NGHỊ QUYẾT
Ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán
chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2022
__________
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA KHOÁ XV
KỲ HỌP CHUYÊN ĐỀ LẦN THỨ BA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ;
Căn cứ Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2021 của Chính phủ quy định về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập; Nghị quyết số 01/2021/NQ-UBTVQH15 ngày 01 tháng 9 năm 2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2022; Quyết định số 30/2021/QĐ-TTg ngày 10 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2022;
Xét Tờ trình số 217/TTr-UBND ngày 11 tháng 11 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh; Báo cáo thẩm tra số 114/BC-KTNS ngày 17 tháng 11 năm 2021 của Ban Kinh tế - Ngân sách của Hội đồng nhân dân tỉnh và thảo luận của Đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2022.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai, thực hiện Nghị quyết.
2. Thường trực HĐND, các Ban HĐND, các Tổ đại biểu HĐND và đại biểu HĐND tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Điều 3. Hiệu lực thi hành
1. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 12 năm 2021, áp dụng cho năm ngân sách 2022 và thời kỳ ổn định ngân sách mới theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và Nghị quyết của Quốc hội.
2. Nghị quyết số 13/2016/NQ-HĐND ngày 14/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh về định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2017 và Nghị quyết số 93/2019/NQ-HĐND ngày 28/02/2019 của HĐND tỉnh về sửa đổi, bổ sung một số nội dung quy định ban hành kèm theo Nghị quyết số 13/2016/NQ-HĐND ngày 14 tháng 12 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh về định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2017 được tiếp tục thực hiện đến hết niên độ ngân sách năm 2021.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La khoá XV, kỳ họp chuyên đề thứ ba thông qua ngày 19 tháng 11 năm 2021./.
QUY ĐỊNH
Nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi
thường xuyên ngân sách địa phương năm 2022
________
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số …/2021/NQ-HĐND ngày 19/11/2021 của HĐND tỉnh Sơn La)
CHƯƠNG I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
- Nghị quyết này quy định nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương áp dụng cho năm ngân sách 2022, năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách mới quy định của Luật ngân sách nhà nước và Nghị quyết của Quốc hội.
- Đối với các năm trong thời kỳ ổn định ngân sách mới, thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, Nghị quyết số 01/2021/UBTVQH15 ngày 01/9/2021 của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Quyết định số 30/2021/QĐ-TTg ngày 10/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ và các quy định áp dụng cho thời kỳ ổn định ngân sách tại Nghị quyết này.
2. Đối tượng áp dụng
- Các cơ quan Đảng và tổ chức chính trị - xã hội;
- Các Sở, Ban, Ngành, cơ quan, đơn vị cấp tỉnh; các cơ quan ở các huyện, thành phố.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến lập, phân bổ, chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước.
Điều 2. Nguyên tắc, tiêu chí phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước
1. Hệ thống định mức phân bổ chi thường xuyên ngân sách nhà nước, góp phần thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV; ưu tiên bố trí kinh phí cho những lĩnh vực quan trọng và vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đặc biệt khó khăn, biên giới.
2. Phù hợp với khả năng cân đối ngân sách địa phương năm 2022, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm giai đoạn 2022 - 2024, kế hoạch tài chính 05 năm địa phương giai đoạn 2021 - 2025. Ưu tiên nguồn lực để thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương và Nghị quyết của Quốc hội. Thúc đẩy nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước, góp phần cơ cấu ngân sách nhà nước, sắp xếp bộ máy quản lý hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, tinh giản biên chế, thực hiện cải cách tiền lương và bảo hiểm xã hội của Đảng và Nhà nước, yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị và các huyện, thành phố.
3. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; cải cách hành chính nâng cao chất lượng dịch vụ công, sử dụng hiệu quả ngân sách nhà nước; góp phần đổi mới quản lý tài chính đối với khu vực sự nghiệp công để giảm mức hỗ trợ trực tiếp cho đơn vị sự nghiệp công lập, tăng nguồn bảo đảm chính sách hỗ trợ người nghèo, đối tượng chính sách tiếp cận các dịch vụ sự nghiệp công, khuyến khích xã hội hoá, huy động các nguồn lực xã hội để phát triển kinh tế - xã hội.
4. Tăng cường tính chủ động, gắn với chức năng, nhiệm vụ, chế độ, chính sách chi ngân sách nhà nước.
5. Tiêu chí phân bổ ngân sách phải rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, kiểm tra và giám sát; bảo đảm công bằng, công khai và minh bạch.
6. Đưa tối đa các khoản chi thường xuyên vào định mức chi quản lý hành chính của các cơ quan, đơn vị với yêu cầu triệt để tiết kiệm; giảm các khoản chi hội nghị, hội thảo, các đoàn đi công tác trong và ngoài nước.
7. Định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên đối với các huyện, thành phố tuân thủ thêm một số nguyên tắc, tiêu chí sau:
a) Tiêu chí dân số là tiêu chí chính chia theo bốn vùng; kết hợp các tiêu chí bổ sung phù hợp với thực tế và đặc thù từng huyện, thành phố; có ưu tiên thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của tỉnh theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, Nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển Thành phố Sơn La theo định hướng đô thị loại I và phát triển xanh, nhanh, bền vững; xây dựng và phát triển huyện Mộc Châu trở thành thị xã vào năm 2025; xây dựng huyện Quỳnh Nhai đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2025; xây dựng huyện Mường La thoát nghèo vào năm 2025.
b) Định mức phân bổ của ngân sách huyện, thành phố được xây dựng cho các lĩnh vực chi theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, bảo đảm chi lương, phụ cấp, các khoản đóng góp theo chế độ và mức tiền lương cơ sở 1.490.000 đồng/tháng, hoạt động của cơ quan quản lý hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và kinh phí thực hiện các chế độ, chính sách được Nhà nước ban hành đến thời điểm HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết (chưa bao gồm kinh phí phát sinh tăng thêm để thực hiện các chính sách theo tiêu chí chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025). Từ năm ngân sách 2022, việc ban hành và thực hiện chế độ mới làm tăng chi ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định tại Khoản 4, Điều 9, Luật Ngân sách nhà nước. Căn cứ nguồn Ngân sách Trung ương hỗ trợ và khả năng cân đối, ngân sách tỉnh sẽ hỗ trợ đối với các huyện, thành phố sau khi đã sử dụng các nguồn tăng thu, tiết kiệm chi và các nguồn tài chính hợp pháp khác của huyện, thành phố theo quy định mà chưa cân đối đủ nguồn lực để thực hiện.
c) Dự toán chi thường xuyên tính theo định mức ngân sách huyện, thành phố năm 2022 trường hợp thấp hơn dự toán chi thường xuyên năm 2021 (sau khi giảm trừ những khoản chi ngân sách tỉnh hỗ trợ không có tính chất thường xuyên, các khoản hỗ trợ ngân sách huyện giảm thu so dự toán do thiên tai, dịch bệnh…) đã được HĐND tỉnh quyết định, UBND tỉnh giao, sẽ được tỉnh bổ sung đảm bảo không thấp hơn dự toán giao năm 2021.
Điều 3. Yêu cầu thực hiện định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2022
1. Định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2022 quy định tại Nghị quyết này để xác định tổng chi thường xuyên, trong đó chi tiết lĩnh vực giáo dục - đào tạo và dạy nghề, khoa học công nghệ bằng hoặc cao hơn dự toán Trung ương giao. Căn cứ khả năng tài chính - ngân sách và đặc điểm tình hình trên địa bàn, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố trình Hội đồng nhân dân huyện, thành phố phân bổ dự toán đảm bảo phù hợp với tình hình trên địa bàn, phù hợp tình hình thực tế từng lĩnh vực chi và theo đúng quy định của Luật ngân sách nhà nước.
2. Thực hiện phân bổ chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2022 cho đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập; đảm bảo yêu cầu tăng tính tự chủ của các đơn vị sự nghiệp, giảm dần mức hỗ trợ trực tiếp từ Ngân sách nhà nước, phù hợp với lộ trình điều chỉnh giá, phí sự nghiệp công, dành nguồn lực chuyển sang hỗ trợ trực tiếp cho các đối tượng hưởng chế độ chính sách. Hàng năm, trong thời kỳ ổn định ngân sách, căn cứ kết quả thực hiện Nghị định số 106/2020/NĐ-CP và Nghị định số 60/2021/NĐ-CP của Chính phủ và các văn bản pháp luật có liên quan, Ủy ban nhân dân tỉnh xác định phần giảm chi ngân sách nhà nước hỗ trợ cho các đơn vị sự nghiệp công lập, các khoản chi đã được kết cấu vào giá dịch vụ theo lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ từng sự nghiệp công lập.
3. Trong quá trình phân bổ, quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước, Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành, cơ quan, đơn vị cấp tỉnh, UBND các huyện, thành phố phải quán triệt thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, cải cách hành chính; thực hiện chủ trương cơ cấu lại thu - chi NSNN và nợ công theo Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 18/11/2016 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 51/NQ-CP ngày 19/6/2017 của Chính phủ; sắp xếp bộ máy tổ chức bộ máy, đổi mới tổ chức, nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đơn vị sự nghiệp công lập, tinh giản biên chế, thực hiện đề án cải các tiền lương theo Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII; thực hiện công khai, minh bạch ngân sách theo quy định; xác định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị và người đứng đầu trong quản lý sử dụng ngân sách nhà nước.
CHƯƠNG II
TIÊU CHÍ, ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ DỰ TOÁN
CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH CẤP TỈNH
Điều 4. Tiêu chí, định mức phân bổ chi quản lý hành chính
1. Định mức tính theo tiêu chí biên chế được cấp có thẩm quyền giao
TT
|
Loại hình đơn vị
|
Định mức chi khác
(Triệu đồng/biên chế/năm)
|
1
|
Văn phòng Tỉnh ủy
|
65
|
2
|
Văn phòng Đoàn ĐBQH & HĐND tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh
|
64
|
3
|
Các Ban Đảng, Đảng ủy khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh
|
48
|
4
|
MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội
|
58
|
5
|
Cơ quan quản lý nhà nước
|
|
-
|
Dưới 30 biên chế
|
47
|
-
|
Từ 30 biên chế đến 59 biên chế
|
42
|
-
|
Từ 60 biên chế trở lên
|
39
|
2. Định mức này đã bao gồm
- Các khoản chi hành chính phục vụ hoạt động thường xuyên các đơn vị như: Chi tiền công lao động, chi hoạt động các đối tượng hợp đồng lao động làm công việc thừa hành, phục vụ theo quy định trong các cơ quan Quản lý nhà nước, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội; Tiền thưởng theo chế độ, phúc lợi tập thể, thông tin liên lạc, công tác phí, hội nghị, văn phòng phẩm, điện nước, xăng dầu; Kinh phí chế độ chính sách đội trưởng, đội phó đội phòng cháy chữa cháy cơ sở theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ...
- Các khoản chi nghiệp vụ mang tính thường xuyên phát sinh hàng năm, như: Chi tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, chi thực hiện chỉ đạo, kiểm tra theo ngành, lĩnh vực; Chi công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật; Chi cải cách hành chính; Hỗ trợ công chức, viên chức làm việc tại Trung tâm phục vụ Hành chính công; Kinh phí công tác tiếp dân, chi hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức do đơn vị cử đi học…
- Các khoản chi của cấp uỷ và chi đặc thù của Thường trực Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh, UBND tỉnh; Các khoản chi mua sắm, sửa chữa thường xuyên tài sản cố định; Kinh phí mua công cụ, dụng cụ phục vụ hoạt động của đơn vị.
- Chi khác gồm: Chi tiếp khách; Chi mua bảo hiểm phương tiện; Chi hoạt động của tổ chức cơ sở Đảng; Chi hoạt động của các tổ chức đoàn thể, Chi hoạt động của Ban thanh tra nhân dân… và các khoản chi khác phục vụ hoạt động thường xuyên của đơn vị.
3. Định mức này không bao gồm
- Các khoản chi cho con người, cụ thể: Chi lương và các khoản có tính chất lương: Tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp và các khoản đóng góp theo lương (Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp, Kinh phí công đoàn); Sinh hoạt phí các đối tượng chính sách.
- Các khoản chi khác: Chi bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp; đại hội nhiệm kỳ của các đoàn thể; Kỷ niệm các ngày lễ lớn của cả nước, của tỉnh; tham quan học tập kinh nghiệm trong và ngoài nước; đoàn ra, đoàn vào và đối ngoại; Kinh phí các Ban chỉ đạo cấp tỉnh; Chi nghiệp vụ đặc thù của các ngành; Chi sửa chữa, bảo dưỡng, mua sắm tài sản, phương tiện phục vụ hoạt động công tác có giá trị trên 100 triệu đồng; các nhiệm vụ khác được cấp có thẩm quyền giao.
Điều 5. Định mức phân bổ của các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp; tổ chức xã hội; tổ chức xã hội - nghề nghiệp; các Hội có tính chất đặc thù
- Trường hợp được cấp có thẩm quyền giao biên chế: Thực hiện khoán kinh phí theo số biên chế được cấp có thẩm quyền giao trên cơ sở vận dụng nguyên tắc phân bổ chi quản lý nhà nước của đơn vị cùng quy mô biên chế và thực hiện hỗ trợ cho các nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao.
- Đối với các hội quần chúng khác: Thực hiện theo quy định Luật NSNN; đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, tự bảo đảm kinh phí, hoạt động theo điều lệ và tuân thủ theo pháp luật; NSNN hỗ trợ cho các nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao.
Điều 6. Tiêu chí, định mức phân bổ dự toán chi các đơn vị sự nghiệp
1. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo toàn bộ chi đầu tư và chi thường xuyên (Nhóm 1), đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên (Nhóm 2): Ngân sách nhà nước không hỗ trợ chi thường xuyên (trừ kinh phí đối với các nhiệm vụ do Nhà nước giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu theo quy định). Đơn vị thực hiện báo cáo đầy đủ nguồn thu, nhiệm vụ chi năm hiện hành và dự kiến năm kế hoạch; gửi cơ quan quản lý cấp trên tổng hợp; gửi Sở Tài chính cùng thời điểm xây dựng dự toán ngân sách nhà nước hàng năm.
2. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập do nhà nước đảm bảo chi thường xuyên (Nhóm 4): Được vận dụng nguyên tắc phân bổ bằng định mức phân bổ chi quản lý nhà nước, đảng, đoàn thể của đơn vị cùng quy mô biên chế (không áp dụng đối với các đơn vị quy định tại điểm 4.1 và điểm 4.2, khoản 4, điều này).
3. Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo một phần chi thường xuyên (Nhóm 3): được Nhà nước đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước theo quy định; Ngân sách nhà nước chỉ hỗ trợ do giá dịch vụ chưa kết cấu đủ chi phí. Hàng năm, căn cứ kết quả thực hiện Nghị định số 60/2021/NĐ-CP và các văn bản có liên quan, các năm tiếp theo trong thời kỳ ổn định ngân sách, thực hiện lộ trình giảm chi hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách nhà nước cho các đơn vị nghiệp công lập.
- Hỗ trợ chi thường xuyên sau khi đơn vị đã sử dụng nguồn thu sự nghiệp và nguồn thu phí được để lại chi để thực hiện nhiệm vụ, cung ứng dịch vụ sự nghiệp công thuộc danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước nhưng chưa bảo đảm chi thường xuyên.
- Căn cứ Quyết định giao tự chủ của cấp có thẩm quyền (có phân loại tỷ lệ % mức độ tự chủ), trên cơ sở vận dụng nguyên tắc phân bổ chi quản lý nhà nước của đơn vị cùng quy mô, biên chế; Ngân sách nhà nước hỗ trợ chi lương, phụ cấp lương, các khoản đóng góp và định mức chi khác theo nguyên tắc:
+ Đơn vị tự đảm bảo từ 10% đến dưới 30%: ngân sách nhà nước hỗ trợ 90%.
+ Đơn vị tự đảm bảo từ 30% đến dưới 70%: ngân sách nhà nước hỗ trợ 70%.
+ Đơn vị tự đảm bảo từ 70% đến dưới 100%: ngân sách nhà nước hỗ trợ 30%.
- Ngoài ra, ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí: mua sắm, bảo dưỡng, sửa chữa và các nhiệm vụ khác theo văn bản chỉ đạo của cấp có thẩm quyền.
4. Năm 2022, dự kiến định mức phân bổ chi thường xuyên đối với các đơn vị sự nghiệp, cụ thể như sau:
4.1. Đối với sự nghiệp y tế
TT
|
Loại hình đơn vị
|
Định mức
|
I
|
Khối trung tâm Y tế dự phòng tỉnh và các huyện, thành phố (triệu đồng/biên chế/năm)
|
22
|
II
|
Trạm Y tế xã, phường, thị trấn
|
|
1
|
Trạm y tế xã (triệu đồng/TYT/năm)
|
37
|
2
|
Trạm y tế phường, thị trấn (triệu đồng/TYT/năm)
|
31
|
4.1.1. Đối với khối y tế dự phòng
- Định mức bao gồm: Các khoản kinh phí khác để thực hiện nhiệm vụ cung cấp y tế dự phòng, chi tiền công lao động; chi hoạt động không thường xuyên; chi quản lý, chi khác, như: điện, nước….
- Định mức không bao gồm: Chi tiền lương và các khoản chế độ, chính sách theo quy dịnh đối với biên chế được giao; phụ cấp đặc thù ngành Y tế theo Quyết định 73/2011/QĐ-TTg ngày 28/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ; Nghị định 76/2019/NĐ-CP ngày 8/10/2019 của Chính phủ;
- Ngân sách nhà nước hỗ trợ ngoài định mức chi khác, như: Kinh phí phun tiêu độc khử trùng, mua sắm, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công theo tiêu chuẩn, định mức, chế độ quản lý sử dụng hiện hành và các nhiệm vụ theo văn bản chỉ đạo của cấp có thẩm quyền.
4.1.2. Mức hỗ trợ và định mức phân bổ kinh phí thực hiện chính sách Bảo hiểm y tế: Căn cứ Điều 4, Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ, ngân sách địa phương hỗ trợ thêm ngoài quy định của Chính phủ:
- Người thuộc hộ gia đình cận nghèo ngân sách địa phương, hỗ trợ: 30%.
- Học sinh, sinh viên, hỗ trợ: 20%.
- Người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, hỗ trợ: 20%.
4.2. Định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên đối với đơn vị sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề cấp tỉnh
TT
|
Loại hình đơn vị
|
Định mức chi khác (Triệu đồng/học sinh/năm)
|
I
|
Sự nghiệp giáo dục
|
|
1
|
Trung học phổ thông
|
1,4
|
2
|
Trung học phổ thông chuyên
|
4,4
|
3
|
Trường dân tộc nội trú
|
4,4
|
II
|
Sự nghiệp đào tạo - dạy nghề
|
|
1
|
Trường Trung cấp văn hóa nghệ thuật
|
3,1
|
2
|
Các trường cao đẳng chuyên nghiệp
|
|
-
|
Hệ cao đẳng
|
1,5
|
-
|
Hệ trung cấp
|
1,4
|
4.2.1. Định mức trên bao gồm
- Bố trí đủ tiền công lao động và chi hoạt động cho các đối tượng hợp đồng lao động làm công việc thừa hành, phục vụ theo quy định của các đơn vị sự nghiệp giáo dục.
- Các khoản chi phục vụ hoạt động thường xuyên của các đơn vị sự nghiệp như: Phúc lợi tập thể, thông tin liên lạc, công tác phí, hội nghị, văn phòng phẩm, điện, nước, khen thưởng…; Các khoản chi nghiệp vụ thường xuyên phát sinh hàng năm: Tập huấn Nghiệp vụ… ;
- Các khoản kinh phí mua sắm công cụ, dụng cụ; Kinh phí sửa chữa thường xuyên tài sản…
4.2.2. Định mức chi không bao gồm
- Các khoản chi lương, phụ cấp lương và các khoản đóng góp (Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, Kinh phí công đoàn và Bảo hiểm thất nghiệp); Học bổng học sinh, sinh hoạt phí các đối tượng chính sách. Riêng các khoản chi lương, phụ cấp lương và các khoản đóng góp của đơn vị sự nghiệp đào tạo - dạy nghề thực hiện theo Khoản 3, Điều 6, Nghị quyết này.
- Nguồn thu sự nghiệp của các cơ sở giáo dục, kinh phí thực hiện chính sách miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập.
- Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Kinh phí mua sắm, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công theo tiêu chuẩn, định mức, chế độ quản lý sử dụng hiện hành và các nhiệm vụ đặc thù được cấp có thẩm quyền giao.
- Hệ đào tạo gồm các chỉ tiêu có ngân sách được cấp có thẩm quyền phê duyệt (trước ngày 31/10 năm trước của năm dự toán);
- Kinh phí tuyển sinh đào tạo, bồi dưỡng các chỉ tiêu theo liên kết đào tạo và hệ không có ngân sách nhà nước do các cơ sở đào tạo tự đảm bảo theo quy định hiện hành của Nhà nước và Bộ Giáo dục - đào tạo; Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.
- Đào tạo học sinh cử tuyển và học sinh Lào: Thực hiện theo chế độ Nhà nước và Nghị quyết HĐND tỉnh quy định.
Điều 7. Các khoản chi không kết cấu trong định mức từng lĩnh vực
1. Chi phòng chống tệ nạn xã hội và đảm bảo xã hội: Kinh phí thực hiện chính sách phòng, chống và kiểm soát ma túy; Kinh phí thực hiện một số chính sách hỗ trợ trong phòng, chống dịch Covid-19; Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ đảm bảo xã hội khác.
2. Kinh phí ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh tỉnh: Bố trí số tiền 10.000 triệu đồng/năm trong thời kỳ ổn định ngân sách, để thực hiện chính sách cho vay tín dụng và vay hỗ trợ làm nhà ở đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.
3. Chi quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội: Kinh phí thực hiện Nghị định số 165/2016/NĐ-CP ngày 24/12/2016 của Chính phủ; Kinh phí thực hiện Luật dân quân tự vệ; Kinh phí đảm bảo an ninh biên giới, đối ngoại; Kinh phí diễn tập phòng thủ và các nhiệm vụ đặc thù của toàn tỉnh; Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ an ninh - quốc phòng, đối ngoại khác của địa phương.
4. Chi sự nghiệp khoa học công nghệ: phân bổ theo dự toán được Ngân sách Trung ương giao, trên cơ sở nhiệm vụ khoa học công nghệ được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
5. Chi sự nghiệp kinh tế: Phân bổ theo nhóm nhiệm vụ, đảm bảo kinh phí thực hiện các nhiệm vụ, chính sách: Kinh phí thực hiện các đồ án quy hoạch và nhiệm vụ quy hoạch; Kinh phí quản lý, sử dụng đất trồng lúa; Kinh phí triển khai ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp; Kinh phí công tác duy tu, bảo dưỡng đường tỉnh theo mức 50 triệu đồng/km; kinh phí thực hiện các nhiệm vụ xúc tiến, quảng bá khu du lịch Quốc gia Mộc Châu theo mức 1.500 triệu đồng/năm; kinh phí thực hiệm nhiệm vụ kinh tế khác.
6. Chi hoạt động môi trường: Thực hiện theo chỉ tiêu Trung ương và các nhiệm vụ cấp có thẩm quyền giao.
7. Chi trợ giá đối với các mặt hàng chính sách theo quy định.
8. Chi khác ngân sách: Bao gồm các khoản chi hỗ trợ các đoàn đi công tác nước ngoài, tiếp khách; kinh phí khen thưởng… căn cứ vào nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao và khả năng cân đối của ngân sách tỉnh.
9. Chi trả lãi các khoản vốn vay: Thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
10. Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính: Thực hiện theo dự toán Trung ương giao và khả năng cân đối của ngân sách tỉnh, đảm bảo nguyên tắc theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
11. Dự phòng ngân sách cấp tỉnh: Mức bố trí tối thiểu là 2% tổng chi ngân sách cấp tỉnh. Căn cứ tình hình thực tế và khả năng cân đối ngân sách, mức bố trí dự phòng đảm bảo theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
CHƯƠNG II
TIÊU CHÍ, ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ DỰ TOÁN
CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH HUYỆN, THÀNH PHỐ
Mục 1
Phương pháp xác định một số tiêu chí,
căn cứ của định mức phân bổ chi thường xuyên
Điều 8. Tiêu chí dân số
1. Dân số của từng huyện, thành phố được xác định theo dân số trung bình năm 2022 và dân số từ 1 - 18 tuổi do Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) gửi Bộ Tài chính để tính định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách huyện, thành phố năm 2022.
2. Phân 04 vùng dân số như sau:
a) Vùng đặc biệt khó khăn, gồm toàn bộ dân số ở các xã, bản thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn (xã khu vực III và bản đặc biệt khó khăn thuộc xã khu vực I, II). Cụ thể: Toàn bộ dân số ở các xã thuộc khu vực III vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn được xác định theo danh sách tại Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ; đơn vị bản đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được xác định theo Quyết định số 612/QĐ-UBDT ngày 16/9/2021 của Ủy ban Dân tộc;
b) Vùng khó khăn, gồm: Dân số ở các xã thuộc khu vực II vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi còn khó khăn (không kể dân số các bản đặc biệt khó khăn thuộc xã khu vực I, II) được xác định theo danh sách tại Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ;
c) Vùng đô thị, gồm: Dân số các phường, thị trấn.
d) Vùng khác còn lại, gồm: Dân số các xã còn lại.
3. UBND các huyện, thành phố căn cứ dân số trung bình năm 2022, dân số từ 1 - 18 tuổi nêu tại Khoản 1, Điều này và phân vùng dân số tại Khoản 2, Điều này để xác định và chịu trách nhiệm xác định dân số theo từng vùng.
Điều 9. Tiêu chí người thuộc hộ gia đình nghèo, cận nghèo
Số người thuộc hộ gia đình nghèo, cận nghèo được xác định trên cơ sở Quyết định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về số hộ nghèo, cận nghèo năm 2020 theo chuẩn nghèo quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020 (chưa bao gồm hộ nghèo, hộ cận nghèo xác định theo tiêu chí chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025).
Mục 2
Tiêu chí, định mức phân bổ phân bổ chi thường xuyên ngân sách huyện, thành phố (bao gồm cả xã, phường, thị trấn)
Điều 10. Tiêu chí, định mức phân bổ chi sự nghiệp giáo dục
1. Định mức phân bổ theo tiêu chí dân số trong độ tuổi đến trường (từ 1-18 tuổi)
Đơn vị tính: Đồng/người dân/năm.
Vùng
|
Định mức phân bổ năm 2022
|
|
|
1- Vùng ĐBKK
|
5.529.300
|
|
2- Vùng khó khăn
|
3.589.000
|
|
3- Đô thị
|
2.153.600
|
|
4- Vùng còn lại
|
2.764.700
|
|
- Định mức phân bổ nêu trên đã tính đủ cho các cấp giáo dục, các loại hình giáo dục; chế độ học bổng cho học sinh dân tộc nội trú; chính sách ưu tiên đối với lĩnh vực giáo dục đã ban hành. Năm 2022, bảo đảm tỷ lệ chi lương, phụ cấp lương và các khoản có tính chất lương của toàn ngành 81%, tỷ lệ chi thực hiện nhiệm vụ giáo dục 19%, bao gồm kinh phí thực hiện nhiệm vụ toàn ngành; kinh phí thực hiện chương trình cải cách giáo dục phổ thông và một số khoản chi khác (chưa kể nguồn thu học phí).
- Quỹ tiền lương, phụ cấp, các khoản có tính chất lương được xác định trên cơ sở biên chế sự nghiệp giáo dục do HĐND tỉnh quyết định năm 2021; căn cứ báo cáo của các huyện, thành phố để xác định đảm bảo đủ chế độ, chính sách về tiền lương, phụ cấp, các khoản có tính chất lương theo quy định hiện hành.
- Đối với các năm trong thời kỳ ổn định ngân sách, ưu tiên bố trí ngân sách địa phương cho hoạt động giảng dạy và học tập.
2. Định mức phân bổ theo tiêu chí bổ sung, được xác định trên cơ sở số đối tượng năm 2021 do các huyện, thành phố báo cáo: hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, bản đặc biệt khó khăn theo Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 11. Tiêu chí, định mức phân bổ chi sự nghiệp đào tạo và dạy nghề
1. Định mức phân bổ theo tiêu chí dân số (không kể dân số từ 1-18 tuổi)
Đơn vị tính: Đồng/người dân/năm.
Vùng
|
Định mức phân bổ năm 2022
|
|
|
1- Vùng ĐBKK
|
18.100
|
|
2- Vùng khó khăn
|
12.900
|
|
3- Đô thị
|
8.900
|
|
4- Vùng còn lại
|
9.100
|
|
- Định mức phân bổ nêu trên đã bao gồm chi tiền lương, các khoản có tính chất lương và các hoạt động khác, kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cơ sở của Trung tâm chính trị huyện, thành phố theo chế độ quy định.
- Năm 2022, bảo đảm tỷ lệ chi lương, phụ cấp lương và các khoản có tính chất lương 85%, tỷ lệ chi thực hiện nhiệm vụ 15%.
2. Phân bổ theo tiêu chí bổ sung: kinh phí đào tạo các lớp sơ cấp lý luận chính trị; trung cấp lý luận chính trị; bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh, theo Kế hoạch đào tạo của tỉnh.
Điều 12. Tiêu chí, định mức phân bổ chi quản lý hành chính
1. Định mức phân bổ theo tiêu chí dân số (không bao gồm tiền lương, phụ cấp và các khoản đóng góp theo lương theo quy định tại khoản 2 Điều này)
Đơn vị tính: Đồng/người dân/năm.
Vùng
|
Định mức phân bổ năm 2022
|
|
|
1- Vùng ĐBKK
|
249.700
|
|
2- Vùng khó khăn
|
190.900
|
|
3- Đô thị
|
141.800
|
|
4- Vùng còn lại
|
130.300
|
|
2. Chi tiền lương, phụ cấp, các khoản đóng góp theo lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn) được xác định trên cơ sở: Biên chế hành chính nhà nước, cơ quan Đảng, tổ chức chính trị - xã hội theo Quyết định giao của cấp có thẩm quyền; số lượng cán bộ công chức cấp xã, mức khoán quỹ phụ cấp cho người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, bản theo Nghị quyết của HĐND tỉnh; số lượng đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; số lượng cấp ủy viên các cấp do các huyện, thành phố báo cáo; Căn cứ báo cáo của các huyện, thành phố để xác định đảm bảo các chế độ, chính sách về tiền lương, phụ cấp, các khoản đóng góp theo lương theo quy định hiện hành.
3. Trường hợp dự toán chi quản lý hành chính theo định mức quy định tại khoản 1 Điều này nhỏ hơn 25% so với tổng chi quản lý hành chính, sẽ được bổ sung để đảm bảo tỷ lệ tối thiểu 25%, tỷ lệ chi lương, phụ cấp và các khoản có tính chất lương tối đa 75%.
4. Định mức phân bổ theo tiêu chí bổ sung:
- Các huyện, thành phố được phân bổ thêm chi quản lý hành chính theo đơn vị hành chính cấp xã theo mức mức 200 triệu đồng/xã, phường, thị trấn
- Các huyện có dân số trung bình dưới 5.000 người/xã, phường, thị trấn hoặc cách xa trung tâm hành chính tỉnh từ 100km trở lên, được phân bổ thêm 1,5% tổng chi quản lý hành chính.
5. Căn cứ định mức trên và khả năng tăng thu ngân sách, UBND huyện, thành phố trình HĐND cùng cấp quyết định mức phân bổ và giao dự toán cho các cơ quan Đảng, đoàn thể và quản lý nhà nước cấp huyện, cấp xã trên địa bàn.
Điều 13. Tiêu chí, định mức phân bổ chi sự nghiệp văn hóa - thông tin, phát thanh - truyền hình - thông tấn, thể dục - thể thao
1. Định mức phân bổ theo tiêu chí dân số
Đơn vị tính: Đồng/người dân/năm.
Vùng
|
Định mức phân bổ năm 2022
|
|
|
1- Vùng ĐBKK
|
25.000
|
|
2- Vùng khó khăn
|
19.300
|
|
3- Đô thị
|
18.100
|
|
4- Vùng còn lại
|
18.600
|
|
Định mức phân bổ nêu trên đã bao gồm chi tiền lương, phụ cấp, các khoản có tính chất lương và các hoạt động khác, các khoản kinh phí hỗ trợ mua sắm trang thiết bị, nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa, văn nghệ; công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa; kinh phí thực hiện chính sách đối với huấn luyện viên, vận động viên và giải thể thao … Năm 2022, bảo đảm tỷ lệ chi lương, phụ cấp lương và các khoản có tính chất lương 85%, tỷ lệ chi thực hiện nhiệm vụ 15%.
2. Định mức phân bổ theo tiêu chí bổ sung:
- Các huyện có khu, điểm du lịch quốc gia được hỗ trợ 1.500 triệu đồng/huyện ; các huyện, thành phố còn lại được hỗ trợ kinh phí quảng bá văn hóa, du lịch 500 triệu đồng/huyện, thành phố.
- Kinh phí tuyên truyền, kỷ niệm các ngày lễ lớn; kinh phí tăng thời lượng phát sóng, phát thanh - truyền hình bằng tiếng dân tộc, kinh phí nhuận bút; kinh phí hoạt động văn nghệ quần chúng của bản, tiểu khu, tổ dân phố.
Điều 14. Tiêu chí, định mức phân bổ chi đảm bảo xã hội
1. Định mức phân bổ theo tiêu chí dân số
Đơn vị tính: Đồng/người dân/năm.
Vùng
|
Định mức phân bổ năm 2022
|
|
|
1- Vùng ĐBKK
|
56.600
|
|
2- Vùng khó khăn
|
44.100
|
|
3- Đô thị
|
30.600
|
|
4- Vùng còn lại
|
31.000
|
|
- Đối với các huyện, thành phố có tỷ lệ hộ nghèo từ 20% trở lên được tính thêm hệ số 10% theo định mức nêu trên.
2. Định mức phân bổ theo tiêu chí bổ sung được xác định trên cơ sở số đối tượng năm 2021 do các huyện, thành phố báo cáo, gồm:
- Kinh phí thực hiện chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng cho các đối tượng bảo trợ xã hội theo quy định tại Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 của Chính phủ, mức hỗ trợ theo chế độ quy định;
- Kinh phí thực hiện chế độ hỗ trợ hộ nghèo, hộ chính sách xã hội tiền điện, mức hỗ trợ theo Quyết định số 28/2014/QĐ-TTg ngày 07/4/2014 và Quyết định số 60/2014/QĐ-TTg ngày 30/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ.
- Kinh phí thực hiện chính sách phòng, chống và kiểm soát ma túy theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh;
- Kinh phí thực hiện chế độ trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc theo Quyết định số 130-CP ngày 20/6/1975 của Hội đồng Chính phủ, Quyết định số 111-HĐBT ngày 13/10/1984 của Hội đồng bộ trưởng.
Điều 15. Tiêu chí, định mức phân bổ chi quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội
1. Định mức phân bổ theo tiêu chí dân số
Đơn vị tính: Đồng/người dân/năm.
Vùng
|
Định mức phân bổ năm 2022
|
|
|
1- Vùng ĐBKK
|
46.100
|
|
2- Vùng khó khăn
|
43.400
|
|
3- Đô thị
|
31.600
|
|
4- Vùng còn lại
|
32.400
|
|
Định mức phân bổ nêu trên đã bao gồm kinh phí thực hiện Luật DQTV.
2. Định mức phân bổ theo tiêu chí bổ sung:
- Kinh phí thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội theo mức 100 triệu đồng/xã, phường, thị trấn/năm. Đối với xã biên giới được tính theo mức 250 triệu đồng/xã/năm; xã biên giới tiếp giáp với 02 huyện trở lên của nước CHDCND Lào được tính theo mức 300 triệu đồng/xã/năm.
- Kinh phí thực hiện công tác đối ngoại theo mức 200 triệu đồng/xã biên giới/năm.
3. Các năm trong thời kỳ ổn định ngân sách, trường hợp có phát sinh nhiệm vụ đặc biệt về an ninh - quốc phòng, diễn tập khu vực phòng thủ, nhiệm vụ đảm bảo an ninh biên giới và các nhiệm vụ khác thực hiện nhiệm vụ an ninh - quốc phòng, đối ngoại, ngân sách tỉnh hỗ trợ cho các huyện, thành phố theo nhiệm vụ và khả năng cân đối ngân sách.
Điều 16. Tiêu chí, định mức phân bổ chi sự nghiệp môi trường
Định mức phân bổ theo tiêu chí dân số
Đơn vị tính: Đồng/người dân/năm.
Vùng
|
Định mức phân bổ năm 2022
|
|
|
1- Vùng ĐBKK
|
9.200
|
|
2- Vùng khó khăn
|
7.600
|
|
3- Đô thị
|
6.100
|
|
4- Vùng còn lại
|
6.350
|
|
Định mức phân bổ nêu trên đã đảm bảo kinh phí dịch vụ công ích đô thị gồm: Duy trì và bảo dưỡng hệ thống thoát nước đô thị; dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt, vệ sinh công cộng đô thị; quản lý và chăm sóc, duy trì cây xanh, hoa cảnh đô thị; duy trì hệ thống điện chiếu sáng công cộng, đèn trang trí... Trường hợp dự toán chi sự nghiệp môi trường phân bổ theo tiêu chí dân số thấp hơn kinh phí dịch vụ công ích đô thị, sẽ được bổ sung để đảm bảo đủ cho nhiệm vụ công ích đô thị.
Điều 17. Tiêu chí, định mức phân bổ chi hoạt động kinh tế
1. Định mức phân bổ theo tiêu chí dân số
Đơn vị tính: Đồng/người dân/năm.
Vùng
|
Định mức phân bổ năm 2022
|
|
|
1- Vùng ĐBKK
|
46.000
|
|
2- Vùng khó khăn
|
34.500
|
|
3- Đô thị
|
19.550
|
|
4- Vùng còn lại
|
23.000
|
|
Định mức phân bổ nêu trên đảm kinh phí thực hiện các đồ án quy hoạch và nhiệm vụ quy hoạch; kinh phí quản lý, sử dụng đất trồng lúa; Kinh phí trung tâm dịch vụ nông nghiệp, khuyến nông, trung tâm phát triển quỹ đất; kinh phí thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; sự nghiệp kinh tế khác...
2. Định mức phân bổ theo tiêu chí bổ sung:
- Phân bổ cho các huyện, thành phố có các đơn vị hành chính đô thị theo mức 85.000 triệu đồng/đô thị loại II; 24.000 triệu đồng/đô thị loại III; 17.000 triệu đồng/đô thị loại IV; 8.500 triệu đồng/đô thị loại V.
- Hỗ trợ kinh phí duy tu, sửa chữa đường tuần tra biên giới theo mức 30 triệu đồng/km
- Hỗ trợ kinh phí duy tu, bảo dưỡng đường huyện theo mức 15 triệu đồng/km.
- Hỗ trợ kinh phí duy tu, bảo dưỡng đường xã theo mức 02 triệu đồng/km.
- Hỗ trợ kinh phí chi trả tiền điện chiếu sáng các đường ngõ, xóm tại các tổ, bản, tiểu khu thuộc đô thị trên địa bàn tỉnh theo Nghị quyết của HĐND tỉnh.
Điều 18. Định mức phân bổ chi khác ngân sách
Phân bổ theo tỷ trọng (bằng 0,2%) tổng các khoản chi thường xuyên đã được tính theo định mức phân bổ.
Điều 19. Đối với các huyện, thành phố triển khai các Đề án, Kết luận của Ban Thường vụ tỉnh ủy thực hiện một số định hướng theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV (Thành phố Sơn La, huyện Mộc Châu, huyện Mường La, huyện Quỳnh Nhai)
1. Hỗ trợ 100% kinh phí điều chỉnh quy hoạch chung, quy hoạch phân khu.
2. Phân bổ thêm 100.000 đồng/người dân khu vực đô thị/năm để thực hiện nhiệm vụ thu gom, xử lý chất thải sinh hoạt, chất độc lĩnh vực y tế; duy tu, sửa chữa công trình phục vụ công tác bảo vệ môi trường (Thành phố Sơn La, huyện Mộc Châu).
3. Hỗ trợ thêm ngoài định mức 20% chi sự nghiệp kinh tế định mức phân bổ theo tiêu chí dân số để thực hiện chi kinh tế trên địa bàn.
4. Hỗ trợ kinh phí đầu tư thiết chế văn hóa cơ sở theo mức 05 triệu đồng/nhà văn hóa bản (huyện Mường La, Quỳnh Nhai).
Điều 20. Dự phòng ngân sách
1. Dự phòng ngân sách của từng huyện, thành phố là 2% tổng chi ngân sách huyện, thành phố.
2. Trên cơ sở dự toán chi cân đối ngân sách huyện, thành phố, căn cứ tình hình thực tế, các huyện, thành phố chủ động bố trí dự phòng ngân sách đảm bảo theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Điều 21. Đối với các năm trong thời kỳ ổn định ngân sách, UBND tỉnh trình HĐND tỉnh
1. Căn cứ tốc độ tăng trưởng kinh tế, chỉ số giá tiêu dùng, mức bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương và khả năng thu ngân sách trên địa bàn, tăng thêm số bổ sung cân đối từ ngân sách tỉnh cho các huyện, thành phố so với năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
2. Phương án xử lý trong trường hợp có phát sinh nguồn thu từ dự án mới đi vào hoạt động làm ngân sách huyện, thành phố tăng thu lớn (trên 30% dự toán số thu từ sản xuất kinh doanh thường xuyên trên địa bàn năm 2022)./.