• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 10/05/2002
  • Ngày hết hiệu lực: 19/03/2005
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Số: 06/2002/TT-BGTVT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Sóc Trăng, ngày 25 tháng 4 năm 2002

 

 

 

 

THÔNG TƯ

Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số91/2001/NĐ-CP ngày 11/12/2001 của Chính phủ về diều kiện kinh doanh một sốngành, nghề giao thông vận tải đường thủy nội địa.

Căn cứ khoản 1 Điều 5 Nghị định số 91/2001/NĐ-CP ngày 11 tháng 12năm 2001 của Chính phủ về điều kiện kinh doanh một số ngành, nghề giao thông vậntải đường thủy nội địa (sau đây gọi tắt là Nghị định), Bộ Giao thông vậntải hướng dẫn chi tiết một số điều của Nghị định như sau:

 

A. Hướng dẫn khoản 4 Điều 4 về thực hiện việc đăng ký với cơ quanquản lý giao thông vận tải có thẩm quyền về tuyến hoạt động và phương án kinhdoanh đối với hình thức vận tải theo tuyến cố định hoặc về khu vực hoạt độngđối với hình thức vận tải không theo tuyên cố định.

I. Thủ tục đăng ký tuyến hoặc khu vực hoạt động.

1.Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành, nghề vận tải hànhkhách đường thủy nội địa, tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hành khách theotuyến cố định hoặc kinh doanh vận tải hành khách không theo tuyến cố định (sauđây gọi chung là tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hành khách) phải làm thủtục đăng ký tuyến hoặc khu vực hoạt động kinh doanh tại cơ quan quản lý giaothông vận tải có thẩm quyền quy định tại Mục II Phần A của Thông tư này.

2.Nội dung đăng ký tuyến hoặc khu vực hoạt động:

a)Đối với kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định:

Sốlượng các tuyến hoạt động phù hợp với những tuyến đường thủy nội đia đã được tổchức quản lý công bố khai thác;

Sốlượng phương tiện, số đăng ký của từng phương tiện hoạt động trên mỗi tuyến;

Cáccảng, bến đón, trả hành khách trên mỗi tuyến;

Biểuđồ vận hành trên mỗi tuyến: số chuyến/ngày (tuần), thời điểm khởi hành và kếtthúc của từng chuyến;

Giácước vận tải trên mỗi tuyến;

Thờihạn hoạt động.

b)Đối với kinh doanh vận tải hành khách không theo tuyến cố định:

Khuvực hoạt động;

Sốlượng phương tiện số đăng ký của từng phương tiện hoạt động trên mỗi khu vực;

Cáccảng, bến đón, trả hành khách tại mỗi khu vực;

Thờihạn hoạt động.

3.Giấy tờ phải xuất trình và nộp:

a)Xuất trình bản gốc các giấy tờ sau:

Giấychứng nhận đăng ký kinh doanh; Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địahoặc giấy tờ thay thế theo quy định khi cầm cố, thế chấp phương tiện đó;

Giấychứng nhận an toàn kỹ thuật phương tiện thủy nội địa;

Danhbạ thuyền viên, kèm theo bằng, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên.

b)Nộp các giấy tờ sau:

Bảnsao các giấy tờ quy định tại tiết a điểm 3;

Bảnđăng ký hoạt động kinh doanh vận tải hành khách đường thủy nội địa theo mẫu quyđịnh tại Phụ lục 1 và 2.

4.Khi nhận đủ hồ sơ quy đinh tại điểm 3 Mục 1 Phần A này, trong thời hạn khôngquá 1 ngày làm việc, cơ quan quản lý giao thông vận tải có thẩm quyền xác nhậnvào bản Đăng ký hoạt động kinh doanh vận tải hành khách đường thủy nội địa, lưulại một bản sao để theo dõi, quản lý và trả lại bản chính để tổ chức, cá nhânkinh doanh vận tải hành khách hoạt động theo nội dung đã đăng ký.

II. Cơ quan quản lý giao thông vận tải có thẩm quyền.

1.Cục Đường sông Việt Nam xác nhận việc đăng ký tuyến hoặc khu vực hoạt động kinhdoanh vận tải hành khách của tổ chức, cá nhân có vốn đầu tư nước ngoài hoạtđộng trên các tuyến đường thủy nội địa trung ương, vận tải qua biên giới từBình Thuận trở ra phía Bắc.

Chicục Đường sông phía Nam xác nhận việc đăng ký tuyến hoặc khu vực hoạt động kinhdoanh vận tải hành khách của tổ chức, cá nhân có vốn đầu tư nước ngoài hoạtđộng trên các tuyến đường thủy nội địa trung ương, vận tải qua biên giớitừ Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu trở vào.

2.Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính xác nhận việc đăng ký tuyếnhoặc khu vực hoạt động kinh doanh vận tải hành khách của các tổ chức, cá nhânđăng ký kinh doanh tại địa phương ngoài đối tượng quy định tại điểm 1 Mục IIPhần A này.

3.Trường hợp tuyến hoặc khu vực hoạt động kinh doanh vận tải hành khách của tổchức, cá nhân nằm trên cả tuyến đường thủy nội địa trung ương và tuyến đườngthủy nội địa địa phương thì do Cục Đường sông Việt Nam hoặc Chi cục Đường sôngphía Nam xác nhận việc đăng ký tuyến hoặc khu vực hoạt động của tổ chức, cánhân đó.

4.Tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hành khách bằng tầu tốc độ cao, ngoàiviệc thực hiện Thông tư này còn phải thực hiện Quyết định của Bộ trưởng Bộ Giaothông vận tải số 2764/2000/QĐ-BGTVT ngày 21 tháng 4 năm 2000 về quản lý và giámsát hoạt động tầu khách tốc độ cao và các văn bản hiện hành liên quan.

III. Thay đổi nội dung đã đăng ký.

Tổchức, cá nhân đã đăng ký tuyến hoặc khu vực hoạt động kinh doanh vận tải hànhkhách đường thủy nội địa, khi muốn thay đổi một trong các nội dung đã đăng kýphải gửi văn bản đăng ký thay đổi đến cơ quan đã đăng ký và phải thông báo chohành khách và trên các phương tiện thông tin đại chúng trước 72 giờ kể từ thờiđiểm dự định sẽ thay đổi.

B. Hướng dẫn khoản 4 Điều 5 về điều kiện kinh doanh vận tải hànhkhách ngang sông.

Bếnđón, trả hành khách phải đảm bảo điều kiện an toàn và được cơ quan có thẩmquyền cho phép hoạt động theo quy định hiện hành (Quyết định số1211/1999/QĐ-BGTVT ngày 20 tháng 5 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tảivề quản lý bến khách ngang sông và Văn bản số 947/CĐS-PC ngày 15 tháng 7 năm1999 của Cục Đường sông Việt Nam hướng dẫn thực hiện Quyết định số1211/1999/QĐ-BGTVT và các văn bản hiện hành liên quan).

C. Hướng dẫn khoản 2 Điều 7 về điều kiện kinh doanh xếp dỡ hàng hóatại cảng, bến thủy nội địa.

Cảnghoặc bến thủy nội địa xếp dỡ hàng hóa phải bảo đảm các điều kiện an toàn và đượcphép hoạt động theo quy đinh hiện hành (Quyết định số 2046/QĐ-PC ngày 06 tháng8 năm 1996 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thể lệ quản lý cảng,bến thủy nội địa; Quyết định số 3809/1999/QĐ-BGTVT ngày 30 tháng 12 năm 1999của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thể lệquản lý cảng, bến thủy nội địa và Văn bản số 98/CĐS-PC ngày 25 tháng 1 năm 2000của Cục Đường sông Việt Nam hướng dẫn thực hiện Quyết định số3809/1999/QĐ-BGTVT và các văn bản hiện hành liên quan).

D. Tổ chức thực hiện.

I.Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký.

II.Các tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vận tảihành khách đường thủy nội địa trước khi Nghị định số 91/2001/NĐ-CP ngày 11tháng 12 năm 2001 có hiệu lực hiện đang hoạt động, phải làm thủ tục đăng kýtuyến hoặc khu vực hoạt động theo quy định.

III.Cục Đường sông Việt Nam trình Bộ công bố các tuyến vận tải hành khách đườngthủy nội địa trung ương; Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính trìnhUỷ ban nhân dân cấp tỉnh công bố các tuyến vận tải hành khách đường thủy nộiđịa địa phương làm cơ sở để các doanh nghiệp đăng ký tuyến vận tải hành khách.

IV.Thủ trưởng các cơ quan tham mưu thuộc Bộ, Cục trưởng Cục Đường sông Việt Nam,Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, Giám đốc các Sở Giao thông vận tải, Sở Giaothông công chính theo chức năng và thẩm quyền có trách nhiệm thực hiện, theodõi, kiểm tra, phát hiện và xử lý những trường hợp vi phạm Nghị định số91/2001/NĐ-CP và Thông tư này.

Cáctổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm thực hiện Thông tư này.

Trongquá trình thực hiện nếu có vướng mắc cần phản ánh về Bộ Giao thông vận tải đểkịp thời giải quyết./.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG
Thứ trưởng

(Đã ký)

 

Phạm Thế Minh

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.