• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 21/08/2003
UBND TỈNH THANH HÓA
Số: 2511/2003/QĐ-UB
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Thanh Hóa, ngày 6 tháng 8 năm 2003

QUYẾT ĐỊNH CỦA UBND TỈNH THANH HOÁ

Về việc điều chỉnh mức thu một phần viện phí

_________________

 

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HOÁ

- Căn cứ  Điều 49 Luật Tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) công bố ngày 05 tháng 7 năm 1994.

- Căn cứ Nghị định số 95/CP ngày 27/8/1994 và Nghị định số 33/CP ngày 23/5/1995 của Chính phủ về việc thu một phần viện phí.

- Căn cứ các thông tư hướng dẫn số 14/TT-LB ngày 30/9/1995 của Liên Bộ Y tế - Tài chính - LĐTBXH - Ban vật giá Chính phủ; Thông tư 05/1999/TT-LB ngày 29/1/1999 của Liên bộ LĐTBXH - Bộ Y tế - Bộ Tài chính về việc thực hiện khám chữa bệnh được miễn nộp một phần viện phí đối với người thuộc diện quá nghèo.

- Căn cứ Nghị quyết số 34/2003/NQ-HĐND ngày 18 tháng 7 năm 2003 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh hoá kỳ họp thứ 9 khoá 14 về việc điều chỉnh mức thu 1 phần viện phí.

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Y tế tại tờ trình số: 809/YT-TC ngày 05 tháng 8 năm 2003.

QUYẾT ĐỊNH

Điều I: Các cơ sở khám, chữa bệnh trong hệ thống y tế Nhà nước thuộc Sở Y tế quản lý được thu một phần viện phí theo Nghị định số 95/CP ngày 27/8/1994, Nghị định số 33/CP ngày 23/5/1995 của Liên bộ Y tế - Tài chính - LĐTBXH - Ban vật giá Chính phủ như sau:

1. Đối tượng nộp một phần viện phí:

1.1. Người không có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT), người không thuộc đối tượng miễn nộp một phần viện phí.

1.2. Người có thẻ BHYT nhưng muốn khám , chữa bệnh theo yêu cầu riêng.

1.3. Người thuộc diện đối tượng miễn nộp một phần viện phí nhưng muốn khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu riêng.

1.4. Các đối tượng phải khám và điều trị do các hành động tiêu cực gây ra (kể cả đối tượng thuộc diện miễn nộp phần viện phí) như tự tử, uống rượu say, gây gổ đánh nhau, bị tai nạn giao thông (do bản thân vi phạm luật lệ giao thông hoặc do người khác gây ra)...đều phải nộp một phần viện phí.

2. Đối tượng được miễn nộp một phần viện phí thực hiện theo Thông tư 14/TT-LB ngày 30/9/1995 gồm:

2.1. Trẻ em dưới 6 tuổi.

2.2. Người bị bệnh tâm thần phân liệt, động kinh, bệnh phong, bệnh lao phổi.

2.3. Người bệnh ở các xã được Uỷ ban Dân tộc và Miền núi công nhận là xã vùng cao.

2.4. Đồng bào đi khai hoang, xây dựng vùng kinh tế mới trong thời gian 3 năm kể từ khi đến.

2.5. Người tàn tật, trẻ mồ côi, người già yếu không nơi nương tựa.

2.6. Các đối tượng có thẻ khám chữa bệnh 139.

3. Các đối tượng chính sách:

Các đối tượng ghi ở mục D phần II Thông tư 14/TT-LB đã đính chính tại công văn số 8520/KH-TC ngày 21/11/1995 của Bộ Y tế, được Nhà nước cấp kinh phí để Sở Lao động -TBXH trực tiếp mua thẻ BHYT; khi khám bệnh, chữa bệnh được cơ quan BHYT thanh toán với các cơ sở khám chữa bệnh theo quy định,

4. Người bệnh có thẻ BHYT khi khám, chữa bệnh được cơ quan BHYT thanh toán cho các cơ sở khám, chữa bệnh theo qui định hiện hành.

5. Mức thu một phần viện phí:

a- Mức thu đối với đối tượng phải thu một phần viện phí:

- Đối với điều trị ngoại trú: Thu theo mức tối đa đối với việc khám bệnh và kiểm tra sức khoẻ, các dịch vụ kỹ thuật, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh... mà người bệnh đã được phục vụ tại khung giá theo Thông tư 14/TT-LB ngày 30/9/1995 (Tại phần A khung giá khám bệnh và kiểm tra sức khoẻ: Phần C khung giá các dịch vụ kỹ thuật và xét nghiệm).

- Đối với điều trị nội trú: Được áp dụng mức thu tối đa ngày giường bệnh ( phần B bảng B1 của khung giá kèm theo) và tiền chi thực tế sử dụng trực tiếp cho người bệnh bao gồm: thuốc, máu, dịch truyền, xét nghiệm, phim XQ và thuốc cản quang tại Thông tư 14/TT-LB ngày 30/9/1995.

+ Một số trường hợp bệnh nhân có nhu cầu khám chữa bệnh theo yêu cầu, các trường hợp tiêu cực có mức chi phí thực tế cao hơn mức tối đa của khung giá kèm theo thông tư 14/TT-LB thì thu theo mức chi thực tế bệnh án.

b. Đối với bệnh nhân có thẻ BHYT:

Người có thẻ BHYT được cơ quan BHYT thanh toán với bệnh viện toàn bộ tiền chi phí thực tế và tiền ngày giường bệnh áp dụng tại quyết định này đúng với thông tư liên tịch số 14/TT-LB ngày 30/9/1995 của liên Bộ Tài chính - Y tế - LĐTB&XH - Ban vật giá Chính phủ, thông tư 15/1998/TTLB-BYT-BTC-BLĐTBXH ngày 5/12/1998 của liên Bộ Y tế - Tài chính - Lao động TBXH và thông tư 17/1998/TT-BYT ngày 19/12/1998 của Bộ Y tế.

c. Đối với đối tượng có thẻ khám chữa bệnh người nghèo: Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo chịu trách nhiệm thanh toán theo phương thức thực thanh thực chi cho các cơ sở khám chữa bệnh

Điều II:  QUẢN LÝ THU CHI

- Các bệnh viện phải mở tài khoản tiền gửi về thu viện phí tại kho bạc nhà nước cùng cấp. Ít nhất 5 ngày một lần, bệnh viện phải nộp số dư vượt mức tồn quỹ qui định vào tài khoản tiền gửi viện phí để khi cần lại rút ra sử dụng (theo đúng qui định tại mục 5 phần VI của Thông tư 14/TT-LB ngày 30/9/1995).

- Sở Y tế thống nhất với Sở tài chính vật giá hướng dẫn và chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh thực hiện thu, chi đảm bảo đúng nguyên tắc kế toán tài chính. Thực hiện quản lý sử dụng thanh toán biên lai thu viện phí theo đúng quy định tại quyết định 529/TC-QĐ-TCT ngày 22/2/1992 của Bộ tài chính quy định chế độ quản lý ấn chỉ thuế. Tiến hành ghi thu, ghi chi theo công văn số 2669/TC-HCSN này 2/6/1999 của Bộ trưởng Bộ tài chính.

Giám đốc các bệnh viện tổ chức thực hiện, niêm yết công khai bảng giá, sắp xếp nơi thu, người thu thuận lợi (kể cả ngoài giờ) không để các khoa, phòng tự thu, không được thu thêm bất cứ một khoản nào khác ngoài viện phí.

Trường hợp bệnh nhân cấp cứu hoặc chấn thương ngoại đến bệnh viện phải thực hiện đúng chỉ thị 661/TTg ngày 17/10/1995 của Thủ tướng Chính phủ, phải được tiếp nhận và cứu chữa ngay. Sau khi người bệnh qua khỏi cơn nguy hiểm thì cơ sở y tế mới xem xét thu viện phí theo qui định tại Nghị định 95/CP của Chính phủ, thông tư 14/TT-LB ngày 30/9/1995.

Điều III: Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký và thay thế quyết định 1705/QĐ/1999/UB-VX ngày 26/08/1999 của UBND tỉnh; Các qui định và văn bản hướng dẫn trước đây trái với quyết định này đều huỷ bỏ.

Giao cho Giám đốc Sở y tế, Sở tài chính vật giá, Sở Lao động TBXH căn cứ vào các Nghị định, thông tư hướng dẫn hiện hành và các nội dung của quyết định này để tổ chức thực hiện.

Điều IV: Các ông Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Y tế, Giám đốc Sở Tài chính- Vật giá, Giám đốc Sở Lao động TBXH, Thủ trưởng các Ban, Ngành, các Tổ chức xã hội và Chủ tịch UBND huyện, thị, thành phố chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

Phó Chủ tịch

(Đã ký)

 

Đỗ Thị Chất

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.