• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 20/07/2001
  • Ngày hết hiệu lực: 12/04/2010
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Số: 27/2001/QĐ-BGDĐT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Sóc Trăng, ngày 5 tháng 7 năm 2001

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Về việc ban hành Quy chế công nhận trường trung học đạtchuẩn quốc gia

(Giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2010)

 

Căn cứ Nghị định số15/CP ngày 2/3/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lýnhà nước của Bộ và cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Nghị định số29/CP ngày 30/3/1994 của Chính phủ về nhiệm vụ quyền hạn và tổ chức bộ máy củaBộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Quyết địnhsố 23/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 11/7/2000 ban hành Điều lệ trường trung học;

Theo đề nghị củaông Vụ trưởng Vụ Trung học phổ thông,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết địnhnày bản "Quy chế công nhận trường trung học đạt chuẩn quốc gia (giai đoạntừ năm 2001 đến năm 2010)".

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau15 ngày kể từ ngày ký. Vụ Trung học phổ thông có trách nhiệm hướng dẫn, theodõi việc thực hiện Quy chế này.

Điều 3. Các ông ( bà ) Chủ tịch UBNDtỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chánh văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Trunghọc phổ thông, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc cơ quan Bộ, Giám đốccác Sở Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

QUY CHẾ

CÔNG NHẬN TRƯỜNG TRUNG HỌC ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA

(Giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2010)

(Ban hành kèm theo quyết định số 27 /2001 /QĐ-BGDĐT

ngày 05 tháng 7 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục vàĐào tạo)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh.

Quy chế này quy địnhtiêu chuẩn, việc tổ chức xét và công nhận trường trung học cơ sở, trường trunghọc phổ thông ( sau đây gọi chung là trường trung học ) đạt chuẩn quốc giatrong giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2010 .

Điều 2. Xét công nhận.

1. Căn cứ vào tiêuchuẩn quy định , các trường trung học công lập, bán công, dân lập, tư thục đạtdanh hiệu tiên tiến năm liền kề với năm đề nghị công nhận trường đạt chuẩn quốcgia được quyền tự đánh giá và đề nghị cấp có thẩm quyền công nhận đạt chuẩnquốc gia.

2. Bộ trưởng Bộ Giáodục và Đào tạo quyết định công nhận trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốcgia. Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định công nhậntrường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia.

Điều 3. Thời hạn công nhận.

Thời hạn công nhận trườngtrung học đạt chuẩn quốc gia là 5 năm kể từ ngày ký quyết định công nhận .

Trong thời hạn 5 năm,nếu trường đã đạt chuẩn quốc gia mắc những sai phạm về tiêu chuẩn thì tuỳ theotính chất, mức độ sai phạm mà được xem xét để tiếp tục công nhận hoặc khôngcông nhận trường đạt chuẩn quốc gia .

Điều 4. Trách nhiệm của Phòng Giáodục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo.

Phòng Giáo dục và Đàotạo, Sở Giáo dục và Đào tạo trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao cótrách nhiệm lựa chọn, tập trung đầu tư xây dựng trường chuẩn quốc gia trên cơsở những trường hiện có, đồng thời tham mưu cho địa phương về việc đầu tư xâydựng những trường học mới theo tiêu chuẩn quy định và phù hợp với quy hoạch, kếhoạch phát triển giáo dục của địa phương .

Chương II

TIÊU CHUẨN TRƯỜNG TRUNG HỌC

ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA

Điều 5. Tiêu chuẩn1 - Tổ chức nhà trường.

1. Lớp học.

a. Có đủ các khối lớp củacấp học.

b. Có nhiều nhất là 45lớp.

c. Mỗi lớp có khôngquá 45 học sinh.

2. Tổ chuyên môn:

a. Hằng năm tập trunggiải quyết được ít nhất một nội dung chuyên môn có tác dụng nâng cao chất lượngvà hiệu quả dạy - học .

b. Có kế hoạch bồi dưỡngnâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên và đạt các chỉ tiêu đề ravề bồi dưỡng trong một năm học, bồi dưỡng ngắn hạn, bồi dưỡng và đào tạo dàihạn .

3. Tổ hành chính -quản trị:

a. Tổ hành chính -quản trị có đủ số người đảm nhận các công việc: hành chính, quản trị, văn thư,lưu trữ, kế toán, thủ quỹ, y tế học đường, bảo vệ, phục vụ , thủ kho theo cácquy định hiện hành của Điều lệ trường trung học.

b. Có đủ các loại sổ,hồ sơ quản lý; sử dụng đúng theo quy định tại Điều lệ trường trung học và nhữngquy định trong hướng dẫn sử dụng của từng loại sổ.

c. Hoàn thành tốtnhiệm vụ, không có nhân viên nào bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên.

4. Các Hội đồng vàban đại diện cha mẹ học sinh:

Hoạt động của các Hộiđồng và ban đại diện cha mẹ học sinh trong nhà trường có kế hoạch, nền nếp, đạthiệu quả thiết thực góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, xây dựng nền nếp kỷcương của nhà trường.

5. Tổ chức Đảng vàcác đoàn thể:

a. Ở những trừơng trung học đã cótổ Đảng hoặc chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam phải đạt tiêu chuẩn trong sạch ,vững mạnh . Những trường chưa có tổ chức Đảng phải có kế hoạch và đạt chỉ tiêucụ thể về phát triển Đảng viên trong từng năm học và xây dựng tổ chức cơ sởĐảng.

b. Công đoàn giáo dục,Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh củanhà trường được từ cấp huyện trở lên công nhận vững mạnh về tổ chức, tiên tiếntrong hoạt động ở địa phương.

Điều 6. Tiêu chuẩn 2 - Cán bộ quảnlý , giáo viên và nhân viên

1. Hiệu trưởng và cácPhó Hiệu trưởng đạt tiêu chuẩn quy định theo Điệu lệ trường trung học; thựchiện tốt quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường; được cấp quản lý giáodục trực tiếp xếp loại từ khá trở lên về năng lực và hiệu quả quản lý.

2. Đủ giáo viên các bộmôn đạt trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định hiện hành trong đó ít nhất có20% giáo viên đạt tiêu chuẩn dạy giỏi từ cấp huyện trở lên ; có phẩm chất đạođức tốt ; không có giáo viên xếp loại yếu về chuyên môn và đạo đức.

3. Có đủ giáo viênhoặc nhân viên phụ trách thư viện, phòng thí nghiệm, phòng thực hành bộ môn , đượcđào tạo hoặc bồi dưỡng về nghiệp vụ. Giáo viên, nhân viên phụ trách từng việc nàyluôn hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Điều 7. Tiêu chuẩn3 - Chất lượng giáo dục .

Năm học trước năm đềnghị công nhận và trong 5 năm được công nhận đạt chuẩn quốc gia ít nhất phảiđạt các chỉ tiêu sau :

1. Tỷ lệ học sinh bỏhọc hằng năm không quá 1% , học sinh lưu ban không quá 5%.

2. Chất lượng giáo dục:

a. Học lực:

Xếp loại giỏi đạt từ3% trở lên.

Xếp loại khá đạt từ30% trở lên.

Xếp loại yếu, kémkhông quá 5%.

b. Hạnh kiểm:

Xếp loại khá, tốt đạttừ 80% trở lên.

Xếp loại yếu không quá2%.

3. Các hoạt động giáodục:

Thực hiện đúng quyđịnh của Bộ về thời gian tổ chức , nội dung các hoạt động giáo dục ở trong vàngoài giờ lên lớp Mỗi năm học tổ chức được ít nhất 1 lần hoạt động tập thể theoquy mô toàn trường

4. Hoàn thành nhiệm vụđược giao trong kế hoạch phổ cập giáo dục THCS của địa phương.

Điều 8. Tiêu chuẩn 4 - Cơsở vật chất và thiết bị.

1. Những trường đượcthành lập trước khi Quy chế này có hiệu lực thi hành:

a. Khuôn viên nhà trườnglà một khu riêng biệt, có tường rào, cổng trường, biển trường, tất cả các khutrong nhà trường được bố trí hợp lý, luôn sạch, đẹp.

b. Cơ cấu các khốicông trình trong trường gồm:

b.1. Khu phòng học,phòng thực hành bộ môn:

- Đủ số phòng học chocác lớp học một ca; phòng học thoáng mát, đủ ánh sáng; bàn ghế học sinh, bànghế giáo viên, bảng đúng quy cách hiện hành.                      

- Có phòng thí nghiệm,các phòng thực hành bộ môn Vật lý, Sinh học, Hoá học, phòng Tin học, được trangthiết bị theo quy định tại Quy chế thiết bị giáo dục trong trường mầm non , trườngphổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

- Có phòng học tiếng,phòng nghe nhìn.

b.2. Khu phục vụ họctập:

Có thư viện đúng theotiêu chuẩn quy định hiện hành về tổ chức và hoạt động của thư viện trường học,phòng truyền thống, khu luyện tập thể dục thể thao, phòng làm việc của Côngđoàn giáo dục, phòng hoạt động của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Độithiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.

b.3. Khu hành chính -quản trị:

Có phòng làm việc củaHiệu trưởng, phòng làm việc của các Phó Hiệu trưởng, văn phòng nhà trường,phòng họp giáo viên, kho, phòng thường trực.

b.4. Khu sân chơisạch, đảm bảo vệ sinh và có cây bóng mát.

b.5. Khu vệ sinh đượcbố trí hợp lý riêng cho giáo viên , cho học sinh nam, học sinh nữ , không làm ônhiễm môi trường ở trong và ngoài nhà trường.

b.6. Có khu để xeriêng cho giáo viên, cho từng lớp trong khuôn viên nhà trường, đảm bảo trật tự,an toàn.

b.7. Có đủ nước sạchcho các hoạt động dạy - học, các hoạt động giáo dục và nước sử dụng cho giáoviên, học sinh; có hệ thống thoát nước hợp vệ sinh.

2. Những trường đượcthành lập sau khi Quy chế này có hiệu lực thi hành:

Có cơ sở vật chất theoquy định tại chương VI Điều lệ trường trung học và các văn bản hướng dẫn kèmtheo của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều 9. Tiêu chuẩn5 - Công tác xã hội hoá giáo dục.

Tích cực làm tham mưucho cấp Uỷ Đảng và chính quyền địa phương về công tác giáo dục . Có nhiều hìnhthức huy động các lực lượng xã hội vào việc xây dựng môi trường giáo dục lànhmạnh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; đảm bảo mối quan hệ chặtchẽ về giáo dục giữa nhà trường, cha mẹ học sinh và cộng đồng theo chương VIIcủa Điều lệ trường trung học; huy động các lực lượng xã hội tham gia đóng gópxây dựng cơ sở vật chất của nhà trường.

 

Chương III

TỔ CHỨC XÉT VÀ CÔNG NHẬN

TRƯỜNG CHUẨN QUỐC GIA

 Điều 10. Hồ sơ.

Những trường trung họcđề nghị được xét công nhận trường đạt chuẩn quốc gia phải có hồ sơ gồm:

1. Bản đề nghị đượcxét công nhận trường đạt chuẩn quốc gia.

2. Báo cáo thực hiệncác tiêu chuẩn quy định trong chương II của Quy chế, kèm theo sơ đồ cơ cấu cáckhối công trình của nhà trường.

3. Các biên bản kiểmtra, văn bản đề nghị công nhận trường trung học đạt chuẩn quốc gia của Hội đồngxét đề nghị cấp huyện, cấp tỉnh.

Điều 11. Hội đồng xét đề nghị vàđoàn kiểm tra.

Các Hội đồng xét đềnghị cấp huyện, cấp tỉnh , đoàn kiểm tra của Bộ được thành lập hằng năm; thờigian hoạt động được quy định trong Quyết định thành lập để thực hiện việc xétvà đề nghị công nhận trường trung học đạt chuẩn quốc gia.

Thành phần , nhiệm vụcủa các Hội đồng xét đề nghị cấp huyện, cấp tỉnh và đoàn kiểm tra của Bộ Giáodục và Đào tạo được quy định như sau:

1. Hội đồng xét đềnghị cấp huyện.

a. Thành phần.

Chủ tịch: Phó Chủ tịchUBND cấp huyện.

2 Phó chủ tịch:

Trưởng phòng Giáo dụcvà Đào tạo làm Phó Chủ tịch thường trực.

Chủ tịch công đoànGiáo dục và Đào tạo cấp huyện.

Các uỷ viên và thư kýcủa Hội đồng : gồm đại diện các cơ quan chức năng có liên quan do Chủ tịch UBNDcấp huyện chỉ định.

b. Thẩm quyền thànhlập.

Chủ tịch UBND cấphuỵện quyết định thành lập Hội đồng xét đề nghị cấp huyện.

c. Nhiệm vụ.

Tổ chức kiểm tra trườngtrung học cơ sở được đề nghị xét đạt chuẩn quốc gia căn cứ vào hồ sơ do Phònggiáo dục và Đào tạo chuyển đến.

Xét và làm văn bản đềnghị Hội đồng xét đề nghị cấp tỉnh xem xét, công nhận trường trung học cơ sởđạt chuẩn quốc gia .

2. Hội đồng xét đềnghị cấp tỉnh.

a. Thành phần.

Chủ tịch: Phó Chủ tịchUBND cấp tỉnh .

2 Phó chủ tịch:

Giám đốc Sở Giáo dụcvà Đào tạo làm Phó Chủ tịch thường trực .

Chủ tịch Công đoàngiáo dục và Đào tạo cấp tỉnh .

Các uỷ viên và thư kýcủa Hội đồng : gồm đại diện các cơ quan chức năng có liên quan do Chủ tịch UBNDcấp tỉnh chỉ định .

b. Thẩm quyền thànhlập.

Chủ tịch UBND cấp tỉnhquyết định thành lập Hội đồng xét đề nghị cấp tỉnh .

c. Nhiệm vụ.

Kiểm tra, xét và làmvăn bản trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định công nhận trường trung học cơsở đạt chuẩn quốc gia.

Kiểm tra, xét và làmvăn bản đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận trường trung học phổ thông đạtchuẩn quốc gia, sau khi đã được Chủ tịch UBND cấp tỉnh đồng ý.

3. Đoàn kiểm tracủa Bộ Giáo dục và Đào tạo.

a. Thành phần.

Gồm đại diện Vụ Trunghọc phổ thông, Thanh tra giáo dục, Công đoàn ngành Giáo dục và Đào tạo và cácđơn vị có liên quan thuộc Bộ do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ định .          

b. Thẩm quyền thànhlập.

Bộ trưởng Bộ Giáo dụcvà Đào tạo quyết định thành lập đoàn kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

c. Nhiệm vụ.

Kiểm tra các trườngtrung học phổ thông được đề nghị công nhận đạt chuẩn quốc gia theo hồ sơ do Hộiđồng xét đề nghị cấp tỉnh chuyển lên.

Xét và làm văn bảntrình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, quyết định công nhận trườngtrung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia.

4. Cơ quan thườngtrực.

a. Trong thời gian chưathành lập các Hội đồng xét đề nghị và đoàn kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo,ở cấp huyện, cấp tỉnh và Bộ Giáo dục và Đào tạo có một cơ quan làm thường trực.

Cấp huyện: Phòng Giáodục và Đào tạo.

Cấp tỉnh: Sở Giáo dụcvà Đào tạo.

Bộ Giáo dục và Đào tạo:Vụ Trung học phổ thông.

b. Các cơ quan thườngtrực có nhiệm vụ:

Hướng dẫn các trườngtrung học có đủ điều kiện lập hồ sơ đề nghị xét công nhận trường trung học đạtchuẩn quốc gia , tổ chức lễ công nhận đối với những trường được công nhận đạtchuẩn quốc gia .

Tiếp nhận hồ sơ đềnghị xét công nhận của các trường trung học trong địa phương do mình quản lý .

Dự kiến danh sách Hộiđồng xét đề nghị , đoàn kiểm tra trình các cấp có thẩm quyền quyết định .

Theo dõi hoạt động ,phát hiện và đề nghị xử lý những sai phạm ( nếu có) của những trường đã đạtchuẩn quốc gia .

Điều 12. Các bước thực hiện.

1 . Đối với trunghọc cơ sở .

a. Phòng Giáo dục vàĐào tạo chịu trách nhiệm tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đề nghị xét công nhận đạtchuẩn quốc gia của các trường trung học cơ sở và chuyển đến Hội đồng xét đềnghị cấp huyện.

b. Hội đồng xét đềnghị cấp huyện tổ chức kiểm tra , xét và làm văn bản đề nghị gửi lên Hội đồngxét đề nghị cấp tỉnh kèm theo biên bản kiểm tra và hồ sơ quy định tại điều 10của Quy chế này.

c. Hội đồng xét đềnghị cấp tỉnh kiểm tra, xét và trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh xem xét, quyết địnhcông nhận.

2. Đối với trunghọc phổ thông:         

a. Sở Giáo dục và Đàotạo chịu trách nhiệm tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đề nghị xét công nhận đạt chuẩnquốc gia, thống nhất bằng văn bản với UBND cấp huyện và chuyển lên Hội đồng xétđề nghị cấp tỉnh.

b. Hội đồng xét đềnghị cấp tỉnh tổ chức kiểm tra , xét và làm văn bản đề nghị Bộ Giáo dục và Đàotạo công nhận trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia kèm theo biên bảnvà hồ sơ quy định tại điều 10 của Quy chế này.

c. Đoàn kiểm tra củaBộ Giáo dục và Đào tạo trực tiếp kiểm tra các trường trung học phổ thông theođề nghị của Hội đồng xét đề nghị cấp tỉnh, xét và làm văn bản trình Bộ trưởngBộ Giáo dục và Đào tạo xem xét quyết định công nhận.

3. Sau mỗi đợt xétcông nhận, các cấp có thẩm quyền có trách nhiệm trả lời bằng văn bản với nhữngtrường trung học chưa được công nhận đạt chuẩn quốc gia về các tiêu chuẩn cụthể để nhà trường có hướng phấn đấu trong năm học sau./.

Bộ trưởng

(Đã ký)

 

Nguyễn Minh Hiển

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.