• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 20/02/2014
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
Số: 02/2014/TT-NHNN
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Quảng Trị, ngày 7 tháng 1 năm 2014

THÔNG TƯ

Quy định về tiêu hủy tiền in hỏng, đúc hỏng, giấy in tiền hỏng,

kim loại đúc tiền hỏng

_______________

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 156/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức ca Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Căn cứ Nghị định số 40/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về nghiệp vụ phát hành tiền; bảo quản, vận chuyển tài sản quý và giấy tờ có giá trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ;

Thống đc Ngân hàng Nhà nước Vit Nam ban hành Thông tư quy định về tiêu hủy tin in hỏng, đúc hỏng, giấy in tiền hỏng, kim loại đúc tiền hỏng,

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về việc tiêu hủy tiền in hỏng, đúc hỏng, giấy in tiền hỏng, kim loại đúc tiền hỏng (gọi tắt là tiền in, đúc hỏng) bằng các chất liệu giấy cotton, polymer và kim loại.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Hội đồng tiêu hủy tiền in, đúc hỏng (gọi tắt là Hội đồng tiêu hủy).

2. Các đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước).

3. Cơ sở in, đúc tiền trong nước và tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác tiêu hủy tiền in, đúc hỏng.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. “Tiền in hỏng” là các loại sản phẩm tiền in không đảm bảo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

2. “Tiền đúc hỏng” là các loại sản phẩm tiền đúc không đảm bảo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

3. “Giấy in tiền hỏng” là các loại giấy in tiền không đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật của Ngân hàng Nhà nước, cụ thể:

a) Giấy bị lãi trong quá trình sản xuất, đóng gói và vận chuyển của nhà cung cấp như không đảm bảo các thông số kỹ thuật (về kích thước, chất lượng,...) bị ẩm, kết dính, bị rách, mất góc;

b) Giấy bị hỏng trong quá trình bảo quản như bị nhãn do độ ẩm cao, bị ướt, bị rách không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật để in;

c) Giấy bị hỏng trong quá trình in do lỗi của thiết bị, lỗi vận hành máy móc như bị rách, bị quấn lô, nghiền nát, bị dây bẩn;

d) Giấy đã in bị hỏng loại ra tại các công đoạn sản xuất do không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật;

đ) Giấy in tiền hỏng do những nguyên nhân khác.

4. “Kim loại đúc tiền hỏng” là kim loại đúc tiền không đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật của Ngân hàng Nhà nước, cụ thể:

a) Kim loại đúc tiền bị lỗi do quá trình sản xuất, đóng gói và vận chuyển của nhà cung cấp như không đảm bảo thông số kỹ thuật (về kích thước, hình dạng, chất lượng,...);

b) Kim loại đúc tiền bị hỏng trong quá trình bảo quản như cong, vênh, bị oxy hóa hoen gỉ, bết cục không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật để đúc;

c) Kim loại đúc tiền bị hỏng trong quá trình in do lỗi của thiết bị, lỗi vận hành máy móc;

d) Kim loại đúc tiền đã đúc bị hỏng loại ra tại các công đoạn sản xuất do không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật;

đ) Kim loại đúc tiền hỏng do những nguyên nhân khác.

5. “Kho tiêu hủy” là kho được sử dụng để bảo quản các loại tiền in, đúc hỏng trong quá trình tiêu hủy theo yêu cầu của Hội đồng tiêu hủy.

6. “Kho phế liệu tiêu hủy” là kho được sử dụng để bảo quản phế liệu thu hồi trong quá trình tiêu hủy theo yêu cầu của Hội đồng tiêu hủy.

Điều 4. Quyết định tiêu hủy tiền in, đúc hỏng

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định thời gian, địa điểm, số lượng từng loại tiền in, đúc hỏng tiêu hủy; quyết định thành lập Hội đồng tiêu hủy tại cơ sở in, đúc tiền.

Điều 5. Nguyên tắc tiêu hủy tiền in, đúc hỏng

Việc tổ chức tiêu hủy tiền in, đúc hỏng thực hiện theo nguyên tắc sau:

1. Đảm bảo tuyệt đối an toàn tài sản và bí mật Nhà nước.

2. Sau khi tiêu hủy, tiền in, đúc hỏng phải trở thành phế liệu và không thể sử dụng lại được.

Đối với tiền in hỏng, giấy in tiền hỏng bằng chất liệu polymer, sau khi cắt hủy xong cơ sở in, đúc tiền thực hiện hủy hoàn toàn (thủy phân, nung ở nhiệt độ cao hoặc phương pháp khác) trước khi bán cho các cơ sở thu mua phế liệu.

3. Tiền in hỏng đem tiêu hủy phải là những hình đã được cắt góc hoặc đánh dấu hỏng. Giấy in tiền hỏng bị rách phải can dán đủ mảnh cùng loại, trường hợp thiếu mảnh phải có biên bản của cơ sở in, đúc tiền. Tiền đúc hỏng và kim loại đúc tiền hỏng đem tiêu hủy phải là những miếng đã được đánh dấu hỏng.

4. Tiền in, đúc hỏng tiêu hủy theo Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phải được kiểm đếm 100% và tiêu hủy đúng với số lượng thực tế sau kiểm đếm.

5. Việc giao nhận, kiểm đếm, cắt hủy tiền in, đúc hỏng phải được thực hiện trong các gian phòng riêng biệt có cửa, khóa đảm bảo an toàn theo quy định hiện hành về chế độ giao nhận, bảo quản tiền của Ngân hàng Nhà nước.

Điều 6. Giám sát tiêu hủy tiền in, đúc hỏng

1. Quá trình tiêu hủy tiền in, đúc hỏng từ khâu giao nhận từ kho của cơ sở in, đúc tiền đến kho của Hội đồng tiêu hủy cho đến khi tiền in, đúc hỏng được cắt và hủy thành phế liệu phải chịu sự giám sát của Hội đồng giám sát tiêu hủy tiền in hỏng, đúc hỏng, giấy in tiền hỏng, kim loại đúc tiền hỏng (gọi tắt là Hội đồng giám sát) theo quy định hiện hành.

2. Công đoạn hủy hoàn toàn (thủy phân, nung ở nhiệt độ cao hoặc phương pháp khác) đối với tiền in hỏng, giấy in tiền hỏng bằng chất liệu polymer do Giám đốc cơ sở in, đúc tiền chịu trách nhiệm tổ chức giám sát.

Chương II

BỘ MÁY TIÊU HỦY TIỀN IN, ĐÚC HỎNG

Điều 7. Bộ máy tiêu hủy tiền in, đúc hỏng

Hội đồng tiêu hủy do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định thành lập theo đề nghị của Vụ Tổ chức cán bộ. Thành phần của Hội đồng tiêu hủy gom:

a) Chủ tịch: Giám đốc cơ sở in, đúc tiền;

b) Các ủy viên:

- Trưởng phòng Kế toán - Tài chính cơ sở in, đúc tiền (là ủy viên thư ký Hội đồng tiêu hủy);

- Trưởng phòng Kiểm toán - Kiểm soát nội bộ cơ sở in, đúc tiền;

- Trưởng phòng Kho cơ sở in, đúc tiền;

- Trưởng phòng Bảo vệ cơ sở in, đúc tiền;

- Một chuyên viên Vụ Tài chính - Kế toán (là kế toán Hội đồng tiêu hủy);

- Một chuyên viên Cục Phát hành và Kho quỹ.

2. Bộ phận giúp việc Hội đồng tiêu hủy do Chủ tịch Hội đồng tiêu hủy quyết định trưng tập gồm một số công nhân, bảo vệ của cơ sở in, đúc tiền, lập thành các tổ tương ứng với từng công đoạn tiêu hủy tiền in, đúc hỏng để trực tiếp thực hiện công tác tiêu hủy.

3. Thủ kho Hội đồng tiêu hủy do Chủ tịch Hội đồng tiêu hủy cử, có trách nhiệm bảo quản số tiền in, đúc hỏng trong kho tiêu hủy.

4. Kế toán Hội đồng tiêu hủy có trách nhiệm ghi sổ sách, lập báo cáo kế toán liên quan trong quá trình tiêu hủy tiền in, đúc hỏng.

Điều 8. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng tiêu hủy

1. Tổ chức thực hiện các công đoạn: giao nhận, kiểm đếm, cắt hủy của quá trình tiêu hủy tiền in, đúc hỏng.

2. Phát hiện tồn tại, thiếu sót trong quá trình tiêu hủy tiền in, đúc hỏng; tiếp nhận đề nghị giải quyết vướng mắc trong quá trình tiêu hủy tiền in, đúc hỏng của các đơn vị liên quan, tham mưu cho Thống đốc Ngân hàng Nhà nước biện pháp xử lý.

3. Tổ chức tổng kết, đánh giá và đề xuất hình thức khen thưởng trong công tác tiêu hủy tiền in, đúc hỏng.

4. Đề nghị các đơn vị liên quan có hình thức xử lý phù hợp đối với cá nhân vi phạm các quy định tại Thông tư này.

5. Báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước kết quả công tác tiêu hủy tiền in, đúc hỏng.

6. Bảo quản, lưu giữ hồ sơ, tài liệu liên quan trong quá trình tiêu hủy tiền in, đúc hỏng.

Điều 9. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng tiêu hủy

1. Chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng tiêu hủy theo quy định tại Điều 8 Thông tư này.

2. Phân công nhiệm vụ cho các thành viên thuộc Bộ máy Hội đồng tiêu hủy quy định tại Điều 7 Thông tư này.

3. Cử cán bộ quản lý chìa khóa “Kho tiêu hủy” và “Kho phế liệu tiêu hủy” theo quy định hiện hành về chế độ quản lý kho của cơ sở in, đúc tiền.

4. Trang cấp phương tiện làm việc, bảo hộ lao động và vật dụng cần thiết khác phục vụ công tác tiêu hủy tiền in, đúc hỏng.

5. Đề nghị cơ sở in, đúc tiền có biện pháp xử lý đối với các cá nhân liên quan đến số tiền in, đúc hỏng thừa, thiếu phát hiện trong quá trình tiêu hủy tiền in, đúc hỏng và báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Hội đồng giám sát kết quả xử lý.

Chương III

QUY TRÌNH TIÊU HỦY TIỀN IN, ĐÚC HỎNG

Điều 10. Các công đoạn tiêu hủy tiền in, đúc hỏng

1. Đối với tiền in hỏng, giấy in tiền hỏng bằng chất liệu cotton và tiền đúc hỏng, kim loại đúc tiền hỏng, quy trình tiêu hủy gồm 03 công đoạn:

a) Công đoạn giao nhận do Tổ giao nhận thực hiện;

b) Công đoạn kiểm đếm do Tổ kiểm đếm thực hiện;

c) Công đoạn cắt hủy do Tổ cắt hủy thực hiện.

2. Đối với tiền in hỏng, giấy in tiền hỏng bằng chất liệu polymer, quy trình tiêu hủy gồm 04 công đoạn: giao nhận, kiểm đếm, cắt hủy theo quy định tại khoản 1 Điều này và công đoạn hủy hoàn toàn do cơ sở in, đúc tiền thực hiện.

Điều 11. Công đoạn giao nhận

1. Căn cứ số lượng từng loại tiền in, đúc hỏng đã được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho phép tiêu hủy, Giám đốc cơ sở in, đúc tiền làm thủ tục xuất kho, giao tiền in, đúc hỏng cho Hội đồng tiêu hủy theo kế hoạch của Hội đồng tiêu hủy.

2. Tổ giao nhận thực hiện việc nhận tiền in, đúc hỏng do cơ sở in, đúc tiền giao theo trình tự:

a) Căn cứ phiếu xuất kho của cơ sở in, đúc tiền, Tổ trưởng Tổ giao nhận thực hiện nhận tiền in, đúc hỏng theo phương thức:

Tiền in hỏng giao nhận theo gói (đủ 10 bó = 10.000 hình) nguyên niêm phong; giấy in tiền hỏng giao nhận theo gói (đủ 500 tờ to) nguyên niêm phong; tiền đúc hỏng, kim loại đúc tiền hỏng nhận theo thùng nguyên niêm phong (đủ số lượng thỏi, miếng theo quy cách đóng thùng của cơ sở in, đúc tiền); trường hợp gói, thùng tiền không đủ số lượng theo quy cách thì nhận theo số thực tế nguyên niêm phong;

b) Kiểm tra niêm phong gói, thùng tiền phải đủ các yếu tố quy định như: họ tên, chữ ký người đóng gói, thùng niêm phong; ngày, tháng, năm đóng gói, thùng niêm phong; số lượng, chủng loại tiền in, đúc hỏng;

c) Trường hợp có thừa, thiếu, nhầm lẫn, xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư này;

d) Lập biên bản giao nhận giữa cơ sở in, đúc tiền và Hội đồng tiêu hủy trong ngày có xác nhận của giám sát viên tại Tổ giao nhận (theo Mẫu biểu số 01 đính kèm Thông tư này).

3. Bàn giao tiền in, đúc hỏng đã nhận từ kho cơ sở in, đúc tiền cho Tổ kiểm đếm. Lập biên bản giao nhận giữa Tổ giao nhận và Tổ kiểm đếm trong ngày có xác nhận của giám sát viên tại từng tổ (theo Mẫu biểu số 07 đính kèm Thông tư này).

Điều 12. Công đoạn kiểm đếm

1. Tổ trưởng Tổ kiểm đếm nhận tiền in, đúc hỏng của Tổ giao nhận theo trình tự quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều 11 Thông tư này.

2. Tiền in hỏng được kiểm đếm bằng máy đếm tiền hoặc đếm bằng tay đối với số tiền bị bết dính. Giấy in tiền hỏng được đếm bằng tay, hai người cùng đếm hai đầu góc của gói giấy in tiền. Tiền đúc hỏng, kim loại đúc tiền hỏng được kiểm đếm bằng máy đếm tiền hoặc đếm bằng tay đối với số tiền bị hoen gỉ, bết cục.

3. Thực hiện kiểm đếm, xác định số lượng, chủng loại tiền in, đúc hỏng:

Đối với tiền in hỏng, giấy in tiền hỏng: cắt dây buộc bó tiền để kiểm đếm hình, tờ (không được làm rách niêm phong); kiểm đếm xong, nếu đủ số lượng, chủng loại mới xé niêm phong cũ;

Đối với tiền đúc hỏng, kim loại đúc tiền hỏng: mở thùng, hộp tiền kim loại (không làm rách niêm phong); cắt giấy quấn thỏi tiền kim loại, kiểm đếm miếng; kiểm đếm xong nếu đủ số lượng, chủng loại mới xé niêm phong cũ.

4. Trường hợp có thừa, thiếu, nhầm lẫn, xử lý theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Thông tư này.

5. Đóng bó (gói, túi, bao) và niêm phong mới:

a) Đối với tiền in hỏng, giấy in tiền hỏng

Đối với tiền in hỏng: 100 hình xếp thành một thếp, 10 thếp đóng thành 01 bó. Đối với giấy in tiền hỏng: 500 tờ to xếp thành 1 gói.

Dùng đoạn dây không có nối, buộc một vòng ngang, một vòng dọc bó, gói tiền; dán niêm phong mới đè lên nút buộc, niêm phong ghi đầy đủ các yếu tố: ngày, tháng, năm; loại tiền; số lượng; họ tên, chữ ký người kiểm đếm. Trường hợp không đủ số lượng để đóng bó, gói thì niêm phong theo số lượng thực tế;

b) Đối với tiền đúc hỏng, kim loại đúc tiền hỏng

1.000 miếng đóng vào một túi vải, 10 túi đóng vào 01 bao. Dùng đoạn dây không có nối buộc chặt miệng túi, đầu bao và dán niêm phong đè lên nút buộc (tách riêng để 2 đầu dây cách nhau), niêm phong ghi đầy đủ các yếu tố: ngày, tháng, năm loại tiền; số lượng; họ tên, chữ ký người kiểm đếm. Trường hợp không đủ số lượng để đóng túi, bao thì niêm phong theo số lượng thực tế.

6. Xuất giao tiền in, đúc hỏng đã kiểm đếm cho Tổ cắt hủy.

7. Lập biên bản giao nhận giữa Tổ kiểm đếm và Tổ cắt hủy có xác nhận của giám sát viên tại từng tổ (theo Mẫu biểu số 07 đính kèm Thông tư này).

8. Cuối ngày, số tiền in, đúc hỏng chưa kiểm đếm hết phải được cho vào lồng sắt có khóa, niêm phong (ghi rõ tiền in, đúc hỏng chưa kiểm đếm hết; ngày, tháng năm; tên tổ gửi; loại tiền; số lượng; họ tên, chữ ký người gửi; chữ ký xác nhận của giám sát viên tại Tổ kiểm đếm), vào sổ giao nhận (theo Mẫu biểu số 06 đính kèm Thông tư này) và gửi vào kho tiêu hủy để bảo quản.

Số tiền in, đúc hỏng đã kiểm đếm nhưng chưa giao hết cho Tổ cắt hủy phải được cho vào lồng sắt có khóa, niêm phong (ghi rõ tiền in, đúc hỏng đã kiểm đếm nhưng chưa giao cho Tổ cắt hủy; ngày, tháng năm; tên tổ; loại tiền; số lượng; họ tên, chữ ký Tổ trưởng; chữ ký xác nhận của giám sát viên tại Tổ kiểm đếm), lập biên bản giao nhận (theo Mẫu biểu số 08 đính kèm Thông tư này) và bàn giao lại cho Hội đồng tiêu hủy.

9. Lập biên bản kết quả kiểm đếm trong ngày gửi Hội đồng tiêu hủy có chữ ký của giám sát viên tại tổ (theo Mẫu biểu số 12 đính kèm Thông tư này).

Điều 13. Công đoạn cắt hủy

1. Tổ cắt hủy nhận của Tổ kiểm đếm các loại tiền in, đúc hỏng đã kiểm đếm, đóng bó và niêm phong mới theo quy định tại khoản 5 Điều 12 Thông tư này.

2. Trường hợp có nghi vấn thừa, thiếu, nhầm lẫn, xử lý theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Thông tư này.

3. Tiền in hỏng, giấy in tiền hỏng được đưa vào máy cắt hủy để cắt thành mảnh phế liệu có chiều rộng tối đa 01 cm, chiều dài tối đa 20cm.

Tiền đúc hỏng, kim loại đúc tiền hỏng được đưa vào máy hủy chuyên dùng để cắt thành mảnh phế liệu (ít nhất 03 mảnh tùy kích thước đồng tiền). Trường hợp sử dụng phương pháp dập hủy định dạng hoặc nung chảy hoàn toàn thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

4. Cuối ngày, số tiền in, đúc hỏng chưa cắt hủy hết phải được cho vào lồng sắt có khóa, niêm phong (ghi rõ tiền in, đúc hỏng chưa cắt hủy hết; ngày, tháng năm; tên tổ gửi; loại tiền; số lượng; họ tên, chữ ký người gửi; chữ ký xác nhận của giám sát viên tại Tổ cắt hủy), vào sổ giao nhận (theo Mẫu biểu số 06 đính kèm Thông tư này) và gửi vào kho tiêu hủy để bảo quản.

5. Phế liệu thu hồi sau tiêu hủy được đóng bao, khâu kín miệng bao, đưa vào kho phế liệu tiêu hủy để bảo quản.

6. Tổ cắt hủy lập biên bản kết quả cắt hủy trong ngày có xác nhận của giám sát viên (theo Mẫu biểu số 13 đính kèm Thông tư này). Cuối đợt tiêu hủy tiền in, đúc hỏng, Hội đồng tiêu hủy lập báo cáo tổng hợp kết quả cắt hủy có xác nhận của Hội đồng giám sát (theo Mẫu biểu số 15, 16 đính kèm Thông tư này).

7. Hội đồng tiêu hủy lập biên bản giao nhận, bàn giao toàn bộ phế liệu đã cắt hủy, đóng bao trong ngày cho cơ sở in, đúc tiền có xác nhận của Hội đồng giám sát (theo Mẫu biểu số 14 đính kèm Thông tư này).

Điều 14. Công đoạn hủy hoàn toàn

Đối với phế liệu đã cắt nhỏ bằng chất liệu polymer, Giám đốc cơ sở in, đúc tiền chịu trách nhiệm xây dựng quy trình cụ thể và tổ chức thực hiện công đoạn hủy hoàn toàn.

Chương IV

XỬ LÝ THỪA, THIẾU; HẠCH TOÁN VÀ BÁO CÁO THỐNG KÊ

Điều 15. Xử lý thừa, thiếu, nhầm lẫn trong giao nhận, kiểm đếm, cắt hủy

1. Trường hợp có thừa, thiếu, nhầm lẫn trong công đoạn giao nhận: Tổ giao nhận nhận bó, gói, thùng tiền có thừa, thiếu, nhầm lẫn theo số lượng thực tế nguyên niêm phong, đồng thời lập 03 liên biên bản thừa, thiếu, nhầm lẫn (theo Mẫu biểu số 05 đính kèm Thông tư này). Thủ kho cơ sở in, đúc tiền giữ 01 liên, vào sổ sách và báo cáo Giám đốc cơ sở in, đúc tiền để xử lý; 01 liên đính kèm bó, gói, thùng tiền có thừa, thiếu, nhầm lẫn; 01 liên gửi Hội đồng tiêu hủy vào cuối ngày làm việc.

2. Trường hợp có thừa, thiếu, nhầm lẫn trong công đoạn kiểm đếm: người kiểm đếm ghi vào mặt sau niêm phong cũ số thừa, thiếu hoặc sai mệnh giá; ký xác nhận; đồng thời báo cho giám sát viên kiểm tra, ký xác nhận vào mặt sau của niêm phong cũ.

Cuối ngày làm việc, Tổ kiểm đếm căn cứ vào niêm phong có thừa, thiếu, nhầm lẫn; lập bảng kê (theo Mẫu biểu số 09 đính kèm Thông tư này) và biên bản thừa, thiếu, nhầm lẫn gửi Hội đồng tiêu hủy (theo Mẫu biểu số 10 đính kèm Thông tư này).

3. Trong công đoạn cắt hủy, trường hợp có nghi vấn, cán bộ cắt hủy kiểm tra lại; nếu có thừa, thiếu báo cáo Hội đồng tiêu hủy, Hội đồng giám sát để lập biên bản, tìm nguyên nhân và biện pháp xử lý.

4. Cuối đợt tiêu hủy tiền in, đúc hỏng, căn cứ vào biên bản thừa, thiếu, nhầm lẫn kèm bảng kê niêm phong có thừa, thiếu hàng ngày của các tổ gửi đến, Hội đồng tiêu hủy lập biên bản tổng hợp tình hình thừa, thiếu, nhầm lẫn (theo Mẫu biểu số 11 đính kèm Thông tư này); đồng thời yêu cầu cơ sở in, đúc tiền xử lý các trường hợp nêu trên.

Điều 16. Sổ sách theo dõi, hạch toán và báo cáo kết quả tiêu hủy tiền in, đúc hỏng của Hội đồng tiêu hủy

1. Tại mỗi tổ công tác phải mở và thực hiện ghi chép các loại sổ sách theo dõi việc nhập kho, xuất kho, kiểm đếm, giao nhận, cắt hủy, gửi/nhập lại kho hàng ngày.

2. Kế toán phải thực hiện ghi chép đầy đủ kịp thời tình hình nhập, xuất, tồn kho tiền in, đúc hỏng vào các loại sổ chi tiết, tổng hợp theo đúng quy định (theo Mẫu biểu số 02A, 02B, 02C, 02D, 03A, 03B, 04A, 04B đính kèm Thông tư này).

3. Kết thúc đợt tiêu hủy tiền in, đúc hỏng, Hội đồng tiêu hủy lập báo cáo kết quả tiêu hủy tiền in, đúc hỏng có xác nhận của Hội đồng giám sát (theo Mẫu biểu số 17 đính kèm Thông tư này) để báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và gửi các đơn vị liên quan: Hội đồng giám sát, Vụ Kiểm toán nội bộ, Vụ Tài chính - Kế toán, Cục Phát hành và Kho quỹ, cơ sở in, đúc tiền.

4. Các loại biên bản chứng từ, sổ sách, báo cáo dùng trong công tác tiêu hủy tiền in, đúc hỏng phải có đủ chữ ký của các thành phần được quy định cụ thể tại Phụ lục mẫu biểu báo cáo đính kèm Thông tư này và được quản lý theo chế độ “Mật” "

Điều 17. Theo dõi, hạch toán công tác tiêu hủy tiền in, đúc hỏng tại cơ sở in, đúc tiền

Cơ sở in, đúc tiền phải hạch toán kịp thời, đầy đủ, chính xác theo chế độ kế toán hiện hành của Nhà nước số lượng tiền in, đúc hỏng xuất để tiêu hủy. Các chi phí trong công tác tiêu hủy tiền in, đúc hỏng được hạch toán vào chi phí, các khoản thu bán phế liệu đã tiêu hủy được hạch toán vào thu nhập của đơn vị.

Chương V

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC ĐƠN VỊ, CÁ NHÂN LIÊN QUAN

ĐẾN CÔNG TÁC TIÊU HỦY TIỀN IN, ĐÚC HỎNG

Điều 18. Trách nhiệm của Giám đốc cơ sở in, đúc tiền

1. Trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (qua Vụ Kiểm toán nội bộ) cho phép tiêu hủy từng loại tiền in, đúc hỏng kèm theo hồ sơ tài liệu liên quan.

2. Tổ chức thực hiện công đoạn hủy hoàn toàn đối với tiền in hỏng, giấy in tiền hỏng bằng chất liệu polymer và báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

3. Tổ chức quản lý, bán toàn bộ phế liệu thu hồi sau tiêu hủy.

4. Tổ chức theo dõi, hạch toán tại cơ sở in, đúc tiền theo quy định tại Điều 17 Thông tư này.

5. Xử lý kỷ luật, yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với cá nhân thuộc cơ sở in, đúc tiền có hành vi vi phạm quy định tại Thông tư này.

Điều 19. Trách nhiệm của Vụ Kiểm toán nội bộ

1. Tiếp nhận, kiểm tra, xác nhận tính chính xác, đầy đủ về mặt số lượng của từng loại tiền in, đúc hỏng tại hồ sơ trình tiêu hủy của cơ sở in, đúc tiền theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Thông tư này.

Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc số liệu chưa chính xác cần yêu cầu cơ sở in, đúc tiền bổ sung hoàn thiện hồ sơ hoặc chỉnh sửa để đảm bảo số liệu chính.

2. Gửi Cục Phát hành và Kho quỹ văn bản xác nhận và hồ sơ trình tiêu hủy của cơ sở in, đúc tiền đã kiểm tra theo quy định tại khoản 1 Điều này trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ tài liệu của cơ sở in, đúc tiền.

Điều 20. Trách nhiệm của Cục Phát hành và Kho quỹ

Trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định về thời gian, địa điểm, số lượng từng loại tiền in, đúc hỏng để tiêu hủy trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản xác nhận của Vụ Kiểm toán nội bộ.

Điều 21. Trách nhiệm của Vụ Tổ chức cán bộ

Trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định thành lập Hội đồng tiêu hủy theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư này trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Quyết định tiêu hủy tiền in, đúc hỏng của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Điều 22. Trách nhiệm của cán bộ, nhân viên tham gia công tác tiêu hủy tiền in, đúc hỏng

Cán bộ, nhân viên tham gia công tác tiêu hủy tiền in, đúc hỏng phải mặc trang phục do Hội đồng tiêu hủy quy định; không mang túi xách, ví tiền, đồ dùng cá nhân vào kho tiêu hủy, các phòng giao nhận, kiểm đếm, cắt hủy. Trong giờ nghỉ giải lao, nghỉ trưa, tất cả cán bộ, nhân viên phải ra khỏi phòng làm việc, Tổ trưởng phụ trách phòng làm việc khóa cửa, thành viên Hội đồng giám sát niêm phong cửa.

Điều 23. Quyền lợi của cán bộ, nhân viên tham gia công tác tiêu hủy tiền in, đúc hỏng

Các thành viên Hội đồng tiêu hủy và cán bộ, nhân viên tham gia công tác tiêu hủy tiền in, đúc hỏng ngoài chế độ tiền lương và phụ cấp còn được hưởng các khoản chi bồi dưỡng trong công tác tiêu hủy theo quy định về mức chi trong công tác tiêu hủy tiền của Ngân hàng Nhà nước. Nếu phải làm thêm giờ được hưởng chế độ làm ngoài giờ theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Chương VI

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 24. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 2 năm 2014.

2. Quyết định số 57/2006/QĐ-NHNN ngày 15/12/2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy chế tiêu hủy tiền in hỏng, giấy in tiền hỏng tại các nhà máy in tiền hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.

Điều 25. Tổ chức thực hiện

Chánh Văn phòng, Cục trưởng, Cục Phát hành và Kho quỹ, Vụ trưởng Vụ Kiểm toán nội bộ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước, Chủ tịch hội đồng quản trị và Giám đốc cơ sở in, đúc tiền tổ chức thi hành Thông tư này.

KT. THỐNG ĐỐC
Phó Thống đốc

(Đã ký)

 

Đào Minh Tú

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.