THÔNG TƯ
CỦA LIÊN BỘ TÀI CHÍNH - CÔNG NGHIỆP NẶNG
Quy định chế độ thu lệ phí cấp giấy phép
điều tra địa chất và khai thác mỏ
Căn cứ điều 7 Nghị định số 95/HĐBT ngày 25/3/1992 của Hội đồng Bộ trưởng về việc thi hành Pháp lệnh về tài nguyên khoáng sản;
Thực hiện Quyết định số 276/CT ngày 28/7/1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về việc thống nhất quản lý các loại phí, lệ phí và Thông tư số 48 TC/TCT ngày 28/9/1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành.
Liên Bộ Tài chính - Công nghiệp nặng hướng dẫn chế độ thu nộp lệ phí cấp giấy phép điều tra và khai thác mỏ như sau:
I. ĐỐI TƯỢNG NỘP
Tất cả các tổ chức, cá nhân (kể cả tổ chức nước ngoài, người nước ngoài và các đối tượng điều chỉnh theo Luật đầu tư nước ngoài) khi được cấp giấy phép điều tra địa chất, giấy phép khai thác mỏ gia hạn giấy phép điều tra địa chất và giấy phép khai thác mỏ đều phải nộp lệ phí cho cơ quan cấp giấy phép.
II. MỨC THU
1- Mức thu lệ phí cấp giấy phép điều tra địa chất (khảo sát và thăm dò):
Danh mục
|
Chủ đầu tư
|
|
Trong nước (đồng)
|
Nước ngoài (USD)
|
- Khảo sát
|
500.000
|
500
|
- Thăm dò
|
1.000.000
|
1.000
|
2- Mức thu lệ phí cấp giấy phép khai thác mỏ:
Danh mục
|
Chủ đầu tư
|
|
Trong nước (đồng)
|
Nước ngoài (USD)
|
1. Khai thác thủ công
Riêng: đá quý, vàng, thiếc.
|
100.000
200.000
|
50
100
|
2. Khai thác quy mô nhỏ.
Riêng đá, quý, vàng, thiếc
|
1.000.000
2.000.000
|
300
500
|
3. Khai thác quy mô lớn
Riêng đá quý, vàng, thiếc
|
4.000.000
6.000.000
|
1.000
2.000
|
4. Khai thác thử nghiệm
|
200.000
|
100
|
5. Tận thu khoáng sản
|
100.000
|
100
|
6. Lấy mẫu công nghệ
|
20.000
|
10
|
3- Mức thu lệ phí gia hạn giấy phép điều tra địa chất và giấy phép khai thác mỏ:
Căn cứ tính mức lệ phí gia hạn là mức lệ phí đã nộp khi được cấp giấy phép điều tra địa chất khai thác lần đầu, thời hạn sử dụng giấy phép, cấp lần đầu và thời hạn xin gia hạn, tính theo công thức
Mức thu lệ phí gia hạn giấy phép
|
=
|
Lệ phí cấp giấy
lần đầu
Thời hạn sử dụng giấy phép lần đầu
|
x
|
Thời hạn xin gia hạn
|
Ví dụ : cơ sở X có giấy phép khai thác lần đầu là 10 năm. Nay đề nghị gia hạn thêm 5 năm nữa, mức lệ phí đã nộp khi được cấp giấy phép ban đầu là 4 triệu thì mức lệ phí gia hạn là :
4 Triệu
10 năm
|
x
|
5 năm
|
=
|
2 triệu đồng
|
Trường hợp thay đổi mức thu lệ phí, thì phải lấy mức quy định mới để làm căn cứ tính mức thu lệ phí gia hạn giấy phép phải nộp.
III- THỦ TỤC NỘP VÀ PHÂN PHỐI SỬ DỤNG NGUỒN THU
1- Thủ tục nộp và phân phối sử dụng.
Lệ phí cấp giấy phép điều tra địa chất và khai thác mỏ là khoản thu của ngân sách Nhà nước do cơ quan cấp giấy phép thu đồng thời với việc cấp giấy phép.
Khi thu lệ phí phải sử dụng biên lai do Bộ Tài chính phát hành. Đơn vị thu lệ phí nhận biên lai tại Cục thúe địa phương nơi đóng trụ sở và chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng theo đúng chế độ do Bộ Tài chính quy định và phải mở sổ sách kế toán theo dõi riêng khoản lệ phí này.
Cơ quan trực tiếp thu lệ phí cấp giấy phép điều tra địa chất và khai thác mỏ được giữ lại 2% tổng số tiền lệ phí thu được để chi phí cho công tác tổ chức thực hiện và thưởng cho những người trực tiếp thu. Mức thưởng một năm, tối đa không quá 6 tháng lương cơ bản và phụ cấp lương theo chế độ hiện hành.
Số tiền còn lại (sau khi trích theo tỷ lệ trên) chậm nhất là ngày 5 tháng sau phải nộp hết số phải nộp của tháng trước vào ngân sách Nhà nước tại kho bạc địa phương, mục 35 của mục lục ngân sách Nhà nước và theo chương, loại, khoản hạng tương ứng. Hàng quý, năm, cơ quan thu lệ phí phải báo cáo quyết toán với cơ quan thuế cùng cấp việc sử dụng chứng từ thu, tình hình thu nộp ngân sách Nhà nước và việc sử dụng số tiền được trích lại.
Cục thuế các tỉnh, thành phố có trách nhiệm kiểm tra đôn đốc cơ quan cấp giấy phép điều tra địa chất và khai thác mỏ nộp kịp thời số phải nộp vào ngân sách Nhà nước theo đúng quy định tại Thông tư này. Các tổ chức, cá nhân thực hiện điều tra địa chất và khai thác mỏ nếu không có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền cấp thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điều 8 Nghị định 95/HĐBT ngày 25/3/1992 của Hội đồng bộ trưởng (nay là chính phủ) cơ quan cấp giấy phép không thu lệ phí đúng quy định thì sẽ bị truy thu 100% số lệ phí phải nộp và bị xử phạt theo quy định tại Nghị định số 01/CP ngày 18/10/1992 về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.
2- Các khoản chi phí thường xuyên của cơ quan cấp giấy phép điều tra địa chất và khai thác mỏ do ngân sách Nhà nước cấp theo dự toán hàng năm. Do đó, để đảm bảo công tác thường xuyên hàng năm. Do đó để đảm bảo công tác thường xuyên hàng năm các cơ quan này phải lập dự toán kinh phí gửi cho cơ quan tài chính cùng cấp để xem xét giải quyết.
Hàng quý, năm các cơ quan phải quyết toán các khoản chi phí với cơ quan tài chính cùng cấp.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày ký. Mọi quy định trước đây trái với Thông tư này đều bãi bỏ.
Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc đề nghị các cơ quan cấp giấy phép điều tra địa chất và khai thác mỏ phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính và Bộ Công nghiệp nặng để nghiên cứu giải quyết.