• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 04/07/2002
  • Ngày hết hiệu lực: 31/01/2005
BỘ TÀI CHÍNH
Số: 76/2002/TT-BTC
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Quảng Nam, ngày 9 tháng 9 năm 2002

THÔNGTƯ

Hướngdẫn những vấn đề về tài chính khi chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổphần.

 

Thi hànhNghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ về chuyểndoanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần (sau đây viết tắt là Nghị định số64/2002/NĐ-CP); Bộ Tài chính hướng dẫn những vấn đề về tài chính nhưsau:

 

Phầnthứ nhất

NHỮNGQUY ĐỊNH CHUNG

1. Đối tượngáp dụng Thông tư này là cácdoanh nghiệp nhà nước và đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp nhà nước quy địnhtại Điều 2 Nghị định số 64/2002/NĐ-CP và thực hiện cổ phần hóa theo Nghị địnhnày.

Những doanhnghiệp thuộc Mục III Phần A, Tiêu chí, danh mục phân loại doanhnghiệp nhà nước và Tổng công ty nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số58/2002/QĐ-TTg ngày 26/4/2002 của Thủ tướng Chính phủ thì không thuộc đối tượngcổ phần hóa.

2. Một sốtừ ngữ trong Thông tư này được hiểu như sau:

2.1. Đơn vịphụ thuộc của doanh nghiệp có đủ điều kiện hạch toán độc lập là đơn vị phụthuộc của doanh nghiệp đã có đủ điều kiện tổ chức hạch toán kế toán, thống kêhoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị đến kết quả cuối cùng và thực hiện chếđộ báo cáo tài chính theo chế độ Nhà nước quy định.

2.2. Tiềnthu về bán phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp là số tiền thu được khi bán cổphần thuộc vốn nhà nước tại doanh nghiệp, không bao gồm giá trị ưu đãi cho ngườilao động và người sản xuất, cung cấp nguyên liệu cho các doanh nghiệp chế biếnhàng nông, lâm, thủy sản.

2.3. Thờiđiểm doanh nghiệp nhà nước chuyển sang công ty cổ phần hoạt động theo LuậtDoanh nghiệp là thời điểm công ty cổ phần được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinhdoanh.

3. Tùy theo quy mô vốn và điều kiện cụ thể củatừng doanh nghiệp, khi xác định phương án cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nướccó thể lựa chọn và áp dụng một trong những hình thức cổ phần hóa quy định tạiĐiều 3 Nghị định số 64/2002/NĐ-CP.

Trong đó trườnghợp doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa theo hình thức quy định tại khoản 1 Điều3 của Nghị định số 64/2002/NĐ-CP: "Giữ nguyên vốn nhà nước hiện có tạidoanh nghiệp, phát hành cổ phiếu thu hút thêm vốn" thì giá trị cổ phần củaNhà nước góp vào công ty được xác định bằng giá trị thực tế phần vốn nhà nướctại doanh nghiệp trừ (-) chi phí cổ phần hóa, giá trị ưu đãi cho người lao độngtrong doanh nghiệp (bao gồm cả giá trị cổ phần bán trả chậm cho người nghèo) vàngười sản xuất, cung cấp nguyên liệu cho các doanh nghiệp chế biến nông, lâm,thủy sản.

4. Nhà nước chỉ nắm giữ cổ phần chi phối (trên50% vốn điều lệ) của doanh nghiệp cổ phần hóa hoạt động trong những ngành nghềvà có các điều kiện như quy định tại điểm 1 Mục II củaTiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp nhà nước và Tổng công ty nhà nước banhành kèm theo Quyết định số 58/2002/QĐ-TTg ngày 26/4/2002 của Thủ tướng Chínhphủ.

5. Doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty nhà nướcsau khi cổ phần hóa mà Nhà nước giữ trên 50% vốn điều lệ thì vẫn là thành viêncủa Tổng công ty, nhưng hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và không phải nộp kinhphí cấp trên. Tổng công ty chỉ được quyền chuyển nhượng phần vốn nhà nước góptại công ty cổ phần trên cơ sở đảm bảo các quy định của pháp luật và Điều lệcông ty.

6. Khi nhận được quyết định thực hiện cổ phần hóacủa cơ quan có thẩm quyền, doanh nghiệp phải khẩn trương thực hiện thanh quyếttoán thuế, xử lý tồn tại về tài chính của doanh nghiệp và triển khai thực hiệncác bước để cổ phần hóa.

Cơ quan quảnlý tài chính doanh nghiệp và cơ quan thuế có trách nhiệm phối hợp với doanhnghiệp thực hiện ngay việc thanh quyết toán và xử lý những tồn tại về tài chínhcủa doanh nghiệp theo chế độ Nhà nước đã quy định.

 

Phầnthứ hai

NHỮNGVẤN ĐỀ VỀ TÀI CHÍNH KHI CHUYỂN DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC SANG CÔNG TY CỔ PHẦN

I. KIỂM KÊ VÀ PHÂN LOẠI TÀI SẢN TẠIDOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

Khi nhận đượcquyết định thực hiện cổ phần hóa của cơ quan có thẩm quyền, doanh nghiệp cótrách nhiệm tổ chức kiểm kê, phân loại tài sản doanh nghiệp đang quản lý, sửdụng ở thời điểm lập báo cáo quyết toán tài chính củaquý gần nhất trước ngày ra quyết định cổ phần hóa:

1. Kiểm kê xác định đúng số lượng và chất lượngcủa tài sản thực tế hiện có doanh nghiệp đang quản lý và sử dụng tại thời điểmkiểm kê. Xác định tài sản thừa, thiếu so với sổ sách kế toán, phân tích rõnguyên nhân thừa, thiếu.

2. Phânloại tài sản đã kiểm kê theo các nhóm sau:

2.1. Tài sảndoanh nghiệp có nhu cầu sử dụng.

2.2. Tài sảndoanh nghiệp không cần dùng, tài sản ứ đọng, tài sản chờ thanh lý, tài sảnkhông có khả năng phục hồi cho quá trình sản xuất kinh doanh.

2.3. Tài sảnhình thành từ Quỹ Khen thưởng, phúc lợi (nếu có).

2.4. Tài sảnthuê ngoài, vật tư hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công, nhận bán hộ, nhận kýgửi.

3. Đốichiếu xác nhận và phân loại các khoản công nợ, lập bảng kê chi tiết đối vớitừng loại công nợ theo quy định sau:

3.1. Nợ phảitrả, trong đó:

a) Các khoảnnợ phải trả đã quá hạn trả.

b) Các khoảnnợ phải trả nhưng không phải trả là khoản nợ mà chủ nợ không còn tồn tại để đòi(doanh nghiệp đã giải thể, phá sản, chủ nợ đã chết) hoặc chủ nợ không đến đốichiếu đòi nợ mặc dù doanh nghiệp đã có văn bản yêu cầu chủ nợ hoặc đã thông báotrên phương tiện thông tin đại chúng.

3.2. Nợ phảithu, trong đó: nợ phải thu có khả năng thu hồi, nợ phải thu không có khả năngthu hồi. Phân tích rõ từng khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi bao gồmnợ phải thu quá hạn hoặc chưa quá hạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Khách nợ làdoanh nghiệp, tổ chức đã giải thể, phá sản hoặc đã ngừng hoạt động không có khảnăng chi trả.

Khách nợ làcá nhân đã chết, mất tích, đang thi hành án phạt tù hoặc người thừa kế theophán quyết của tòa án không có khả năng chi trả. Khách nợ đang bị cơ quan phápluật truy tố, giam giữ, xét xử nhưng có đủ căn cứ chứng minh là nợ không có khảnăng thu hồi.

Các khoản nợphải thu của các khách nợ đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định cho xóa nợtheo quy định của pháp luật.

Các khoản nợphải thu mà dự toán chi phí đòi nợ lớn hơn giá trị khoản nợ phải thu.

Các khoản nợphải thu đã quá thời hạn thanh toán từ 3 năm trở lên mà khách nợ còn tồn tại,đang hoạt động nhưng kinh doanh thua lỗ hoặc quá khó khăn không có khả năngthanh toán, doanh nghiệp đã tích cực áp dụng nhiều giải pháp nhưng vẫn khôngthu được nợ.

4. Tổ chức đánh giá và xác định giá trị tài sảncủa doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng theo chế độ Nhà nước quy định.

5. Kiểm quỹ tiền mặt, đối chiếu số dư tiền gửingân hàng tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa.

II. XỬLÝ NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ TÀI CHÍNH TRƯỚC KHI XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP

1. Xử lýtài sản.

Căn cứ vàokết quả kiểm kê, phân loại tài sản, doanh nghiệp xử lý tài sản theo quy địnhtại Điều 9 của Nghị định số 64/2002/NĐ-CP, trong đó:

1.1. Đối vớitài sản thừa, thiếu trong kiểm kê thì doanh nghiệp phải phân tích làm rõ nguyênnhân tài sản thừa, thiếu và xử lý như sau:

Đối với tàisản thiếu phải xác định mức độ trách nhiệm đền bù của tổ chức, cá nhân kèm theocác biện pháp xử lý hành chính theo các quy định hiện hành; giá trị tài sảnthiếu sau khi trừ khoản đền bù trách nhiệm, doanh nghiệp hạch toán vào kết quảkinh doanh.

Đối với tàisản thừa nếu không xác định được nguyên nhân và không tìm được chủ sở hữu thìhạch toán vào kết quả kinh doanh.

1.2. Đối vớinhững tài sản doanh nghiệp không cần dùng, tài sản ứ đọng, tài sản chờ thanh lýthì xử lý như sau:

a) Doanhnghiệp phải báo cáo cơ quan có thẩm quyền để điều chuyển cho đơn vị khác quảnlý và sử dụng cụ thể:

Nếu điềuchuyển cho các đơn vị trong ngành thuộc Bộthì Bộ quản lý ngành quyết địnhchuyển cho đơn vị thuộc tỉnh, thành phố quản lý thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dântỉnh, thành phố quyết định.

Nếu điềuchuyển cho các đơn vị ngoài ngành, ngoài địa phương thì Bộ quảnlý ngành, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trình Thủ tướng Chính phủxem xét quyết định.

Căn cứ Biênbản giao nhận tài sản theo quyết định điều chuyển tài sản của cơ quan có thẩmquyền, doanh nghiệp cổ phần hóa và doanh nghiệp tiếp nhận tài sản điều chỉnhtăng, giảm vốn theo giá trị tài sản ghi trên sổ kế toán doanh nghiệp cổ phầnhóa.

b) Trườnghợp không có đơn vị tiếp nhận tài sản thì doanh nghiệp chủ động tổ chức thanhlý, nhượng bán tài sản theo chế độ Nhà nước đã quy định. Việc nhượng bán tàisản được thực hiện thông qua phương thức đấu giá công khai theo quy định hiệnhành của Nhà nước. Doanh nghiệp phải tổ chức Hội đồng thanh lý, nhượng bán tàisản do Giám đốc doanh nghiệp làm Chủ tịch.

Các khoảnthu và Chi phí cho hoạt động thanh lý nhượng bán tài sản của doanh nghiệp tronggiai đoạn này được hạch toán vào thu nhập và chi phí bất thường của doanhnghiệp theo chế độ Nhà nước quy định.

c) Trườnghợp đến thời điểm định giá mà vẫn chưa kịp xử lý tài sản thì giá trị của tàisản không cần dùng được loại trừ, không tính vào giá trị doanh nghiệp để cổphần hóa. Doanh nghiệp có trách nhiệm tiếp tục theo dõi và xử lý trong thờigian chưa chính thức chuyển thành công ty cổ phần.

1.3. Đối vớitài sản là công trình phúc lợi như: nhà trẻ, nhà mẫu giáo, bệnh xá, nhà ở củacán bộ công nhân viên được đầu tư bằng nguồn Quỹ Phúc lợi, khen thưởng thìkhông tính vào giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa mà chuyển giao cho tập thểngười lao động quản lý và sử dụng thông qua tổ chức công đoàn.

Riêng nhà ở củacán bộ công nhân viên (kể cả nhà ởđược đầu tư bằng vốn ngân sách nhànước) thì doanh nghiệp có trách nhiệm tập hợp hồ sơ và làm thủ tục chuyển giaocho cơ quan quản lý nhà đất của địa phương để quản lý hoặc bán cho người đangsử dụng theo quy định hiện hành.

1.4. Tài sảnđược đầu tư bằng nguồn Quỹ Khen thưởng, Quỹ Phúc lợi của doanh nghiệp nhưngđang dùng trong sản xuất kinh doanh thì được tính vào giá trị doanh nghiệp cổphần hóa theo giá trị tài sản đánh giá lại. Phần giá trị tài sản này được chuyểnthành cổ phần thuộc sở hữu của người lao động có tên trong danh sách thườngxuyên của doanh nghiệp tại thời điểm cổ phần hóa và được chia theo thời gianthực tế đã làm việc của từng người tại doanh nghiệp.

2. Xử lýnợ phải thu khó đòi:

Các khoản nợphải thu khó đòi được xử lý theo quy định tại Điều 10 Nghị định số64/2002/NĐ-CP, trong đó:

2.1. Đối vớinhững khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi thì doanh nghiệp phải đưa racác bằng chứng cụ thể để chứng minh như:

Các căn cứchứng minh doanh nghiệp hoặc tổ chức đã ngừng hoạt động nhưng không có khả năngthanh toán nợ.

Đối vớidoanh nghiệp đã giải thể, phá sản phải có quyết định giải thể của cơ quan quyếtđịnh thành lập hoặc quyết định của tòa án xử lý đối với đơn vị phá sản.

Giấy xácnhận của chính quyền địa phương đối với khách nợ là cá nhân đã chết, mất tích,không có tài sản thừa kế để trả nợ hoặc đang thi hành án, đang bị truy tố, giamgiữ, xét xử không có khả năng trả nợ.

Lệnh truy nãhoặc xác nhận của cơ quan pháp luật đối với khách nợ là cá nhân đã bỏ trốn.

Quyết địnhcủa cấp có thẩm quyền về xử lý xóa nợ không thu hồi được của doanh nghiệp.

Đối vớinhững khoản nợ phải thu đã phát sinh trên 3 năm mà khách nợ vẫn còn tồn tại nhưngkhông có khả năng trả nợ, doanh nghiệp đã áp dụng nhiều giải pháp nhưng vẫnkhông thu hồi được thì doanh nghiệp phải đưa ra các bằng chứng như: Biên bảnđối chiếu công nợ với khách nợ, công văn đòi nợ, công văn đề nghị tòa án thựchiện phá sản theo Luật định.

Các khoản nợphải thu có đủ căn cứ chứng minh là không có khả năng thu hồi thì doanh nghiệpxử lý theo quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều 10 Nghị định số 64/2002/NĐ-CP.

2.2. Đối vớicác khoản nợ phải thu quá hạn khác thì doanh nghiệp phải tiếp tục đòi nợ hoặcbán cho các tổ chức kinh tế có chức năng mua bán nợ theo giá thỏa thuận, khôngđược trực tiếp bán nợ cho khách nợ. Khoản tổn thất từ việc bán nợ được xử lýtheo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định số 64/2002/NĐ-CP.

2.3. Trongthời gian chưa chính thức chuyển thành công ty cổ phần, doanh nghiệp vẫn cótrách nhiệm tiếp tục theo dõi và tổ chức thu hồi các khoản công nợ đã được loạitrừ không tính vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa.

3. Xử lýcác khoản nợ phải trả.

Các khoản nợphải trả được xử lý theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 64/2002/NĐ-CP, trongđó:

3.1. Đối vớicác khoản nợ phải trả nhưng không phải trả được hạch toán vào thu nhập bất thườngcủa doanh nghiệp.

3.2. Đối vớicác khoản nợ thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước: Sau khi xử lý cáckhoản nợ phải thu theo quy định tại mục 2 nói trên mà doanh nghiệp vẫn không cókhả năng thanh toán nợ thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước thì căn cứvào thực trạng tài chính và nguyên nhân của các khoản nợ đọng, doanh nghiệp lậphồ sơ báo cáo Cục Thuế để kiểm tra trước khi trình Bộ Tài chính xem xét, quyếtđịnh áp dụng các biện pháp khoanh nợ, giãn nợ, hỗ trợ vốn đầu tư hoặc xóa nợđọng thuế và các khoản phải nộp ngân sách tối đa bằng số lỗ lũy kế đến thờiđiểm định giá. Trình tự, thủ tục theo hướng dẫn tại Phần B MụcIV Thông tư số 32/2002/TT-BTC ngày 10/4/2002 của Bộ Tàichính về việc xử lý giãn nợ, khoanh nợ, xóa nợ thuế và các khoản phải nộp ngânsách nhà nước đối với những doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh có khó khăndo nguyên nhân khách quan.

3.3. Đối vớicác khoản nợ đọng vay Ngân hàng thương mại Nhà nước: Trường hợp doanh nghiệpgặp khó khăn không cân đối được nguồn để thanh toán các khoản nợ quá hạn thìTổng giám đốc Ngân hàng thương mại Nhà nước xem xét, quyết định cho doanhnghiệp được khoanh, giãn các khoản nợ quá hạn có đến thời điểm quyết định cổphần hóa trong thời hạn 3 đến 5 năm.

Trường hợpcác doanh nghiệp này bị lỗ, không có khả năng thanh toán thì được xóa nợ lãivay bao gồm cả lãi đã nhập gốc với mức không vượt quá số lỗ còn lại.

Doanh nghiệpcổ phần hóa chủ động phối hợp với ngân hàng chủ nợ và các tổ chức có chức năngmua bán nợ để xử lý phần nợ gốc quá hạn còn lại theo hướng mua hay bán lại nợhoặc chuyển nợ thành vốn góp của ngân hàng vào doanh nghiệp cổ phần hóa theoquy định của pháp luật về tỷ lệ vốn góp.

3.4. Đối vớicác khoản nợ phải trả nước ngoài quá hạn có bảo lãnh thì doanh nghiệp và ngườibảo lãnh phải đàm phán với chủ nợ để xóa lãi, khoanh nợ hoặc giảm nợ gốc và bốtrí nguồn để trả nợ. Trường hợp doanh nghiệp không bố trí được nguồn trả nợ thìngười bảo lãnh có trách nhiệm bố trí nguồn để trả nợ theo kỳ hạn đã cam kết chodoanh nghiệp. Doanh nghiệp có trách nhiệm hoàn trả cho người bảo lãnh hoặcchuyển thành vốn của người bảo lãnh góp vào công ty cổ phần.

3.5. Đối vớikhoản nợ bảo hiểm xã hội, nợ cán bộ công nhân viên: Doanh nghiệp có trách nhiệmthanh toán dứt điểm trước khi cổ phần hóa đế đảm bảo quyền lợi cho người laođộng.

3.6. Việcchuyển nợ phải trả thành vốn góp cổ phần trong doanh nghiệp cổ phần hóa phảiđảm bảo yêu cầu sau:

a) Được thựchiện thông qua kết quả đấu giá bán cổ phần.

Trường hợpchủ nợ không có điều kiện trực tiếp tham gia đấu giá thì doanh nghiệp và chủ nợký thỏa thuận về giá chuyển đổi nợ thành vốn góp cổ phần trước khi đấu giá vàđây là giá chủ nợ tham gia đấu giá. Trường hợp các bên tham gia có giá đấu bằngnhau thì chủ nợ được quyền ưu tiên thực hiện chuyển nợ thành vốn góp cổ phầntheo giá đã thỏa thuận. Riêng việc chuyển nợ phải trả người lao động trongdoanh nghiệp thành cổ phần thì thực hiện theo giá "sàn" quy định tạiĐiều 21 Nghị định số 64/2002/NĐ-CP.

b) Tuân thủcác quy định của Nhà nước về quyền mua cổ phần lần đầu và quyền nắm giữ cổ phầnchi phối của Nhà nước tại các doanh nghiệp.

4. Cáckhoản dự phòng và lãi chưa phân phối.

Trước khixác định giá trị doanh nghiệp, các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dựphòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá chứng khoán, chênh lệch tỷ giá, dựphòng trợ cấp mất việc làm, dự phòng tài chính... và các khoản lãi chưa phânphối được xử lý theo quy định sau:

a) Số dưvề dự phòng giảm giá hàng tồn kho, nợ phải thu khó đòi, giảm giá chứng khoán(sau khi bù đắp tổn thất về giảm giá hàng tồn kho, giảm giá chứng khoán và xửlý công nợ khó đòi tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp theo chế độ Nhànước quy định) được hoàn nhập vào thu nhập của doanh nghiệp.

b) Số dưvề chênh lệch tỷ giá được xử lý như sau:

Đối với giátrị công trình xây dựng cơ bản dở dang nếu có phát sinh chênh lệch tỷ giá thìsau khi bù trừ giữa số tăng, số giảm phải tính vào giá trị công trình khi xácđịnh giá trị doanh nghiệp.

Đối vớichênh lệch tỷ giá của các nghiệp vụ ngoại tệ khác, sau khi bù trừ giữa số tăngvà số giảm thì hạch toán vào chi phí, thu nhập tài chính của doanh nghiệp theochế độ Nhà nước quy định.

c) Số dưQuỹ Dự phòng trợ cấp mất việc làm: Quỹ Dự phòng trợ cấp mất việc làm được giữlại để giải quyết chính sách lao động dôi dư theo chế độ hiện hành. Nếu khôngcó nhu cầu sử dụng hoặc sử dụng không hết thì phải hoàn nhập vào thu nhập sauthuế của doanh nghiệp.

d) Số dưQuỹ Dự phòng tài chính: Quỹ Dự phòng tài chính được dùng để bù đắp phần còn lạicủa những tổn thất về tài sản và bù lỗ (nếu có) của doanh nghiệp trong quátrình kinh doanh đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp. Số cònlại, hoàn nhập vào thu nhập sau thuế của doanh nghiệp.

e) Trườnghợp doanh nghiệp còn số lỗ lũy kế của các năm trước thì được dùng thu nhập trướcthuế có đến thời điểm cổ phần hóa để bù đắp trước khi thực hiện các biện phápxóa nợ đối với các khoản nợ thuế, phải nộp Ngân sách và các khoản nợ đọng vayNgân hàng thương mại Nhà nước. Các khoản thu nhập sau khi nộp thuế thu nhậpdoanh nghiệp được phân phối theo quy định hiện hành.

5. Tàisản góp vốn liên doanh với nước ngoài.

Tài sản gópvốn liên doanh với nước ngoài được xử lý theo quy định tại Điều 13 Nghị định số64/2002/NĐ-CP, trong đó:

5.1. Trườnghợp doanh nghiệp cổ phần hóa có kế thừa các hoạt động liên doanh thì phải tínhgiá trị tài sản góp vốn liên doanh vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa.

5.2. Trườnghợp các doanh nghiệp cổ phần hóa không kế thừa các hoạt động liên doanh thì lậphồ sơ báo cáo cơ quan có thẩm quyền quyết định cổ phần hóa để xem xét, quyếtđịnh và xử lý tài sản góp vốn liên doanh như sau:

Thỏa thuậnđể mua hoặc bán lại vốn góp liên doanh.

Thỏa thuậnvới đối tác góp vốn liên doanh với doanh nghiệp để chuyển giao cho doanh nghiệpkhác làm đối tác theo Quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Trường hợpdoanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa và đối tác nước ngoài thống nhất chấm dứthợp đồng liên doanh thì xử lý theo quy định tại Thông tư số 22/2002/TT-BTC ngày11/3/2002 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn xử lý tài chính vàhạch toán đối với doanh nghiệp nhà nước Việt Nam có vốn góp thành lập doanhnghiệp liên doanh theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam khi doanh nghiệpliên doanh chấm dứt hoạt động.

6. Số dưbằng tiền của Quỹ Khen thưởng và Quỹ Phúc lợi: được chia cho người lao động có tên trong danh sách thường xuyêncủa doanh nghiệp tại thời điểm quyết định cổ phần hóa để mua cổ phần. Phươngthức chia do Giám đốc doanh nghiệp sau khi thỏa thuận với tổ chức công đoànquyết định tùy theo mức độ đóng góp của từng người lao động. Người lao độngkhông phải nộp thuế thu nhập đối với khoản thu nhập này.

Trường hợptrước khi cổ phần hóa, doanh nghiệp đã chi quá nguồn Quỹ Khen thưởng, phúc lợithì được xử lý như một khoản phải thu tồn đọng. Cụ thể:

Đối vớikhoản chi cho người lao động còn đang làm việc trong doanh nghiệp trước khi cổphần hóa thì được giảm trừ vào phần giá trị tài sản dùng để chia cổ phần cho ngườilao động trong doanh nghiệp theo quy định tại tiết 1.4 điểm 1 Mục II Thôngtư này (nếu có); phần còn thiếu doanh nghiệp có trách nhiệm thu hồi của ngườilao động trước khi thực hiện chính sách ưu đãi giảm giá bán cổ phần hoặc trợcấp thôi việc, mất việc.

Đối với cáckhoản chi vượt Quỹ Khen thưởng, phúc lợi do phải hạch toán các khoản chi phíhoạt động sản xuất kinh doanh bị xuất toán, các khoản chi biếu, tặng; các khoảnchi bổ sung lương, thưởng, phúc lợi cho người lao động đã nghỉ việc, thôi việctrước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải báo cáo cơquan tài chính doanh nghiệp, cơ quan quyết định giá trị doanh nghiệp để xemxét, xử lý như một khoản nợ không có khả năng thu hồi.

III. XỬLÝ TÀI CHÍNH TỪ THỜI ĐIỂM XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP ĐẾN THỜI ĐIỂM DOANHNGHIỆP CHÍNH THỨC CHUYỂN SANG CÔNG TY CỔ PHẦN

1. Căn cứ vào quyết định công bố giá trị doanhnghiệp của cấp có thẩm quyền, doanh nghiệp phải điều chỉnh sổ kế toán và bảngcân đối kế toán theo Chế độ kế toán Nhà nước quy định, đồng thời có trách nhiệmtiếp tục theo dõi và xử lý các khoản nợ và tài sản được loại trừ khi xác địnhgiá trị doanh nghiệp cổ phần hóa; hạch toán đầy đủ các khoản chi phí liên quanđến việc thực hiện cổ phần hóa phát sinh trong kỳ.

2. Đến thời điểm công ty cổ phần được cấp giấychứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải chủ động lập báo cáo tàichính, tiếp tục xử lý những vấn đề về tài chính theo quy định tại Mục II Thôngtư này và thực biện quyết toán thuế với cơ quan thuế để xác định lại giá trịthực tế phần vốn nhà nước tại thời điểm cổ phần hóa và thực hiện bàn giao giữadoanh nghiệp nhà nước với công ty cổ phần.

3. Khoản chênh lệch giữa giá trị thực tế phần vốnnhà nước tại thời điểm doanh nghiệp chuyển sang công ty cổ phần với giá trịthực tế phần vốn nhà nước tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp được xửlý như sau:

a) Trườnghợp có chênh lệch tăng thì nộp vào Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hóa doanhnghiệp nhà nước cùng cấp.

b) Trườnghợp có chênh lệch giảm thì doanh nghiệp phải làm rõ nguyên nhân, xác định tráchnhiệm để xử lý như sau:

Xử lý bồi thườngvật chất theo quy định hiện hành đối với phần chênh lệch giảm thuộc trách nhiệmcá nhân, tập thể.

Toàn bộkhoản chênh lệch giảm sau khi bồi thường vật chất (nếu có) thì cơ quan có thẩmquyền quyết định cổ phần hóa quyết định giảm giá trị doanh nghiệp và thông báocho cơ quan quản lý Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nướccùng cấp bổ sung vốn để đảm bảo tỷ lệ cổ phần nhà nước cần thiết nắm giữ trongcơ cấu vốn điều lệ của công ty cổ phần.

4. Đối với các khoản nợ và tài sản được loại trừkhông tính vào giá trị doanh nghiệp:

a) Tronggiai đoạn chưa chính thức chuyển thành công ty cổ phần, doanh nghiệp nhà nướccó trách nhiệm tiếp tục theo dõi và tổ chức thu hồi công nợ, thanh lý, nhượngbán tài sản nói trên (bao gồm cả việc bán lại cho các tổ chức có chức năng kinhdoanh mua bán nợ và tài sản tồn đọng) và nộp toàn bộ số tiền thu được về Quỹ Hỗ trợsắp xếp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.

b) Trườnghợp đến thời điểm doanh nghiệp chính thức chuyển thành công ty cổ phần vẫn chưaxử lý xong các khoản nợ và tài sản trên thì cơ quan quyết định cổ phần hóa xemxét, quyết định chuyển giao việc xử lý các khoản nợ và tài sản được loại trừkhi xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa cho doanh nghiệp khác hoặc ủyquyền cho công ty cổ phần tiếp tục bảo quản và xử lý Công ty cổ phần được hưởng10% tổng số tiền thu được từ việc nhượng bán, thanh lý tài sản và thu hồi côngnợ để bù đắp chi phí và có trách nhiệm nộp số thu còn lại về Quỹ Hỗ trợsắp xếp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.

Công ty cổphần phải tổ chức thanh lý, nhượng bán tài sản này trong thời hạn 6 tháng, nếuquá thời hạn trên phải báo cáo cơ quan quyết định cổ phần hóa để xử lý nếu côngty cổ phần có nhu cầu sử dụng thì báo cáo cơ quan quyết định cổ phần hóa đểthuê hoặc mua theo giá thị trường.

IV. BÁN CỔ PHẦN

1. Doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng phương ánbán cổ phần theo trình tự ưu tiên và cơ cấu cổ phần được quy định tại Điều 23Nghị định số 64/2002/NĐ-CP, trong đó:

1.1. Phươngán bán cổ phần theo giá ưu đãi cho người sản xuất và cung cấp nguyên liệu chocác doanh nghiệp chế biến hàng nông, lâm, thủy sản được xác định theo hướng dẫntại Thông tư số 96/2001/TT-BTC ngày 23/11/2001 của Bộ Tàichính. Trong đó, phương án bán cổ phần theo giá ưu đãi cho người sản xuất vàcung cấp thủy sản được xác định trên cơ sở diện tích nuôi thủy sản, sản lượngthủy sản cung cấp cho doanh nghiệp chế biến thực hiện cổ phần hóa và tổng giátrị cổ phần bán theo giá ưu đãi.

1.2. Căn cứvào số lượng cổ phần thực tế bán ra bên ngoài và nhu cầu của doanh nghiệp trongviệc tiếp thu công nghệ mới, kinh nghiệm quản lý, mở rộng thị trường; doanhnghiệp cổ phần hóa tính toán số cổ phần bán ra bên ngoài để xây dựng phương ánbán cổ phần lần đầu trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt. Số lượngcổ phần tối thiểu dự kiến bán ra bên ngoài được xác định theo công thức sau:

Số lượng cổ phần tối thiểu dự kiến bán ra bên ngoài

 

=

Tổng số cổ phần của công ty (tương ứng với vốn điều lệ)

 

-

Số lượng cổ phần nhà nước tham gia tại công ty cổ phần

 

-

Số lượng cổ phần bán theo giá ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp

 

-

Số lượng cổ phần dự kiến bán cho người sản xuất và cung cấp nguyên liệu

 

x

 

3%

Những doanhnghiệp cổ phần hóa có tình hình tài chính phù hợp với điều kiện niêm yết trênthị trường chứng khoán thì phương án bán cổ phần ra bên ngoài phải đảm bảo cácđiều kiện để được niêm yết trên thị trường chứng khoán theo quy định của phápluật về chứng khoán.

1.3. Ngoàisố cổ phần được mua theo giá ưu đãi, người lao động trong doanh nghiệp cổ phầnhóa được quyền đăng ký mua số cổ phần còn lại (sau khi đã xác định số lượng cổphần bán ra bên ngoài) theo giá sàn.

Trường hợpngười lao động trong doanh nghiệp cổ phần hóa đăng ký mua không hết thì doanhnghiệp phải kịp thời điều chỉnh phương án bán cổ phần, bổ sung số lượng cổ phầnbán ra bên ngoài.

2. Việc bán cổ phần lần đầu của các doanh nghiệpthực hiện cổ phần hóa được thực hiện theo quy định tại Điều 24 Nghị định số64/2002/NĐ-CP.

Trường hợpdoanh nghiệp cổ phần hóa có số lượng cổ phần bán ra bên ngoài với mệnh giá cổphiếu dưới 500 triệu đồng hoặc doanh nghiệp cổ phần hóa ở vùngsâu, vùng xa có khó khăn trong việc bán thông qua các tổ chức tài chính trunggian hoặc dự kiến chi phí cho việc tổ chức bán cổ phần của tổ chức trung gian vượtquá mức hoa hồng cho phép thì cơ quan quyết định cổ phần hóa giao cho doanhnghiệp tổ chức bán cổ phần ra bên ngoài theo hình thức đấu giá.

V. QUẢNLÝ VÀ SỬ DỤNG TIỀN THU TỪ BÁN CỔ PHẦN

1. Tiền thu từ bán cổ phần thuộc phần vốn nhà nước(bao gồm cả chênh lệch giá bán cổ phần do thực hiện đấu giá) tại doanh nghiệpthực hiện cổ phần hóa từ ngày 05/7/2002 trở đi được quản lý và sử dụng theo quyđịnh tại Điều 25 Nghị định số 64/2002/NĐ-CP và Quy chế Quản lý, sử dụng tiềnthu, tiền bán cổ phần của Bộ Tài chính. Tiền thu từ bán phần vốn nhà nước tạicác doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa trước ngày 05/7/2002 được quản lý, sửdụng theo quy định tại Quyết định số 177/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999 của Thủ tướngChính phủ và Quyết định số 95/2000/QĐ-BTC ngày 09/6/2000 của Bộ trưởngBộ Tài chính.

2. Tiền thu từ bán cổ phần do doanh nghiệp pháthành để huy động thêm vốn được để lại công ty cổ phần và quản lý sử dụng theoquy định của pháp luật và Điều lệ Tổchức hoạt động của công ty cổ phần.

VI. CHIPHÍ CỔ PHẦN HÓA

1. Chiphí cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước bao gồm:

Chi phí intài liệu, tập huấn nghiệp vụ về cổ phần hóa doanh nghiệp;

Chi phí kiểmkê, xác định giá trị tài sản;

Chi phí choviệc lập phương án cổ phần hóa, xây dựng Điều lệ Tổ chứcvà hoạt động của công ty cổ phần;

Tiền thuê tưvấn, kiểm toán (nếu có);

Chi phí choĐại hội công nhân viên chức doanh nghiệp bất thường để triển khai cổ phần hóa;

Chi phí chocác hoạt động tuyên truyền thực hiện cáo bạch các thông tin về cổ phần hóadoanh nghiệp;

Chi phí choviệc tổ chức bán cổ phần (bao gồm cả chi phí cho hoạt động đấu giá);

Chi phí choĐại hội cổ đông lần đầu;

Các chi phíkhác có liên quan đến cổ phần hóa doanh nghiệp.

2. Mứcchi phí tối đa cho việc thực hiện chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổphần được xác định như sau:

Doanh nghiệpcó giá trị thực tế dưới 5 tỷ đồng được chi không quá 100 triệu đồng;

Doanh nghiệpcó giá trị thực tế từ 5 tỷ đến 10 tỷ đồng thì được chi không quá 150 triệuđồng;

Doanh nghiệpcó giá trị thực tế trên 10 tỷ - 20 tỷ đồng được chi không quá 200 triệu đồng;

Doanh nghiệpcó giá trị thực tế trên 20 tỷ - 30 tỷ đồng được chi không quá 250 triệu đồng;

Doanh nghiệpcó giá trị thực tế trên 30 tỷ - 40 tỷ đồng được chi không quá 350 triệu đồng;

Doanh nghiệpcó giá trị thực tế trên 40 tỷ - 50 tỷ đồng được chi không quá 400 triệu đồng;

Doanh nghiệpcó giá trị thực tế trên 50 tỷ - 60 tỷ đồng trở lên được chi không quá 450 triệuđồng;

Doanh nghiệpcó giá trị thực tế trên 60 tỷ đồng trở lên được chi không quá 500 triệu đồng.

Giám đốcdoanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa quyết định các chi phí thực tế cần thiếtphục vụ quá trình cổ phần hóa theo nguyên tắc hợp lý, hợp lệ, tiết kiệm và cóđầy đủ chứng từ. Trường hợp doanh nghiệp chi vượt mức khống chế trên thì phảibáo cáo Bộ Tài chính xem xét, quyết định.

Kết thúc quátrình cổ phần hóa, doanh nghiệp phải báo cáo và thực hiện quyết toán chi phí cổphần hóa với cơ quan quyết định cổ phần hóa.

Tổng số chiphí cổ phần hóa được trừ (-) vào tiền thu từ bán cổ phần thuộc vốn nhà nước tạidoanh nghiệp.

VII. BÀNGIAO TÀI SN,TIỀN VỐN CHO CÔNG TY CỔPHẦN

1. Hồ sơbàn giao tài sản, tiền vốn bao gồm:

Báo cáo tàichính tại thời điểm doanh nghiệp chính thức chuyển thành công ty cổ phần và Báocáo quyết toán thuế.

Quyết địnhgiá trị doanh nghiệp tại thời điểm doanh nghiệp chuyển thành công ty cổ phầncủa cơ quan có thẩm quyền.

Biên bản bàngiao tài sản, tiền vốn được lập tại thời điểm bàn giao.

2. Biên bản bàn giao phải có đầy đủ chữ ký của đạidiện cơ quan quyết định cổ phần hóa, đại diện doanh nghiệp nhà nước (gồm: Giámđốc, Kế toán trưởng), đại diện của công ty cổ phần (Hội đồng quản trị, Giámđốc, Kế toán trưởng) và đại diện của tổ chức công đoàn trong công ty. Biên bảnbàn giao giữa 2 bên phải thể hiện rõ:

Tình hìnhtài sản, tiền vốn, lao động có tại thời điểm chuyển giao.

Quyền lợi vànghĩa vụ công ty cổ phần được tiếp tục kế thừa.

Những tồntại công ty cổ phần có trách nhiệm tiếp tục giải quyết (bao gồm cả việc tiếptục theo dõi, thu hồi công nợ, tài sản đã được loại trừ, thu hồi tiền bán cổphần trả chậm...).

VIII.CHẾ ĐỘ ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG KHI CHUYỂN THÀNHCÔNG TY CỔ PHẦN

1. Đốivới doanh nghiệp nhà nước chuyển thành công ty cổ phần.

Chế độ ưuđãi đối với doanh nghiệp nhà nước chuyển thành công ty cổ phần thực hiện theoquy định tại Điều 26 Nghị định số 64/2002/NĐ-CP và hướng dẫn của các Bộ, ngành.Trong đó:

1.1. Cácdoanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hóa được hưởng ưu đãi về thuế theo mứcquy định tại Điều 18 và Điều 21 Nghị định số 51/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 củaChính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửađổi) số 03/1998/QH10 đối với doanh nghiệp thành lập mới.

Căn cứ vào điềukiện của doanh nghiệp và các tiêu chuẩn để xác định mức miễn, giảm thuế, doanhnghiệp chủ động xác định và đăng ký với cơ quan thuế để thực hiện chính sách ưuđãi về thuế. Đồng thời phải gửi kèm bản sao quyết định phê duyệt phương án cổphần hóa và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh để cơ quan thuế có căn cứ xácđịnh mức ưu đãi.

1.2. Công tycổ phần có trách nhiệm quản lý, duy trì và phát triển Quỹ Phúc lợi dưới dạnghiện vật được doanh nghiệp nhà nước chuyển giao để bảo đảm phúc lợi cho ngườilao động trong công ty cổ phần. Trường hợp người lao động không có nhu cầu sửdụng và công ty cổ phần có nhu cầu sử dụng cho mục đích sản xuất kinh doanh thìcông ty cổ phần mua lại hoặc bán cho các đối tượng khác, số tiền thu đượcchuyển về Quỹ Phúc lợi của công ty.

2. Đốivới người lao động trong doanh nghiệp.

Chế độ ưuđãi đối với người lao động trong doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại Điều27 Nghị định số 64/2002/NĐ-CP, trong đó:

2.1. Ngườilao động có tên trong danh sách thường xuyên của doanh nghiệp cổ phần hóa tạithời điểm quyết định cổ phần hóa, cứ mỗi năm làm việc cho Nhà nước thì được Nhànước bán tối đa 10 cổ phần (mệnh giá một cổ phần là 100.000 đồng) với mức giảmgiá 30% so với mệnh giá. Theo quy định này thì khi mua mỗi cổ phần ưu đãi ngườilao động chỉ phải trả 70.000 đồng, còn 30.000 đồng là giá trị ưu đãi của Nhà nướccho người lao động.

2.2. Ngườilao động nghèo trong doanh nghiệp cổ phần hóa được mua cổ phần với giá ưu đãitheo phương thức trả góp trong 10 năm, được hoãn trả trong 3 năm đầu và trả dầntối đa trong 7 năm tiếp theo không phải trả lãi suất. Tổng số cổ phần bán chongười lao động nghèo theo phương thức trả góp tối đa không quá 20% tổng số cổphần Nhà nước bán ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp.

2.3. Tổnggiá trị ưu đãi cho người lao động, ưu đãi cho người sản xuất và cung cấp nguyênliệu cho doanh nghiệp chế biến hàng nông, lâm, thủy sản và giá trị cổ phần ưuđãi bán chịu cho người lao động nghèo được trừ vào vốn nhà nước tại doanhnghiệp và không vượt quá giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp saukhi đã trừ phần vốn nhà nước cần nắm giữ và chi phí cổ phần hóa.

Việc bán cổphần ưu đãi cho người sản xuất và cung cấp nguyên liệu cho doanh nghiệp chếbiến hàng nông, lâm, thủy sản chỉ thực hiện sau khi đã thực hiện xong phương ánbán cổ phần ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp.

(Phương phápxác định số lượng cổ phần bán ưu đãi cho người lao động, người sản xuất và cungcấp nguyên liệu trong doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa theo Phụ lục đính kèm).

Công ty cổphần có trách nhiệm theo dõi và tổ chức thu hồi giá trị cổ phần mua trả chậm vàkịp thời nộp về Quỹ Hỗ trợ, sắp xếp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.

2.4. Cổ phiếucủa cổ phần bán theo giá ưu đãi là cổ phiếu có ghi tên, người sở hữu chỉ đượcchuyển nhượng cổ phiếu này sau 3 năm kể từ khi mua. Đối với cổ phần bán theo phươngthức trả góp cho người nghèo thì người sở hữu cổ phiếu chỉ được bán sau khi đãtrả hết nợ cho Nhà nước. Trường hợp người sở hữu cổ phiếu có nhu cầu chuyển nhượngtrước thời hạn trên thì phải được Hội đồng quản trị chấp thuận. Công ty cổ phầnưu tiên mua lại số cổ phần này theo giá thị trường và hạch toán vào nguồn cổphiếu ngân quỹ để quản lý và sử dụng theo chế độ Nhà nước quy định.

2.5. Ngườilao động được tuyển dụng trước ngày 21 tháng 4 năm 1998 bị mất việc, nghỉ hưusớm tại thời điểm cổ phần hóa hoặc trong 12 tháng sau khi doanh nghiệp chínhthức chuyển thành công ty cổ phần thì được hưởng trợ cấp theo quy định tại Nghịđịnh số 41/2002/NĐ-CP ngày 11/4/2002 của Chính phủ về chính sách đối với laođộng dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, Thông tư số11/2002/TT-BLĐTBXH ngày 12/6/2002 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị địnhsố 41/2002/NĐ-CP và do Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư hỗ trợ doanh nghiệp thanhtoán.

Người lao độngbị thôi việc, mất việc không thuộc đối tượng được hưởng trợ cấp theo quy địnhcủa Nghị định số 41/2002/NĐ-CP và các văn bản trên thì được hưởng trợ cấp theoquy định của Bộ luật Lao động và được Quỹ sắp xếp doanh nghiệphỗ trợ thanh toán như quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 27 Nghị định số64/2002/NĐ-CP ngày 19/6/2002 của Chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp nhà nướcthành công ty cổ phần.

 

Phầnthứ ba

TỔCHỨC THỰC HIỆN

1. Doanh nghiệp được chủ động xử lý tài chínhtheo chế độ tài chính hiện hành và những điểm hướng dẫn trong Thông tư này trướckhi xác định giá trị doanh nghiệp.

2. Cơquan quyết định cổ phần hóa cótrách nhiệm đôn đốc các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa xử lý những tồn tạivề tài chính trước khi xác định giá trị doanh nghiệp.

3. Cơquan tài chính doanh nghiệp cùngcấp có trách nhiệm hướng dẫn kiểm tra doanh nghiệp xử lý những vấn đề tài chínhđối với doanh nghiệp cổ phần hóa theo đúng quy định của Nhà nước. Nếu có vướngmắc, phản ánh kịp thời cho cấp có thẩm quyền xem xét xử lý.

4. Thông tưnày thay thế Thông tư số 104/1998/TT-BTC ngày 18/7/1998 của Bộ Tàichính và có hiệu lực từ ngày 4 tháng 7 năm 2002.

Các văn bảnhướng dẫn về các vấn đề xử lý tài chính khi chuyển doanh nghiệp nhà nước thànhcông ty cổ phần trái với Thông tư này đều bãi bỏ.

Trong quátrình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các Bộ, ngành, các địa phương, cácdoanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa phản ánh về Bộ Tài chính để nghiêncứu, giải quyết./.

 

Phụ lục

PHƯƠNGPHÁP XÁC ĐỊNH CỔ PHẦN BÁN ƯU ĐÃI CHO NGƯỜI LAO ĐNG, NGƯỜISẢN XUẤT VÀ CUNG CẤP NGUYÊN LIUTRONG DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚCCỔ PHẦN HÓA

(banhành kèm Thông tư số 76/2002/TT-BTC ngày 09/9/2002).

I. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TỔNG SỐ CỔPHẦN BÁN ƯU ĐÃI CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG

Gọi S1là số lượng cổ phần bán ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp tính theomức tối đa.

Gọi S2là số lượng cổ phần thực tế được phép bán ưu đãi cho người lao động trong doanhnghiệp (xác định theo giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp).

Gọi T làtổng thời gian làm việc trong khu vực nhà nước của toàn bộ lao động trong danhsách thường xuyên của doanh nghiệp tại thời điểm cổ phần hóa.

Gọi G1là tổng giá trị ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp tính theo mức tốiđa; G2 là tổng giá trị ưu đãi thực tế cho người lao động xác địnhtheo giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Gọi Cllà giá trị cổ phần bán trả chậm cho người lao động nghèo tính theo mức tối đa;C2 là giá trị cổ phần bán trả chậm cho người lao động nghèo xác địnhlại theo giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Gọi H làgiá trị thực tế phần vốn nhà nước còn lại sau khi trừ đi chi phí cổ phần hóa vàgiá trị vốn nhà nước cần thiết nắm giữ tại công ty cổ phần.

Số lượng cổphần bán ưu đãi và giá trị ưu đãi cho người lao động và người cung cấp nguyênliệu xác định như sau:

1. Sốlượng cổ phần bán ưu đãi tối đa là:

S1 =T x 10 cổ phần

2. Giá trị ưu đãi tối đa là:

G1 =S1 x 30.000 (đồng)

3. Giá trị bán chậm trả tối đa là:

C1= S1 x 20% x 70.000 (đồng)

Trường hợp G1+ C1 < H thì người lao động được mua cổ phần ưu đãi và cổphần chậm trả theo mức tối đa tính trên.

Trường hợp G1+ C1 > H thì phải tính lại số lượng cổ phần bán ưu đãi,giá trị ưu đãi và giá trị trả chậm của người lao động như sau:

1. Số lượngcổ phần được phép bán ưu đãi:

S2

=

H

------------

G1 + C1

x

S1

2. Giá trị ưuđãi thực tế cho người lao động:

 

G2

 

=

H

---------------

G1 + C1

 

x

 

G1

3. Giá trịcổ phần chậm trả thực tế.

 

C2

 

=

H

---------------

G1 + C1

 

x

 

C1

 

II.PHUƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CỔ PHẦN ƯU ĐÃI BÁN CHO NGƯỜI SẢN XUẤT VÀ CUNG CẤP NGUYÊNLIỆU CHO CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN HÀNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN

Gọi K làmức khống chế tổng giá trị cổ phần ưu đãi cho người sản xuất và cung cấp nguyênliệu. Thì K = 10% giá trị vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Gọi G3là giá trị ưu đãi cho người sản xuất và cung cấp nguyên liệu.

G3 = 30% K

Gọi S3là số lượng cổ phần bán ưu đãi cho người sản xuất và cung cấp nguyên liệu.

Phương phápxác định:

a) Trườnghợp H - (G1 + C1) > G3thì số lượng cổ phần bán ưu đãi cho người sản xuất và cung cấp nguyên liệu đượcxác định như sau:

 

S3

 

=

G3

------------------------

30.000 đồng

b) Trườnghợp H - (G1 + C1) < G3thì giá trị ưu đãi cho người trồng và cung cấp nguyên liệu là:

H -(G1 + C1)

Số lượng cổphần bán ưu đãi cho người trồng và cung cấp nguyên liệu là:

 

S3

 

=

H - (G1 + C1)

------------------

30.000 đồng

 

KT. BỘ TRƯỞNG
Thứ trưởng

(Đã ký)

 

Trần Văn Tá

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.