• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 01/05/2016
  • Ngày hết hiệu lực: 20/04/2023
BỘ XÂY DỰNG
Số: 09/2016/TT-BXD
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Thừa Thiên Huế, ngày 10 tháng 3 năm 2016

THÔNG TƯ

Hưóng dẫn hợp đồng thi công xây dựng công trình

Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH 13 ngày 18/6/2014;

Căn cứ Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 62/2013/NĐ-CP ngày 25/6/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng

Căn cứ Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chỉnh phủ về quản ỉý dự án đầu tư xây dựng;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kinh tế Xây dựng;

Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư hưóng dẫn hợp đồng thi công xây dựng công trình.                             

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

  1. Thông tư này hướng dẫn một số nội dung về hợp đồng thi công xây dựng công trình.
  2. Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc xác lập và quản lý thực hiện hợp đồng thi công xây dựng công trình (sau đây gọi là hợp đồng thi công) thuộc các dự án đầu tư xây dựng (bao gồm cả hợp đồng xây dựng giữa nhà đầu tư thực hiện dự án PPP với nhà thầu thực hiện các gói thầu của dự án) sau:
    1. Dự án đầu tư xây dựng của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập.
    2. Dự án đầu tự xây dựng của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn góp của nhà nước từ 30% trở lên;         
  3. Dự án đầu tư xây dựng không thuộc quy định tại điểm a, b khoản này có sử dựng vốn nhà nước, vốn của doanh nghiệp nhà nước từ 30% trở lên hoặc dưới 30% nhưng trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư của dự án.

Khuyến khích các tổ chức, cá nhân liên quan đến hợp đồng thi công thuộc các dự án đầu tư; xây dựng sử dụng các nguồn vốn khác áp dụng quy định tại Thông tư này

3. Đối với hợp đồng thi công thuộc các dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (gọi tắt là ODA), nếu điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có những quy định khác với các quy định tại Thông tư này thì thực hiện theo các quy định của điều ước quốc tế đó.

Điều 2. Nội dung và khối lượng công việc của hợp đồng thi công

1. Nội dung và khối lượng công việc của hợp đồng thi công là những nội dung, khối lượng công việc mà bên giao thầu ký kết với bên nhận thầu phù hợp với phạm vi công việc của hợp đồng và phải được các bên thỏa thuận rõ trong hợp đồng. Phạm vi công việc được xác định căn cứ vào hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu, hồ sơ dự thầu hoặc hồ sơ đề xuất, các biên bản đàm phán và các văn bản pháp lý có liên quan.

Nội dung công việc của hợp đồng thi công có thể bao gồm toàn bộ hoặc một số công việc sau:

  1. Bàn giao và tiếp nhận, quản lý mặt bằng xây dựng, tiếp nhận và bảo quản tim, cốt, mốc giới công trình.
  2. Cung cấp vật liệu xây dựng, nhân lực, máy và thiết bị thi công để thi công xây dựng công trình theo hợp đồng.
  3. Thi công xây dựng công trình theo đúng hồ sơ thiết kế được phê duyệt và quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng hiện hành.
  4. Thực hiện trắc đạc, quan trắc công trình theo yêu cầu thiết kế. Thực hiện thí nghiệm, kiểm, tra chạy thử đơn động và chạy thử liên động theo kế hoạch trước khi đề nghị nghiệm thu.

đ) Kiểm soát chất lượng công việc xây dựng và lắp đặt thiết bị; giám sát thi công xây dựng công trình đối với công việc xây dựng do nhà thầu phụ thực hiện trong trường hợp là nhà thầu chính hoặc tổng thầu.

e) Xử lý, khắc phục các sai sót, khiếm khuyết về chất lượng trong quá trình thi công xây dựng (nếu có).

  1. Thí nghiệm kiểm tra chất lượng vật liệu xây dựng, cấu kiện xây dựng.
  2. Thực hiện nghiệm thu công việc chuyển bước thi công, nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng, nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng.
  3. Thực hiện các công tác bảo đảm an toàn, bảo vệ và vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ;

k) Bảo vệ công trường, mặt bằng thi công trong phạm vi hợp đồng thi công;

1) Thực hiện các công tác bảo đảm an ninh trật tự cho khu vực công trường            .

m) Hợp tác với các nhà thầu khác trên công trường (nếu có);

n) Thu dọn công trường và bàn giao sản phẩm xây dựng sau khi hoàn thành.

o) Các công việc khác trong quá trình thực hiện hợp đồng theo thỏa thuận của hợp đồng, các tài liệu kèm theo hợp đồng và quy định của pháp luật.

2. Trường hợp bên giao thầu cung cấp một số hay toàn bộ vật tư, máy thi công thì các bên cần thể hiện rõ trong hợp đồng; bao gồm cả về khối lượng, chất lượng, thời gian, địa điểm cung cấp.

Điều 3. Yêu cầu về chất lượng sản phẩm và nghiệm thu, bàn giao sản phẩm hợp đồng thi công

1. Yêu cầu về chất lượng sản phẩm của hợp đồng thi công:

  1. Công trình phải được thi công theo bản vẽ thiết kế (kể cả phần sửa đổi được chủ đầu tư chấp thuận), chỉ dẫn kỹ thuật được nêu trong Hồ sơ mời thầu (Hoặc Hồ sơ yêu cầu) phù hợp với hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng cho dự án và các quy định, về chất lượng công trình, xây dựng của nhà nước có liên quan; bên nhận thầu phải có sơ đồ và thuyết minh hệ thống quản lý chất lượng thi công, giám sát chất lượng thi công của mình.
  2. Bên nhận thầu phải cung cấp cho bên giao thầu các kết quả thí nghiệm vật liệu, sản phẩm của công việc hoàn thành. Các kết quả thí nghiệm này phải được thực hiện bởi phòng thí nghiệm hợp chuẩn theo quy định.
  3. Bên nhận thầu đảm bảo vật tư, thiết bị được cung cấp có nguồn gốc xuất xứ như quy định của hồ sơ hợp đồng.
    1. Kiểm tra, giám sát của bên giao thầu
      1. Bên giao thầu được quyền vào các nơi trên công trường và các nơi khai thác nguyên vật liệu tự nhiên của bên nhận thầu phục vụ cho gói thầu để kiểm tra;
      2. Trong quá trình sản xuất, gia công, chế tạo và xây dựng ở trên công trường, nơi được quy định trong hợp đồng bên giao thầu được quyền kiểm tra, kiểm định, đo lường, thử các loại vật liệu, và kiểm tra quá trình gia công, chế tạo thiết bị, sản xuất vật liệu.

Bên nhận thầu phải tạo mọi điều kiện cho người của bên giao thầu để tiến hành các hoạt động này, bao gồm cả việc cho phép ra vào, cung cấp các phương tiện, các giấy phép và thiết bị an toàn. Những hoạt động này không làm giảm nghĩa vụ hoặc trách nhiệm của bên nhận thầu.

Đối với các công việc mà người của bên giao thầu được quyền xem xét đo lường và kiểm định, bên nhận thầu phải thông báo cho bên giao thầu biết khi bất kỳ công việc nào như vậy đã xong và trước khi được phủ lấp, hoặc không còn được nhìn thấy hoặc đóng gói để lưu kho hoặc vận chuyển. Bên giao thầu phải tiến hành ngay việc kiểm tra, giám định, đo lường hoặc kiểm định không được chậm trễ mà không cần lý do, hoặc thông báo ngay cho bên nhận thâu việc bên giao thầu không kiểm tra, giám địnli, đo lường hoặc kiểm định để bên nhận thầu có thể tiếp tục các công việc tiếp theo. Trong trường hợp bên giao thầu không tham gia quá trình này thì bên giao thầu không được khiếu nại về các vấn đề trên. .

  1. Nghiệm thu sản phẩm các công việc hoàn thành:
    1. Bên giao thầu chỉ nghiệm thu các sản phẩm của hợp đồng khi sản phẩm của các công việc này đảm bảo chất lượng theo quy định tại khoản 1 Điều này.
    2. Căn cứ nghiệm thu sản phẩm của hợp đồng là các bản vẽ thiết kế (kể cả phần sửa đổi, bổ sung được bên giao thầu chấp thuận); thuyết minh kỹ thuật; các quy chuẩn, tiêu chuẩn có liên quan; chứng chỉ kết quả thí nghiệm; biểu mẫu hồ sơ nghiệm thu bàn giao và các quy định khác có liên quan.
    3. Thành phần nhân sự tham gia nghiệm thu, bàn giao gồm: đại diện bên giao thầu, đại diện bên nhận thầu, đại diện nhà tư vấn (nếu có).
    4. Hồ sơ nghiệm thu, bàn giao gồm:

- Biên bản nghiệm thu chất lượng, khối lượng hoàn thành được các bên thống nhất trên cơ sở quy định của nhà nựớc. 

- Kết quả thí nghiệm vật liệu, sản phẩm cần nghiệm thu và các quy định khác có liên quan.

  1. Chạy thử của công trình (nếu có)

Trước khi bắt đầu chạy thử khi hoàn thành, bên nhận thầu phải trình bên giao thầu các tài liệu hoàn công, các sổ tay vận hành và bảo trì phù hợp với đặc tính kỹ thuật với đầy đủ chi tiết để vận hành, bảo trì, tháo dỡ lắp đặt lại, điều chỉnh và sửa chữa.      

Bên nhận thầu phải cung cấp các máy móc, sự trợ giúp, tài liệu và các thông tin khác, điện, thiết bị, nhiên liệu, vật dựng, dụng cụ, người lao động, vật liệu và nhân viên có trình độ và kinh nghiệm cần thiết để tiến hành chạy thử cụ thể một cách hiệu quả. Bên nhận thầu phải thống nhất với bên giao thầu về thời gian, địa điểm tiến hành chạy thử của thiết bị, vật liệu và các hạng mục công trình.

Bên giao thầu phải thông báo trước 01 ngày cho bên nhận thầu về ý định của mình là sẽ tham gia vào lần chạy thử. Nếu như bên giao thầu không tham gia vào lần chạy thử tại địa điểm và thời gian đã thoả thuận, bên nhận thầu có thể tiến hành chạy thử và việc chạy thử coi như đã được tiến hành với sự có mặt của bên giao thầu, trừ khi có thỏa thuận khác giữa các bên.

Nếu bên nhận thầu phải chịu sự chậm trễ hay chịu các chi phí do tuân thủ các hướng dẫn của bên giao thầu, hay do sự chậm trễ thuộc trách nhiệm của bên giao thầu, bên nhận thầu phải thông báo cho bên giao thầu biết và được:

  1. Gia hạn thời gian do sự chậm trễ;
  2. Thanh toán mọi chi phí cộng thêm vào giá họp đồng.

Bên nhận thầu phải trình cho bên giao thầu các báo cáo có xác nhận về các lần chạy thử và các bên ký biên bản chạy thử làm cơ sở thanh lý hợp đồng theo quy định.

  1. Nghiệm thu, bàn giao công trình và các hạng mục công trình

Sau khi các công việc theo họp đồng được hoàn thành, công trình chạy thử (nếu có) đáp ứng các điều kiện để nghiệm thu theo quy định tại Điều 31 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng, yêu cầu của hợp đồng thì bên nhận thầu và bên giao thầu tiến hành nghiệm thu công trình.

Sau khi công trình đủ điều kiện để nghiệm thu, hai bên lập biên bản nghiệm thu, bàn giao công trình hoàn thành theo hợp đồng. Nếu có những công việc nhỏ còn tồn đọng lại và các sai sót về cơ bản không làm ảnh hưởng đến việc sử dụng công trình thi những tồn đọng này được ghi trong biên bản nghiệm thu, bàn giao công trình và bên nhận thầu phải có trách nhiệm hoàn thành những tồn đọng này bằng chi phí của mình.

Trường hợp công trình chưa đủ điều kiện để nghiệm thu, bàn giao; các bên xác định lý do và nêu cụ thể những công việc mà bên nhận thầu phải làm để hoàn thành công trình.

Việc kiểm tra công tác nghiệm thu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong.quá trình thi công và khi hoàn thành thi công xây dựng công trình thực hiện theo quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng của nhà nước.

6. Trách nhiệm của bên nhận thầu đối với các sai sót

  1. Bằng kinh phí của mình bên nhận thầu phải hoàn thành các công việc còn tồn đọng vào ngày đã nêu trong biên bản nghiệm thu, bàn giao trong khoảng thời gian hợp lý mà bên giao thầu yêu cầu nhưng đảm bảo không vượt quá khoảng thời gian thực hiện cảc công việc còn tồn đọng đó quy định trong hợp đồng.
  2. Trường hợp không sửa chữa được sai sót:
  • Nếu bên nhận thầu không sửa chữa được các sai sót hay hư hỏng trong khoảng thời gian hợp lý, bên giao thầu hoặc đại diện của bên giao thầu có thể ấn định ngày để sửa chữa các sai sót hay hư hỏng và thông báo cho bên nhận thầu biết về ngày này.
  • Nếu bên nhận thầu không sửa chữa được các sai sót hay hư hỏng vào ngày đã được thông báo, bên giao thầu có thể tự tiến hành công việc hoặc thuê người khác sửa chữa và bên nhận thầu phải chịu mọi chi phí (bên nhận thầu không được kiến nghị về chi phí sửa chữa nếu không cung cấp được tài liệu chứng minh sự thiếu chírửi xác trong cách xác định chi phí sửa chữa của bên giao thầu), bên nhận thầu sẽ không phải chịu trách nhiệm về công việc sửa chữa nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm tiếp tục nghĩa vụ của mình đối với công trình theo hợp đồng.
    1. Nếu sai sót hoặc hư hỏng dẫn đến việc bên giao thầu không sử dụng được công trình hay phần lớn công trình cho mục đích đã định thì bên giao thầu sẽ chấm dứt hợp đồng; khi đó, bên nhận thầu sẽ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại cho bên giao thầu theo họp đồng và theo các quy định pháp luật.
      1. Nếu sai sót hoặc hư hỏng không thể sửa chữa ngay trên công trường được và được bên giao thầu đồng ý, bên nhận thầu có thể chuyển khỏi công trường thiết bị hoặc cấu kiện bị sai sót hay hư hỏng để sửa chữa.
        1. Các kiểm định thêm

Nếu việc sửa chữa sai sót hoặc hư hỏng làm ảnh hưởng đến sự vận hàrứi của công trình, bên giao thầu có thể yêu cầu tiến hành lại bất cứ cuộc kiểm định nào nêu trong hợp đồng, bao gồm cả các cuộc kiểm định khi hoàn thành và kiểm định sau khi hoàn thành. Yêu cầu này được thông báo trong khoảng thời gian 30 ngày sau khi đã sửa chữa sai sót hoặc hư hỏng.

Các kiểm định này phải được tiến hành theo các điều kiện được áp dựng cho các kiểm định trước, chỉ khác là được tiến hành bằng kinh phí của bên nhận thầu.

  1. Những nghĩa vụ chưa được hoàn thành

Sau khi đã cấp biên bản nghiệm thu, bàn giao; mỗi bên sẽ phải chịu trách nhiệm hoàn thành các nghĩa vụ vẫn chưa được thực hiện tại thời điểm đó. Hợp đồng vẫn được coi là có hiệu lực đối vói nội dung và phạm vi của những nghĩa vụ chưa được hoàn thành.

Điều 4. Quản lý thực hiện hợp đồng thi công

Việc quản lý thực hiện hợp đồng thi công thực hiện theo Điều 7 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP và các quy định sau:

  1. Nội dung chủ yếu của các kiến nghị, đề xuất, yêu cầu và các ý kiến phản hồi của các bên bao gồm: tên hợp đồng, thời gian kiến nghị (ngày, tháng, năm), thời hạn yêu cầu trả lời (ngày, tháng, năm), tên đơn vị yêu cầu, tên đơn vị trả lời, nội dung yêu cầu, danh mục tài liệu kèm theo yêu cầu;(nếu có), chi phí thay đổi kèm theo (nếu có) và các nội dung khác, ký tên (đóng dấu nếu cần).
  2. Quản lý tiến độ thực hiện hợp đồng:

Khi ký kết hợp đồng thi công các bên thống nhất tiến độ thực hiện hợp đồng, thời điểm báo cáo, bàn giao công việc, hạng mục, công trình (các giai đoạn phân chia phải phù hợp với tiến độ trong hồ sơ dự thầu).

  1. Quản lý về chất lượng:

Các công việc, hạng mục, công trình bàn giao phải đảm bảo chất lượng theo quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng. Bên nhận thầu phải có biện pháp quản lý chất lượng do mình thực hiện và chất lượng công việc do nhà thầu phụ thực hiện (nếu có).

  1. Quản lý công tác thi công xây dựng công trình:

Việc quản lý công tác thi công xây dựng công trình của hợp đồng phải phù hợp với các quy định tại Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng, Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng và các quy định của pháp luật có liên quan.

  1. Quản lý khối lượng và giá hợp đồng:

Các bên có trách nhiệm quản lý khối lượng công việc thực hiện theo đúng họp đồng đã ký kết và các tài liệu kèm theo họp đồng. Việc điều chỉnh khối lượng công việc của hợp đồng thi công thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư này.

  1. Quản lý an toàn, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ thực hiện theo quy định tại Điều 48 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP và các quy định sau:
    1. An toàn lao động:

- Đảm bảo có hàng rào, chiếu sáng, bảo vệ và trông nom công trình cho tói khi hoàn thành và bàn giao;

- Bên nhận thầu phải thường xuyên kiểm tra, kiểm soát các thiết bị bảo vệ, dàn giáo, sàn công tác, kích nâng và thiết bị đi lại, nâng hạ, chiếu sáng và bảo vệ, tiêu chuẩn thay thế các thiết bị này.

  1. Phòng chống cháy nổ:

- Các bên tham gia họp đồng thi công phải tuân thủ các quy địrửi của nhà nước về phòng chống cháy nổ;

- Lắp đặt và duy trì hệ thống phòng cháy, chữa cháy để có thể kiểm soát, cảnh báo hoặc dự đoán một cách hợp lý, tránh  không để xẩy ra các thiệt hại về người và tài sản do cháy;

  1. Quản lý điều chỉnh hợp đồng và các nội dung khác của hợp đồng:

Thực hiện đầy đủ các quy định nêu tại Điều 7 Thông tư này, các điểm a, b, c, d, đ của Điều này và các nội dung đã được thống nhất giữa các bên phù hợp với quy định pháp luật đầu tư xây dựng công trình áp dụng cho hợp đồng đã được ký kết giữa các bên.

Điều 5. Thời gian và tiến độ thực hiện hợp đồng thi công

  1. Thời gian thực hiện hợp đồng được tính từ ngày hợp đồng có hiệu lực cho đến khi các bên đã hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng thi công đã ký.
  2. Bên nhận thầu có trách nhiệm lập tiến độ chi tiết thực hiện hợp đồng trình bên giao thầu chấp thuận để thực hiện, bao gồm:
    1. Trình tự, thời gian thực hiện công việc; thời gian thi công cho mỗi giai đoạn chính của công trình, hạng mục công trình, công trình.
    2. Thời gian kiểm tra, kiểm định của các công việc, hạng mục, công trình;
    3. Báo cáo kèm theo gồm: báo cáo chung về phương pháp mà bên nhận thầu dự kiến áp dụng và các giai đoạn chính trong việc thi công công trình; số lượng cán bộ, công nhân và thiết bị của bên nhận thầu cần thiết trên công trường cho mỗi giai đoạn chính. Bên nhận thầu phải thực hiện theo bảng tiến độ thi công chi tiết sau khi được bên giao thầu chấp thuận.                                          .
  3. Tiến độ thực hiện hợp đồng phải thể hiện các mốc hoàn thành, bàn giao công việc, sản phẩm chủ yếu.
  4. Bên giao thầu và bên nhận thầu phải thỏa thuận các trường hợp được điều chỉnh tiến độ. Khi điều chỉnh tiến độ hợp đồng không làm kéo dài tiến độ thực hiện hợp đồng (bao gồm cả thời gian được kéo dài tiến độ thực hiện hợp đồng theo quy định của hợp đồng thi công) thì bên giao thầu và bên nhận thầu thoả thuận, thống nhất việc điều, chỉnh. Trường hợp điều chỉnh tiến độ làm kéo dài tiến độ thực hiện hợp đồng thì chủ đầu tư phải báo cáo Người có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét, quyết định và các bên phải làm rõ trách nhiệm của mỗi bên đối yới những thiệt hại do việc chậm tiến độ thực hiện hợp đồng gây ra.
  5. Khuyến khích việc đẩy nhanh tiến độ hợp đồng trên cơ sở đảm bảo chất lượng công trình xây.
  1. Bên nhận thầu phải thông báo cho bên giao thầu về các tình huống cụ thể có thể xẩy ra trong tương lai có tác động xấu hoặc làm chậm việc thi công công trình hay làm tăng giá hợp đồng.

Điều 6. Giá hợp đồng, tạm ứng và thanh toán hợp đồng thi công

1. Tùy theo đặc điểm, tính chất và quy mô của từng gói thầu bên giao thầu có thể lựa chọn một ừong các hình thức giá hợp đồng, điều kiện áp dụng các loại giá hợp đồng thi công được quy định tại Điều 15 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP.

  1. Giá hợp đồng thi công là khoản kinh phí bên giao thầu cam kết trả cho bên nhận thầu để thực hiện công việc theo yêu cầu về khối lượng, chất lượng, tiến độ, điều kiện thanh toán, tạm ứng hợp đồng và các yêu cầu khác theo thỏa thuận trong hợp đồng thi công.
  2. Giá hợp đồng bao gồm toàn bộ các chi phí để thực hiện công việc theo hợp đồng, chi phí bản quyền, lợi nhuận của bên nhận thầu và tất cả các khoản thuế liên quan đến công việc theo quy định của pháp luật; trong hợp đồng thi công các bên phải ghi rõ nội dung các khoản chi phí, các loại thuế, phí (nếu có) chưa tính trong giá hợp đồng; giá hợp đồng thi công được điều chỉnh phải phù họp với loại giá hợp đồng và phải được các bên thoả thuận trong hợp đồng; Đối với những hợp đồng thi công các bên có thỏa thuận thanh toán bằng nhiều đồng tiền khác nhau thì phải ghi cụ thể giá hợp đồng tương ứng với từng loại tiền tệ.
  3. Nội dung chi phí trong giá hợp đồng thi công có thể bao gồm các chi phí như: chi phí trực tiếp về vật liệu, nhân công, máy thi công; chi phí thiết bị; các chi phí xây lắp khác như chi phí tập kết máy móc, thiết bị phục vụ thi công; chi phí vận chuyển vật tư, máy móc thiết bị thi công đến công trường; chi phí cho biện pháp thi công để hoàn thành công trình; chi phí cấp điện, nước phục vụ thi công; chi phí bảo hiểm của bên nhận thầu và cho bên thứ 3; chi phí thí nghiệm, chạy thử; chi phí bến bãi, kho xưởng; chi phí đảm bảo giao thông; sửa chữa, đền bù đường có sẵn bị hỏng do xe, thiết bị thi công của bên nhận thầu thi công gây ra; các chi phí vệ sinh bảo vệ môi trường, cảnh quan; chi phí đảm bảo an toàn trong quá trình thi công công trình, bao gồm cả an toàn đối với công trình lân cận và các chi phí lên quan khác.
  4. Giá thiết bị trong hợp đồng thi công có thể bao gồm các yếu tố: chi phí mua sắm thiết bị; các loại thuế, phí theo quy định của pháp luật như thuế nhập khẩu, lệ phí hải quan, thuế giá trị gia tăng và các loại phí khác (nếu có); chi phí vận chuyển, bảo hiểm và các chi phí khác có liên quan đến vận chuyển, các chi phí cho dịch vụ kỹ thuật kèm theo để thực hiện gói thầu, hạng mục công trình, công trình.
  5. Giá trị hợp đồng được xác định trên cơ sở kết quả thương thảo hợp đồng, quyết định phê duyệt giá trúng thầu (hoặc chấp thuận giá đề xuất đối với chỉ định thầu) phù hợp với Hồ sơ mời thầu (hoặc Hồ sơ yêu cầu).                 

2. Tạm ứng hợp đồng thi công thực hiện theo quy định tại Điều 18 của Nghị định số 37/2015/NĐ-CP. Phương pháp tính toán thu hồi dần tiền tạm ứng do các bên thỏa thuận trong hợp đồng và đảm bảo các nguyên tắc sau:

  1. Việc tính toán, thu hồi dần tiền tạm ứng được thực hiện sau khi bên nhận thầu đã nhận được tiền tạm ứng và thu hồi trong các lần thanh toán;
  2. Tiền tạm ứng được thu hồi hết khi thanh toán đạt 80% giá trị hợp đồng đã ký.
  3. Đảm bảo phù hợp với hồ sơ hợp đồng thi công.

3. Việc thanh toán hợp đồng thực hiện theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP và các quy định sau:                                                                                    .

  1. Số lần thanh toán có thể là 1 hoặc nhiều lần;
  2. Giai đoạn thanh toán có thể theo thời gian (tháng, quý) hoặc theo công việc (bê tông, thép,...), giai đoạn thi công, bộ phận công trình (phần móng, phần thân, phần hoàn thiện, nền đường, mặt đường), hạng mục công trình, công trình;
  3. Thời điểm thanh toán là ngày mà các bên thỏa thuận trong hợp đồng thi công xây dựng tương ứng với giai đoạn thanh toán;
  4. Hồ sơ thanh toán theo quy định tại Điều 20 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP;

đ) Phương thức thanh toán:

- Đối với hợp đồng trọn gói: có thể thanh toán bằng tỷ lệ phần trăm của giá hợp đồng tương ứng với mỗi giai đoạn thanh toán hoặc bằng giá trị khối lượng công việc tương ứng trong hợp đồng với mỗi giai đoạn thanh toán.

- Đối với hợp đồng theo đơn giá cố định: thanh toán trên cơ sở khối lượng công việc thực tế hoàn thành (kể cả khối lượng tăng hoặc giảm, nếu có) được nghiệm thu tương ứng với giai đoạn thanh toán nhân với đơn giá trong hợp đồng.

- Đối với hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh: thanh toán trên cơ sở khối lượng công việc thực tế hoàn thành (kể cả khối lượng tăng hoặc giảm, nếu có) được nghiệm thu tương ứng với giai đoạn thanh toán nhân với đơn giá đã điều chỉnh theo thỏa thuận hợp đồng. Trường hợp trong kỳ thanh toán chưa đủ điều kiện để điều chỉnh đơn giá thì sử dụng đơn giá trong hợp đồng hoặc đơn giá đã tạm điều chỉnh để tạm thanh toán. Khi đã đủ điều kiện để xác định đơn giá điềuchỉnh thì các bên phải xác định lại giá trị thanh toán cho giai đoạn đó theo đúng đơn giá đã điều chỉnh và thanh toán cho bên nhận thầu.

- Đối với hợp đồng theo giá kết hợp: việc thanh toán phải thực hiện tương ứng với quy định về thanh toán được quy định đối với từng loại giá hợp đồng nêu trên.

e) Đối với các hợp đồng xây dựng thuộc các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ODA, vốn vay của các tổ chức tín dụng nước ngoài thời hạn thanh toán thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế. Khi thỏa thuận về thời hạn thanh toán các bên phải căn cứ các quy định của điều ước quốc tế và quy trình thanh toán vốn đầu tư theo quy định của pháp luật để thỏa thuận trong hợp đồng cho phù hợp. Nội dung thanh toán bằng ngoại tệ thì các bên phải thỏa thuận trong hợp đồng về tỷ giá và nguồn của tỷ giá để thanh toán.

Điều 7. Điều chỉnh hợp đồng thi công

  1. Điều chỉnh khối lượng công việc trong hợp đồng thi công theo quy định tại Điều 37 của Nghị định số 37/2015/NĐ-CP, Điều 10 của Thông tư này và các quy định sau:
    1. Quá trình thi công gặp bất khả kháng làm thay đổi khối lượng thực hiện hợp đồng thì việc xử lý bất khả kháng thực hiện theo quy định tại Điều 10 của Thông tư này.
    2. Đối với hợp đồng trọn gói: trường hợp thay đổi thiết kế xây dựng công trình được chủ đầu tư chấp thuận mà làm thay đổi khối lượng cần thực hiện theo hợp đồng thì phần khối lượng này (tăng, giảm, bổ sung) phải được điều chỉnỉi tương ứng. Việc điều chỉnh khối lượng này là căn cứ để điều chỉnh giá họp đồng theo quy định tại khoản 3 Điều này.
    3. Đối với hợp đồng theo đơn giá cố định và đơn giá điều chỉnh: thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 37 của Nghị định số 37/2015/NĐ-CP.
    4. Đối với những khối lượng phát sinh nằm ngoài phạm vi họp đồng đã ký mà chưa có đơn giá trong hợp đồng, các bên tham gia hợp đồng phải thống nhất đơn giá để thực hiện khối lượng công việc này trước khi thực hiện.
  2. Điều chỉnh tiến độ thực hiện họp đồng thi công theo quy định tại Điều 39 của Nghị định số 37/2015/NĐ-CP, Điều 10 của Thông tư này và các quy định sau:

a) Trường hợp thay đổi tiến độ thực hiện hợp đồng do lỗi của bên giao thầu thì bên giao thầu phải gia hạn hợp đồng và chịu các chi phí do kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng (nếu có). Trường hợp thay đổi tiến độ thực hiện hợp đồng do lỗi của bên nhận thầu thì bên nhận thầu phải chịu các chi phí do lỗi của mình gây ra theo thỏa thuận trong hợp đồng (nếu có).

  1. Quá trình thi công gặp bất khả kháng làm thay đổi tiến độ thực hiện họp đồng thì các bên cùng xác định thời gian và tiến độ thực hiện do bất khả kháng làm cơ sở để điều chỉnh tiến độ thực hiện hợp đồng.
  2. Bên nhận thầu được phép điều chỉnh tiến độ chi tiết (theo tuần, tháng, ...) nhưng phải phù họp với tiến độ tổng thể của hợp đồng;
    1. Điều chỉnh đơn giá và giá hợp đồng thi công:

Thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 07/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng.

  1. Điều chỉnh các nội dung khác của hợp đồng thi công
    1. Điều chỉnh biện pháp thi công: Nhà thầu được thay đổi biện pháp thi công sau khi được bên giao thầu chấp thuận nhằm đầy nhanh tiến độ, bảo đảm chất lượng, an toàn, hiệu quả công trình trên cơ sở giá hợp đồng đã ký kết.
    2. Điều chỉnh nguồn gốc xuất xứ, chủng loại vật tư, thiết bị:

- Trường hợp thay chủng loại vật tư, thiết bị không làm thay đổi chất lượng công trình, tiến độ thực hiện hợp đồng, giá hợp đồng và hiệu quả của dự án thì các bên thống nhất thực hiện.

- Trường hợp thay đổi nguồn gốc xuất xứ, chủng loại vật tư, thiết bị làm thay đổi chất lượng công trình, tiến độ thực hiện hợp đồng, giá họp đồng và hiệu quả của dự án thì các bên thương thảo thống nhất sau khi được người có thẩm quyền quyết định đầu tư chấp thuận.

  1. Ngoài quy định nêu tại điểm a, điểm b khoản này, trường hợp điều chỉnh các nội dung khác của hợp đồng thi công thì các bên thống nhất điều chỉnh trên cơ sở các thỏa thuận trong hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.

Điều 8. Bảo hiểm và bảo hành theo hợp đồng thi công

1. Bảo hiểm

a) Chủ đầu tư mua bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng đối với công trình có ảnh hưởng đến an toàn cộng đồng, môi trường, công trình có yêu cầu kỹ thuật đặc thù, điều kiện thi công xây dựng phức tạp. Trường hợp, phí bảo hiểm này đã được tính vào giá hợp đồng thì bên nhận thầu thực hiện mua bảo hiểm công trình theo quy định.

b) Bên nhận thầu phải thực hiện mua các loại bảo hiểm cần thiết (bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường, bảo hiểm thiết bị, bảo hiểm đối với bên thứ ba, ...) để bảo đảm cho hoạt động của mình theo quy định của pháp luật.

2. Bảo hành

  1. Bên nhận thầu có trách nhiệm bảo hành công trình, bảo hành thiết bị theo đúng các thỏa thuận trong hợp đồng. Các thỏa thuận của các bên hợp đồng về thời hạn bảo hành, mức bảo đảm bảo hành phải phù hợp với quy định của pháp luật về xây dựng;
  2. Bảo đảm bảo hành có thể thực hiện bằng hình thức bảo lãnh hoặc hình thức khác do các bên thỏa thuận, nhưng phải ưu tiên áp dụng hình thức bảo lãnh;
  3. Bên nhận thầu chỉ được hoàn trả bảo đảm bảo hành công trình sau khi kết thúc thời hạn bảo hành và được chủ đầu tư xác nhận đã hoàn thành công việc bảo hành;
  4. Trong thời hạn bảo hành, bên nhận thầu phải thực hiện việc bảo hành trong vòng hai mốt (21) ngày kể từ ngày nhận được thông báo sửa chữa của bên giao thầu; troiig khoảng thời gian này, nếu bên nhận thầu không tiến hành bảo hành thì bên giao thầu có quyền sử dụng tiền bảo hành để thuê tổ chức, cá nhân khác sửa chữa;                                                                 -

đ) Thời gian bảo hành đối với hạng mục công trình, công trình xây dựng tối thiểu là 24 tháng đối với các công trình, hạng mục công trình cấp đặc biệt và cấp I; không ít hơn 12 tháng đối với các công trình, hạng mục công trình cấp còn lại; riêng đối với nhà ở thời gian bảo hành không ít hơn 5 năm.

  1. Thời gian bảo hành đối với thiết bị được xác định theo hợp đồng thi công nhưng không ngắn hơn thời gian bảo hành theo quy định của nhà sản xuất và được tính từ khi nghiệm thu hoàn thành công tác lắp đặt thiết bị.
    1. Đối với các hạng mục công trình trong quá trình thi công có khiếm khuyết về chất lượng công trình hoặc xảy ra sự cố đã được bên nhận thầu sửa chữa, khắc phục thì thời gian bảo hành của các hạng mục công trình này có thể kéo dài hơn trên cơ sở thỏa thuận giữa bên giao thầu và bên nhận thầu trước khi nghiệm thu.
    2. Mức bảo đảm bảo hành tối thiểu được quy định như sau:

- 3% giá trị hợp đồng đối với công trình xây dựng cấp đặc biệt và cấp I;

- 5% giá trị hợp đồng đối với công trình xây dựng cấp còn lại.

i) Bên nhận thầu có quyền từ chối bảo hành trong các trường hợp hư hỏng, khiếm khuyết phát sinh không phải do lỗi của bên nhận thầu gây ra hoặc do nguyên nhân bất khả kháng.  .

k) Khi kết thúc thời gian bảo hành, bên nhận thầu lập báo cáo hoàn thành công tác bảo hành gửi bên giao thầu. Bên giao thầu có trách nhiệm xác nhận hoàn thành bảo hành cho bên nhận thầu bằng văn bản.

Điều 9. Hợp đồng thầu phụ

1. Một hợp đồng thầu chính có thể có nhiều hợp đồng thầu phụ. Khi ký hợp đồng thầu phụ, tổng thầu, nhà thầu chính hoặc nhà thầu nước ngoài phải thực hiện theo các quy định sau:

  1. Chỉ được ký kết hợp đồng thầu phụ đúng với năng lực hành nghề, năng lực hoạt động của nhà thầu phụ.
  2. Nhà thầu nước ngoài khi thực hiện hợp đồng xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam với vai trò là nhà thầu chính phải sử dụng nhà thầu phụ trong nước đáp ứng được các yêu cầu của gói thầu và chỉ được ký hợp đồng thầu phụ với các nhà thầu phụ nước ngoài khi các nhà thầu phụ ữong nước không đáp ứng được yêu cầu của gói thầu. Đối với các vật tư, thiết bị tạm nhập tái xuất phải được quy định cụ thể trong hợp đồng theo nguyên tắc ưu tiên sử dụng các vật tư, thiết bị trong nước đáp ứng được yêu cầu của gói thầu.
  3. Đối với các nhà thầu phụ không có trong danh sách thầu phụ kèm theo hợp đồng thì phải được chủ đầu tư chấp thuận.
  4. Tổng thầu, nhà thầu chính phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng, an toàn lao động, bảo yệ môi trường, sai sót của mình và các công việc do các nhà thầu phụ thực hiện.

đ) Tổng thầu, nhà thầu chính không được giao lại toàn bộ công việc theo hợp đồng cho nhà thầu phụ thực hiện.

Khi thương thảo, ký kết họp đồng, bên giao thầu và bên nhận thầu phải nêu cụ thể danh sách, phạm vi công việc, giá trị dự kiến giao nhà thầu phụ thực hiện đã đề xuất trong Hồ sơ dự thầu. Khi bổ sung công việc cho nhà thầu phụ ngoài phạm vi công việc đã được chủ đầu tư chấp thuận, tổng thầu, nhà thầu chính phải báo cáo để chủ đầu tư xem xét, chấp thuận trước khi thực hiện.

  1. Nhà thầu phụ do chủ đầu tư chỉ định (nếu có)
    1. Nhà thầu phụ do chủ đầu tư chỉ định là nhà thầu phụ được chủ đầu tư chỉ định cho nhà thầu chính hoặc tổng thầu thuê làm nhà thầu phụ để thực hiện một số phần việc chuyên ngành có yêu cầu kỹ thuật cao hoặc khi thầu chính, tổng thầu không đáp ứng được yêu cầu về an toàn, chất lượng và tiến độ thực hiện hợp đồng sau khi chủ đàu tư đã yêu cầu.
    2. Đối với các hợp đồng xây dựng áp dụng nhà thầu phụ do chủ đầu tư chỉ định, thì các bên hợp đồng phải thỏa thuận cụ thể về các tình huống chủ đầu tư được chỉ định nhà thầu phụ;
    3. Nhà thầu chính hoặc tổng thầu có quyền từ chối nhà thầu phụ do chủ đầu tư chỉ định, nếu công việc nhà thầu chính hoặc tổng thầu, thầu phụ đang thực hiện vẫn tuân thủ đúng các thỏa thuận trong hợp đồng hoặc có đầy đủ cơ sở cho rằng nhà thầu phụ do chủ đầu tư chỉ định không đáp ứng được các yêu cầu theo hợp đồng.
  2. Chủ đầu tư thanh toán trực tiếp cho nhà thầu phụ ừên cơ sở đề xuất thanh toán của nhà thầu chính hoặc tổng thầu, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
  3. Nhà thầu phụ có tất cả các quyền và nghĩa vụ của bên nhận thầu theo quy định của Thông tư này và quy định của pháp luật khác có liên quan.

Điều 10. Rủi ro và bất khả kháng

1. Rủi ro và bất khả kháng thực hiện theo quy định tại Điều 51 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP và các quy định sau:

  1. Bất khả kháng khác trong thi công xây dựng bao gồm các sự kiện sau: quá trình thi công gặp hang caster, cổ vật, khảo cổ, túi bùn mà khi ký hợp đồng các bên chưa lường hết được.
  2. Trách nhiệm của các bên đối với rủi ro

- Đối với những rủi ro đã tính trong giá hợp đồng thì khi rủi ro xảy ra bên nhận thầu phải chịu trách nhiệm khắc phục hậu quả bằng kinh phí của mình.

- Đối với những rủi ro đã được mua bảo hiểm thì chi phí khắc phục hậu quả các rủi ro này do đơn vị bảo hiểm chi trả và không được tính vào giá hợp đồng.

- Bên nhận thầu phải bồi thường và gánh chịu những tổn hại cho bên giao thầu đối với các hỏng hóc, mất mát và các chi phí (bao gồm phí và các chi phí pháp lý) có liên quan do lỗi của mình gây ra.

- Bên giao thầu phải bồi thường những tổn hại cho bên nhận thầu đối với các thiệt hại, mất mát và chi phí (bao gồm phí và các chi phí pháp lý) liên quan do lỗi của mình gây ra.

c) Thông báo về bất khả kháng

- Khi một bên gặp phải tình trạng bất khả kháng thì phải thông báo bằng văn bản cho bên kia trong thời gian sớm nhất, trong thông báo phải nêu rõ các nghĩa vụ, công việc liên quan đến hậu quả của bất khả kháng.

- Bên thông báo được miễn thực hiện công việc thuộc trách nhiệm của mình trong thời gian xảy ra bất khả kháng ảnh hưởng đến công việc theo nghĩa vụ hợp đồng.

e) Trách nhiệm của các bên đối với bất khả kháng

- Nếu bên nhận thầu bị cản trở thực hiện nhiệm vụ của mình theo hợp đồng đo bất khả kháng mà đã thông báo theo các điều khoản của hợp đồng dẫn đến chậm thực hiện công yiệc và phát sinh chi phí do bất khả kháng, bên nhận thầu sẽ có quyền đề nghị xử lý như sau:

+ Được kéo dài thời gian do sự chậm trễ theo quy định của Hợp đồng (gia hạn thời gian hoàn thành);

+ Được thanh toán các chi phí phát sinh theo các điều khoản quy định trong hợp đồng.

- Bên giao thầu phải xem xét quyết định các đề nghị của bên nhận thầu.

- Việc xử lý hậu quả bất khả kháng không áp dụng đối với các nghĩa vụ thanh toán tiền của bất cứ bên nào cho bên kia theo hợp đồng.

g) Chấm dứt hợp đồng do bất khả kháng, thanh toán, hết trách nhiệm

Nếu việc thực hiện các công việc của hợp đồng bị dừng do bất khả kháng đã được thông báo theo quy định của họp đồng trong khoảng thời gian mà tổng số ngày bị dừng lớn hơn số ngày do bất khả kháng đã được thông báo, thì một trong hai bên có quyền gửi thông báo chấm dứt hợp đồng cho bên kia.

Đối với trường hợp chấm dứt này, bên giao thầu sẽ phải thanh toán cho bên nhận thầu:   

- Các khoản thanh toán cho bất kỳ công việc nảo đã được thực hiện mà giá đã được nêu trong hợp đồng;

- Chi phí cho thiết bị và vật tư được đặt hàng cho công trình đã được chuyển tới cho bên nhận thầu, hoặc những thứ bên nhận thầu có trách nhiệm chấp nhận giao hàng: thiết bị và vật tư này sẽ trở thành tài sản (và là rủi ro) của bên giao thầu khi đã được bên giao thầu thanh toán, và bên nhận thầu sẽ để cho bên giao thầu sử dụng;

Điều 11. Hợp đồng tổng thầu thi công xây dựng

  1. Hợp đồng tổng thầu thi công xây dựng là họp đồng ký kết giữa nhà thầu (tổng thầu) với chủ đầu tư để thi công tất cả các công trình của một dự án đầu tư xây dựng.
  2. Nội dung quản lý thực hiện hợp đồng tổng thầu thi công xây dựng như quy định tại Điều 4 Thông tư này vói phạm vi toàn bộ dự án.
  3. Quyền và nghĩa vụ của tổng thầu thi công xây dựng:
    1. Tổng thầu thi công xây dựng có các quyền tại khoản 1 Điều 28 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP và các quyền sau:

- Kiểm soát toàn bộ các phương tiện và biện pháp thi công ừong phạm vi công trường của toàn bộ dự án.

- Lựa chọn nhà thầu phụ thông qua đấu thầu hoặc chỉ định thầu phù hợp với hợp đồng tổng thầu thi công xây dựng đã ký và quy định pháp luật về đầu tư xây dựng công trình;

- Bổ sung hoặc thay thế các nhà thầu phụ (nếu cần) để đảm bảo chất lượng, giá cả và tiến độ thực hiện các công việc của hợp đồng sau khi được chủ đầu tư chấp thuận;

  1. Tổng thầu thi công xây dựng có nghĩa vụ theo quy định tại khoản 2 Điều 28 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP và các nghĩa vụ sau:

- Tổ chức điều hành công trường, điều phối các nhà thầu phụ về việc sử dụng hợp lý các công trình phụ trợ, các công trình phục vụ thi công để tránh lãng phí; sử dụng, bảo vệ mặt bằng và giữ gìn an ninh trật tự công trường. Các nhà thầu phụ phải tuân thủ sự chỉ đạo điều hành của tổng thầu thi công xây dựng về việc điều hành công trường.

- Lập và thoả thuận với chủ đầu tư về kế hoạch tiến độ thực hiện các giai đoạn thi công và hạng mục công trình chủ yếu, kế hoạch thanh toán của hợp đồng;

- Tổ chức việc mua sắm, chế tạo và cung ứng vật tư, thiết bị theo yêu cầu và tiến độ thực hiện hợp đồng tổng thầu; thoả thuận và thống nhất với chủ đầu tư về nội dung hồ sơ mời thầu mua sắm các thiết bị công nghệ chủ yếu và về chi phí mua sắm thiết bị của hợp đồng trên cơ sở kết quả đấu thầu về thiết bị (nếu có thỏa thuận trong hợp đồng);

- Tổ chức hệ thống quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng các công việc thực hiện theo quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng và theo các thoả thuận họp đồng;

- Tổ chức, điều phối và quản lý các hoạt động trên công trường; thực hiện biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ, an toàn lao động và an ninh ừên công trường;

- Chủ động phối hợp với chủ đầu tư trong việc tổ chức đào tạo cán bộ quản lý và công nhân vận hành sử dụng công trình; thực hiện việc chuyển giao công nghệ, bàn giao các bản vẽ, tài liệu kỹ thuật có liên quan đến vận hành, sử dụng và bảo trì công trình cho chủ đầu tư;

- Thực hiện các công việc thử nghiệm, hiệu chỉnh, vận hành chạy thử đồng bộ công trình và bàn giao công trình hoàn thành cho chủ đầu tư theo thoả thuận hợp đồng và theo quy định của nhà nước;

- Thực hiện bảo hành công trình theo quy định của nhà nước;

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước chủ đầu tư về chất lượng, tiến độ thực hiện công việc theo hợp đồng đã ký kết, kể cả phần việc do nhà thầu phụ thực hiện và phải bồi thường yật chất cho những thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

4. Chi phí tổng thầu thi công xây dựng được tính trong giá hợp đồng tổng thầu thi công.

Điều 12. Nội dung hướng dẫn áp dụng mẫu hợp đồng thi công

  1. Mẫu hợp đồng thi công công bố kèm theo Thông tư này để các tổ chức, cá nhân sử dụng để soạn thảo hợp đồng cho gói thầu thi công xây dựng.

Mẫu hợp đồng thi công xây dựng công bố kèm theo Thông tư này sử dụng cho hợp đồng thi công giữa chủ đầu tư và nhà thầu; trường hợp bên giao thầu là tổng thầu thì các bên vận dụng mẫu hợp đồng này để thực hiện cho phù hợp.

3. Khi sử dụng mẫu hợp đồng công bố kèm theo Thông tư này để thỏa thuận, ký kết hợp đồng thì các bên căn cứ vào yêu cầu, điều kiện cụ thể của gói thầu, các quy định của Nghị định số 37/2015/NĐ-CP, hướng dẫn của Thông tư này và các hướng dẫn sau:           .

  1. Các bên phải thỏa thuận ữong hợp đồng các mốc thời gian cụ thể về thời hạn thanh toán, thời gian bảo đảm thực hiện hợp đồng, thời hạn trả lời văn bản, thời gian chấm dứt hợp đồng và các trường hợp tương tự.
  2. Nếu phạm vi và yêu cầu công việc của gói thầu cụ thể khác với phạm vi và yêu cầu công việc trong mẫu hợp đồng kèm theo Thông tư này, các bên điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.
  3. Trường hợp các bên thống nhất phạm vi công việc nghiệm thu sản phẩm khác với mẫu hợp đồng kèm theo Thông tư này, thì các bên điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.
  4. Trường hợp nhà thầu là nhà thầu liên danh, các bên thỏa thuận trong hợp đồng việc bảo đảm thực hiện hợp đồng và bảo lãnh tiền tạm ứng theo quy định.
  5. Các bên thỏa thuận mức tạm ứng phù hợp với yêu cầu của hợp đồng thi công.
  6. Các bên thỏa thuận loại đồng tiền và hình thức thanh toán trong hợp đồng nhưng không trái với yêu cầu trong hồ sơ mời thầu và quy định của pháp luật về ngoại hối.
  7. Tùy theo tính chất và điều kiện của từng dự án, gói thầu mà các bên lựa chọn loại giá hợp đồng theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP cho phù hợp.

Điều 13. Hiệu lực thi hành

1. Xử lý chuyển tiếp:

  1. Các hợp đồng thi công đã ký và đang thực hiện trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì thực hiện theo quy định về hợp đồng xây dựng trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
  2. Các hợp đồng thi công đang trong quá trình đàm phán, chưa được ký kết nếu có nội dung nào chưa phù hợp với quy định tại Thông tư này thì báo cáo Người có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét, quyết đụih trên nguyên tắc bảo đảm chất lượng, tiến độ, hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng và không làm phương hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.                       

c) Nội dung về hợp đồng thi công trong các hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu đã phê duyệt nhưng chưa phát hành nếu có nội dung nào chưa phù họp với quy định tại Thông tư này thì phải điều chỉnh lại cho phù hợp; trường hợp đã phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, nếu có thay đổi nội dung liên quan đến hợp đồng cho phù hợp với các quy định của Thông tư này, thì phải thông báo cho tất cả các nhà thầu đã mua hồ sơ dự thầu, hồ sơ yêu cầu biết để điều chỉnh các nội dung hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất cho phù hợp; trường hợp đã đóng thầu thì thực hiện theo quy định tại điểm b khoản này.

  1. Những nội dung về hợp đồng thi công không hướng dẫn tại Thông tư này thi thực hiện theo quy định, tại Nghị định số 37/2015/NĐ-CP.
  2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/5/2016 và thay thế Thông tư số 09/2011/TT-BXD ngày 28/6/2011 của Bộ Xây dựng hướng dẫn Mẫu hợp đồng thi công.

 

KT. BỘ TRƯỞNG
Thứ trưởng

(Đã ký)

 

Bùi Phạm Khánh

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.