Sign In

NGHỊ ĐỊNH

Quy định chi tiết một số điều của Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở ngày 28 tháng 11 năm 2023;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về trang phục, huy hiệu, phù hiệu, biển hiệu, giấy chứng nhận, phương tiện, thiết bị để thực hiện nhiệm vụ của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; chế độ, chính sách đối với người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở chưa tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội mà bị ốm đau, bị tai nạn, chết, bị thương khi thực hiện nhiệm vụ.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến chế độ, chính sách, bảo đảm điều kiện hoạt động của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.

Chương II

TRANG BỊ, CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI LỰC LƯỢNG THAM GIA BẢO VỆ AN NINH, TRẬT TỰ Ở CƠ SỞ

Điều 3. Trang phục, huy hiệu, phù hiệu, biển hiệu, giấy chứng nhận của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

1. Trang phục của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở:

a) Mẫu trang phục của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở quy định tại Phụ lục I kèm theo Nghị định này, bao gồm: Trang phục xuân hè (quần áo xuân hè, áo xuân hè dài tay); trang phục thu đông (mũ bông gắn huy hiệu, quần áo thu đông, áo ấm, áo sơ mi, ca ra vát); mũ mềm gắn huy hiệu; mũ cứng gắn huy hiệu; mũ bảo hiểm; dây lưng; giầy da; dép nhựa; bít tất; quần áo mưa;

Trang phục thu đông trang bị cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở thuộc các địa phương từ Thừa Thiên Huế trở ra phía Bắc và các tỉnh Tây Nguyên. Các địa phương còn lại trang bị trang phục thu đông khi có nhu cầu.

Trường hợp không trang bị trang phục thu đông thì trang bị thay thế bằng 01 bộ quần áo xuân hè (tiêu chuẩn 01 năm/01 bộ) và 01 cái áo xuân hè dài tay (tiêu chuẩn 02 năm/01 cái).

b) Danh mục, tiêu chuẩn trang bị lần đầu:

STT

Danh mục trang phục

Đơn vị tính

Tiêu chuẩn

1.

Mũ mềm gắn huy hiệu

Cái

01

2.

Mũ cứng gắn huy hiệu

Cái

01

3.

Mũ bông gắn huy hiệu

Cái

01

4.

Mũ bảo hiểm

Cái

01

5.

Quần áo xuân hè

Bộ

02

6.

Áo xuân hè dài tay

Cái

02

7.

Quần áo thu đông

Bộ

02

8.

Áo ấm

Cái

02

9.

Áo sơ mi

Cái

02

10.

Ca ra vát

Cái

01

11.

Dây lưng

Cái

01

12.

Giầy da

Đôi

01

13.

Dép nhựa

Đôi

01

14.

Bít tất

Đôi

02

15.

Quần áo mưa

Bộ

01

c) Danh mục, tiêu chuẩn, niên hạn trang bị những năm tiếp theo:

STT

Danh mục trang phục

Đơn vị tính

Tiêu chuẩn

Niên hạn (năm)

1.

Mũ mềm gắn huy hiệu

Cái

01

03

2.

Mũ cứng gắn huy hiệu

Cái

01

03

3.

Mũ bông gắn huy hiệu

Cái

01

03

4.

Mũ bảo hiểm

Cái

01

05

5.

Quần áo xuân hè

Bộ

01

01

6.

Áo xuân hè dài tay

Cái

01

02

7.

Quần áo thu đông

Bộ

01

02

8.

Áo ấm

Cái

01

03

9.

Áo sơ mi

Cái

02

02

10.

Ca ra vát

Cái

01

02

11.

Dây lưng

Cái

01

03

12.

Giầy da

Đôi

01

02

13.

Dép nhựa

Đôi

01

01

14.

Bít tất

Đôi

02

01

15.

Quần áo mưa

Bộ

01

03

d) Căn cứ tình hình, yêu cầu bảo đảm an ninh, trật tự, điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định về bảo đảm tiêu chuẩn trang phục cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở nhiều hơn mức tiêu chuẩn quy định tại Nghị định này hoặc trang bị thêm các loại trang phục khác phục vụ trực tiếp cho việc thực hiện nhiệm vụ của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở;

đ) Vải may quần áo xuân hè, áo xuân hè dài tay, quần áo thu đông, áo ấm, ca ra vát, mũ mềm, mũ cứng, mũ bông sử dụng vải Gabadin màu cỏ úa ánh nâu làm vải chính; tỷ lệ pha 65% Polyester, 35% Visco; kiểu dệt chéo 2/1.

Vải may áo sơ mi sử dụng vải Pôpơlin màu cỏ úa ánh vàng; tỷ lệ pha 65% Polyester, 35% Visco; kiểu dệt vân điểm.

Vải may quần áo mưa sử dụng vải Vinilon tráng nhựa PVC màu cỏ úa.

2. Huy hiệu, phù hiệu, biển hiệu, giấy chứng nhận của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở:

a) Mẫu huy hiệu, phù hiệu, biển hiệu, giấy chứng nhận của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở quy định tại Phụ lục II kèm theo Nghị định này;

b) Mỗi thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự được cấp lần đầu 01 biển hiệu, 01 giấy chứng nhận và có thời hạn sử dụng 05 năm kể từ ngày cấp. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền cấp, cấp đổi, cấp lại, thu hồi biển hiệu, giấy chứng nhận của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.

Điều 4. Trang bị phương tiện, thiết bị cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

1. Danh mục, tiêu chuẩn, niên hạn trang bị:

STT

Danh mục phương tiện, thiết bị

Đơn vị tính

Tổ bảo vệ an ninh, trật tự

Số lượng trang bị

Niên hạn (năm)

01.

Bàn làm việc cá nhân

Cái

Từ 03 đến 05 thành viên

03-04

10

Từ 06 đến 10 thành viên

06-08

Từ 11 đến 15 thành viên

11-13

Từ 16 đến 20 thành viên

16- 18

Trên 20 thành viên

20-30

02.

Bàn họp

Cái

Từ 03 đến 05 thành viên

01

 

Từ 06 đến 15 thành viên

01 - 02

10

Từ 16 đến 20 thành viên

02 - 03

Trên 20 thành viên

03 - 05

03.

Ghế ngồi

Cái

Trang bị bằng số lượng thực tế thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự

10

04.

Tủ đựng tài liệu, đựng công cụ hỗ trợ và phục vụ công việc

Cái

Từ 03 đến 05 thành viên

01 - 02

10

Từ 06 đến 10 thành viên

03 - 05

Từ 11 đến 20 thành viên

06 - 10

Trên 20 thành viên

10 - 15

05.

Giường cá nhân

 

Từ 03 đến 05 thành viên

02 - 03

10

Từ 06 đến 10 thành viên

04 - 05

Từ 11 đến 15 thành viên

06 - 07

Từ 16 đến 20 thành viên

08 - 09

Trên 20 thành viên

10 - 15

06.

Văn phòng phẩm

 

Theo yêu cầu công tác

 

Ngoài danh mục phương tiện, thiết bị quy định tại Nghị định này, căn cứ đặc điểm địa bàn, yêu cầu bảo đảm an ninh, trật tự, có thể trang bị thêm phương tiện, thiết bị cần thiết phục vụ trực tiếp cho việc thực hiện nhiệm vụ của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.

2. Lập kế hoạch trang bị, mua sắm phương tiện, thiết bị cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở:

a) Trường hợp Bộ Công an trang bị phương tiện, thiết bị cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở do ngân sách trung ương bảo đảm theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở: Hằng năm, Công an cấp xã tổng hợp nhu cầu phương tiện, thiết bị cần trang bị cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở gửi Công an cấp huyện báo cáo Công an cấp tỉnh tổng hợp, lập dự trù kinh phí và báo cáo Bộ Công an xem xét, quyết định việc mua sắm, trang bị phù hợp với khả năng ngân sách nhà nước cấp cho Bộ Công an;

b) Trường hợp ngân sách địa phương hỗ trợ kinh phí mua sắm phương tiện, thiết bị trang bị cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 26 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở: Căn cứ danh mục phương tiện, thiết bị quy định tại khoản 1 Điều này, Công an cấp xã tổng hợp nhu cầu phương tiện, thiết bị cần trang bị, gửi Ủy ban nhân dân cùng cấp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có kế hoạch hỗ trợ mua sắm, trang bị phương tiện, thiết bị cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở theo quy định, phù hợp với khả năng ngân sách của địa phương.

3. Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức quản lý phương tiện, thiết bị được trang bị theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và quyết định loại, số lượng phương tiện, thiết bị trang bị cho từng thành viên sử dụng và cho Tổ bảo vệ an ninh, trật tự sử dụng chung theo đề nghị của Công an cấp xã.

Điều 5. Điều kiện, mức hỗ trợ, trình tự, thủ tục và trách nhiệm bảo đảm kinh phí để chi trả chế độ, chính sách cho người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở chưa tham gia bảo hiểm y tế mà bị ốm đau, bị tai nạn, bị thương khi thực hiện nhiệm vụ

1. Điều kiện được hưởng chế độ, chính sách theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở: Người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở trong thời gian thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công, kế hoạch của cấp có thẩm quyền hoặc khi được điều động, huy động thực hiện nhiệm vụ, nếu bị ốm đau, bị tai nạn, bị thương thì được hỗ trợ thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định.

2. Người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở không được hưởng chi phí khám bệnh, chữa bệnh nếu bị ốm đau, bị tai nạn, bị thương thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân;

c) Tai nạn do mâu thuẫn của chính bản thân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ;

d) Tai nạn do sử dụng rượu, bia, sử dụng chất ma túy, chất hướng thần, tiền chất ma túy hoặc chất gây nghiện khác theo quy định của pháp luật.

3. Mức hỗ trợ:

Người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được hỗ trợ chi phí khám bệnh, chữa bệnh và hỗ trợ tiền ăn hằng ngày trong thời gian điều trị nội trú đến khi ổn định sức khỏe ra viện theo mức do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định.

4. Hồ sơ:

a) Đơn đề nghị thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh của người được hỗ trợ chế độ bị ốm đau, bị tai nạn, bị thương hoặc người đại diện hợp pháp (Mẫu số 01 Phụ lục III kèm theo Nghị định này);

b) Bản sao hóa đơn thu tiền, giấy ra viện.

Khi các cơ quan quản lý nhà nước hoàn thành việc kết nối, chia sẻ dữ liệu thông tin có trong thành phần hồ sơ quy định tại khoản này thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục phải khai thác trực tuyến để giải quyết mà không được yêu cầu người đề nghị cung cấp hồ sơ giấy.

5. Trình tự giải quyết:

a) Người đề nghị được hỗ trợ chế độ bị ốm đau, bị tai nạn, bị thương hoặc người đại diện hợp pháp chuẩn bị 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 4 Điều này và nộp Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện một trong các hình thức sau: Nộp trực tiếp; qua dịch vụ bưu chính; thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân; nộp trực tuyến tại Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh;

b) Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổ chức tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ phải có trách nhiệm hướng dẫn ngay để hoàn thiện. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đã tiếp nhận chuyển hồ sơ đến Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện để thẩm định;

c) Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện có trách nhiệm thẩm định hồ sơ trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện giải quyết thì cơ quan thẩm định phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do;

d) Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện báo cáo hồ sơ đủ điều kiện giải quyết, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định chi trả kinh phí hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh cho người bị ốm đau, bị tai nạn, bị thương;

đ) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định chi trả kinh phí, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện chi trả kinh phí khám bệnh, chữa bệnh cho người bị ốm đau, bị tai nạn, bị thương; nơi không tổ chức đơn vị hành chính cấp xã do Công an huyện thực hiện chi trả; việc chi trả bằng hình thức chuyển khoản hoặc qua đường bưu chính hoặc trực tiếp nhận tại cơ quan chi trả.

6. Kinh phí để thực hiện chi trả chế độ, chính sách quy định tại Điều này do ngân sách địa phương bảo đảm.

Điều 6. Điều kiện, mức hưởng, trình tự, thủ tục và trách nhiệm bảo đảm kinh phí để chi trả chế độ, chính sách cho người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở chưa tham gia bảo hiểm xã hội mà bị tai nạn, chết khi thực hiện nhiệm vụ

1. Điều kiện được hưởng chế độ, chính sách theo quy định tại khoản 3 Điều 24 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở trong các trường hợp sau:

a) Trong thời gian thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công, kế hoạch của cấp có thẩm quyền hoặc khi được điều động, huy động thực hiện nhiệm vụ;

b) Trong khoảng thời gian và tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi thực hiện nhiệm vụ.

2. Các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này bị tai nạn, chết không được hưởng chế độ trợ cấp.

3. Mức hưởng:

a) Trường hợp bị tai nạn: Trong thời gian điều trị tai nạn được hưởng chi phí khám bệnh, chữa bệnh và hỗ trợ tiền ăn hằng ngày, kể cả trường hợp vết thương tái phát cho đến khi ổn định sức khỏe ra viện theo mức do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định;

b) Trường hợp tai nạn dẫn đến chết: Thân nhân được hưởng trợ cấp tiền tuất, tiền mai táng phí theo mức do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định.

4. Hồ sơ:

a) Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp tai nạn gồm: Đơn đề nghị trợ cấp tai nạn (Mẫu số 02 Phụ lục III kèm theo Nghị định này) kèm theo giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi điều trị tai nạn đối với trường hợp điều trị nội trú hoặc bản sao giấy chứng nhận thương tích do cơ sở y tế nơi đã cấp cứu, điều trị cấp; biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của hội đồng giám định y khoa bệnh viện cấp tỉnh và tương đương trở lên; trường hợp bị tai nạn giao thông thì có thêm biên bản của cơ quan Công an;

b) Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp tiền tuất, tiền mai táng phí gồm: Đơn đề nghị trợ cấp tiền tuất, tiền mai táng phí (Mẫu số 02 Phụ lục III kèm theo Nghị định này) kèm theo giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi điều trị tai nạn đối với trường hợp điều trị nội trú, bản sao giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử; trường hợp bị tai nạn giao thông dẫn đến chết thì có thêm biên bản của cơ quan Công an.

Khi các cơ quan quản lý nhà nước hoàn thành việc kết nối, chia sẻ dữ liệu thông tin có trong thành phần hồ sơ quy định tại khoản này thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục phải khai thác trực tuyến để giải quyết mà không được yêu cầu người đề nghị cung cấp hồ sơ giấy.

5. Trình tự giải quyết:

a) Người đề nghị được hưởng chế độ hoặc người đại diện hợp pháp chuẩn bị 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 4 Điều này và nộp Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện theo một trong các hình thức quy định tại điểm a khoản 5 Điều 5 Nghị định này;

b) Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện thực hiện trình tự quy định tại các điểm b, c, d khoản 5 Điều 5 Nghị định này để chi trả trợ cấp cho người bị tai nạn, thân nhân người đã chết;

c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định chi trả trợ cấp, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện chi trả trợ cấp cho người bị tai nạn, thân nhân người đã chết; nơi không tổ chức đơn vị hành chính cấp xã do Công an huyện thực hiện chi trả; việc chi trả bằng hình thức chuyển khoản hoặc qua đường bưu chính hoặc trực tiếp nhận tại cơ quan chi trả.

6. Kinh phí để thực hiện chi trả chế độ, chính sách quy định tại Điều này do ngân sách địa phương bảo đảm.

Chương III

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 7. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2024.

2. Các văn bản sau đây hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành:

a) Nghị định số 38/2006/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ về Bảo vệ dân phố;

b) Nghị định số 73/2009/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Công an xã.

Điều 8. Trách nhiệm thi hành

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan, tổ chức liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 

Chính phủ

Thủ tướng Chính phủ

(Đã ký)

 

Phạm Minh Chính