Sign In

THÔNG TƯ

Hướng dẫn thi hành quyết định của HĐNN và nghị định của HĐBT về việc sửa đổi, bổ sung thuế doanh thu và thuế tiêu thụ đặc biệt

__________________________

 Căn cứ Quyết định số 472/NQ-HĐNN8 ngày 10-9-1991 của Hội đồng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung thuế suất đối với một số ngành nghề, mặt hàng trong các Luật thuế  doanh thu, tiêu thụ đặc biệt và Nghị định số 325/HĐBT ngày 19-10-91 của Hội đồng Bộ trưởng quy định chi tiết thi hành Quyết định nói trên, Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành và chi tiết hoá việc thực hiện như sau:

A- VỀ THUẾ DOANH THU

I- Căn cứ  biểu thuế doanh thu  ban hành kèm theo Luật thuế doanh thu ngày 30-6-1990 đã được Hội đồng Nhà nước sửa đổi bổ sung trong phiên họp ngày 10-9-1991 và căn cứ vào Điều 1 Nghị định số 325/HĐBT ngày 19-10-1991 của Hội đồng Bộ trưởng, Bộ  Tài chính hệ thống hóa lại và hướng dẫn cụ thể Biểu thuế về thuế doanh thu kèm theo Thông tư này, thay thế cho “Biểu thuế về thuế doanh thu” kèm theo Thông tư số 45/TC-TCT ngày 4-10-1990 của Bộ Tài chính.

II- Hướng dẫn chi tiết việc áp dụng các thuế suất mới bổ sung, sửa đổi như sau:

MỤC 1. NGÀNH SẢN XUẤT

1. Cơ sở sản xuất ra Clanke bán cho cơ sở khác thì thu thuế doanh thu 5% tính trên doan thu bán Clanke; nếu không bán cho cơ sở khác mà đưa vào sản xuất thành xi măng thì chỉ thu  thuế doanh thu trên doanh thu bán xi măng.

2. Cơ sở sản xuất ra nước đá bán cho cơ sở đánh bắt thuỷ sản theo hợp đồng kinh tế để dùng vào việc ướp lạnh, thủy sản tại cơ sở chế biến hoặc trên các tàu thuyền đi biển thì thu thuế doanh thu 2%. Trường hợp không hạch toán được rành mạch phần nước đá bán cho các cơ sở đánh bắt thủy sản thì phải nộp thuế doanh thu 6% trên tổng số doanh thu bán nước đá.

3. In, xuất bản sách, báo các loại:

- Áp dụng thuế suất 0% đối với in,  xuất bản các loại: sách chính trị, sách giáo khoa, sách khoa học kỹ thuật, sách phục vụ thiếu nhi (in bằng tiếng Việt, tiếng nước ngoài), các tạp chí chuyên ngành, ảnh lãnh tụ, báo Nhân dân, báo  Quân đội nhân dân, báo Thiếu niên, báo Nhi đồng; các loại sách, báo in bằng tiếng dân tộc thiểu số.

- Áp dụng thuế suất 1% đối với in, xuất bản các loại sách, báo khác kể cả in, thu các băng ca nhạc, băng hình, đĩa hát về các chương trình ca khúc chính trị, truyền thống dân tộc, sản xuất phim bản đầu, in tráng phim.

-  Áp dụng thuế suất 4% đối với in, xuất bản: văn hoá phẩm (như  các loại lịch, bưu ảnh, bưu thiếp...); các loại nhãn, in khác (như các loại biểu mẫu, hoá đơn, chứng từ, vé xổ số...); các hoạt động khác trong ngành in xuất bản (xén, kẻ giấy, làm bản kẽm, sửa chữa bản kẽm ...);

4. Hoạt động gia công tất cả các ngành hàng ghi trong mục I- ngành sản xuất áp dụng thuế suất 6% tính trên toàn bộ tiền gia công do khách hàng trả bao gồm tiền công, chi phí về nhiên liệu, động lực, khấu hao, chi phí khác, chi phí về vật liệu phụ (nếu có).

5. Sản xuất các loại con giống gia súc (trâu, bò, lợn, dê, cừu...), gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng...) áp dụng thuế suất 1% trên doanh thu bán con giống

6. Áp dụng thuế suất 1% đối với sản xuất ra các loại công cụ sản xuất bằng các loại nguyên liệu vật liệu (sắt, gỗ, nhựa, cao su...) phục vụ các ngành kinh tế quốc dân, ví dụ như các loại công cụ cầm tay, nông cụ, ngư cụ, dụng cụ nghề muối, nghề rừng, các loại phụ tùng linh kiện của các loại công cụ sản xuất.

7. Cơ sở sản xuất có mua bán các tài sản cố định thì áp dụng thuế suất của ngành thương nghiệp.

MỤC II. NGÀNH VẬN TẢI

- Áp dụng thuế suất 1% đối với vận tải hành khách trong thành phố và thị xã

MỤC III. NGÀNH THƯƠNG NGHIỆP

1. Áp dụng thuế suất 1% đối với các mặt hàng thiết yếu sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu sau đây:

  + Bán các loại lương thực, rau quả, thực phẩm tươi sống (trừ các loại đồ hộp)

  + Bán thuốc chữa bệnh cho người, cho gia súc, gia cầm, gồm cả tân dược, đông dược.

  + Bán các loại nhiên liệu, chất đốt (trừ xăng).

  + Bán các loại: nguyên liệu, vật liệu, vật tư kỹ thuật, phân bón, thuốc trừ sâu, phế liệu phế phẩm.

  + Bán các loại: máy móc, thiết bị, phụ tùng, phương tiện vận tải (trừ ô tô du lịch từ 15 chỗ ngồi , mô tô, xe máy, xe đạp), dụng cụ thí nghiệm, dụng cụ y tế, giáo dục (đồ dùng dạy học và dụng cụ học tập); đồ chơi trẻ em, cây giống, con giống, hạt giống.

2. Áp dụng thuế suất 22% đối với các mặt hàng khác sản xuất trong nước (trừ những mặt hàng đã ghi ở điểm 1 trên).

3. Áp dụng thuế suất 4% đối với các mặt hàng tiêu dùng nhập khẩu (trừ những mặt hàng đã ghi cụ thể ở điểm 1 trên).

Riêng:

+ Bán rượu bia: 10%

+ Bán các loại mỹ phẩm, đầu video, xăng: 8%

+ Bán các loại ô tô du lịch từ 15 chỗ ngồi trở xuống, ti vi, xe gắn máy, đồ hộp, các loại nước giải khát: 6%

4. Áp dụng thuế suất thuế doanh thu 2% và thuế suất thuế lợi tức 3% đối vớí kinh doanh buôn chuyến (công chúng là 5%) tính trên trị giá từng chuyến hàng theo giá thị trường tại nơi hàng đi. Trường hợp không kê khai nộp thuế nơi đi thì giá tính thuế là giá nơi đến hoặc nơi phát hiện, nơi bán hàng

5. Hoạt động đại lý bán hàng, bán hàng ký gửi, uỷ thác mua, bán hàng, có đủ điều kiện như đã hướng dẫn tại điểm B-I-4 Thông tư số 45/TC-TCT ngày 4-10-1990 của Bộ Tài chính thì được áp dụng thuế suất 12% tính trên tiền hoa hồng được hưởng. Nếu không có đủ điều kiện như quy định thì áp dụng thuế suất theo từng ngành hàng tính trên doanh thu bán hàng.

6. Đơn vị kinh doanh thương nghiệp được phép áp dụng một trong hai phương pháp tính thuế doanh thu: một là tính thuế doanh thu trên doanh thu bán hàng; hai là tính thuế doanh thu trên số chênh lệch giữa giá bán hàng và giá mua hàng.

Những cơ sở bán hàng (trừ buôn chuyến) có sổ sách kế toán, hoá đơn đúng chế độ, được cơ quan thuế công nhận, thì được tính thuế doanh thu trên số chênh lệch giữa giá bán hàng và giá mua hàng.

6.1. Thuế suất đối với từng nhóm mặt hàng như sau:

- Kinh doanh muối các loại: 4%

- Phát hành sách báo các loại:4%

- Kinh doanh nông sản, thuỷ sản, rau quả, thực phẩm tươi sống: 10%

- Kinh doanh rượu, bia, hàng điện tử, hàng điện lạnh, xe gắn máy, ô tô du lịch từ 15 chỗ ngồi trở xuống, mỹ phẩm, xăng: 16%

- Kinh doanh vàng, bạc, đá quý:15%

- Kinh doanh các mặt hàng khác: 14%

6.2. Các điều kiện để thực hiện tính thuế doanh thu trên số chênh lệch:

a) Đơn vị phải thực hiện đúng Pháp lệnh kế toán thống kê của Hội đồng Nhà nước đã ban hành kèm theo Lệnh công bố số  06/LCT-HĐNN ngày  10-5-1988 và các văn bản của Hội đồng Bộ trưởng, Bộ Tài chính và Tổng cục thống kê hướng dẫn thi hành Pháp lệnh kế toán thống kê.

b) Thực hiện đúng chế độ hoá đơn, chứng từ theo quy định tại Quyết định số 54/TC-TCT ngày 20-2-1991 của Bộ Tài chính. Thực hiện mua hàng phải có hoá đơn, bán hàng cũng phải xuất hoá đơn: tất cả hoá đơn mua hàng và hoá đơn bán hàng phải là loại hóa đơn do Bộ Tài chính thống nhất phát hành, hoặc loại hoá đơn được Bộ Tài chính công nhận.

c) Đăng ký với cơ quan thuế thực hiện nộp thuế doanh thu trên số chênh lệch giữa giá bán hàng và giá mua hàng (lập theo mẫu đính kèm Thông tư này).

d) Được Cục thuế hoặc Chi cục thuế trực tiếp quản lý thu thuế công nhận cho từng đơn vị kinh doanh được áp dụng tính thuế doanh thu trên số chênh lệch giữa giá bán hàng và giá mua hàng.

Khi đã được cơ quan thuế chấp nhận cho áp dụng phương pháp tính thuế doanh thu trên số chênh lệch giữa giá bán hàng và giá mua hàng thì đơn vị kinh doanh có trách nhiệm chấp hành đúng những nội dung đã quy định, nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo những quy định hiện hành

6.3. Xác định số chênh lệch giữa giá bán hàng và giá mua hàng

a) Công thức xác định số chênh lệch:

Số chênh lệch

=

Tổng giá bán thực tế kỳ hạch toán

-

Tổng giá mua thực tế kỳ hạch toán

- Giá mua = là giá thanh toán thực tế với đơn vị bán, được ghi trên hoá đơn của bên bán hàng hoặc hoá đơn kiêm phiếu xuất kho (không bao gồm các chi phí vận chuyển, bốc xếp, đóng gói, v.v..)

- Giá bán = là giá thực tế bán được ghi trên hoá đơn bán hàng của đơn vị

- Chênh lệch giữa giá bán và giá mua: bao gồm:

+ Chi phí lưu thông: vận chuyển, bốc xếp... trong khâu thương nghiệp.

+ Chi phí quản lý, tiền lương, khấu hao cơ bản, chi phí khác.

+ Tích luỹ thu được trong khâu thương nghiệp.

b) Xác định chênh lệch theo sổ sách kế toán:

- Sơ đồ kế toán: Đối với hoạt động kinh doanh thương nghiệp, tài khoản 40 phản ánh toàn bộ chi phí của khối lượng hàng hoá, vật tư đã được xác định là tiêu thụ; toàn bộ doanh thu tiêu thụ cùng các chi phí và thu nhập khác, làm cơ sở cho việc xác định kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị trong kỳ hạch toán. Số chênh lệch giữa giá bán và giá mua về kế toán được phản ánh là số chênh lệch giữa số phát sinh bên có của tài khoản 40 (đối ứng với phát sinh bên nợ của tài khoản 50, 51, 61) và số phát sinh bên nợ của tài khoản 40  (đối ứng với bên có của các tài khoản 20: mua hàng (trường hợp giao tay 3), TK 23: hàng hoá, TK 25: hàng hoá gửi bán (gửi cho người mua)

Để theo dõi cụ thể từng hoạt động tài khoản 40 được chia ra 5 tiểu khoản:

Tiểu khoản 401: hoạt động sản xuất kinh doanh chính

Tiểu khoản 402: hoạt động sản xuất kinh doanh phụ

Tiểu khoản 403: hoạt động liên doanh liên kết

Tiểu khoản 404: nghiệp vụ tài chính

Tiểu khoản 405: nghiệp vụ khác

Xác định số chênh lệch được biểu thị theo sơ đồ ở ví dụ sau đây:

TK 23

TK 40

TK 50

 

90

 

90

50

50

 

 

TK25

 

TK 51

 

 

30

30

20

20

100

100

 

TK 20

 

 

TK 61

 

 

10

 

 

10

10

10

 

 

                     

 

Theo sơ đồ trên tính cụ thể số chênh lệch thực tế để xác định số thuế phải nộp của đơn vị như sau:

1. Doanh số bán (50 + 100 + 10) = 160tr

2. Trị giá mua vào của hàng xuất bán (90 + 20 + 10) = 120tr

3. Chênh lệch (1 - 2) = 40 tr

4. Thuế phải nộp = (14% x 40tr) = 5,6 tr

Sổ sách kế toán và kiểm tra qua số sách kế toán

Tuỳ đặc điểm kinh doanh mà từng đơn vị áp dụng các hình thức kế toán khác nhau như: nhật ký, sổ cái, chứng từ ghi sổ hoặc nhật ký chứng từ. Vì vậy khi kiểm tra xác định giá bán và giá mua thực tế cần xem xét việc mở sổ chi tiết theo dõi số phát sinh của tài khoản 40: tiêu thụ và kết quả, và trước hết là kiểm tra việc xác định trị giá mua của hàng xuất bán.

 Giá trị vật tư hàng hoá hạch toán trên tài khoản kế toán phản ánh theo giá trị thực tế. Trong thực tế, vật tư hàng hoá của đơn vị được nhập từ nhiều nguồn, nhiều lần và với những giá mua thực tế khác nhau. Vì vậy, tuỳ theo tính chất của từng hoạt động sản xuất kinh doanh, yêu cầu về trình độ quảnlý mà các đơn vị kinh doanh sử dụng các phương pháp xác định trị giá mua của hàng xuất bán là giá thực tế bình quân gia quyền, giá nhập trước xuất trước hoặc sử dụng giá bình quân kỳ trước. Tuy nhiên trong thực tế nhiều đơn vị kinh doanh thường sử dụng giá hạch toán

Giá hạch toán vật tư hàng hoá là giá quy định thống nhất trong phạm vi đơn vị, được sử dụng ổn định trong thời gian dài ít nhất một kỳ hạch toán hoặc một năm. Giá hạch toán có thể là giá kế hoạch, giá bán buôn vật tư do Nhà nước quy định. Vật tư hàng hoá nhập và xuất trong kế toán chi tiết (trên chứng từ, sổ chi tiết, bảng kê nhập xuất) đều được đánh giá theo giá hạch toán, kế toán tiến hành điều chỉnh lại giá trị vật tư hàng hoá theo giá thực tế như sau:

Giá trị của vật tư hàng hoá xuất kho theo giá thực tế

 

=

Giá trị vật tư hàng hoá xuất theo giá hạch toán

 

x

Hệ số giữa giá thực tế và giá hạch toán

 

 

 

Giá thực tế của vật tư hàng hoá tồn đầu kỳ

+

Giá thực tế vật tư hàng hoá nhập kho trong kỳ

Hệ số giữa giá thực tế và giá hạch toán

=

 

 

 

 

 

 

Giá hạch toán vật tư, hàng hoá tồn kho đầu kỳ

+

Giá hạch toán vật tư hàng hoá nhập kho trong kỳ

Hệ số vật tư hàng hoá có thể tính cho từng nhóm hàng, từng loại vật tư hàng hoá

Đối với các đơn vị áp dụng hình thức nhật ký chứng từ thì hạch toán hàng hoá, tiêu thụ và hạch toán với người mua trong hoạt động kinh doanh thương nghiệp được phản ánh trên các bảng kê và sổ chi tiết sau đây:

Bảng kê số 8: Tổng hợp nhập xuất tồn kho hàng hoá

Bảng kê số 9: Tính giá thực tế hàng hoá

Bảng kế số 10: Hàng gửi đi bán (TK 25)

Bảng kế số 11: Thanh toán với người mua (TK 61)

Sổ chi tiết số 3: Tiêu thụ và kết quả

Sổ chi tiết số 4: Thanh toán với người mua

Việc xác định số thuế thực tế phải nộp phải căn cứ vào các sổ sách kế toán như đã nêu trên.

6.4. Tạm nộp thuế doanh thu hàng tháng:

Xác định tỷ lệ chênh lệch giá bán, giá mua làm căn cứ tính thuế doanh thu tạm nộp:

Căn cứ chênh lệch thực tế của 3 tháng trước hoặc năm trước xác định tỷ lệ chênh lệch giá bán, giá mua so với doanh thu thực tế để làm căn cứ tính thuế tạm nộp cho kỳ nộp thuế. Đến cuối quý, cuối năm, khi quyết toán kết quả kinh doanh phải xác định đúng số chênh lệch thực tế để thanh toán số thuế doanh thu phải nộp. Ví dụ: Doanh số bán hàng kỳ trước là 160 triệu.

Trị giá mua của hàng bán ra là 120 triệu

Tỷ lệ chênh lệch giá bán giá mua

 

=

160-120

100

 

x

 

100%

 

=

 

25%

- Trường hợp cơ cấu nhóm, mặt hàng thay đổi thì điều chỉnh tỷ lệ này cho phù hợp

Tính số thuế doanh thu tạm nộp trong kỳ nộp thuế.

Căn cứ doanh thu bán hàng trong kỳ nộp thuế tỷ lệ tính thuế theo công thức trên và thuế suất của từng nhóm hàng để tính số thuế tạm nộp theo công thức sau

Thuế tạm nộp

=

Doanh thu

x

Tỷ lệ chênh lệch kỳ trước

x

Thuế suất

Ví dụ: Doanh thu bán hàng trong tháng của lô hàng trên là 60 triệu, thuế suất 14%.

Thuế tạm nộp = 60 tr x 25% x 14% = 2,1 triệu

6.5. Quyết toán số thuế phải nộp quý, năm:

a) Căn cứ quyết toán quý của đơn vị để xác định số thuế phải nộp (như  hướng dẫn ở điểm 6.3)

b) Tính số thuế phải nộp thêm hoặc thoái trả

Số thuế phải nộp thêm hoặc thoái trả

 

=

Tổng số thuế phải nộp tính theo quyết toán

 

-

Tổng số thuế đã tạm nộp

 

MỤC IV: NGÀNH DỊCH VỤ

1. Đối với các cơ sở được phép kinh doanh ngoại tệ, áp dụng thuế suất 0,5% (năm phần nghìn) trên doanh thu bán ngoại tệ. Trường hợp cơ sở sản xuất kinh doanh bán hàng có doanh thu là ngoại tệ đã quy đổi ra tiền Việt Nam để nộp thuế doanh thu theo quy định, khi đem bán số ngoại tệ này cho Ngân hàng để lấy tiền Việt Nam thì không coi là kinh doanh ngoại tệ nên không phải nộp thuế doanh thu.

2. Áp dụng thuế suất 1% trên doanh thu của các hoạt động dịch vụ công cộng như: cung cấp nước, chiếu sáng đô thị, kinh doanh công viên, giữ xe đạp, ô tô, xe máy v.v... sáng tác và làm các tượng đài ở các khu công cộng, công viên, phục chế các công trình văn hoá nghệ thuật, bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước.

3. Áp dụng thuế suất 15% trên doanh thu về các hoạt động môi giới (môi giới về xuất nhập khẩu, về mua, bán tài sản, xây dựng cơ bản, vận tải hàng hoá, hành khách, môi giới vận tải tàu viễn dương, môi giới về đầu tư, vay vốn v.v.)

III. Hướng dẫn thêm một số điểm về thuế doanh thu:

1. Hoạt động xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách Nhà nước, do việc cấp phát vốn thường bị chậm nên tạm thời xác định doanh thu tính thuế là doanh thu đã thu được tiền.

2. Kinh doanh cho thuê tài sản nộp thuế doanh thu trên tiền cho thuê theo thuế suất ngành dịch vụ đối với từng ngành nghề cụ thể trong biểu thuế.

Người thuê tài sản để kinh doanh phải nộp thuế theo ngành nghề kinh doanh

3. Kinh doanh mua bán nhà thì nộp thuế doanh thu 2% trên doanh thu bán nhà; nếu nhà tự xây dựng để bán thì nộp thuế doanh thu theo ngành xây dựng là 3% trên doanh thu bán nhà.

4. Bên bán hàng (kể cả xuất khẩu) đã nộp thuế doanh thu trên doanh thu bán hàng, nếu được bên mua thanh toán bằng vật tư hàng hoá, thì khi đem bán các loại vật tư hàng hoá này vẫn phải nộp thuế doanh thu trên doanh thu bán hàng.

5. Theo điểm 3 Điều 18 của Luật thuế doanh thu, tạm thời chưa thu thuế doanh thu đối với:

- Hoạt động sửa chữa, duy tu, bảo dưỡng đường sá, cầu cống, đê đập bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước cấp;

- Thăm dò địa chất;

- Hoạt động phát hành một số loại sách báo mà ở khâu in, xuất bản đã được miễn thuế (0%) doanh thu.

6. Thuế đối với các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các bên nước ngoài hợp tác trên cơ sở hợp đồng, theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, thi hành theo Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính số 55/TC-TCT ngày 01-10-1991

B. VỀ THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT

1. Chi tiết thêm về việc áp dụng thuế suất

a) Thuốc lá điếu: Nguyên liệu chủ yếu để xác định thuế suất là sợi thuốc. Thuốc lá điếu có đầu lọc, sản xuất chủ yếu bằng nguyên liệu trong nước là thuốc lá sản xuất bằng sợi thuốc do trong nước sản xuất, chế biến.

b) Rượu các loại, bao gồm cả rượu trắng, rượu mầu, các loại rượu hoa quả, cồn thực phẩm dùng pha chế thành rượu để uống

- Rượu trên 40o - 50%

- Rượu từ 30o đến 40o - 40%

- Rượu dưới 30o; kể cả rượu hoa quả các loại; rượu thuốc để uống, được cơ quan y tế cấp giấy phép; các loại rượu từ rỉ đường: 20%

Giá tính thuế đối với rượu các loại, thực hiện theo đúng quy định tại điều Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Điều 5 Nghị định số 352/HĐBT là giá do cơ sở sản xuất bán ra (không trừ vỏ chai, nút chai, bao bì, các loại nhãn).

2. Các thuế suất đối với rượu, thuốc lá ghi trong Thông tư số 43/TC-TCT-CS ngày 13-8-1991 của Bộ Tài chính, có giá trị thi hành từ ngày 01-7-1991 đến hết ngày 30-9-1991. Trong khoảng thời gian này, những cơ sở đã nộp thuế TTĐB đúng với thuế suất trên, thì cuối năm không phải tính lại thuế.

Từ 01-10-1991 áp dụng thuế suất ghi tại Quyết định số 472/NQ- HĐNN8 ngày 10-9-1991 của Hội đồng Nhà nước và hướng dẫn tại Thông tư này

3. Căn cứ Điều 2 Nghị định số 325/HĐBT ngày 19-10-1991 của Hội đồng Bộ  trưởng quy định chi tiết thi hành Quyết định số 472/NQ-HĐNN8 ngày 10-9-1991 của Hội đồng Nhà nước, Bộ Tài chính hướng dẫn thêm về việc giảm, miễn thuế tiêu thụ đặc biệt như sau:

Những cơ sở sản xuất mới xây dựng hoặc  các dây chuyền sản xuất mới đưa vào sử dụng, đang trong giai đoạn sản xuất thử, nếu nộp đủ thuế tiêu thụ đặc biệt mà bị lỗ vốn, được Bộ trưởng Bộ Tài chính xét giảm thuế tiêu thụ đặc biệt cho từng trường hợp cụ thể, theo hồ sơ kê khai của cơ sở và đề nghị của Cục thuế tỉnh, thành phố.

Thời hạn được xét giảm thuế tối đa không quá một năm.

Mức giảm thuế tiêu thụ đặc biệt tương đương với số bị lỗ  vốn, nhưng tối đa không quá 50% số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp.

C. HIỆU LỰC THI HÀNH

1. Thông tư nàycó hiệu lực thi hành từ ngày 01-10-1991.

Những hướng dẫn trước đây của Bộ Tài chính về thuế doanh thu, thuế tiêu thụ đặc biệt mà trái với Thông tư này, đều bãi bỏ.

2. Quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị các ngành, các địa phương phản ảnh về Bộ Tài chính để nghiên cứu hướng dẫn bổ sung.

Bộ Tài chính

Thứ trưởng

(Đã ký)

 

Phan Văn Dĩnh