• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 01/11/1991
  • Ngày hết hiệu lực: 01/07/2000
BỘ TÀI CHÍNH-BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ BƯU ĐIỆN
Số: 224/TTLB
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Vĩnh Long, ngày 25 tháng 11 năm 1991

THÔNG TƯ

CỦA LIÊN BỘ TÀI CHÍNH - GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ BƯU ĐIỆN
SỐ 224/TT-LB NGÀY 25 THÁNG 11 NĂM 1991 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 158/C T NGÀY 18-05-1991 CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG VỀ THU CÁC PHÍ "CẤP VÀ BẢO VỆ TẦN SỐ VTĐ"

Thi hành Quyết định số 158/CT ngày 18-05-1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng vè thu các phí "Cấp và bảo vệ tần số VTĐ", Liên Bộ Tài chính - Giao thông vận tải và Bưu điện hướng dẫn thực hiện như sau:

 

I- MỤC ĐÍCH THU CÁC PHÍ "CẤP VÀ BẢO VỆ TẦN SỐ VTĐ"

Tần số VTĐ là tài nguyên của quốc gia, giữ vị trí ngày càng quan trọng trong việc phục vụ sự phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm an ninh và củng cố quốc phòng ở nước ta, song là nguồn tài nguyên có hạn nên phải được khai thác, sử dụng hợp lý, có hiệu quả và phải được quản lý kiểm tra chặt chẽ.

nước ta, tổ chức quản lý và kiểm soát tần số vô tuyến điện đã có từ lâu, nhưng do chế độ bao cấp kéo dài, nhà nước ta chưa có quy định cụ thể về việc thu phí sử dụng tần số như các nước đã làm. Điều đó đã ảnh hưởng lớn đến việc khai thác và sử dụng tần số ở nước ta.

Việc thu các phí "Cấp và bảo vệ tần số VTĐ" theo Quyết định số 158/ CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nhằm tăng cường công tác nghiên cứu, khai thác và quản lý tần số để việc sử dụng tần số hợp lý và có hiệu quả cao. Thu các phí này là nguồn thu của Ngân sách nhà nước, được dùng chủ yếu để chi cho công tác nghiên cứu, quản lý và kiểm soát tần số VTĐ.

 

II- ĐỐI TƯỢNG THU VÀ MIỄN, GIẢM THU CÁC PHÍ
"CẤP VÀ BẢO VỆ TẦN SỐ VTĐ"

 

Đối tượng thu các phí "Cấp và bảo vệ tần số VTĐ" đã được quy định tại điểm b, điều 1 Quyết định 158/ CT - Liên Bộ Tài chính - Giao thông vận tải và Bưu điẹn hướng dẫn cụ thể như sau:

1- Đối tượng thu: Tất cả các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đóng tại Việt Nam có sử dụng máy phát và tần số vô tuyến điện đều phải nộp các phí "Cấp và bảo vệ tần số VTĐ" quy định tại Thông tư này, kể cả các đơn vị chuyên làm kinh tế của Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ và các đơn vị thông tin liên lạc của Bộ Ngoại giao, trừ quy định tại điểm 3 dưới đây:

Riêng đối với các Đại sứ quán, Lãnh sự quán, Đại diện các tổ chức quốc tế tại Việt Nam được hưởng quy chế ngoại giao, nay tạm thời chưa thu các phí kể trên.

2- Đối tượng giảm thu 50%: Các đối tượng sau đây được giảm 50% mức thu các phí "Cấp và bảo vệ tần số VTĐ":

- Các đài phát vô tuyến điện hoạt động theo mùa ở các điểm trên các triền sông để báo mức nước sông và dự báo lũ lụt.

- Các đài phát sóng, phát thanh và truyền hình.

- Các đài phát vô tuyến điện của ngành Bưu điện phục vụ thông tin liên lạc các tỉnh biên giới phía Bắc và Tây Nam, các tỉnh Sơn La, Yên Bái, Tuyên Quang, Bắc Thái, Gia Lai, Kon Tum, Đăk Lăk, Lâm Đồng.

- Các đài phát vô tuyến điện nghiệp dư của các trường học để phục vụ giảng dạy và học tập.

3- Đối tượng miễn thu: Các đối tượng sau đây được miễn thu các phí "Cấp và bảo vệ tần số VTĐ":

- Các đài phát vô tuyến điện phục vụ an ninh, quốc phòng.

- Các đài phát vô tuyến điện phục vụ đột xuất chống lụt bão và các thiên tai khác.

- Các đài phát vô tuyến điện phục vụ các hoạt động từ thiện.

- Các đài phát vô tuyến điện thuộc hệ đặc biệt phục vụ sự chỉ đạo của Trung ương và Chính phủ.

 

III- CÁC KHOẢN THU, MỨC THU VÀ TỔ CHỨC THU CÁC PHÍ "CẤP VÀ BẢO VỆ TẦN SỐ VTĐ"

 

1- Nguyên tắc xác định mức thu:

a) Chỉ quy định hai mức thu: Mức thu đối với tổ chức, cá nhân trong nước và mức thu đối với tổ chức và cá nhân nước ngoài căn cứ vào công suất của máy phát và thời gian sử dụng.

Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài, thu bằng ngoại tệ (đôla Mỹ) theo mức tương đương với mức trung bình cuả các nước Đông Nam Á. Đối với tổ chức, cá nhân trong nước, mức thu thấp hơn, sau này có điều kiện sẽ điều chỉnh dần.

b) Các mức thu sẽ tăng hoặc giảm khi chỉ số giá do nhà nước thông báo tăng hoặc giảm từ 20% trở lên, do Liên bộ Tài chính - Giao thông Vận tải và Bưu điện quy định.

2- Khoản thu:

Có các khoản thu phí "Cấp và bảo vệ tần số VTĐ" sau đây:

a) Phí cấp giấy phép sử dụng máy phát và tần số vô tuyến điện (khảo sát tổ chức mạng, kiểm tra máy, nghiên cứu, ấn định tần số và các việc khác cho mỗi lần đăng ký): thu một lần khi cấp giấy phép.

Mỗi lần gia hạn giấy phép (khi giấy phép cũ đã hết hạn):

Nếu không thay đổi gì trong nội dung giấy phép: thu bằng 20% mức cấp giấy phép lần đầu.

- Nếu có thay đổi trong nội dung giấy phép: phải đăng ký lại để cấp giấy phép mới và thu như khi cấp lần đầu.

b) Phí bảo vệ tần số (kiểm soát, bảo vệ tần số được ấn định hoạt động bình thường, chống can nhiễu): thu hằng năm (theo thời gian 12 tháng) cho mỗi máy phát và tần số sử dụng, kể từ ngày cấp giấy phép.

c) Phí kiểm tra kỹ thuật cho phép nhập thiét bị thu phát vô tuyến điện: thu một lần khi kiểm tra.

d) Phí cấp bằng vô tuyến điện viên Hàng hải, Hàng không: Thu một lần khi cấp bằng (hoặc đổi bằng).

3- Mức thu

 

Số TT

Khoản thu

Mức thu

   

Trong nước

Nước ngoài

1

2

3

4

1

Phí cấp giấy phép:

   
 

- Máy phát VTD dùng trong các nghiệp vụ (trừ VTD nghiệp dư)


250.000đ


150 USD

 

- Trạm mặt đất ( thông tin qua vệ tinh)

500.000đ

300 USD

 

- Máy phát VTD nghiệp dư (Phí cấp giấy phép gia hạn bằng 20% mức thu trên)


100.000đ


50 USD

2

Phí bảo vệ tần số

   
 

a) Máy phát vô tuyến điện dùng trong các nghiệp vụ (trừ VTĐ nghiệp dư)

   
 

- Công suất đến 1W (một máy phát/một tần số phát)


50.000đ


30USD

 

- Công suất trên 1W đến 5W (một máy phát/một tần số phát)


100.000đ


50USD

 

- Công suất trên 5 W đến 50W (một máy phát/một tần số phát)


250.000đ


150USD

 

- Công suất trên 50W đến 300W (một máy phát/một tần số phát)


350.000đ


200USD

 

- Công suất trên 300W đến 2000W (một máy phát/một tần số phát)


400.000đ


250USD

 

- Công suất trên 200W (một máy phát/một tần số phát)


500.000đ


300USD

 

b) Máy phát vô tuyến điện nghiệp dư

   
 

- Dùng dưới 6 tháng

50.000đ

30 USD

 

- Dùng từ 6 tháng đến 01 năm

100.000đ

50USD

 

c) Trạm mặt đất (thông tin qua vệ tinh)

-Công suất 1000W một tần số phát

- Công suất trên 1000W

500.000 đ

 

600.000đ

300USD

 

350USD

3

Phí thử tần số (một TS cho mọi công suất phát tối đa 30 ngày)


50.000đ


30USD

4

Phí kiểm tra kỹ thuật (nhập máy VTĐ cho một loại thiết bị)


100.000đ


50.USD

5

Phí cấp bằng vô tuyến điện viên (hoặc đổi bằng)

20.000đ

 

 

4- Tổ chức thu:

Trung tâm quốc gia kiểm soát tần số VTĐ là cơ quan đượcgiao trực tiếp thu các phí cấp và bảo vệ tần số vô tuyến điện, quyết toán với ngân sách về loại thu này.

Trường hợp Bưu điện tỉnh, thành phố được phân cấp "Cấp giấy phép và quản lý tần số" tại địa phương thì Trung tâm QGKS tần số ký hợp đồng uỷ nhiệm để Bưu điện tỉnh thành phố thu phí cấp và bảo vệ tần số tại địa phương nhưng vẫn chịu trách nhiệm trước nhà nước về số thu này, Bưu điện tỉnh thành phố được trích từ 5% đến 10% số thu để chi phí nếu được uỷ nhiệm quản lý va thu phí tần số ở địa phương. Mức trích cụ thể đối với từng Bưu điện tỉnh, thành phố được xác định trong hợp đồng trách nhiệm với trung tâm QGKSTS trên cơ sở số lượng máy phát và tần số phải quản lý.

 

IV- QUẢN LÝ, HẠCH TOÀN VÀ BÁO CÁO QUYẾT TOÁN

 

1- Trung tâm quốc gia kiểm soát tần số vô tuyến điện lập dự toán thu chi hàng năm về thu các phí cấp và bảo vệ tần số vô tuyến điện. Dự toán thu căn cứ vào sốmáy phát, số tần số vô tuyến điện cho phép sử dụng v.v... và mức thu quy định ở trên; dự toán chi theo quy định hiện hành của Nhà nước và hướng dẫn của Bộ Giao thông Vận tải Bưu điện, sau khi đã có sự thoả thuận của Bộ Tài chính. Dự toán thu, chi các phí cấp và bảo vệ tần số vô tuyến điện hàng năm phải được Bộ Giao thông Vận tải Bưu điện và Bộ Tài chính duyệt.

2- Tiền thu các phí cấp và bảo vệ tần số vô tuyến điện (gồm thu trực tiếp và Bưu điện tỉnh thu hộ chuyển về), Trung tâm quốc gia kiểm soát tần số phải gửi vào Ngân hàng hoặc kho bạc nhà nước. Mọi chi tiêu cho công tác bảo vệ kiểm soát và quản lý tần số vô tuyến điện phải rút từ ngân hàng hoặc kho bạc nhà nước và phải thực hiện các quy định về tiền mặt và thanh toán của ngân hàng hoặc kho bạc nhà nước.

3- Ân phẩm dùng để thu các phí cấp và bảo vệ tần số vô tuyến điện thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính. Trường hợp giao cho Bưu điện tỉnh thu hộ, Trung tâm quốc gia kiểm soát tần số phải cung cấp ấn phẩm thu thống nhất.

4- a) Các tổ chức cơ quan hành chính sự nghiệp nộp phí "Cấp và bảo vệ tần số vô tuyến điện" hạch toán vào khoản chi ngân sách. Đơn vị sản xuất kinh doanh nộp khoản phí này, hạch toán vào giá thành hoặc phí lưu thông.

b) Bưu điện tỉnh thành phố thu hộ phí cấp và bảo vệ tần số hạch toán vào tài khoản "phải thu phải trả"; tiền trích và chi theo tỷ lệ thu hạch toán vào thu nhập và chi khác.

c) Trung tâm quốc gia kiểm soát tần số vô tuyến điện hạch toán và báo cáo quyết toán thu chi các phí cấp và bảo vệ tần số theo quy định đối với đơn vị sự nghiệp có thu.

 

V- KHEN THƯỞNG VÀ XỬ PHẠT

1- Khen thưởng:

Các tổ chức và cá nhân có thành tích trong việc thực hiện pháp luật của nhà nước về quản lý tần số vô tuyến điện và có công phát hiện các vi phạm trong việc sử dụng máy phát và tần số vô tuyến điện thì được khen thưởng theo chế độ chung của nhà nước và quy định của thông tư này.

2- Xử phạt:

Tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về quản lý tần số vô tuyến điện thì bị xử phát như sau:

a) Phạt vi phạm hành chính:

Được phép cảu Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Liên Bộ TC_GTVTBĐ quy định phạt vi phạm hành chính trong việc sử dụng máy phát và tần số vô tuyến điện như sau:

- Sử dụng máy phát và tần số vô tuyến điện không có giấy phép của Bộ Giao thông vận tải và Bưu điện (hoặc đơn vị được uỷ quyền hợp pháp): Phạt 1.000.000đ trên một máy (đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài phát 1.000USD) và truy thu các phí tính theo thời gian số máy phát và tần số đã sử dụng. Niêm phong máy và yêu cầu làm thủ tục đăng ký.

- Sử dụng máy phát và tần số vô tuyến điện không đúng quy định trong giấy phép: Phạt 500.000đ (đối với tổ chức cá nhân nước ngoài phạt 500USD) và truy thu các phí đối với máy phát và tần số đã sử dụng (nếu có vi phạmn).

- Không nộp theo quy định của Thông tư này: tuỳ theo mức độ vi phạm để phạt nhưng không quá 3 lần số phí phải nộp.

TTQGKSTSVTĐ có trách nhiệm phối hợp với Bưu điện các tỉnh, thành phố, cơ quan an ninh và các cơ quan có liên quan khác kiểm tra, phát hiện và xử lý các vi phạm theo quy chế hiện hành.

Tiền thu phát nói trên được nộp vào Ngân sách nhà nước sau khi trích 15% để thưởng cho các đơn vị, cá nhân phát hiện vi phạm.

b) Trường hợp dây dưa và chậm nộp phí tần số còn bị phạt về dây dưa chậm nộp theo quy định của Bộ Tài chính.

c) Nếu phạm pháp hình sự thì bị truy tố theo pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

d) Cán bộ, nhân viên được giao nhiệm vụ quản lý và kiểm soát tần số vô tuyến điện, nếu do thiếu trách nhiệm hoặc lợi dụng chức vụ, nghề nghiệp mà vi phạm pháp luật, gây cản trở hoặc thiệt hại đến công tác quản lý, kiểm soát tần số vô tuyến điện và xử lý can nhiễu, thì tuỳ theo mức độ vi phạm, bị xử lý phạt hành chính về chế độ trách nhệm hoặc bị truy tố trước pháp luật.

 

VI- ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

Thông tư này được thi hành từ ngày 1-11-1991. Những quy định trước đây trái với QĐ 158/CT và với Thông tư này đều bị bãi bỏ.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, cần phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính và Bộ Giao thông vận tải và Bưu điện để được hướng dẫn giải quyết.

Đang cập nhật Bộ Tài chính

Đang cập nhật Bộ Giao thông vận tải và Bưu điện

(Đã ký)

(Đã ký)

  

Lê Khả

Phạm Văn Trọng

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.