QUYẾT ĐỊNH
V/v Ban hành bảng Quy ước mẫu về xây dựng và thực hiện Quy ước ở ấp - khóm
___________________________________
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG
- Căn cứ luật tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân, ngày 21 tháng 6 năm 1994.
- Căn cứ Chỉ thị số 24/1998/CT-TTg, ngày 19/6/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư.
- Căn cứ Chỉ thị số 14/1998/CT-TTg, ngày 28/3/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội và Thông tư số 04/1998/TT-BVHTT, ngày 11/7/1998 của Bộ Văn hóa - Thông tin hướng dẫn thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội.
- Căn cứ Nghị quyết số 09/1999/NĐ-HĐND k5, ngày 07 tháng 7 năm 1999 của Hội đồng Nhân dân tỉnh khóa 5 về việc hướng dẫn xây dựng và thực hiện quy ước về nếp sống văn minh ở ấp, khóm.
- Xét đề nghị của Ông Chánh Văn phòng ủy ban Nhân dân tỉnh.
QUYẾT ĐỊNH
Điều I: Nay ban hành bảng Quy ước mẫu về xây dựng và thực hiện nếp sống văn minh ở ấp, khóm, (có bảng quy ước mẫu kèm theo).
Điều II: Chủ tịch UBND các huyện, thị xã có trách nhiệm:
- Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trân căn cứ bảng quy ước mẫu và Chỉ thị 01/TU của Tỉnh ủy hướng dẫn các ấp, khóm xây dựng các hương ước, quy ước sao cho phù hợp với thực tế ở địa phương mà không trái với quy định của pháp luật.
- Phê duyệt các văn bản hương ước, quy ước do UBND cấp xã, phường, thị trấn trình và chỉ đạo, hướng dẫn việc thực hiện hương ước, quy ước trên địa bàn huyện, thị xã quản lý.
Điều III: Các Ông, Bà: Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.
|
TM.UBND TỈNH VĨNH LONG
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
(Đã ký)
Nguyễn Thanh Hùng
|
BẢNG QUY ƯỚC MẪU
XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN QUY ƯỚC Ở ẤP - KHÓM
(Ban hành kèm theo quyết định số: 3055/1999/QĐ ngày 25/11/1999 của UBND tỉnh)
________________________________
Căn cứ CT số 24/1998/CT.TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của làng, bản, thôn ấp, cụm dân cư UBND tỉnh xây dựng bảng quy ước mẫu để các địa phương tham khảo.
I. NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG:
1. Những cá nhân và tập thể có hộ khẩu thường trú tại địa phương hoặc sống và làm việc tại địa phương đều có nhiệm vụ xây dựng và thực ‘hiện quy ước,
2. Nội dung của qui ước này đề cập đến 6 tiêu chuẩn và 22 mục tiêu của Chỉ thị 01/CT.TU của Tỉnh ủy Vĩnh Long về việc xây dựng khóm, ấp có cuộc sống mới; đồng thời đề cập đến những việc nên làm và không nên làm trong việc cưới, việc tang, lễ hội theo CT 27 của Bộ Chánh trị.
Các địa phương khi xây dựng qui ước cần căn cứ vào CT 01/CT.TU của Tỉnh ủy Vĩnh Long về "Vận động toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sông mới ở khu dân cư" và quy ước mẫu này, không được có những qui định trái với pháp luật hiện hành.
II. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ:
A.- XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN MINH Ở Ấp - KHÓM:
1. Chăm lo sản xuất - phát triển kỉnh tế:
a. Tham gia xây dựng và bảo vệ các công trình thủy lợi, bờ vùng, cống bọng, kinh mương, phục vụ sản xuất.
b/. Đoàn kết tương trợ giúp đỡ lẫn nhau thực hiện xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu chân chính.
Tích cực giúp đỡ các gia đình chính sách, thương binh, neo đơn, hoạn nạn, đền ơn đáp nghĩa người có công với đất nước.
c/. Tích cực tham gia phòng chống thiên tai, dịch bệnh, sâu bệnh phá hoại mùa màng.
2. Bảo vệ cảnh quan môi trường, công trình phúc lợi công cộng:
a/. Xây dựng, bảo vệ tốt các tuyến giao thông đường thủy, đường bộ. Sẵn sàng góp công góp của xây dựng cầu đường, trường học, trạm xá... ở địa phương.
b/. Bảo vệ tốt nguồn lợi thủy sản: không sử dụng chất nổ, lưới diện để bắt cá tôm.
c/. Giữ vệ sinh chung: không thả rong gia súc, gia cầm, không làm cầu tiêu, chuồng trại trên sông rạch, ao hồ để bảo vệ nguồn nước.
Không đổ rác, ném xác súc vật, chất thải ra đường, xuống sông, mương, rạch, ao, hồ làm ô nhiễm môi trường.
d/. Tham gia bảo vệ và giữ gìn các thiết chế văn hóa ở dịa phương như: trạm thông tin, phòng đọc sách, sân bóng, các di tích văn hóa, nghĩa trang...
3. Đoàn kết xóm giềng - giữ gìn an ninh, trật tự:
a/. Mọi người, mọi nhà thương yêu, đoàn kết, giúp đỡ nhau. Không gây gổ, đánh nhau gây bất hòa, làm mất an ninh trật tự.
b/. Thực hiện tốt chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Đăng ký tạm trú, tạm vắng đúng qui định. Sẵn sàng tham gia cùng địa phương khắc phục những vụ việc đột xuất như: thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, trộm cướp...
c/. Mỗi người tùy độ tuổi trong gia đình, tham gia ít nhất 1 đoàn thể hoặc 1 tổ chức kinh tế, xã hội.
4. Xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh, phong phú:
a. Cùng tham gia vận động và sinh hoạt các phong trào văn hóa, văn nghệ ở địa phương như: văn nghệ, thể dục thể thao, câu lạc bộ gia đình văn hóa, câu lạc bộ sở thích...
b. Tích cực phòng chống các tệ nạn xã hội, cờ bạc, rượu chè say sưa, ma túy, mại dâm, mê tín dị đoan... Bài trừ các loại văn hóa phẩm độc hại như: phim ảnh - sách báo khiêu dâm, kích động bạo lực...
B- VIỆC CƯỚI:
1. Những mặt cần giữ gìn và phát huy:
a. Việc kết hôn phải được thực hiện đúng qui định của Luật hôn nhân và gia đình:
- Hôn nhân tự nguyện và tiến bộ
- Một vợ, một chồng.
- Nam nữ bình dẳng.
- Đăng ký kết hôn tại Ủy ban Nhân dân xã, phường.
b. Trong việc cưới, chỉ nên tổ chức tối đa là 3 lễ:
- Lễ chạm ngõ: là thủ tục thể hiện trách nhiệm của hai gia đình khi tổ chức buổi gặp gỡ cho phép đôi nam nữ chính thức tìm hiểu nhau trước khi đi đến hôn nhân. Chạm ngõ không đòi hỏi lễ vật, nghi thức rườm rà mà chủ yếu là mối quan hệ và trách nhiệm giữa hai gia đình, chăm sóc cho hạnh phúc đôi nam nữ, đồng thời thống nhất thời gian tổ chức lễ hỏi.
- Lễ hỏi: được tổ chức khi đôi nam nữ đã tìm hiểu nhau và được sự đồng ý của hai gia đình, lễ hỏi xác định trách nhiệm của hai gia đình trong việc tổ chức cưới cho đôi nam nữ và định thời gian tiến hành lễ cưới.
- Lễ cưới: Được tổ chức sau khi được chính quyền trao giấy chứng nhận kết hôn (việc trao giấy chứng nhận kết hôn do UBND xã, phường, thị trấn thực hiện). Phần lễ này có thể bao gồm cả lễ gia tiên, đưa dâu, rước dâu và bữa cơm thân mật mời họ hàng, bạn bè. Có thể tổ chức bằng hình thức tiệc trà hoặc bữa cơm thân mật trong phạm vi nội tộc và bạn bè thân thích, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh gia đình.
c. Cần khuyến khích và tổ chức cho đôi tân hôn dâng hoa tại nhà truyền thống, đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ, hoặc trồng cây lưu niệm tại khu di tích lịch sử, nơi sinh hoạt văn hóa công cộng.
2. Những việc không được làm:
a/. Đãi đằng ăn uống linh đình, phô trương hình thức.
b/. Các hình thức tảo hôn, thách cưới, cưỡng ép hôn nhân.
c/ Các tệ nạn của việc cưới như: uống rượu say sưa, tổ chức cờ bạc và các hình thức mê tín dị đoan khác.
d/. Biến lễ rước dâu thành đoàn diễu hành trên đường bộ, đường thủy làm ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông và trật tự an toàn đô thị.
đ/ Các hình thức kinh doanh vụ lợi, thực chất là "bán cỗ thu tiền" trong đám cưới.
c. - VIỆC TANG:
Việc tang là nghi thức bày tỏ lòng đau buồn, thương tiếc, tưởng nhớ chân thành của người đang sống đối với người đã chết, cần được tổ chức chu đáo, trang nghiêm, khoa học.
1. Những mặt cần gìn giữ và phát huy:
a/. Khi có người chết, gia đình hoặc thân nhân phải báo với ủy ban Nhân dân xã, phường để làm giấy khai tử. Việc tẩn liệm, chôn cất phải thực hiện đúng theo qui định của Bộ Y tế, cụ thể như sau:
- Người chết vì nguyên nhân thông thường, sau khi tắt thở không quá 8 đến 10 tiếng đồng hồ phải được nhập quan.
- Không để người chết trong nhà quá 48 tiếng đồng hồ. Trường . hợp đặc biệt muốn kéo dài thời gian phải đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường và phải xin phép chính quyền địa phương hoặc cơ quan y tế.
- Nếu chết vì dịch hoặc bệnh truyền nhiễm, sau khi có ý kiến của cơ quan chuyên môn hoặc của chính quyền phải chôn cất ngay theo hướng dẫn của cơ quan y tế.
b/. Để điều hành các công việc tang, nên lập ban tang lễ gồm những người trong dòng tộc, xóm giềng, Ban tang lễ có nhiệm vụ điều hành lễ tang theo qui ước nếp sông văn minh: trang trọng, chu đáo, tiết kiệm.
d. Lúc viếng và đưa tang, có thể dùng nhạc tang, nhưng không cử nhạc hoặc đánh trống sau 23 giờ và trước 5 giờ sáng (trừ trường hợp di quan) để không làm ảnh hưởng đến mọi người xung quanh. Đồng bào theo đạo hoặc dân tộc ít người được dùng nhạc tang cửa tôn giáo hoặc nhạc tang của dân tộc.
d/. Khuyến khích hỏa táng. Nếu chôn cất thì nên đưa vào chỗ tập trung (nghĩa trang hoặc nghĩa địa).
2. Những diều cần hạn chế:
a/. Việc phúng viếng vòng hoa, đôi, trướng đắt tiền - mang tính phô trương lãng phí.
b/. Việc đãi đằng ăn uống linh đình trong việc tang vì không hợp với hoàn cảnh, ý nghĩa.
c/ Từng bước chấm dứt đốt và rắc vàng mã nhằm tiết kiệm và bảo đảm vệ sinh môi trường.
3/. Những việc không được làm:
a/. Các nghi lễ rườm rà, tục lệ lạc hậu như: lăn đường, khóc mướn, bắt tà, trừ ma... và các hình thức mê tín dị đoan khác.
b/. Đưa tang thành từng đoàn kéo dài quá nhiều phương tiện thủy, bộ làm ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông và trật tự an toàn đô thị, lãng phí (tốn kém).
c/. Uống rượu say sưa, bài bạc ăn tiền trong việc tang.
D. LỄ HỘI:
(Bao gồm lễ hội dân gian, lễ hội tôn giáo, tết cổ truyền, ngày giỗ, mừng thọ, sinh nhật...)
1. Những mặt cần gìn giữ và phát huy:
a/. Nhà nước khuyến khích tổ chức các lễ hội truyền thông dân gian nhằm bảo tồn và phát huy vốn văn hóa dân tộc, đồng thời tạo điều kiện cho nhân dân tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí. Các địa phương tổ chức lễ hội phải thực hiện đúng "pháp lệnh bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh" và quy chế lễ hội đã được Nhà nước ban hành.
b/. Thường xuyên nêu cao trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn và phát huy tác dụng di tích trong việc giáo dục ý thức về truyền thống dân tộc. Giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường, chăm sóc cây cảnh... trong khu vực di tích.
c/. Các lễ hội thuộc đại lễ của các tôn giáo được Nhà nước cho phép mở hội nhưng phải tuân theo các Nghị định của Chính phủ "Quy định về các hoạt động tôn giáo".
d/. Tết Nguyên đán là tết cổ truyền của dân tộc, nên tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, vui chơi, giải trí lành mạnh, an toàn, tiết kiệm.
đ/ Ngày giỗ là dịp để gia đình, họ hàng cùng nhau tưởng nhớ đến người đã khuất, giáo dục truyền thông tốt đẹp của gia đình và dòng họ. Vì vậy, cần tổ chức trang nghiêm, đoàn kết và tiết kiệm.
Lễ mừng thọ, sinh nhật có thể tổ chức trong gia đình, họ hàng thân thích. Hình thức đơn giản, tiết kiệm, có ý nghĩa giáo dục truyền thống, ý nghĩa xã hội.
2. Những mặt không được làm:
a/. Việc lợi dụng lễ hội để hành nghề mê tín dị đoan như: xin xăm, coi bói, đồng bóng, gọi hồn, mua bán sách bói toán...
b/. Đốt đồ mã tại các di tích lịch sử văn hóa trong ngày lễ hội.
c/. Việc uống rượu say sưa, tổ chức bài bạc và các tệ nạn xã hội khác trong lễ hội.
Trên đây là bảng quy ước mẫu, nhằm giúp các địa phương làm cơ sở để xây dựng các hương ước, qui ước trong việc xây dựng nếp sống văn minh ở ấp, khóm. Các địa phương, cơ sở căn cứ bảng quy ước mẫu này và căn cứ chỉ thị 01/TU của Tỉnh ủy để xây dựng các hương ước, qui ước sao cho phù hợp thực tế địa phương và không trái với qui định của pháp luật.
Các cá nhân, tập thể thực hiện tốt qui ước sẽ được khen thưởng và được đưa vào tiêu chuẩn để bình xét theo chỉ thị 01 của Tỉnh ủy. Cá nhân, tập thể không thực hiện tốt qui ước, tùy theo mức độ sẽ bị phê phán, cảnh cáo trước nhân dân.