• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 04/01/2002
  • Ngày hết hiệu lực: 02/12/2013
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Số: 193/2001/QĐ-TTg
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Vĩnh Long, ngày 20 tháng 12 năm 2001

QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Về việc ban hành Quy chế thành lập, tổ chức

và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệpnhỏ và vừa.

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992,

Căn cứNghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23 tháng 11 năm 2001 của Chính phủ về trợgiúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Banhành kèm theo Quyết định này bản Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động củaQuỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Điều 2.Bộ trưởng Bộ Tài chính chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Quyết định này.

Điều 3.Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.

CácBộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủtịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổng giám đốcQuỹ hỗ trợ phát triển chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

QUY CHẾ thành lập, tổ chức và hoạt

động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ vàvừa

(Ban hành kèm theo Quyết định

số 193/2001/QĐ-TTg ngày 20/12/2001 của Thủ tướngChính phủ).

 

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.Quy chế này quy định việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tíndụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương(sau đây gọi tắt là Quỹ bảo lãnh tín dụng).

Quỹbảo lãnh tín dụng do Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ươngthành lập và quản lý để cấp bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Điều 2.Quỹ bảo lãnh tín dụng là một tổ chức tài chính hoạt động không vì mục tiêu lợinhuận, đảm bảo hoàn vốn và bù đắp chi phí. Quỹ bảo lãnh tín dụng có tư cáchpháp nhân, có vốn điều lệ, có bảng cân đối, có con dấu riêng, được mở tài khoảntại Kho bạc nhà nước, các ngân hàng thương mại trong nước.

Quỹbảo lãnh tín dụng được miễn nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước đốivới hoạt động bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Điều 3.Vốn hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng được hình thành từ các nguồn sau:

1.Vốn điều lệ bao gồm:

a)Vốn cấp của ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc rung ương, tối đa không quá30% vốn điều lệ tối thiểu quy định tại Điều 4 Quy chế này;

b)Vốn góp của các tổ chức tín dụng;

c)Vốn góp của các doanh nghiệp;

d)Vốn góp của các hiệp hội ngành nghề, các tổ chức đại diện và hỗ trợ cho cácdoanh nghiệp nhỏ và vừa.

2.Vốn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân (bao gồm cả vốn hỗ trợ phát triểnchính thức ODA) trong và ngoài nước cho mục tiêu phát triển các doanh nghiệpnhỏ và vừa, các hợp tác xã, các chương trình phát triển nông, lâm, ngư nghiệp.

3.Vốn bổ sung từ kết quả hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng theo quy định.

Chương II

THÀNH LẬP QUỸ BẢO LÃNH TÍNDỤNG

Điều 4.Điều kiện để được thành lập.

1. Có đủmức vốn điều lệ tối thiểu 30 tỷ đồng.

2.Danh sách dự kiến Hội đồng quản lý, Ban kiểm soát và Ban điều hành gồm những ngườicó đầy đủ năng lực hành vi dân sự và trình độ chuyên môn phù hợp với yêu cầuhoạt động Quỹ bảo lãnh tín dụng.

3.Có dự thảo Điều lệ, phương án tổ chức và hoạt động Quỹ bảo lãnh tín dụng phùhợp với quy định của Quy chế này và các quy định khác của pháp luật.

Điều 5.Trình tự thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng.

1.Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nhu cầu thành lập Quỹ bảo lãnh tíndụng phải lập đề án do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

2.Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, quyếtđịnh thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng tại địa phương mình bảo đảm đủ các điềukiện quy định tại Điều 4 của Quy chế này.

3.Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố có trách nhiệm báo cáo việc thành lậpQuỹ bảo lãnh tín dụng gửi Bộ Tài chính để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Điều 6.Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng do Chủ tịch Uỷ ban nhândân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt và phải có đủ những nộidung chủ yếu sau:

1.Tên và nơi đặt trụ sở chính.

2.Nội dung và phạm vi hoạt động.

3.Thời hạn hoạt động.

4.Vốn điều lệ, danh sách và mức góp vốn của các tổ chức tham gia Quỹ bảo lãnh tíndụng.

5.Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản lý, Ban kiểm soát và Ban điều hành Quỹbảo lãnh tín dụng theo quy định tại các Điều 10, 11, 12 và 13 Quy chế này.

6.Nguyên tắc quản lý tài chính đối với Quỹ bảo lãnh tín dụng.

7.Thủ tục sửa đổi Điều lệ Quỹ bảo lãnh tín dụng.

8.Quan hệ giữa Quỹ bảo lãnh tín dụng với các cơ quan quản lý nhà nước, các tổchức tín dụng và khách hàng.

9.Xử lý tranh chấp, giải thể đối với Quỹ bảo lãnh tín dụng.

Điều 7. Chậmnhất trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh,thành phố ra quyết định thành lập, Quỹ bảo lãnh tín dụng phải hoạt động.

Chương III

CƠ CẤU TỔ CHỨC, QUẢN LÝ VÀ ĐIỀU HÀNH QUỸ BẢO LÃNH TÍNDỤNG

Điều 8.Bộ máy quản lý và điều hành của Quỹ bảo lãnh tín dụng gồm có: Hội đồng quản lý,Ban kiểm soát thuộc Hội đồng quản lý và Ban điều hành.

Việcbổ nhiệm và miễn nhiệm, khen thưởng và kỷ luật thành viên của Hội đồng quản lý,Giám đốc và các Phó Giám đốc của Quỹ bảo lãnh tín dụng do Chủ tịch Uỷ ban nhândân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định.

Điều 9. Hội đồng quản lý Quỹ bảo lãnh tín dụng có 2 thành viên chuyên tráchlà Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý, các thành viên bán chuyên tráchlà đại diện có thẩm quyền của Sở Tài chính - Vật giá; Sở Kế hoạch và Đầu tư;Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước và đại diện các tổ chức tham gia góp vốn vào Quỹbảo lãnh tín dụng.

Điều 10.Hội đồng quản lý Quỹ bảo lãnh tín dụng có nhiệm vụ và quyền hạn sau:

1.Trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt,bổ sung, sửa đổi Điều lệ, cơ chế hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng.

2.Thông qua phương hướng hoạt động, kế hoạch tài chính và báo cáo quyết toán củaQuỹ bảo lãnh tín dụng.

3.Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều lệ Quỹ bảo lãnh tíndụng.

4.Giám sát, kiểm tra các hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng theo Điều lệ và cácquyết định của Hội đồng quản lý Quỹ.

5.Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật thành viên Ban kiểm soát.

6.Xem xét báo cáo của Ban kiểm soát, giải quyết các khiếu nại theo quy định. Đượcsử dụng con dấu của Quỹ bảo lãnh tín dụng trong việc thực hiện nhiệm vụ vàquyền hạn của Hội đồng.

Điều 11.Chế độ làm việc của Hội đồng quản lý theo quy định của pháp luật và Điều lệ Quỹbảo lãnh tín dụng. Phương tiện làm việc và kinh phí hoạt động của Hội đồng quảnlý được tính vào chi phí hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng.

Điều 12. Bankiểm soát chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản lý kiểm soát toàn bộ hoạt độngcủa Quỹ bảo lãnh tín dụng.

Bankiểm soát Quỹ bảo lãnh tín dụng có tối đa 3 thành viên, trong đó có Trưởng banvà 1 thành viên chuyên trách. Thành viên Ban kiểm soát phải có trình độ chuyênmôn và đạo đức nghề nghiệp.

Bankiểm soát có nhiệm vụ và quyền hạn sau:

1.Kiểm tra, giám sát việc chấp hành chủ trương, chính sách, chế độ thể lệ nghiệpvụ trong hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt độngcủa Quỹ, đảm bảo an toàn tài sản nhà nước, tài sản của Quỹ, báo cáo với Hộiđồng quản lý Quỹ kết quả kiểm tra, giám sát và kiến nghị các biện pháp xử lý.

2.Tiến hành công việc một cách độc lập theo chương trình đã được Hội đồng quản lýQuỹ thông qua.

3.Có trách nhiệm trình bày báo cáo, kiến nghị của mình về kết quả kiểm soát, báocáo thẩm định về quyết toán tài chính tại các cuộc họp Hội đồng quản lý Quỹ bảolãnh tín dụng nhưng không được biểu quyết.

4.Xem xét trình Hội đồng quản lý Quỹ giải quyết các khiếu nại của tổ chức, cánhân có quan hệ với Quỹ bảo lãnh tín dụng.

Điều 13.Ban điều hành Quỹ bảo lãnh tín dụng gồm Giám đốc, các Phó Giám đốc và một sốcán bộ chuyên môn giúp việc.

Giámđốc là đại diện pháp nhân của Quỹ bảo lãnh tín dụng, chịu trách nhiệm trước Hộiđồng quản lý và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng.Nhiệm vụ và quyền hạn của Giám đốc Quỹ bảo lãnh tín dụng thực hiện theo Điều lệQuỹ.

Việcđiều hành tác nghiệp của Quỹ bảo lãnh tín dụng được ủy thác cho Quỹ hỗ trợ pháttriển thực hiện theo hợp đồng ủy thác. Quỹ hỗ trợ phát triển được hưởng phídịch vụ.

Chương IV

NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ BẢO LÃNH TÍN DỤNG

Điều 14. Quỹbảo lãnh tín dụng cấp bảo lãnh tín dụng cho các khách hàng là những đối tượngsau:

1.Các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được xếp vào loại doanh nghiệpnhỏ và vừa theo quy định của pháp luật.

2.Các hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã.

3.Các hộ gia đình kinh doanh cá thể theo quy định tại Nghị định số 02/2000/NĐ-CPngày 03 tháng 2 năm 2000 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh.

4.Các chủ trang trại, các hộ nông dân, ngư dân... thực hiện dự án nuôi thủy sản,đánh bắt xa bờ, trồng cây công nghiệp, chăn nuôi...

Điều 15.Điều kiện được bảo lãnh tín dụng.

1.Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh khả thi, có khả năng hoàn trảvốn vay.

2.Có tổng giá trị tài sản thế chấp, cầm cố tại tổ chức tín dụng theo quy định củapháp luật tối thiểu bằng 30% giá trị khoản vay.

3.Không có các khoản nợ đọng thuế, nợ quá hạn tại các tổ chức tín dụng hoặc tổchức kinh tế khác.

Điều 16.Mức bảo lãnh tín dụng.

1.Quỹ bảo lãnh tín dụng chỉ cấp bảo lãnh tín dụng tối đa bằng 30% phần chênh lệchgiữa giá trị khoản vay và giá trị tài sản thế chấp, cầm cố của khách hàng tạitổ chức tín dụng.

2.Mức bảo lãnh tín dụng tối đa cho một khách hàng không vượt quá 15% vốn chủ sởhữu của Quỹ bảo lãnh tín dụng.

Điều 17.Thời hạn bảo lãnh tín dụng.

Thờihạn bảo lãnh tín dụng được xác định phù hợp với thời hạn vay vốn đã thỏa thuậngiữa khách hàng và tổ chức tín dụng.

Điều 18.Phí bảo lãnh tín dụng.

Phíbảo lãnh tín dụng bao gồm:

Phíthẩm định hồ sơ bảo lãnh tín dụng bằng 50.000 đồng cho một đơn xin cấp bảo lãnhtín dụng và được nộp cho Quỹ bảo lãnh tín dụng cùng với hồ sơ xin bảo lãnh tíndụng.

Phíbảo lãnh tín dụng bằng 0,8%/năm tính trên số tiền được bảo lãnh tín dụng. Thờihạn thu phí bảo lãnh được ghi trong hợp đồng bảo lãnh theo thỏa thuận giữa Quỹbảo lãnh tín dụng và khách hàng, phù hợp với thời hạn bảo lãnh tín dụng.

Điều 19. Hồ sơ xin bảo lãnh tín dụng.

1.Đơn xin bảo lãnh tín dụng của khách hàng.

2.Các văn bản, tài liệu chứng minh khách hàng có đủ các điều kiện được bảo lãnhtín dụng theo quy định tại Điều 15 Quy chế này.

Điều 20.Thẩm định hồ sơ và quyết định bảo lãnh tín dụng.

1.Quỹ bảo lãnh tín dụng có trách nhiệm thẩm định tính hợp pháp của các tài liệu,tính khả thi, khả năng hoàn trả vốn vay của dự án phát triển sản xuất kinhdoanh do khách hàng gửi đến.

2.Quỹ bảo lãnh tín dụng có trách nhiệm xây dựng quy trình thẩm định tính hiệu quảcủa dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng theo nguyên tắcđảm bảo tính độc lập và phân định rõ ràng trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm liênđới giữa khâu thẩm định và quyết định bảo lãnh tín dụng.

3.Chậm nhất sau 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ xin bảo lãnh tín dụng,Quỹ bảo lãnh tín dụng phải xem xét việc bảo lãnh tín dụng cho khách hàng. Quyếtđịnh bảo lãnh tín dụng cho khách hàng được thực hiện bằng văn bản dưới hìnhthức Hợp đồng bảo lãnh tín dụng giữa Quỹ bảo lãnh tín dụng, tổ chức tín dụng vàkhách hàng. Trường hợp từ chối không bảo lãnh tín dụng, Quỹ bảo lãnh tín dụngphải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do từ chối.

Điều 21.Quyền và nghĩa vụ các bên.

1.Quyền và nghĩa vụ của Quỹ bảo lãnh tín dụng

a)Yêu cầu khách hàng cung cấp các giấy tờ, tài liệu liên quan và chứng minh đủđiều kiện được bảo lãnh tín dụng theo quy định tại Điều 15 Quy chế này.

b)Thực hiện thẩm định phương án tài chính và phương án trả nợ của dự án đầu tư,phương án sản xuất kinh doanh do khách hàng gửi đến.

c)Thu phí bảo lãnh tín dụng theo quy định.

d)Phối hợp với tổ chức tín dụng kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn và hoàntrả nợ của khách hàng.

đ)Thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo cam kết với tổ chức tín dụng và kháchhàng.

e)Có quyền từ chối bảo lãnh tín dụng đối với khách hàng không phải là đối tượnghoặc không đủ điều kiện nêu tại Điều 14 và Điều 15 Quy chế này.

g)Đề nghị tổ chức tín dụng chấm dứt việc cho vay, thu hồi nợ trước hạn khi pháthiện thấy khách hàng có những dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc vi phạm hợp đồngbảo lãnh tín dụng.

h)Cung cấp thông tin và báo cáo định kỳ, đột xuất cho các cơ quan quản lý nhà nướctheo quy định.

2.Quyền và nghĩa vụ của tổ chức tín dụng thực hiện theo quy định của Luật các Tổ chứctín dụng và các văn bản hướng dẫn thi hành.

3.Quyền và nghĩa vụ của người được bảo lãnh.

a)Yêu cầu Quỹ bảo lãnh tín dụng thực hiện các cam kết trong hợp đồng bảo lãnh tíndụng.

b)Cung cấp đầy đủ các thông tin và tài liệu liên quan đến việc cấp bảo lãnh theoyêu cầu của Quỹ bảo lãnh tín dụng, tổ chức tín dụng và chịu trách nhiệm về tínhchính xác, hợp pháp của các thông tin và tài liệu này.

c)Chịu sự kiểm tra, giám sát của Quỹ bảo lãnh tín dụng và tổ chức tín dụng.

d)Thực hiện đầy đủ các cam kết trong hợp đồng bảo lãnh tín dụng, sử dụng vốn vayđúng mục đích.

đ)Nộp phí bảo lãnh tín dụng cho Quỹ bảo lãnh tín dụng đầy đủ, đúng thời hạn.

e)Phải bồi hoàn đầy đủ cho Quỹ bảo lãnh tín dụng về những khoản nợ, lãi và chiphí phát sinh mà Quỹ bảo lãnh tín dụng đã trả thay.

Điều 22.Bội số bảo lãnh tín dụng.

Bộisố bảo lãnh tín dụng của Quỹ bảo lãnh tín dụng trong 5 năm đầu không vượt quá 5lần so với vốn hoạt động. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định bội số bảo lãnh tíndụng của Quỹ bảo lãnh tín dụng trong những năm kế tiếp.

Điều 23. Thựchiện cam kết bảo lãnh.

1.Khi đến hạn khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ không đầy đủ cho tổ chứctín dụng, sau khi tổ chức tín dụng đã áp dụng mọi biện pháp để thu hồi nợ (baogồm cả giãn nợ, gia hạn nợ) mà khách hàng vẫn không trả được nợ, tổ chức tíndụng phải thông báo bằng văn bản cho Quỹ bảo lãnh tín dụng.

2.Sau khi nhận được thông báo, Quỹ bảo lãnh tín dụng phải tiến hành trả nợ cho tổchức tín dụng thay cho khách hàng theo phần trách nhiệm cam kết bảo lãnh củamình.

Điều 24.Nhận nợ và bồi hoàn bảo lãnh.

Kháchhàng được bảo lãnh có trách nhiệm nhận nợ bắt buộc và hoàn trả Quỹ bảo lãnh tíndụng số tiền Quỹ đã trả thay cho khách hàng được bảo lãnh. Kể từ thời điểm Quỹbảo lãnh tín dụng trả thay cho khách hàng, khách hàng phải chịu lãi suất nợ quáhạn theo quy định của pháp luật trên số tiền Quỹ bảo lãnh tín dụng đã trả thay.

Chương V

TÀI CHÍNH, HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

Điều 25.Quỹ bảo lãnh tín dụng thực hiện chế độ tài chính, mở sổ sách kế toán, ghi chépchứng từ, hạch toán kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo đúng quy địnhcủa pháp luật và hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Nămtài chính của Quỹ bảo lãnh tín dụng từ ngày 01 tháng 1 đến ngày 31 tháng 12 nămdương lịch.

Điều 26. Vốn hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng phải được sử dụng đúng mụcđích, có hiệu quả, đảm bảo an toàn theo các quy định sau:

1.Cấp bảo lãnh tín dụng cho các khách hàng theo quy định tại Quy chế này.

2.Đầu tư mua sắm tài sản cố định phục vụ cho hoạt động Quỹ bảo lãnh tín dụng tốiđa không quá 7% vốn điều lệ của Quỹ.

3.Mở tài khoản tiền gửi tại Kho bạc nhà nước, các tổ chức tín dụng trong nước.

4.Đầu tư mua trái phiếu Chính phủ.

Điều 27. Lương,phụ cấp của cán bộ, nhân viên, thành viên Hội đồng quản lý và Ban kiểm soát Quỹbảo lãnh tín dụng thực hiện theo chế độ Nhà nước quy định đối với doanh nghiệpnhà nước.

Điều 28.Chênh lệch thu chi tài chính hàng năm của Quỹ bảo lãnh tín dụng là số chênhlệch giữa tổng số thu nhập và tổng số chi phí được dùng để trích lập các Quỹsau:

1.Quỹ dự trữ 15% để bổ sung nguồn vốn hoạt động cho Quỹ bảo lãnh tín dụng.

2.Quỹ dự phòng tài chính 10% để bù đắp những rủi ro do nguyên nhân khách quan.

3.Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ 30%

4.Quỹ khen thưởng, phúc lợi, tối đa hai Quỹ bằng 3 tháng lương thực hiện trongnăm.

5.Số còn lại được dùng để chia lãi cho tổ chức tham gia góp vốn vào Quỹ bảo lãnhtín dụng.

Chương VI

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI QUỸ BẢO LÃNH TÍN DỤNG

Điều 29.Bộ Tài chính là cơ quan quản lý nhà nước đối với Quỹ bảo lãnh tín dụng có cácnhiệm vụ sau:

1.Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chế thành lập, tổ chức và hoạtđộng của Quỹ bảo lãnh tín dụng. Trường hợp phát hiện thấy những sai phạm trongquá trình thành lập và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng thì có quyền yêu cầuChủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biện phápchấn chỉnh ngay, bảo đảm thực hiện đúng Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt độngcủa Quỹ, trường hợp vượt thẩm quyền thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.

2.Hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện chế độ tài chính đối với các Quỹ bảo lãnhtín dụng.

3.Phối hợp với Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chứctheo dõi, tổng kết, đánh giá kết quả hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng; xâydựng định hướng phát triển và hoàn thiện văn bản pháp lý về tổ chức và hoạtđộng của loại hình Quỹ này trình Thủ tướng Chính phủ.

Điều 30. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có cácnhiệm vụ sau:

Thànhlập và giải thể các Quỹ bảo lãnh tín dụng theo quy định của pháp luật và Quychế này.

2.Thẩm định các điều kiện và hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động choQuỹ bảo lãnh tín dụng trên địa phương mình.

3.Trực tiếp quản lý, giám sát tình hình hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng tạiđịa phương mình.

4.báo cáo định kỳ hàng quý và đột xuất với Bộ Tài chính về kết quả và tình hìnhhoạt động Quỹ bảo lãnh tín dụng, kiến nghị những giải pháp tháo gỡ khó khăntrong hoạt động Quỹ; kiến nghị bổ sung, sửa đổi cơ chế chính sách cho hoạt độngQuỹ.

Chương VII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 31. CácBộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ,

Chủtịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổng giám đốcQuỹ hỗ trợ phát triển có trách nhiệm thi hành Quy chế này./.

 

KT. THỦ TƯỚNG

Phó Thủ tướng

(Đã ký)

 

Nguyễn Tấn Dũng

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.