• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 09/01/2003
HĐND TỈNH VĨNH LONG
Số: 38/2003/NQ.HĐND K6
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Vĩnh Long, ngày 9 tháng 1 năm 2003

NGHỊ QUYẾT

CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG

KHÓA VI, KỲ HỌP LẨN THỨ 8

Về điều chỉnh quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh giai đoạn 2001 – 2010

_______________

 

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG

 

-   Căn cứ điều 120 Hiến pháp Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

-   Căn cứ điều 12, chương II, Luật tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) được Quốc hội Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 21 tháng 6 năm 1994;

Sau khi xem xét tờ trình số 41/TTr.UB của Ủy ban nhân dân tỉnh ngày 31 tháng 12 năm 2002 về việc ỉhông qua điều chỉnh quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh long giai đoạn 2001 - 2010, Hội đổng nhân dân tỉnh Vĩnh Long thảo luận và thống nhất.

 

QUYẾT NGHỊ

 

Điều I: Phê duyệt điểu chỉnh quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2001 - 2010 theo các nội dung sau:

1. Về mục tiêu và phương án tăng trưởng:

Trong quy hoạch 1995, mục tiêu tăng írưởng đề ra cho giai đoạn 2001 - 2010 quá cao với tốc độ tăng GDP cả thời kỳ là 13 -13,5% năm. Từ mục tiêu nàỵ bản quy hoạch đã đề ra các phương án tăng trưởng cho các ngành và lĩnh vực rất cao (nông nghiệp bình quân 5,5 %/năm, công nghiệp và xây dựng 20% năm, dịch vụ tăng 16,06%/năm) mà qua rà soát thấy rằng khổng thể thực hiện được. Trung bình tăng trưởng trong giai đoạn 1991 - 2000 chỉ đạt được tốc độ tăng GDP 6,39%, các ngành nông nghiệp và thủy sản tăng 4,2%, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng tăng 10,6% và dịch vụ tăng 9,4%. Tương tự như vậy mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến 2010: nông nghiệp còn 22,7%, công nghiệp - xây dựng 31,07%, và dịch vụ đạt 45,26% là không thể đạt được. Năm 2000 cơ cấu kinh tế như sau: nông nghiệp 61,7%; giảm 7,6% so với năm 1995; công nghiệp 10%, tăng 2,45% so với năm 1995; dịch vụ chiếm 27,4%, tăng 5,2% so với năm 1995. Như vậy trong 5 năm gần đây trung bình mỗi năm cơ cấu nông nghiệp chỉ giảm được gần 1,5 điểm. Rõ ràng yêu cầu sau 10 năm cơ cấu nông nghiệp giảm 34,2 điểm, tức trung bình mỗi năm giảm 3,4 điểm là không khả thi.    

Mục tiêu phát triển giai đoạn 2001 - 2005 đã được xác định trong nghị quyết Đảng bộ Vĩnh Long, rà soát tập trung nghiên cứu những mục tiêu cho giai đoạn 2006 - 2010 và xây dựng phương án nhằm thực hiện và vượt các mục tiêu này.

Tốc độ tăng GDP trung bình hàng năm giai đoạn 2001 - 2005 là 7,5 - 8%, trong đó nông nghiệp tăng trung bình 4,5 - 5%/năm, công nghiệp xây dựng tăng 15% năm và dịch vụ 8,7%/năm; tốc độ tăng GDP giai đoạn 2006 - 2010 là 9 - 10%, trong đó nông nghiệp tăng 5, 5-6%/năm, công nghiệp - xây dựng tăng 17- 18%/năm, dịch vụ tăng 7,7 - 8%/năm. Cơ cấu kinh tế đến năm 2010 là: nông - lâm - ngư nghiệp: 40,3%, công nghiệp - xây dựng 20,8% và dịch vụ 38,9%. Mặc dù nông nghiệp vẫn còn 40,3% nhưng trong bản rà soát đề ra phương án chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp mạnh mẽ hơn.

Tốc độ tăng trưởng (%)

1996-2000

2001-2005

2006-2010

* Bình quân GDP tăng

6,5

7,5-8,0

9-10

- Nông lâm ngư

4,2

4.5

6

- Công nghiệp - xây dựng

10

15

17

- Dich vu

9,4

8.7

7.7

Cơ cấu (%)

2000

2005

2010

* Tống GDP

100

100

100

- Nông lâm ngư

61,7

51

40,3

- Công nghiệp - xây dưng

10

15,3

20,8

- Dich vu

27, 4

33, 7

38,9

 

Thực hiện được phương án này thì GDP bình quân đầu người năm 2005 đạt khoảng 446 USD, gấp 1,4 lần so năm 2000 và đến năm 2010 khoảng 764 USD, gấp hơn 2 lần so với năm 2000. Nhu cầu vốn đầu tư cho giai đoạn 2001 - 2005 khoảng 13.954 tỷ đồng, giai đoạn 2006 - 2010 khoảng 28.713 tỷ lấ hoàn toàn khả thi nếu có biện pháp tốt trong thu hút vốn trong và ngoài tỉnh.

2. Về phát triển các ngành, lĩnh vực:

a)  Phương án phát triển nông nghiệp:

-  Giai đoạn 2001 - 2005 nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ đạo có tốc độ phát triển từ 4,5 - 5% và sẽ phái triển theo hướng hiện đại hóa và bền vững.

-  Chuyển đổi nhanh cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn, kết hợp sản xuất nông nghiệp với dịch vụ là thế mạnh của vùng sinh thái sông nước để tăng thu nhập cho nông dân gấp 1,5 lẩn hiện nay vào năm 2005 và 2 lần vào năm 2010.

-  Trong phát triển lấy chất lượng và thị trưòng làm thuớc đo, bảo đảm an ninh lương thực với sản lượng lúa ổn định ở mức 500.000 tấn. Đáp ứng nhu cầu về thực phẩm rau quả sạch cho các khu dân cư, đô thị mới bằng cách tập trung đẩy mạnh phát triển cây màu, cây ăn trái, nuồi trồng thủy sản, tăng nhanh các ngành dịch vụ nông nghiệp, đặc biệt là bảo đảm cung cấp giống cây, con tốt cho nhu cầu nọi tỉnh và các tỉnh bạn

-  Đáp ứng nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến nông sản, tham gia thị trường xuất khẩu theo hướng đa dạng mặt hàng, trong đó tập trung vào các mặt hàng mà tỉnh có lợi thế là gạo, thủy sản, hoa quả.

b)  Phương hướng phát triển công nghiệp:

-  Để có the khắc phục được nhưng tồn tại, thực hiện được vai trò động lực của mình góp phần đưa GDP tăng trưởng nhanh chóng, tạo thế và lực cho kinh tế phát triển, thì Vĩnh Long phải hình thành được một cơ cấu ngành công nghiệp hợp lý, đầu tư đồng bộ, bắt kịp trình độ công nghệ tiên tiến của thế giới, đủ khả năng cạnh tranh với bên ngoài nhằm tăng nhanh doanh thu, giá trị sản xuất, tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu và giải quyết việc làm cho người lao động đồng thời tạo điều kiện cho các ngành dịch vụ phát triển, thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hoá.

-  Lựa chọn một số ngành công nghiệp mũi nhọn của tỉnh để tập trung thúc đẩy đầu tư công nghệ mới làm vai trò đầu tầu, dẫn dắt các ngành khác trong việc áp dụng công nghệ và phương pháp quản lý hiện đại, hình thành nhũng sản phẩm có sức cạnh tranh cao, tạo tiền đề cho việc tiếp cận với nển kinh tế tri thức.

-  Duy trì và tạo điều kiện cho các ngành sản xuất truyền thống, thủ công mỹ nghệ, với các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ, từng bước áp dụng công nghệ mới, vươn lên từng bước mở rộng thị trường tiêu thụ, với mục tiêu tạo nhiều công ăn việc làm mới thu hút lượng dư thừa từ khu vực nông nghiệp.

-  Tích cực chuẩn bị điều kiện để hình ỉhành các khu công nghiệp tập trung dọc theo các tuyến trục, phối hợp với các cụm công nghiệp ở các huyện tạo cho vùng động lực nhằm nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo hướng phát huy được lợi thế và tiềm năng cua tỉnh, khai thác va sử dụng tốt nguồn nguyên liệu tại chỗ. Từng bước mở rộng, liên doanh, liên kết để giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và phát tnển nông thôn mới. Tiếp tục kêu gọi vốn, tạo mọi địều kiện cho các doanh nghiệp trong nuớc và ngoài nước tham gia đầu tư kinh doanh sản xuất tại các khu công nghiệp đã hình thành; quy hoạch các khu cụm công nghiệp tập trung để từng bước triển khai xây dựng có điều kiện.

-  Bố trí phát triển công nghiệp phải trên cơ sở quy hoạch, ngay từ đầu phải có kế hoạch xử lý ô nhiễm, bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến hệ sinh thái vùng đồng bằng sông Cửu Long, đảm bảo phát triển bền vững.

-  Thúc đẩy công nghiệp phát triển với tốc độ cao, so với năm 2000 giá trị sản xuất phải đạt gấp 2,1 lần vào năm 2005 và gấp 4,3 lần vào nám 2010. Đưa tỉ trọng công nghiệp trong GDP khoảng 15,3% năm 2005 và 20,8% năm 2010.

-  Ưu tiên phát triển các ngành có ưu thế về vùng nguyên liệu tại chỗ như chế biến thuỷ sản, nông sản, đặc biệt là chế biến thực phẩm và các ngành sản xuất mặt hàng xuất khẩu nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng như phát triển làm giàu cho khu vực nông thôn.          

-  Coi trọng việc phái triển các ngành công nghiệp hàng tiêu dùng sử dụng nhiều lao động như sản xuất gạch ngói, gốm sứ đồng thời khai thác mạnh lợi thế so sánh về nguồn nhân lực thông minh có khả năng sáng tạo, hiếu học, Phát triển có chọn lọc các ngành công nghiệp có công nghệ cao như công nghiệp dược, thiết bị y tế và công nghệ phần mềm...      

-  Tạo điều kiện thuận lợi, có cơ chế thông thoáng hấp dẫn các nhà đầu tư trong nước cũng như ngoài nước bỏ vốn đầu tư kinh doanh trên địa bàn, bằng cách xây dựng tốt cơ sở hạ tầng, đào tạo tốt đội ngũ tiếp thị, công nhân kỹ thuật lành nghề và sẵn sàng tham gia liên doanh để các doanh nghiệp đầu tư vốn vào sản xuất.

-  Đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực. Nâng cao chất lương đội ngũ lao động công nghiệp một cách toàn diện. Đãi ngộ xứng đáng những người có sáng tạo nhất là lao động có trình độ cao cho công nhân kỹ thuật lành nghề.

-  Đầu tư mạnh tiến bộ khoa học kỹ thuật vào phát triển các ngành tiểu thủ công ngịệp nhất là sản xuất đồ gốm( vì đây là nguồn tài nguyên không tái tạo) với phương châm tiết kiệm, hiệu quả sử dụng tài nguyên.

* Phát triển khu cụm công nghiệp

Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long dự kiến hình thành 3 khu công nghiệp tập trung và một số cụm công nghiệp ở các huyện thị có điều kiện.

Khu công nghiệp Hoà Phú: Dự kiến bố trí công nghiệp sạch không gây ô nhiễm, có hàm lượng khoa học và trí tuệ cao.

Khu công nghiệp Binh Minh: Dự kiến bố trí các loại hình công nghiệp chế bịến, công nghiệp hướng xuất khẩu kết hợp với phát triển dịch vụ.

Tuyến công nghiệp Cổ Chiên: Dự kiến bố trí các loại hình công nghiệp khác bao gồm cả công nghiệp nặng và công nghiệp khai thác chế biến vật liệu xây dụng gốm sứ...

Các cụm công nghiệp ở các huyện, thị: khuyến khích các doanh nghiệp chế biến nông sản, sản xuất tiểu thủ công mỹ nghệ và công nghiệp phục vụ sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản và dịch vụ...

c)   Phương hướng phát triển Thương mại - Dịch vụ:

-   Phát huy mọi tiềm năng và lợi thế của tỉnh, phái triển thương mại trở thành cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng xã hội, nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển, phục vụ tốt mọi nhu cầu của dân cư, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế để thực hiện các chỉ tiêu phái triển kinh tế- xã hội của tỉnh trong giai đoạn mới.

-  Tìm kiếm và mở rộng thị trường theo hướng hoà nhập với thị trường thế giới thực hiện tốt chính sách mở cửa để phát triển kinh tế. Lấy hiệu quả kinh tế làm thước đo, phát triển thương mại quan tâm đến hiệu quả xã hội trong các lĩnh vực giải quyết việc làm, bảo vệ môi trường, môi sinh.

-  Khuyến khích mọi thành phần tham gia kinh doanh theo thể chế thị trường, trong đó thương nghiệp quốc doanh đảm nhiệm khâu tư vấn, hướng dẫn thị trường cho các thành phần khác.

-  Từng bước đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, hiện đại hoá các phương tiên theo hướng tiên tiến, văn minh. Lấy đô thị làm địa bàn chính, đồng thời phát triền thương mại tại các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, trực tiếp tác động vào công cuộc công nghiệp hoá nông thôn.

-  Tăng cường vai trò của doanh nghiệp quốc doanh. Phát triển các thành phẩn kinh tế cùng tham gia kinh doanh để mức tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2001- 2010 đạt 12-13% GDP, thương mại ngày càng tăng và chiếm tỷ lệ cao trong GDP ngành dịch vụ.

-  Hiện đại hoá và nâng cao chất lượng hoạt động của các ngành dịch vụ cao cấp như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm...

* Du lịch

Phát triển du lịch theo hai hình thức du lịch tham quan và du lịch nghỉ dưỡng, kết hợp tham quan di tích lịch sử văn hoá, du lịch nghỉ dưỡng, các tuyến du lịch sinh thái ở các vườn cây ăn trái của cù lao An Bình, Bình Hoà Phước, Hoà Ninh, Đồng Phú. Hoặc đi bằng phương tiện thuỷ từ thị xã Vĩnh Long đến sông Mang Thít, ra sông Hậu, tham quan Lục Sỹ Thành, Mỹ Hoà.

-  Đầu tư mở rộng khu du lịch Trường An, trên diện tích 12,5 ha sẽ phát triển thêm các biệt thự, hình thành công viên nước. Đây là điểm cần được ưu tiên đầu tư để sau năm 2010 trở thành khu nghỉ dưỡng dài ngày.

-  Xây dựng nhanh các làng du lịch miệt vườn tại 5 khu du lịch tập trung thành những nơi lưu trú, ăn uống nghỉ ngơi theo phong cách Nam bộ:

+ Khu An Bình thuộc cù lao An Bình huyện Long Hồ có diện tích qui hoạch 11 -12 ha, tổ chức dịch vụ nghỉ ngơi ngắm cảnh Cầu Mỹ Thuận.

+ Khu Đồng Phú thuộc xã Đồng Phú huyện Long hồ có dịện tích qui hoạch 20 ha, tổ chức dịch vụ vui chơi giải trí theo các loại hình văn nghệ dân gian.

+ Khu Quới Thiện thuộc xã Quới Thiện huyện Vũng Liêm với diện tích qui hoạch 10 ha, tổ chức dịch vụ nghỉ ngơi câu cá, tham quan các nghề thủ công

+ Khu Mỹ Hoà thuộc xã Mỹ Hòa huyện Bình Minh với diện tích qui hoạch 10 ha, chủ yếu phát triển dịch vụ nghỉ ngơi thưởng thức cây trái.

+ Khu Lục Sỹ Thành thuộc cù lao Lục Sỹ Thành huyện Trà ôn có diện tích qui hoạch 20 ha, tổ chức dịch vụ câu cá, ăn uống và tham quan Cần Thơ.

d)  Phát triển các lĩnh vực:

Bản rà soát đã đề cập chi tiết đến các lĩnh vực y tế, giáo dục, thông tin, thể dục - thể thao, văn hóa - xã hội, an ninh - quốc phòng và đặc biệt là kết cấu hạ tầng như giao thông vận tải, điện nước, bưu chính - viễn thông... ở đây không trình bày lại. Xin chú ý điểm nhấn mạnh về giáo dục - đào tạo và phát triển khoa học công nghệ:

+ Đề xuất xây dựng trung tâm đào tạo nghề bậc cao đóng vai trò làm trung tâm đào tạo nghề cho vùng ĐBSCL.

+ Do tầm quan trọng của khoa học công nghệ nên đã đi sâu xác định hướng phát triển khoa học công nghệ.

Tập trung đổi mới và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, nhằm nâng cao năng suấí, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa trên thị trường, thúc đẩỵ các ngành nông nghiệp, công nghiệp, thương mại và dịch vụ phát triển, không để tụt hậu, nhất là công nghệ phục vụ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.

-  Nghiên cứu đánh giá các nguồn tài nguyên nhằm khai thác, sử dụng theo hướng bền vững. Đẩy mạnh nghiên cừu khoa học xã hội và nhân văn.

-  Đẩy mạnh triền khai nghiên cứu ứng dụng rộng rãi thành tựu khoa học công nghệ mới như công nghệ sinh học, công nghệ sau thu hoạch, tạo bước đột phá về giống cây - con có năng suất, giá trị cao nhằm chuyển dịch cơ cấu.

-  Nghiên cứu ứng dụng, khai thác công nghệ mới phục vụ cơ giới hóa từng khâu, từng công đoạn trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, hỗ trợ ứng dụng công nghệ trong các làng nghề truyền thống.

-  Khuyến khích thành lập trung tâm phát triển công nghệ thông tin, đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin.

-  Tăng cường trang bị phương tiện cho các cơ sở nghiên cứu, thực nghiệm, kiểm nghiệm. Đào tạo cán bộ chuyên sâu. Tăng quy mô kinh phí hoạt động cho các cơ quan này đáp ứng yêu cầu hội nhập.

-  Tăng cường hợp tác trong nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền, ban ngành đối vối công tác khoa học công nghệ và vai trò trách nhiệm của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp trong ứng dụng công nghệ vào sản xuất và đời sống.

-  Thực hiện chính sách ưu đãi, khuyến khích: thuế, tín dụng, đào tạo nhân lực, xã hội hóa đối với công tác khoa học công nghệ.

-  Tạo nguồn vốn thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ.

-  Hoàn thiện cơ chế quản lý khoa học công nghệ của tỉnh, cơ chế để gắn kết hoạt động khoa học công nghệ với các chương trình dự án khoa học công nghệ.

3. Định hướng quy hoạch không gian:

a)  Phát triển đô thị:

*  Phương hướng phát triển:

Nâng tỷ lệ đô thị hóa sẽ bằng tỷ lệ trung bình của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Do đó cần tiến hành qui hoạch các tuyến, cụm dân cư theo hướng tập trung, nâng cấp một số thị trấn thành thị xã. Chỉnh trang, hiện đại hóa dần các đô thị cũng như các thị trấn, thị tứ và các cụm kinh tế văn hóa đi theo một cách đồng bộ với việc xây dựng hạ tầng cơ sở.

*  Các biện pháp phát triển

Hiện đại hóa cơ sở hạ tầng cho thị xã Vĩnh Long nâng thành đô thị loại III (trở thành thành phố). Xây dựng cơ sở tốt cho thị trấn Cái Vồn và trở thành thị xã trong giai đoạn sau 2005:

Bố trí lại các điểm nút giao thông, các điểm dân cư theo qui hoạch tổng thể. Xây dựng cốc đô thị thành một hệ thống liên hoàn trong tỉnh.

b)  Các vùng phát triển: vùng có ý nghĩa đột phá là:

-  Các khu công nghiệp tập trung

-  Các vùng lúa giá trị cao

-  Một số ngành du lịch

*  Khu công nghiệp

Các khu công nghiệp phát triển dưới nhiều hình thức, hoặc xây dựng các cơ sở công nghiệp trên địa bàn, hoặc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, định hướng các ngành để thu hút các cơ sở sần xuất tham gia vào các khu này.

* Vùng lúa giá trị cao và kết hợp nuôi trồng thủy sản

Vùng lúa giá trị cao sẽ là phương án thay đổi cơ cấu nông nghiệp, tạo điều kiện cho việc phát triển chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản

Giữ diện tích để đảm bảo tham gia an ninh lương thực quốc gia, đồng thời hướng mạnh vào sản xuất lúa hàng hóa có giá trị cao. Cần có qui hoạch và bố trí các vùng chuyên lúa để thu lợi nhuận cao hơn để tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.

* Một số khu du lịch chính:

Ngoài việc đầu tư mở rộng khu du lịch Truờng An làm trung tâm nghỉ dưỡng, giai trí và ẩm thực cần chuẩn bị qui hoạch một số khu mới lạ:

Khu du lịch An Bình (Long Hồ), Khu du lịch Đồng Phú (Long Hồ), Khu du lịch Quới Thiện (Vũng Liêm), Khu du lịch Lục Sỹ Thành (Trà Ôn), Khu du lịch Mỹ Hòa (Bình Minh).

c) Qui hoạch dân cư.

-  Xây dựng mô hình ở phù hợp với tình hình của vùng đồng bằng sông Cửu Long.

-  Qui hoạch các trung tâm văn hóa, giáo dục, đào tạo, thương mại dịch vụ gắn với qui hoạch dân cư.

-  Đẩy mạnh xây dựng các công trình phúc lợi, quan tâm đến các lĩnh vực văn hóa - xã hội và trật tự - an ninh nhân dân, thực hiện công bằng và văn minh trong cộng đồng.

4. Các chương trình phát triển kinh tế xã hội ưu tiên:

Chương trình phát triển toàn diện nông nghiệp và nông thôn

Chương trình phát triển mạng lưới đô thị và xây dựng kết cấu hạ tầng sản xuất.

Chương trình phát triển du lịch - dịch vụ tổng hợp

Chương trình phát triển công nghiệp

Chương trình ứng dụng công nghệ thông tin và đổi mới công nghệ.

Chương trình phát triển đồng bộ về nguồn lực - văn hóa - giáo dục - y tế - thể thao.

Chương trình thu hút vốn đẩu tư phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn.

5. Các giải pháp:

Bản rà soát đã đưa ra hệ thống các giải pháp về phát triển thị trường, tạo vốn, phát triển khoa học công nghệ, nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường... Ngoài những giải pháp khái quát cần chu y đề xuất về một số giải pháp cụ thể sau:

+ Xây dựng trung tâm thông tin của tỉnh có nhiệm vụ khai thác, xử lý, tổng hợp nguồn thông tin qua INTERNET phục vụ các nhu cầu thiết thực về quản lý phát triển thị trường, phát triển sản xuất và các nhu cầu khác của tỉnh. Trung tâm này cũng có nhiệm vụ nắm bắt các nhu cầu về khoa học công nghệ phục vụ sản xuất dịch vụ của tỉnh và tìm hiểu các nguồn cung ứng để làm tư vấn cho các doanh nghiệp, hộ gia đình cũng như các cơ quan có nhu cầu.

+ Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thương mại và sản xuất. Hình thành trung tâm phát triển công nghệ thông tin, bước đầu đẩy mạnh xây dựng việc áp dụng công nghệ thông tin mang tính nội dung sau đó khi xuất hiện nhu cầu thì phát triển công nghệ phần mềm của tỉnh.

+ Đẩy mạnh hình thức liên kết kinh tế dưới các hình thức đa dạng khác nhau, liên kết giữa các hộ gia đình với nhau, hộ gia đình với xí nghiệp, các xí nghiệp với tổng công ty, giữa tỉnh và các tỉnh khác... tạo ra sản phẩm hàng hóa lớn. Có thể hình thành những trung tâm xúc tiến quá trình liên kết này nhằm tạo ra sự gắn kết thực sự giữa khâu sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và thị trường.

+ Xây dựng trung tâm đào tạo nghề bậc cao nhằm cung cấp nhu cầu xuất khẩu lao động, nhu cầu các khu công nghiệp, nhu cầu lao động của tỉnh Vĩnh Long, vùng đồng bằng sông cửu Long và cả nước.

+ Hình thành các liên kết đào tạo, nghiên cứu khoa học công nghệ với các trường Đại học ở thành phố Cần Thơ và thành phố Hồ Chí Minh nhằm giải quyết các nhu cầu nhân lực chất lượng cao và nhu cầu đưa tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất của tỉnh

Điều 2: Giao Ủy ban nhân dân tỉnh có văn bản trình Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2001 - 2010.

Sau khi chính phủ phê duyệt, quá trình triển khai thực hiện có những biến động lớn vượt quá điều chỉnh quy hoạch, Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét trong kỳ họp gần nhất.

Điều 3: Giao Thường trực hội đồng nhân dân, Các Ban của hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tăng cường trách nhiệm, giám sát quá trình chỉ đạo thực hiện điều chỉnh quy hoạch tổng thể này.

Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Long khoá VI, kỳ họp lần thứ 8 thông qua ngày 09 tháng 01 năm 2003./.

Chủ tịch

(Đã ký)

 

Nguyễn Văn Quân

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.