lập thì để trống.

Nếu doanh nghiệp là thành viên của một tổng công ty hoặc công ty nào đó thì ghi tên của tổng công ty hoặc công ty chủ quản đó.

Nếu là công ty cổ phần thì ghi tên cá nhân hoặc tổ chức là chủ cổ phần lớn nhất của công ty.

Nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn thì ghi tên cá nhân hoặc tổ chức góp vốn lớn nhất.

Nếu là doanh nghiệp tư nhân thì ghi tên chủ doanh nghiệp.

Mã số DN chủ quan/Số CMT chủ DN: Nếu ở phần kê khai tên kê khai là doanh nghiệp thì phải kê khai mã số đối tượng nộp thuế của doanh nghiệp đó. Nếu kê khai là cá nhân thì phải kê khai số chứng minh nhân dân của cá nhân đó.

Địa chỉ doanh nghiệp chủ quản/Địa chỉ thường trú của chủ doanh nghiệp:

Kê khai địa chỉ của tổ chức hoặc cá nhân được kê khai ở phần trên. Ghi rõ số nhà, đường phố, thôn/ấp, phường/xã, quận/huyện, tỉnh/thành phố.

18. Các loại thuế phải nộp: Đánh dấu X vào những ô tương ứng với những sắc thuế mà doanh nghiệp phải nộp định kỳ.

19. Đăng ký phương pháp tính thuế giá trị gia tăng (GTGT): Theo luật thuế giá trị gia tăng và các văn bản dưới luật, đối tượng nộp thuế tự đăng ký phương pháp tính thuế GTGT là khấu trừ hay trực tiếp (cơ quan thuế sẽ xem xét lại và quyết định sau).

20. Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu: Đánh dấu X vào một trong hai ô có hoặc không.

21. Nơi đăng ký nộp thuế: cơ quan thuế mà doanh nghiệp nộp thờ khai và đăng ký nộp thuế.

22. Thông tin về đơn vị kinh doanh trực thuộc trực tiếp, địa điểm kinh doanh, kho hàng:

Đơn vị thành viên: Đơn vị thành viên của doanh nghiệp là các doanh nghiệp do các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập, có tư cách pháp nhân đầy đủ và là thành viên của doanh nghiệp. Nếu có đơn vị thành viên trực thuộc trực tiếp thì đánh dấu X vào ô "Có đơn vị thành viên", sau đó phải kê khai vào phần "bản kê các đơn vị thành viên".

Đơn vị trực thuộc: Đơn vị trực thuộc do doanh nghiệp tự thành lập, không có tư cách pháp nhân đầy đủ. Nếu có thì đánh dấu X vào ô "Có đơn vị trực thuộc", sau đó phải kê khai vào phần "Bản kê các đơn vị trực thuộc".

Kho hàng trực thuộc: kho hàng do doanh nghiệp do doanh nghiệp trực tiếp quản lý, không có chức năng kinh doanh. Nếu có thì đánh dấu X vào ô "Có kho hàng trực thuộc", sau đó phải kê khai rõ vào phần "Bản kê các kho hàng trực thuộc".

Văn phòng đại diện...: Các văn phòng đại diện, giao dịch, đơn vị sự nghiệp không có chức năng kinh doanh.

Nếu có thì đánh dấu X vào ô "Có văn phòng đại diện, giao dịch, đơn vị sự nghiệp trực thuộc", sau đó phải kê khai rõ vào phần "Bản kê các văn phòng đại diện, giao dịch...".

23. Có hợp đồng với Nhà thầu, Nhà thầu phụ nước ngoài: Nếu doanh nghiệp có hợp đồng với Nhà thầu, Nhà thầu phụ là các tổ chức kinh tế nước ngoài hoạt động kinh doanh tại Việt Nam thì đánh dấu vào ô Có. Sau đó phải kê khai chi tiết vào phần "Bản kê Nhà thầu".

24. Thông tin khác: Ghi rõ họ và tên, địa chỉ nơi ở (số nhà, đường phố, thôn, xã) của người có quyền điều hành cao nhất (Tổng giám đốc, giám đốc,...) và kế toán trưởng.

Cơ quan thuế

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Mẫu số:

 

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

02-ĐK-TCT

 

TỜ KHAI ĐĂNG KÝ THUẾ

DÙNG CHO CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC

 

CƠ QUAN THUẾ GHI

Mã số

GTGT

 

 

 

(Mầu hồng nhạt)

1. Tên chính thức:

 

2. Tên giao dịch (nếu có):

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Địa chỉ trụ sở:

 

4. Địa chỉ nhận thông báo thuế:

Số nhà, đường phố, thôn, xã:

 

Số nhà, đường phố, thôn, xã hoặc hòm thư bưu điện:

Quận/huyện:

 

Quận/huyện:

Tỉnh/thành phố:

 

Tỉnh/thành phố:

Điện thoại:

 

Điện thoại:

Fax:

 

Fax:

5. Giấy phép đặt đơn vị trực thuộc:

 

6. Giấy phép kinh doanh:

Số giấy phép:

 

Số giấy phép:

Ngày cấp:..../..../.....

 

Ngày cấp:..../..../.....

Cơ quan cấp:

 

 

Cơ quan cấp:

 

Ngày cấp:....../.../....

7. Ngành nghề kinh doanh:

 

 

 

 

 

 

 

 

8. Mã số hiện thời:

 

9. Ngày bắt đầu hoạt động KD:../../..

10. Vốn pháp định:

 

11. Vốn điều lệ:

12. Tổng số lao động:

 

 

13. Tài khoản Ngân hàng, Kho bạc:

Số: Tại

Số: Tại

 

14. Loại hình doanh nghiệp:

Nhà nước

Đầu tư nước ngoài

Trách nhiệm
hữu hạn

Cổ phần

DN tư nhân

 

CT nước ngoài không theo Luật ĐTNN

Tổ chức KT
của các tổ
chức chính trị...

Đơn vị sự
nghiệp, đơn
vị vũ trang

HTX

Khác

 

15. Hình thức hạch toán kế toán về kết quả kinh doanh:

Độc lập

Phụ thuộc

16. Năm tài chính: áp dụng từ ngày.../... đến ngày.../...

17. Tên doanh nghiệp chủ quản/chủ DN:

Mã số DN chủ quản/số CMT chủ DN

GTGT

Địa chỉ DN chủ quản/Địa chỉ thường trú của chủ DN

 

 

 

18. Các loại thuế phải nộp:

Giá trị gia tăng

Tiêu thụ
đặc biệt

Xuất nhập
khẩu

Tài nguyên

Thu sử dụng vốn

 

Sử dụng đất nông nghiệp

Tiền thuê đất

Thu nhập DN

Môn bài

 

 

19. Đăng ký phương pháp tính thuế giá trị gia tăng (GTGT):

Phương pháp khấu trừ

 

Phương pháp tính trực tiếp

 

20. Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu:

Không

21. Nơi đăng ký nộp thuế:

22. Kho hàng trực thuộc:

Không

23. Có hợp đồng với nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài:

Không

24. Thông tin khác:

Tên giám đốc

 

Tên kế toán trưởng

Địa chỉ nơi ở

 

Địa chỉ nơi ở

Quận/huyện

 

Quận/huyện

Tỉnh/thành phố

 

Tỉnh/thành phố

Tôi xin cam đoan những nội dung trong bản kê khai này là đúng.

Họ và tên người khai (CHỮ IN)

 

Ngày..../..../.....

Chữ ký (đóng dấu)

Chức vụ:

 

 

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN THUẾ

Mục lục ngân sách:

Cấp

Chương

Loại

Khoản

Mã ngành nghề:

 

Phương pháp tính thuế GTGT:

Khấu trừ trực
tiếp trên GTGT

Trực tiếp trên
DT

Khoán

Ngày nhận được tờ khai:.../.../

 

Ngày kiểm tra tờ khai:.../..../...

Người kiểm tra (ký, ghi rõ họ tên)

 

 

BẢN KÊ KHO HÀNG TRỰC THUỘC

STT

Tên gọi

Địa chỉ

Quận/huyện

Tỉnh/thành phố

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

MẪU SỐ: 02-ĐK-TCT

HƯỚNG DẪN KÊ KHAI

Chỉ tiêu

Nội dung hướng dẫn

1. Tên chính thức: Ghi rõ ràng, đầy đủ bằng chữ in hoa tên tổ chức theo quyết định thành lập hoặc giấy phép kinh doanh.

2. Tên giao dịch: Tên giao dịch hoặc tên viết tắt dùng trong giao dịch kinh doanh.

3. Địa chỉ trụ sở: Địa chỉ trụ sở của đơn vị, tổ chức kinh tế. Ghi rõ số nhà, đường phố, thôn/ấp, phường/xã, quận/huyện, tỉnh/thành phố. Nếu có số điện thoại, số Fax thì ghi rõ mã vùng - số điện thoại/số Fax.

4. Địa chỉ nhận thông báo thuế: Nếu đơn vị có địa chỉ nhận thông báo thuế khác với địa chỉ của trụ sở thì ghi rõ địa chỉ nhận thông báo thuế để cơ quan thuế liên hệ; nếu không có thì ghi đúng địa chỉ trụ sở.

5. Giấy phép đặt đơn vị trực thuộc: Giấy phép đặt đơn vị trực thuộc của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền.

6. Giấy phép kinh doanh: Ghi rõ số, ngày cấp và cơ quan cấp giấy phép kinh doanh.

7. Ngành nghề kinh doanh: Ghi theo giấy phép kinh doanh và ngành nghề thực tế đang kinh doanh.

8. Mã số hiện thời: Ghi mã số của đơn vị do cơ quan thuế cấp từ tháng 1/1999 trở về trước, mã số này áp dụng trên hệ thống máy vi tính (nếu có), không phải số đăng ký thuế. Đối với những doanh nghiệp được thành lập từ 01/01/1999 trở đi thì để trống chỉ tiêu này.

9. Ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh: Ngày bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh.

10. Vốn pháp định: Ghi vốn pháp định của ngành nghề có vốn pháp định cao nhất của đơn vị.

11. Vốn điều lệ: Ghi theo vốn điều lệ được ghi trên quyết định thành lập hoặc giấy phép kinh doanh. Nếu khác với vốn thực tế đang sử dụng thì ghi theo vốn thực tế.

12. Tổng số lao động: Ghi tổng số lao động (người) thường xuyên tại thời điểm đăng ký, bao gồm cả lao động là người Việt Nam và người nước ngoài.

13. Tài khoản ngân hàng, kho bạc: Ghi rõ số tài khoản, tên ngân hàng, kho bạc nơi doanh nghiệp mở tài khoản. Nếu doanh nghiệp có nhiều tài khoản thì có thể cung cấp bổ sung về sau cho cơ quan thuế.

14. Loại hình của doanh nghiệp: Căn cứ vào loại hình doanh nghiệp của doanh nghiệp chủ quản đánh dấu X vào một trong những ô thích hợp, nếu không phải là những loại hình đã được liệt kê thì đánh dấu X vào ô khác.

15. Hình thức hạch toán kế toán về kết quả kinh doanh: Chỉ đánh dấu X vào một trong hai ô của chỉ tiêu này.

16. Năm tài chính: Ghi rõ từ ngày, tháng đầu niên độ kế toán đến ngày, tháng cuối niên độ kế toán theo năm dương lịch.

17. Tên doanh nghiệp chủ quản: Ghi tên doanh nghiệp chủ quản trực tiếp.

Mã số doanh nghiệp chủ quản: Kê khai mã số đối tượng nộp thuế của doanh nghiệp chủ quản.

Địa chỉ doanh nghiệp chủ quản: Kê khai địa chỉ của doanh nghiệp chủ quản. Ghi rõ số nhà, đường phố, thôn/ấp, phường/xã, quận/huyện, tỉnh/thành phố.

18. Các loại thuế phải nộp: Đánh dấu X vào những ô tương ứng với những sắc thuế mà đơn vị phải nộp định kỳ.

19. Đăng ký phương pháp tính thuế giá trị gia tăng (GTGT): Theo luật thuế giá trị gia tăng và các văn bản dưới luật, đối tượng nộp thuế tự đăng ký phương pháp tính thuế GTGT là khấu trừ hay trực tiếp (cơ quan thuế sẽ xem xét lại và quyết định sau).

20. Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu: Đánh dấu X vào một trong hai ô có hoặc không.

21. Nơi đăng ký nộp thuế: Cơ quan thuế mà đơn vị nộp tờ khai và đăng ký nộp thuế.

22. Kho hàng trực thuộc: Nếu đơn vị có kho hàng trực thuộc thì đánh dấu vào ô Có, sau đó phải kê phải rõ vào phần "Bản kê các kho hàng trực thuộc".

23. Có hợp đồng với Nhà thầu, Nhà thầu phụ nước ngoài: Nếu đơn vị có hợp đồng với Nhà thầu, Nhà thầu phụ là các tổ chức kinh tế nước ngoài hoạt động kinh doanh tại Việt Nam thì đánh dấu vào ô Có. Sau đó phải kê khai chi tiết vào phần "Bản kê Nhà thầu".

24. Thông tin khác: Ghi rõ họ và tên, địa chỉ nơi ở (số nhà, đường phố, thôn, xã) của người có quyền điều hành cao nhất (Tổng giám đốc, giám đốc,...) và kế toán trưởng.

 

Cơ quan thuế

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Mẫu số:

 

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

03-ĐK-TCT

 

TỜ KHAI ĐĂNG KÝ THUẾ

DÙNG CHO CÁ NHÂN SẢN XUẤT, KINH DOANH HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ

 

CƠ QUAN THUẾ GHI

Mã số

GTGT

 

 

 

(Mầu vàng nhạt)

 

1. Tên chính thức:

 

2. Tên giao dịch (nếu có):

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Địa chỉ kinh doanh:

 

4. Tên chủ cơ sở kinh doanh:

Số nhà, đường phố, thôn, xã:

 

Số CMT chủ cơ sở kinh doanh:

 

 

Địa chỉ (số nhà, đường phố, thôn, xã):

Quận/huyện:

 

Quận/huyện:

Tỉnh/thành phố:

 

Tỉnh/thành phố:

Điện thoại: Fax:

 

Điện thoại: Fax:

5. Giấy phép kinh doanh:

 

6. Ngành nghề kinh doanh:

Số giấy phép:

 

 

Ngày cấp:..../..../.....

 

 

Cơ quan cấp:

 

 

 

Ngày cấp:....../.../....

 

 

 

7. Vốn kinh doanh:

 

9. Ngày bắt đầu hoạt động KD:../../..

 

 

 

8. Tổng số lao động:

 

 

 

 

10. Tài khoản Ngân hàng, Kho bạc:

Số: Tại

Số: Tại

11. Các loại thuế phải nộp:

Giá trị gia tăng

Tiêu thụ
đặc biệt

Thu nhập
doanh nghiệp

Môn bài

Nhà đất

 

12. Đăng ký phương pháp tính thuế giá trị gia tăng (GTGT):

Phương pháp khấu trừ

 

Phương pháp tính trực tiếp

 

13. Nơi đăng ký nộp thuế:

Tôi xin cam đoan những nội dung trong bản kê khai này là đúng.

Họ và tên người khai (CHỮ IN)

 

Ngày..../..../.....

Chữ ký (đóng dấu)

Chức vụ:

 

 

 XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN THUẾ

 

Mục lục ngân sách

 

Mã ngành nghề

 

 

 

 

 

Phương pháp tính thuế GTGT:

Khấu trừ

Trực tiếp trên
GTGT

Trực tiếp trên DT

Khoán

Ngày nhận được tờ khai:.../.../

 

Người kiểm tra (ký, ghi rõ họ tên)

Ngày kiểm tra tờ khai:.../..../...

 

 

 

MẪU SỐ: 03-ĐK-TCT

HƯỚNG DẪN KÊ KHAI

Chỉ tiêu

Nội dung hướng dẫn

1. Tên chính thức: Ghi rõ ràng, đầy đủ bằng chữ in hoa tên của cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đúng theo giấy phép kinh doanh.

2. Tên giao dịch: Tên bảng hiệu hoặc tên viết tắt dùng trong giao dịch kinh doanh.

3. Địa chỉ kinh doanh: Địa chỉ trụ sở của cơ sở kinh doanh. Ghi rõ số nhà, đường phố, thôn/ấp, phường/xã, quận/huyện, tỉnh/thành phố. Nếu có số điện thoại, số Fax thì ghi rõ mã vùng - số điện thoại/số Fax.

4. Tên chủ cơ sở kinh doanh: Họ và tên chủ cơ sở kinh doanh hoặc tên người đại diện nhóm kinh doanh; Số CMT chủ cơ sở kinh doanh: Số chứng minh thư nhân dân do cơ quan Công an cấp; Địa chỉ thường trú hoặc tạm trú dài hạn của chủ cơ sở kinh doanh. Ghi rõ số nhà, đường phố, thôn/ấp, phường/xã, quận/huyện, tỉnh/thành phố. Nếu có số điện thoại, số Fax thì ghi rõ mã vùng - số điện thoại/số Fax.

5. Giấy phép kinh doanh: Ghi rõ số, ngày cấp và cơ quan cấp giấy phép kinh doanh.

6. Ngành nghề kinh doanh: Ghi theo giấy phép kinh doanh và ngành nghề thực tế đang kinh doanh.

7. Vốn kinh doanh: Ghi theo giấy phép kinh doanh, nếu khác với vốn thực tế đang sử dụng thì ghi theo vốn thực tế.

8. Tổng số lao động: Ghi tổng số lao động (số người) thường xuyên tại thời điểm đăng ký.

9. Ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh: Ngày bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh.

10. Tài khoản Ngân hàng, Kho bạc: Ghi rõ số tài khoản, tên Ngân hàng, Kho bạc nơi mở tài khoản.

11. Các loại thuế phải nộp: Đánh dấu X vào những ô tương ứng với những sắc thuế mà cơ sở kinh doanh phải nộp định kỳ.

12. Đăng ký phương pháp tính thuế giá trị gia tăng (GTGT): Theo luật thuế giá trị gia tăng và các văn bản dưới luật, đối tượng nộp thuế tự đăng ký phương pháp tính thuế GTGT là khấu trừ hay trực tiếp (cơ quan thuế sẽ xem xét lại và quyết định sau).

13. Nơi đăng ký nộp thuế: Cơ quan thuế mà cơ sở đăng ký nộp thuế.

 

TỜ KHAI ĐĂNG KÝ THUẾ

 

Mẫu số:

TAX REGISTRATION FORM

 

Form No:

 

 

04-ĐK-TCT

 

 

CƠ QUAN THUẾ GHI
FOR TAX OFFICE ONLY

Mã số

GTGT

 

 

 

(Mầu xanh lá mạ)

1. Tên nhà thầu (hoặc Nhà thầu phụ):
Name of contractor/sub-contrator

 

 

2. Quốc tịch:
Nationality

 

3. Địa chỉ trụ sở chính:
Address of the head office

 

4. Địa chỉ văn phòng điều hành tại Việt Nam:
Address of Management Office in Vietnam

Địa chỉ
Address

 

Số nhà, đường phố, thôn, xã:
Street Number, Street name or Commune

 

 

Quận/huyện:
District

 

 

Tỉnh/thành phố:
Province/City

Điện thoại:
Tel

 

Điện thoại:
Tel

Fax:

 

Fax:

5. Giấy phép hoạt động kinh doanh tại Việt Nam:
Business license in Vietnam:

 

6. Hoạt động tại Việt Nam theo hợp đồng Nhà thầu hoặc Nhà thầu phụ:
Contract for contractor/sub-contractor operation in VN:

Số giấy phép:
Number

 

Số giấy phép:
Number

Ngày cấp:..../..../.....
Date

 

Ngày cấp:..../..../.....
Date

Cơ quan cấp:
Granted by

 

Ký với:
Signed with:


7. Mục tiêu hoạt động tại VN theo hợp đồng:

 

Mã số ĐTNT tại Việt Nam (nếu có) Taxpayres identification number in Việt Nam (if any)

Contract objectives

 

 

 

 

8. Địa điểm tiến hành công việc theo hợp đồng:
Location of business according to the contract

 

 

9. Thời gian thực hiện hợp đồng:
Contract duration:

Từ: ........................../.................. đến ........................../..................

From: ...................../..................... to ........................../..................

10. Tổng số lao động:

Number of employees hired in the contract

11. Tài khoản Ngân hàng, Kho bạc:
Banhk and Treasury Accounts

Số:
Account number

Tại
Name of Bank or Treasury

 

Số:
Account number

Tại
Name of Bank or Treasury

 

12. Đăng ký phương pháp tính thuế giá trị gia tăng (GTGT):
Register method of VAT caculation

Phương pháp khấu trừ
Credit method

 

Phương pháp tính trực tiếp
Direc subtraction method

 

13. Nhà thầu phụ:
Do you have sub-contractor?


Yes

Không
No

14. Tài liệu kèm theo:
Attachments

 

 

Cam kết của Nhà thầu hoặc Nhà thầu phụ thực hiện nghiêm chỉnh luật pháp về thuế, nộp kịp thời và đầy đủ các khoản thuế phát sinh, đảm bảo việc khấu trừ và nộp đủ các khoản thuế của các Nhà thầu phụ và người lao động làm việc tại Việt Nam theo Hợp đồng.

Contractors, sub-contractors commit to observe all tax laws, timely and fully pay taxes, ensure to withhold and pay full tax dues of sub-contractors and employees involved inthe contract in Vietnam.

Người đại diện Nhà thầu (hoặc Nhà thầu phụ):
Representative of constractor (or sub-constrator)

Ngày....../....../......
Date..../.../....

Chức vụ
Position

Chữ ký
Signature

 

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN THUẾ

Mục lục ngân sách:

 

 

Phương pháp tính thuế GTGT:

Khấu trừ

Trực tiếp trên
GTGT

Trực tiếp trên DT

Khoán

Ngày nhận được tờ khai:.../.../

 

Ngày kiểm tra tờ khai:.../..../...

Người kiểm tra (ký, ghi rõ họ tên)

 

 

 

BẢN KÊ CÁC NHÀ THẦU PHỤ
SUB - CONTRACTOR DECLARATION

S TT
No.

Tên Nhà thầu phụ
Name of Sub-contract

Quốc tịch
Nationnality

Mã số ĐTNT tại VN (nếu có)
Taxpayers identification number in Vietnam (if any)

Số hợp đồng Sub-contract number

Giá trị hợp đồng
Sub-contract value

Địa điểm thực hiện
Location of business according to the sub-contract

Số lượng lao động
Number of employees hired in the sub-contract

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mẫu số:

Form No:

04-ĐK-TCT

HƯỚNG DẪN KÊ KHAI
GUIDANCE FOR DECLARATION

Chỉ tiêu
Information needed to declare

Nội dung hướng dẫn Detail of guidance

1. Tên nhà thầu (hoặc Nhà thầu phụ): ghi đầy đủ tên (kể cả viết tắt) của Nhà thầu hoặc Nhà thầu phụ tham gia các hoạt động kinh doanh tại Việt Nam không theo các hình thức quy định tại Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Name of contractor/sub-contractro: Write full name (including abbreviated name) of contractor or sub-contractor doing business in Vietnam under the form not stipulated in the Law on Foreign Invesment in vietnam.

2. Quốc tịch: Ghi rõ quốc tịch của Nhà thầu hoặc Nhà thầu phụ.

Nationality: Fill in clearly the nationality of the contractor or sub-contractor.

3. Địa chỉ trụ sở chính:

Nếu là cá nhân thì ghi địa chỉ, số điện thoại, số fax nơi cá nhân cư trú.

Nếu là tổ chức hoặc công ty thì ghi địa chỉ, số điện thoại, số fax nơi đặt trụ sở chính.

Address of head office:

If contractor/sub-contractor is an idividual, fill in address, telephone number, fax number of residency.

If contractor/sub-contractor is an orgnisation or company, fill in address, telephone number, fax number of the head office.

4. Địa chỉ văn phòng điều hành tại Việt Nam:

Nếu là cá nhân thì ghi địa chỉ, số điện thoại, số fax nơi cá nhân cư trú tại Việt Nam để điều hành hoạt động.

Nếu là các tổ chức hoặc công ty thì ghi địa chỉ, số điện thoại, số fax nơi đặt trụ sở văn phòng điều hành tại Việt Nam.

Address of Management office in Vietnam:

If contractor/sub-contractor is an idividual, fill in address, telephone number, fax number of the individual residing in Vietnam to do business.

If contractor/sub-contractor is an orgnisation or company, fill in address, telephone number, fax number of the menagement office in Vietnam.

5. Giấy phép hoạt động kinh doanh tại Việt Nam: Căn cứ vào giấy phép hoạt động kinh doanh tại Việt Nam do cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền cấp để điền vào các chỉ tiêu tương ứng.

Business license in Vietnam:

Based on the business license granted by the competent Goverment authority, fill in the relevant items in the form.

6. Hoạt động tại Việt Nam theo hợp đồng Nhà thầu hoặc Nhà thầu phụ: Căn cứ vào hợp đồng được ký kết mà điền vào các chỉ tiêu cho phù hợp.

Contract for contractor/sub-contractor operation in Vietnam:

Based on the signed contract, fill in the relevant items in the form.

7. Mục tiêu hoạt động tại Việt Nam theo hợp đồng: Ghi cụ thể từng mục tiêu hoạt động của hợp đồng.

Contract objectives:

Declare each operation objective of the contract concretely.

8. Địa điểm tiến hành công việc theo hợp đồng: Ghi cụ thể các địa điểm tiến hành công việc theo hợp đồng. Trong trường hợp tiến hành công việc tại nhiều địa phương khác nhau thì phải kê khai đầy đủ các địa điểm tiến hành công việc tại địa phương đó.

Location of business according to the contract:

Declare each operation location of the contract concretely. In case of doing business at many different location, contractor/sub-contract has to declare fully the location to do business.

9. Thời gian thực hiện hợp đồng: Ghi rõ thời gian thực hiện hợp đồng từ tháng, năm đến tháng, năm.

Contract duration: Fill inclearly contract duration from manth, year to month, year.

10. Tổng số lao động: Ghi tổng số lao động do Nhà thầu hoặc Nhà thầu phụ tuyển dụng.

Number of employees hired:

Declare number of employees hired by the contractor or sub-contractor.

11. Tài khoản Ngân hàng, Kho bạc: Kê khai các tài khoản Ngân hàng và Kho bạc (kể cả tài khoản mở tại nước ngoài).

Bank and Treasury Accounts:

Declare the bank or trasury accounts (including the bank accounts opened abroad).

12. Đăng ký phương pháp tính thuế giá trị gia tăng: Chọn một trong hai phương pháp tính thuế giá trị gia tăng.

Regiter method of VAT calculation:

Select one og two VAT calculation methods.

13. Nhà thầu phụ: Nếu có các Nhà thầu phụ thực hiện một phần hợp đồng yêu cầu kê khai đầy đủ các Nhà thầu phụ theo bản kê đính kèm tờ khai đăng ký thuế.

Do you have sub-contractor:

If there are sub-contractors taking part in the contract, please declare fully in the Sub-contracor

Declare attached.

14. Tài liệu kèm theo: Ghi các tài liệu gửi cho cơ quan thuế kèm theo tờ khai đăng ký thuế.

Attachments:

List all documents attached to the Tax Registration Form.

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ THUẾ

 

 

MÃ SỐ

 

 

TÊN ĐỐI TƯỢNG

 

 

SỐ ĐĂNG KÝ KINH DOANH

 

 

NGÀY ĐĂNG KÝ THUẾ

 

 

Ngày... tháng... năm 19...

Thủ trưởng cơ quan thuế

(Ký tên, đóng dấu)

 

KT. BỘ TRƯỞNG
Thứ trưởng

(Đã ký)

 

Nguyễn Thị Kim Ngân

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.