QUYẾT ĐỊNH CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN
V/vThành lập Trung tâm trợ giúp pháp lý của
Nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế
_________________
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 21/06/1994;
- Căn cứ quyết định số 734/TTg ngày 06/9/1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập tổ chức trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách và Thông tư Liên bộ số 52/TTLT-TP-TC-TCCP-LĐTBXH ngày 14/01/1998 của Bộ Tư pháp – Ban Tổ chức – Cán bộ Chính phủ - Bộ Tài chính - Bộ lao động thương binh và xã hội;
- Xét tờ trình số 134/1998/TT-TP ngày 070/2/1998 của Sở Tư pháp về việc thành lập trung tâm trợ giúp pháp lý người nghèo và đối tượng chính sách ;
- Theo đề nghị của Trưởng ban Tổ chức chính quền tỉnh tại công văn số 24/TCCQ ngày 11 tháng 02 năm 1998,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Thành lập Trung tâm trợ giúp pháp lý của Nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế thuộc Sở Tư pháp kể từ ngày ký quyết định.
Trung tâm có chức năng trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo, đối tượng chính sách và tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật cho ác đối tượng này.
Trung tâm là tổ chức sự nghiệp có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, kinh phí hoạt động do ngân sách Nhà nước cấp .
Trung tâm chịu sự quản lý trực tiếp của Sở Tư pháp; đồng thời chịu sự chỉ đạo về chuyên môn - nghiệp vụ của Cục trợ giúp pháp lý Bộ Tư pháp.
Điều 2: TRUNG TÂM CÓ NHIỆM VỤ SAU:
Nhiệm vụ trợ giúp pháp lý cụ thể của Trung tâm bao gồm : Tư vấn, đại diện bào chữa miễn phí cho người nghèo, đối tượng chính sách trong các vụ việc có liên quan đến pháp luật hình sự, tố tụng hình sự, dân sự - hôn nhân gia đình và các lĩnh vực pháp luật khác liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp và nghĩa vụ của công dân không thuộc lĩnh vực kinh doanh, thương mại.
Trung tâm được mời luật sư thực hiện đại diện và bào chữa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người nghèo, đối tượng chính sách trong những trường hợp có yêu cầu của đối tượng hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan; trợ giúp bào chữa trong các trường hpj người nghèo, đối tượng chính sách phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng do vô ý.
Điều 3: Trung tâm có các chức danh: Giám đốc, Phó giám đốc, chuyên viên trợ giúp pháp lý.Giám đốc Trung tâm do Chủ tịch UBND tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp và Trưởng ban Tổ chức chính quyền tỉnh.
Phó Giám đốc Trung tâm do Giám đốc Sở Tư pháp quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, sau khi đã có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Trưởng ban Tổ chức chính quyền tỉnh.
Giao trách nhiệm cho Giám đốc Sở Tư pháp phối hợp với Trưởng ban Tổ chức chính quyền tỉnh, căn cứ vào các văn bản hướng dẫn của Tung ương và tình hình thực tế của địa phương để ban hành quy chế hoạt động của Trung tâm; Quy định những đối tượng đựoc hưởng trợ cấp pháp lý miễn phí cũng như lựa chọn cán bộ trợ giúp pháp lý, đội ngũ cộng tác viên theo đúng tiêu chuẩn quy định .
* Về biên chế : Hàng năm căn cứ vào nhiệm vụ và nhuncầu trợ giúp pháp lý của Trung tâm, UBND tỉnh sẽ phân bổ biên chế của Trung tâm trong tổng số biên chế của Sở Tư pháp.
Điều 4: Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Trưởng ban Tổ chức chính quyền tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp, Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.