Sign In

THÔNG TƯ

Hướng dẫn thực hiện chế độ tài chính đối với các Quỹtín dụng

nhân dân cơ sở và Quỹ tín dụng nhân dân khu vực.

 

Thi hành Nghị định số 166/1999/NĐ-CP ngày 19/11/1999 của Chính phủvề chế độ tài chính đối với các Tổ chức tín dụng, căn cứ quy mô và tính chấthoạt động của các Quỹ tín dụng nhân dân, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện nộidung về chế độ tài chính đối với các Quỹ tín dụng nhân dân như sau:

 

CHƯƠNG I

CÁC QUI ĐỊNH CHUNG

l - Đốitượng áp dụng Thông tư này là các Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở và Quỹ tín dụngnhân dân khu vực (gọi chung là Quỹ tín dụng nhân dân) được thành lập, tổ chứcvà hoạt động theo quy định của Luật các Tổ chức tín dụng, Luật Hợp tác xã vàcác văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

2 -Hoạt động tài chính của Quỹ tín dụng nhân dân thực hiện theo Nghị định số166/1999/NĐ-CP ngày 19/11/1999 của Chính phủ về chế độ tài chính đối với các Tổchức tín dụng, nội dung hướng dẫn cụ thể tại Thông tư này và các văn bản quyphạm pháp luật về quản lý tài chính khác có liên quan.

3 -Các Quỹ tín dụng nhân dân thực hiện công khai tài chính với các cơ quan quản lýNhà nước, các thành viên góp vốn, các tổ chức, cá nhân có quan hệ kinh tế vớiQuỹ tín dụng nhân dân.

Quỹtín dụng nhân dân tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinhdoanh của mình, thực hiện nghĩa vụ và cam kết của mình theo quy định của phápluật.

4 - Chủtịch Hội đồng quản trị, Giám đốc Quỹ tín dụng nhân dân chịu trách nhiệm trướcpháp luật, trước cơ quan quản lý Nhà nước và Đại hội thành viên về việc thựchiện chế độ tài chính của Quỹ tín dụng nhân dân.

CHƯƠNG II

NHỮNG QUI ĐỊNH CỤ THỂ.

I/ Quản lý và sử dụng vốn, tài sản

1- Quản lý vốn

l.1- Vốn hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân bao gồm:

a)Vốn điều lệ là số vốn góp của các thành viên được ghi trong điều lệ của Quỹ tíndụng nhân dân.

b)Vốn huy động

c)Vốn vay

d)Vốn dịch vụ uỷ thác của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước

đ)Các quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ, quỹ dựphòng tài chính, quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm, quỹ khen thưởng, quỹ phúclợi.

e)Lợi nhuận được để lại chưa phân phối.

g)Các loại vốn khác.

1.2- Trong quá trình hoạt động Quỹ tín dụng nhân dân phải duy trì vốn điều lệkhông thấp hơn mức vốn pháp định do Chính phủ quỹ định đối với Quỹ tín dụngnhân dân.

1.3- Vốn tự có của Quỹ tín dụng nhân dân theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhànước.

2- Sử dụng vốn của các Quỹ tín dụng nhân dân: Quỹ tín dụng nhân dân đượcdùng vốn hoạt động của mình để:

Đầutư mua sắm tài sản cố định phục vụ hoạt động theo nguyên tắc giá trị còn lạicủa tài sản cố định không vượt quá 50% vốn tự có của Quỹ. Quỹ tín dụng nhân dânphải chấp hành đầy đủ các quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng.

Chovay các thành viên theo quy định của pháp luật.

Gópvốn, mua cổ phần. Các Quỹ tín dụng nhân dân được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữbổ sung vốn điều lệ để góp vốn vào Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương theo quyđịnh của pháp luật.

Thamgia điều hoà vốn trong hệ thống.

Sửdụng cho mục tiêu khác theo quy định của pháp luật.

3- Quỹ tín dụng nhân dân có trách nhiệm theo dõi toàn bộ tài sản và vốn hiện có,thực hiện hạch toán, mở sổ và ghi sổ kế toán theo đúng quy định của pháp luậtkế toán, thống kê hiện hành; phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời tình hình sửdụng, biến động của vốn và tài sản, các khoản cho vay, nợ phải thu trong quátrình kinh doanh.

4- Định kỳ và khi kết thúc năm tài chính các Quỹ tín dụng nhân dân phải tiếnhành kiểm kê toàn bộ tài sản và vốn hiện có. Xác định chính xác tài sản thừa,thiếu, tình hình công nợ, nợ quá hạn, nợ khó đòi, xác định nguyên nhân và tráchnhiệm xử lý. Các trường hợp làm mất mát, hư hỏng tài sản phải xác định rõnguyên nhân và trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân.

5- Bảo đảm an toàn và phát triển vốn: Các Quỹ tín dụng nhân dân thực hiệncác biện pháp bảo đảm an toàn vốn theo quy định sau:

a)Thực hiện đúng chế độ quản lý, sử dụng vốn, tài sản theo quy định của phápluật.

b)Duy trì đầy đủ các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động theo hướng dẫn củaNgân hàng Nhà nước.

c)Mua bảo hiểm tài sản theo quy định của pháp luật

d)Tham gia tổ chức bảo hiểm tiền gửi hoặc tổ chức bảo đảm an toàn hệ thống theoquy định của pháp luật.

đ)Được hạch toán vào chi phí khoản dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động và sửdụng khoản dự phòng để xử lý rủi ro theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

6- Mọi tổn thất tài sản của Quỹ tín dụng nhân dân phải được lập biên bảnxác định mức độ, nguyên nhân, trách nhiệm và xử lý theo nguyên tắc sau:

Nếutài sản tổn thất do nguyên nhân chủ quan của tập thể hoặc cá nhân thì đối tượnggây ra tổn thất phải bồi thường.

Tàisản đã mua bảo hiểm thì xử lý theo hợp đồng bảo hiểm.

Sửdụng khoản dự phòng được trích lập trong chi phí để bù đắp theo quy định tạiđiểm 5 mục I chương II Thông tư này.

Giátrị tổn thất sau khi đã thu hồi và bù đắp bằng các nguồn trên, nếu thiếu đượcbù đắp bằng quỹ dự phòng tài chính của Quỹ tín dụng nhân dân. Trường hợp quỹ dựphòng tài chính không đủ bù đắp thì phần thiếu được hạch toán vào chi phí trongkỳ.

7- Nhượng bán, thanh lý tài sản.

Quỹtín dụng nhân dân được quyền nhượng bán, thanh lý các tài sản không cần dùng,lạc hậu về kỹ thuật, tài sản kém phẩm chất hoặc tài sản bị hư hỏng không có khảnăng phục hồi để thu hồi vốn sử dụng cho mục đích kinh doanh.

Khinhượng bán, thanh lý tài sản, Quỹ tín dụng nhân dân phải lập hội đồng đánh giáthực trạng về mặt kỹ thuật, thẩm định giá trị tài sản.

Khoảnchênh lệch giữa số tiền thu được do nhượng bán, thanh lý tài sản với giá trịcòn lại và chi phí nhượng bán được hạch toán vào kết quả kinh doanh của Quỹ tíndụng nhân dân.

8- Đối với những tài sản Quỹ tín dụng nhân dân đi thuê, nhận cầm cố, nhận thếchấp, Quỹ tín dụng nhân dân có trách nhiệm quản lý, bảo quản hoặc sử dụng theoquy định của pháp luật và thoả thuận với khách hàng.

II/ Quản lý doanh thu, chi phí.

1- Doanh thu của Quỹ tín dụng nhân dân là các khoản thực thu về hoạt động kinhdoanh và hoạt động khác quy định tại Điều 16 Nghị định số 166/1999/NĐ-CP ngày19/11/1999 của Chính phủ, gồm các khoản thu sau:

Thulãi cho vay khách hàng.

Thulãi tiền gửi.

Thugóp vốn, mua cổ phần.

Thutừ nghiệp vụ uỷ thác của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước

Thuvề dịch vụ cầm cố (nếu có).

Thukhác, bao gồm cả thu từ nhượng bán, thanh lý tài sản.

Quĩtín dụng nhân dân có trách nhiệm hạch toán đầy đủ, kịp thời vào doanh thu củamình khi khách hàng thanh toán cho các dịch vụ đã cung cấp. Nghiêm cấm việc đểcác khoản thu ngoài sổ sách hoặc không hạch toán vào thu nhập.

2- Quản lý chi phí: Chi phí của Quỹ tín dụng nhân dân là số thực chi trong kỳcho hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác theo hướng dẫn dưới đây:

2.l - Chi phí cho hoạt động nghiệp vụ bao gồm:

a)Chi phí trả lãi tiền gửi.

b)Chi phí trả lãi tiền vay.

c)Chi phí trả lãi cho nguồn vốn nhận uỷ thác của các tổ chức, cá nhân trong vàngoài nước.

d)Chi phí khác cho hoạt động nghiệp vụ.

2.2- Chi phí quản lý của Quỹ tín dụng nhân dân.

a)Chi phí cho cán bộ, nhân viên làm việc tại Quĩ tín dụng nhân dân.

Chiphí tiền lương và các khoản phụ cấp có tính chất lương cho cán bộ làm việc tạiQuỹ tín dụng nhân dân.

Hàngnăm Hội đồng quản trị Quỹ tín dụng nhân dân căn cứ vào Nghị quyết của Đại hộithành viên xem xét, quyết định mức lương, phụ cấp và thù lao công vụ cho cánbộ, nhân viên phù hợp với kết quả kinh doanh của Quĩ.

NếuQuỹ tín dụng nhân dân đã thực hiện chế độ hợp đồng lao động hoặc thoả ước laođộng tập thể thì tiền lương, tiền công và các khoản mang tính chất tiền lương,tiền công được xác định theo hợp đồng lao động hoặc thoả ước lao động tập thể.

NếuQuĩ tín dụng nhân dân chưa thực hiện chế độ hợp đồng lao động hoặc thoả ước laođộng tập thể thì tiền lương, tiền công trả cho cán bộ nhân viên làm việc trongQuỹ tín dụng nhân dân được căn cứ vào mức thu nhập bình quân của ngành nghề doUỷ ban nhân dân địa phương quy định.

Chiphí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn cho cán bộ làm việctrực tiếp tại Quỹ tín dụng nhân dân mà người sử dụng lao động phải đóng góptheo các quy định hiện hành của Nhà nước.

Chibảo hộ lao động đối với những đối tượng cần trang bị bảo hộ lao động trong khilàm việc.

Chiphí tiền ăn giữa ca cho người lao động do Quỹ tín dụng nhân dân qui định phùhợp với hiệu quả kinh doanh, mức chi cho mỗi người không vượt quá mức lương tốithiểu do Nhà nước quy định đối với công chức Nhà nước.

b)Chi phí về tài sản.

Chiphí khấu hao tài sản cố định cho hoạt động kinh doanh theo qui chế quản lý, sửdụng và trích khấu hao tài sản cố định do Bộ Tài chính quy định đối với cácdoanh nghiệp.

Chiphí sửa chữa tài sản cố định nhằm khôi phục năng lực của tài sản được hạch toántrực tiếp hoặc phân bổ dần vào chi phí kinh doanh trong năm. Đối với những tàisản cố định đặc thù mà chi phí sửa chữa tài sản cố định phát sinh không đềugiữa các kỳ, các năm, nếu Quỹ tín dụng nhân dân muốn trích trước chi phí sửachữa tài sản cố định vào chi phí kinh doanh thì phải lập kế hoạch trích trướcchi phí sửa chữa tài sản cố định và báo cáo Bộ Tài chính xem xét, quyết định.Sau khi có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính, Quỹ tín dụng nhândân phải thông báo cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý biết. Quỹ tín dụng nhândân phải quyết toán chi phí sửa chữa thực tế phát sinh với chi phí sửa chữa đãtrích trước, nếu chi phí sửa chữa thực tế lớn hơn số đã trích thì phần chênhlệch được hạch toán thẳng hoặc được phân bổ dần vào chi phí trong kỳ, nếu chiphí sửa chữa thực tế nhỏ hơn số đã trích thì phần chênh lệch phải hạch toán vàothu nhập trong kỳ.

Chiphí tiền thuê tài sản được hạch toán vào chi phí kinh doanh theo số tiền thựctrả trong năm căn cứ vào hợp đồng thuê. Trường hợp trả tiền thuê tài sản mộtlần cho nhiều năm thì tiền thuê được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh theo sốnăm sử dụng tài sản.

Chiphí tiền mua bảo hiểm tài sản.

Chiphí nhượng bán, thanh lý tài sản cố định (bao gồm cả giá trị còn lại của tài sảncố định khi thanh lý và nhượng bán).

c)Chi phí nộp thuế, phí, tiền thuê đất phải nộp có liên quan đến hoạt động kinhdoanh (trừ thuế thu nhập doanh nghiệp) bao gồm: thuế môn bài, thuế sử dụng đấthoặc tiền thuê đất, thuế tài nguyên, lệ phí cầu phà, lệ phí sân bay, các loạithuế và lệ phí khác.

d)Chi phí dịch vụ mua ngoài:

Làcác khoản chi phí vận chuyển, điện, nước, điện thoại, vật liệu, giấy tờ in, vănphòng phẩm, công cụ lao động, phòng cháy chữa cháy và các dịch vụ khác.

Cáckhoản chi trên phải có đầy đủ chứng từ hoặc hoá đơn hợp lệ theo quy định của BộTài chính.

đ)Chi phí khác

Chiphí đào tạo cán bộ nhân viên làm việc trong Quỹ tín dụng nhân dân bao gồm chiphí tổ chức các lớp đào tạo tại Quỹ tín dụng nhân dân và chi phí cử cán bộ đi đàotạo tại các trường đào tạo theo chế độ Nhà nước quỹ định.

Chiphí cho Tổ chức Đảng, đoàn thể tại Quỹ tín dụng nhân dân được lấy từ nguồn kinhphí của tổ chức này, nếu nguồn kinh phí của tổ chức này không đủ thì phần chênhlệch thiếu được hạch toán vào chi phí của Quỹ.

Chiphí cho khoản tổn thất tài sản còn lại sau khi đã bù đắp bằng các nguồn theoquy định tại điểm 6 mục I chương II Thông tư này.

Chiphí về nghiệp vụ kho quỹ.

Chibảo vệ cơ quan

Chiphí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, tiếp tân, khánh tiết, giao dịch, chi phíhội nghị và các loại chi phí khác phải có hoá đơn hoặc chứng từ theo quy địnhcủa Bộ Tài chính, gắn với kết quả kinh doanh. Mức chi không vượt quá 7% tổngchi phí trong 2 năm đầu đối với Quỹ tín dụng nhân dân mới thành lập, sau đó khôngquá 5% tổng chi phí.

2.3- Các khoản chi phí bảo đảm an toàn cho hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân.

a)Chi trích lập dự phòng trong hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân theo quy địnhtại điểm 5 mục I Chương II của Thông tư này.

b)Chi phí tham gia Bảo hiểm tiền gửi hoặc tổ chức bảo đảm an toàn hệ thống theoquy định của pháp luật.

3- Quỹ tín dụng nhân dân không được tính vào chi phí các khoản sau đây:

Cáckhoản tiền phạt vi phạm pháp luật như: luật giao thông, luật thuế, luật môi trường,luật lao động, vi phạm chế độ báo cáo thống kê, tài chính kế toán và các luậtkhác.

Cáckhoản đầu tư xây dựng cơ bản, chi mua sắm tài sản cố định hữu hình và vô hình,chi ủng hộ cho các tổ chức, cá nhân.

Chiphí đi công tác vượt định mức Nhà nước quy định.

Cáckhoản thuộc nguồn kinh phí khác đài thọ như khoản chi sự nghiệp đã được Ngânsách Nhà nước, cơ quan cấp trên hoặc các tổ chức khác tài trợ; chi trả lãi vayvốn đầu tư xây dựng cơ bản trong thời kỳ công trình chưa hoàn thành, số lãi nàyđược hạch toán vào chi phí đầu tư xây dựng cơ bản.

Cáckhoản chi phí không hợp lý khác.

III/ Phân phối lợi nhuận và trích lập các quỹ.

1 - Phân phối lợi nhuận.

Lợinhuận của Quỹ tín dụng nhân dân sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quyđịnh của pháp luật đưọc phân phối như sau:

Tríchlập quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ 5%, mức tối đa của quỹ này không vượt quámức vốn điều lệ của Quỹ tín dụng nhân dân.

Bùcác khoản lỗ của năm trước và tiền phạt do vi phạm pháp luật không được tínhvào lợi nhuận trước thuế.

Lợinhuận còn lại coi như 100% được phân phối tiếp như sau:

Tríchlập quỹ dự phòng tài chính 10%, số dư của quỹ này không vượt quá 25% vốn điềulệ của Quỹ tín dụng nhân dân

Tríchlập Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ tối thiểu 30%.

Tríchlập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm cho số cán bộ làm việc tại Quỹ 5%, số dưquĩ này không vượt quá 6 tháng lương thực hiện trong năm của Quỹ tín dụng nhândân.

Tríchlập 2 Quỹ khen thưởng và phúc lợi, mức trích cho 2 quỹ này hàng năm do Hội đồngquản trị dự kiến, Đại hội thành viên xem xét phê duyệt.

Chialãi vốn góp cho các thành viên. Mức chia lợi tức cổ phần cho các thành viên đượccăn cứ vào số vốn góp, do Hội đồng quản trị Quỹ tín dụng nhân dân dự kiến, Đạihội thành viên xem xét quyết định hàng năm nhưng không vượt quá lãi suất chovay bình quân trong năm của Quỹ tín dụng nhân dân.

Sốcòn lại (nếu có) được dùng để bổ sung vào quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ.

2 - Nguyên tắc sử dụng các quỹ.

a)Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ dùng để bổ sung vốn điều lệ.

b)Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ dùng để đầu tư mở rộng qui mô hoạt động kinhdoanh và đổi mới trang thiết bị, điều kiện làm việc của Quỹ tín dụng nhân dân.

Căncứ vào nhu cầu đầu tư và khả năng của Quỹ tín dụng nhân dân, Hội đồng quản trịQuỹ tín dụng nhân dân quyết định hình thức và biện pháp đầu tư theo nguyên tắccó hiệu quả, an toàn và phát triển vốn.

c)Quỹ dự phòng tài chính dùng để bù đắp phần còn lại của những tổn thất, thiệthại về tài sản xảy ra trong quá trình kinh doanh sau khi đã bù đắp bằng tiềnbồi thường của các tổ chức, cá nhân gây ra tổn thất, của tổ chức bảo hiểm và sửdụng dự phòng rủi ro đã trích trong chi phí.

d)Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm dùng để trợ cấp cho người lao động đã làmviệc tại Quỹ tín dụng nhân dân từ 1 năm trở lên bị mất việc làm tạm thời theoquỹ định của pháp luật; chi đào tạo lại chuyên môn, kỹ thuật cho người lao độngdo thay đổi công nghệ hoặc chuyển sang công việc mới; đào tạo nghề dự phòng cholao động nữ của Quỹ tín dụng nhân dân và bồi dưỡng nâng cao trình độ nghềnghiệp cho cán bộ nhân viên làm việc trong Quỹ tín dụng nhân dân.

Mứctrợ cấp cho từng trường hợp cụ thể do Hội đồng quản trị Quỹ tín dụng nhân dânquyết định.

đ)Quỹ khen thưởng dùng để:

Thưởngcuối năm hoặc thưởng định kỳ cho cán bộ, nhân viên trong Quỹ tín dụng nhân dân.Mức thưởng do Hội đồng quản trị Quỹ quyết định theo đề nghị của giám đốc vàcông đoàn (nếu có) của Quỹ trên cơ sở năng suất lao động, thành tích trong côngtác của mỗi cán bộ, nhân viên trong Quỹ.

Thưởngđột xuất cho những cá nhân, tập thể trong Quỹ tín dụng nhân dân có sáng kiếncải tiến kỹ thuật, quy trình nghiệp vụ mang lại hiệu quả trong kinh doanh. Mứcthưởng do Hội đồng quản trị Quỹ tín dụng nhân dân quyết định.

Thưởngcho các thành viên của Quỹ; các đơn vị, cá nhân bên ngoài có quan hệ kinh tế đãhoàn thành tốt những điều kiện hợp đồng, đóng góp có hiệu quả vào hoạt độngkinh doanh của Quỹ tín dụng nhân dân. Mức thưởng do Hội đồng quản trị Quỹ tíndụng nhân dân quyết định.

e)Quỹ phúc lợi dùng để

Đầutư xây dựng hoặc sửa chữa, bổ sung vốn xây dựng cho các công trình phúc lợi củaQuỹ tín dụng nhân dân.

Chicho các hoạt động thể thao, văn hoá, phúc lợi công cộng của tập thể cán bộ,nhân viên và thành viên Quỹ tín dụng nhân dân.

Đónggóp cho quỹ phúc lợi xã hội.

Chitrợ cấp khó khăn thường xuyên, đột xuất cho cán bộ, nhân viên và thành viên củaQuỹ tín dụng nhân dân.

Chicác hoạt động phúc lợi khác.

Giámđốc Quỹ tín dụng nhân dân phối hợp với Ban chấp hành công đoàn của Quỹ tín dụngnhân dân (nếu có) quản lý, sử dụng quỹ này.

IV/ Chế độ kế toán, thống kê, kiểm toán, báo cáo và công khai tàichính.

1- Quỹ tín dụng nhân dân thực hiện chế độ kế toán, thống kê theo quy định củapháp luật, ghi chép đầy đủ chứng từ ban đầu, cập nhật sổ sách kế toán và phảnánh đầy đủ, kịp thời, trung thực, chính xác, khách quan các hoạt động tàichính.

2- Năm tài chính của Quỹ tín dụng nhân dân bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kếtthúc vào ngày 3l tháng 12 năm dương lịch.

3- Quỹ tín dụng nhân dân thực hiện quyết toán tài chính và chấp hành đầy đủ cácquy định về báo cáo tài chính, lập và gửi cho cơ quan tài chính Nhà nước, cơquan thống kê, thuế và Ngân hàng Nhà nước theo quy định của Pháp luật về kếtoán, thống kê và quy định tại Thông tư này.

3.1- Nội dung báo cáo tài chính.

Bảngcân đối tài khoản và bảng tổng kết tài sản của Quỹ tín dụng nhân dân.

Báocáo kết quả kinh doanh, tình hình thực hiện thu nộp ngân sách Nhà nước.

3.2- Chủ tịch Hội đồng quản trị, giám đốc Quỹ tín dụng nhân dân chịu trách nhiệmvề tính chính xác, tính trung thực của các báo cáo này.

3.3- Thời hạn gửi báo cáo

Báocáo quỹ được gửi chậm nhất sau 45 ngày kể từ ngày kết thúc quý.

Báocáo năm được gửi chậm nhất sau 60 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

3.4- Nơi nhận báo cáo.

CácQuĩ tín dụng nhân dân gửi báo cáo tài chính đến Sở tài chính - vật giá, cơ quanthống kê, cơ quan thuế trực tiếp quản lý và Ngân hàng Nhà nước.

4 - Công tác kiểm toán.

Quỹtín dụng nhân dân tự tổ chức kiểm toán nội bộ để kiểm toán các báo cáo tàichính của mình phù hợp với quy định của Luật các Tổ chức tín dụng, phạm vi vàquy mô hoạt động của mình.

5 - Công khai tài chính đối với Quỹ tín dụng nhân dân.

Kếtthúc năm tài chính, ngoài việc lập và gửi báo cáo tài chính cho cơ quan quản lýNhà nước theo quy định tại điểm 3 nêu trên, các Quỹ tín dụng nhân dân thực hiệncông khai tài chính đối với chính quyền địa phương và các thành viên góp vốnvào Quỹ.

Nộidung công khai tài chính bao gồm một số chỉ tiêu sau:

Tìnhhình vốn điều lệ, các quỹ, vốn huy động, các khoản nợ phải trả...

Tìnhhình sử dụng vốn: Tài sản cố định, dư nợ cho vay, tình hình thu nợ...

Tìnhhình thu nhập, chi phí: Các khoản doanh thu, chi phí hoạt động kinh doanh, kếtquả kinh doanh, tình hình thu nộp Ngân sách Nhà nước; lợi nhuận, dự kiến phânphối lợi nhuận, trích lập các quỹ và chia lãi vốn góp cho các thành viên.

Tìnhhình lao động và thu nhập của cán bộ, nhân viên trong Quỹ tín dụng nhân dân,việc áp dụng các biện pháp về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống thamnhũng trong Quỹ tín dụng nhân dân.

Thờiđiểm công khai tài chính, sau 120 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

V/ Kiểm tra, thanh tra tài chính và xử lý vi phạm đối với các Quỹtín dụng nhân dân.

1-Các Quỹ tín dụng nhân dân tự chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực củacác báo cáo tài chính của mình, các Sở Tài chính - Vật giá có trách nhiệm kiểmtra việc chấp hành chế độ tài chính của các Quỹ tín dụng nhân dân. Việc kiểmtra tài chính được tiến hành theo các hình thức:

Kiểmtra tài chính định kỳ hoặc đột xuất.

Kiểmtra theo từng chuyên đề theo yêu cầu của công tác quản lý tài chính.

Trongtrường hợp nếu thấy cần thiết, Bộ Tài chính sẽ tiến hành kiểm tra việc chấphành chế độ tài chính của các Quỹ tín dụng nhân dân theo yêu cầu của công tácquản lý tài chính Nhà nước.

2-Xử lý vi phạm.

Quỹtín dụng nhân dân có vi phạm chế độ tài chính của Nhà nước sẽ bị xử phạt theoquy định của pháp luật.

Trongtrường hợp Quỹ tín dụng nhân dân không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủcác quy định về chế độ báo cáo tài chính nêu tại điểm 3 mục IV chương II Thôngtư này sẽ bị xử phạt theo quy định tại nghị định số 49/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực kế toán.

 CHƯƠNG III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Thôngtư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký, mọi quy định trước đâyvề quản lý tài chính đối với các Quỹ tín dụng nhân dân trái với Thông tư nàyđều bãi bỏ.

Trongquá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính đểnghiên cứu, xem xét, giải quyết./.

Bộ Tài chính

Thứ trưởng

(Đã ký)

 

Lê Thị Băng Tâm