• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 18/04/2003
  • Ngày hết hiệu lực: 05/09/2012
CHÍNH PHỦ
Số: 19/2003/NĐ-CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 7 tháng 3 năm 2003

 

NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ

Quy định trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nướccác cấp

trong việc bảo đảm cho các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữViệt Nam tham gia quản lý nhà nước

_______________________________

 CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ngày 26 tháng 6 năm 1999;

Căn cứ Nghị quyết số 04 NQ/TW ngày 12 tháng 7 năm 1993 của Bộ Chínhtrị về đổi mới và tăng cường công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ,

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1.Nghị định này quy định trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quanthuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân các cấp (sau đây gọi chung là cơ quan hànhchính nhà nước các cấp) trong việc phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho cáccấp Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (sau đây gọi chung là Hội Phụ nữ) tham giavào các hoạt động quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật về các vấn đềliên quan đến quyền và lợi ích của phụ nữ, trẻ em.

Điều 2. Cơquan hành chính nhà nước các cấp có trách nhiệm phối hợp và tạo điều kiệnthuận lợi cho Hội Phụ nữ cùng cấp tham gia các hoạt động quản lý nhà nước liênquan đến phụ nữ, trẻ em như sau:

1.Mời đại diện Hội Phụ nữ cùng cấp tham gia thảo luận hoặc gửi dự thảo vănbản để Hội Phụ nữ góp ý kiến khi xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quyphạm pháp luật; khi xây dựng, bổ sung chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và chính sách liênquan đến phụ nữ, trẻ em.

2.Mời đại diện Hội Phụ nữ cùng cấp tham gia với tư cách là thành viên chínhthức trong các tổ chức tư vấn cho cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp (Hộiđồng, ủy ban, Ban Chỉ đạo, Ban Quản lý) về các vấn đề có liên quan đến phụ nữvà trẻ em như: giải quyết lao động, việc làm, đời sống, sức khoẻ, đất đai, nhàở, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và bổ nhiệm, miễn nhiệmcán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.

3.Định kỳ phối hợp với Hội Phụ nữ cùng cấp tổ chức các cuộc họpđể thu thập ý kiến về tình hình thực hiện chủ trương, luật pháp, chính sách vàphát hiện những hành vi vi phạm quyền, lợi ích hợp pháp,chính đáng của phụ nữ, trẻ em để kịp thời giải quyết.

4.Mời đại diện của Hội Phụ nữ cùng cấp tham gia các đoàn kiểm tra những vấn đề cóliên quan đến quyền và lợi ích của phụ nữ, trẻ em. Các cơ quan, đơn vị đượckiểm tra có trách nhiệm cung cấp số liệu, tài liệu cần thiết liên quanđến công tác kiểm tra.

Điều 3. Cơquan hành chính nhà nước các cấp có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợicho hoạt động của các cấp Hội Phụ nữ như hỗ trợ kinh phí, điều kiện và phươngtiện làm việc, các hoạt động gây quỹ Hội, tổ chức sản xuất, dịch vụ, hỗ trợ phụnữ giải quyết những vấn đề xã hội liên quan đến sự tiến bộ và bình đẳng của phụnữ phù hợp với luật pháp, chính sách của nhà nước.

Điều 4.Định kỳ thời gian làm việc hàng năm giữa cơ quan hành chính nhà nước các cấp vàcác cấp Hội Phụ nữ như sau:

1.Sáu tháng một lần, lãnh đạo Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ làmviệc với Ban Nữ công của Công đoàn cơ quan, Công đoàn ngành về tình hình thựchiện chế độ, chính sách và đề xuất của Ban Nữ công về các vấn đề liên quan đếnquyền lợi của phụ nữ trong cơ quan, trong ngành thuộc thẩm quyền quản lý theoquy định.

2.Sáu tháng một lần lãnh đạo ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;ba tháng một lần lãnh đạo ủy ban nhân dân cấp huyện, xã làm việc với Ban Thườngvụ Hội Phụ nữ cùng cấp về tình hình hoạt động của Hội Phụ nữ, việc thực hiệnluật pháp, chính sách và đề xuất của Hội Phụ nữ về các vấn đề liên quan đến phụnữ, trẻ em; kiểm điểm việc thực hiện Nghị định này, đồng thời thảo luận và xâydựng kế hoạch phối hợp cho các hoạt động tiếp theo.

Điều 5. Việckiểm tra, đánh giá thực hiện Nghị định này theo định kỳ như sau:

1.Mỗi năm một lần sơ kết ở cấp huyện, xã. Báo cáo sơ kết của cấp huyện gửi về Uỷban nhân dân cấp tỉnh, báo cáo sơ kết của cấp xã gửi về ủy ban nhân dân cấphuyện.

2.Hai năm một lần sơ kết ở cấp Bộ, cấp tỉnh và gửi báo cáo sơ kết về Bộ Nội vụ.

3.Năm năm một lần, Bộ Nội vụ phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tiến hànhviệc tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Nghị định này trong toàn quốc.

Điều 6.Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thếQuyết định số 163/HĐBT ngày 19 tháng 10 năm 1988 của Hội đồng Bộ trưởng về quyđịnh trách nhiệm của các cấp chính quyền trong việc bảo đảm cho các cấp HộiLiên hiệp Phụ nữ Việt Nam tham gia quản lý nhà nước.

BộNội vụ có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp và báo cáo Chính phủ tìnhhình thực hiện Nghị định này.

Điều 7.Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ,Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu tráchnhiệm thi hành Nghị định này./.

           

 

TM. CHÍNH PHỦ

Thủ tướng

(Đã ký)

 

Phan Văn Khải

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.