QUYẾT ĐỊNH CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
V/v chuyển các Trường Bồi dưỡng giáo dục và Trường Đào tạo bồi dưỡng các huyện, thị xã thành "Trung tâm Giáo dục thường xuyên"
_______________________________
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 43/2000/QĐ-BGD&ĐT, ngày 25/9/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm Giáo dục thường xuyên;
Xét đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo Lào Cai, tại Tờ trình số 716/TTr-GD&ĐT, ngày 18/11/2003, về việc thành lập Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện, thị xã.
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Chuyển các Trường Bồi dưỡng Giáo dục và Trường Đào tạo Bồi dưỡng các huyện, thị xã có tên dưới đây thành "Trung tâm Giáo dục thường xuyên":
1. Trường Bồi dưỡng giáo dục thị xã Lào Cai.
2. Trường Bồi dưỡng giáo dục huyện Văn Bàn.
3. Trường Bồi dưỡng giáo dục huyện Bảo Thắng.
4. Trường Bồi dưỡng giáo dục huyện Bảo Yên.
5. Trường Đào tao bồi dưỡng huyện Bắc Hà.
6. Trường Đào tạo bồi dưỡng huyện Si Ma Cai.
7. Trường Đào tạo bồi dưỡng huyện Mường Khương.
8. Trường Đào tạo bồi dưỡng huyện Bát Xát
Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện, thị xã là đơn vị sự nghiệp giáo dục, có tư cách pháp nhân, được phép sử đung con dấu và mở tài khoản riêng để hoạt động; chịu sự quản lý và chỉ đạo trực tiếp của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lào Cai (kể cả Trung tâm Giáo dục thường xuyên Cam Đường, thị xã Lào Cai và Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Sa Pa).
Điều 2. Nhiệm vụ của Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện, thị xã:
1. Tổ chức thực hiện các chương trình giáo dục:
- Chương trình xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ.
- Chương trình bổ túc tiểu học, bổ túc trung học cơ sở, bổ túc trung học phổ thông.
- Chương trình bồi dưỡng ngoại ngữ, bồi dưỡng tin học cơ sở.
- Các chương trình đào tạo bổ sung, tu nghiệp định kỳ, bồi dưỡng nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức kỹ năng.
- Các chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học.
2. Điều tra nhu cầu học tập trên địa bàn, xác định nội dung học tập cần thiết, đề xuất việc tổ chức các hình thức học tập phù hợp với từng đối tượng.
3. Tổ chức các lớp học riêng theo các chương trình nêu tại điểm 1 cho các đối tượng chính sách ưu đãi, người tàn tật, và đối tượng chính sách xã hội khác theo kế hoạch đào tạo của tỉnh.
4. Tổ chức dạy và thực hành kỹ thuật nghề nghiệp, các hoạt động lao động sản xuất và các hoạt động khác phục vụ học lập.
5. Quản lý giáo viên, nhân viên và học viên; quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài chính theo đúng quy định của Nhà nước và của tỉnh đã ban hành.
Điều 3. Tổ chức bộ máy và biên chế của Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện, thị xã:
1. Tổ chức bộ máy:
- Lãnh đạo Trung tâm gồm: Giám đốc và có từ 1 - 2 phó giám đốc giúp giám đốc phụ trách một số lĩnh vực công tác cụ thể, do giám đốc phân công.
- Giáo viên và nhân viên của Trung tâm được tổ chức thành các tổ chuyên môn, nghiệp vụ giúp giám đốc trong việc thực hiện các nhiệm vụ của Trung tâm được giao.
Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh giám đốc, phó giám đốc, tổ trưởng các tổ chuyên môn, nghiệp vụ của Trung tâm, thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước và phân cấp về công tác tổ chức, cán bộ của tỉnh.
2. Biên chế: Biên chế của Trung lâm Giáo dục thường xuyên huyện, thị xã được UBND tỉnh giao chỉ tiêu theo từng năm học, trên cơ sở đề nghị của giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo và Giám đốc Sở Nội vụ; Trước mắt (Từ nay đến hết năm học 2003 - 2004) Trung tâm được sử dụng số chỉ tiêu biên chế, đội ngũ giáo viên và nhân viên của Trường Bồi dưỡng Giáo dục và Trường Đào tạo Bồi dưỡng huyện, thị xã chuyển sang.
Điều 4. Chánh Văn phòng HĐND và UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch UBND các huyên, thị xã, Thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan và Giám đốc Trung tâm Giáo dục thường xuyên các huyện thị xã căn cứ quyết định thi hành.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.