• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 20/05/2000
CHÍNH PHỦ
Số: 12/2000/NĐ-CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Vĩnh Phúc, ngày 5 tháng 5 năm 2000

NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ

Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng

ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ

 

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng Bộ Tài chính;

 

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. Nay sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ như sau:

1. Khoản 1, khoản 2 Điều 6 được sửa đổi, bổ sung như sau:

1. Tùy theo tính chất của dự án và quy mô đầu tư, dự án đầu tư trong nước được phân loại thành 3 nhóm: A, B, C để phân cấp quản lý. Đặc trưng của mỗi nhóm được quy định trong Phụ lục, có sửa đổi về mức vốn nhóm A, B ban hành kèm theo Nghị định này.

2. Đối với các dự án nhóm A gồm nhiều dự án thành phần hoặc tiểu dự án, trong đó nếu từng dự án thành phần hoặc tiểu dự án có thể độc lập vận hành, khai thác và thực hiện theo phân kỳ đầu tư được ghi trong văn bản phê duyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì mỗi dự án thành phần hoặc tiểu dự án được thực hiện giai đoạn chuẩn bị đầu tư, từ khâu lập, trình duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi và quản lý quá trình thực hiện đầu tư như một dự án đầu tư độc lập.

2. Điểm c khoản 2 Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:

c) Chủ trì cùng với Bộ, ngành, địa phương thẩm định thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán các dự án đầu tư và xây dựng thuộc nhóm A để cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trừ các dự án nhóm A thuộc các Bộ, ngành có xây dựng chuyên ngành thực hiện theo quy định tại khoản 12 Điều 1 của Nghị định này.

Thống nhất quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, theo dõi, kiểm tra, phát hiện và kiến nghị xử lý chất lượng các công trình xây dựng; đặc biệt về chất lượng các công trình xây dựng thuộc các dự án nhóm A.

3. Bổ sung khoản 6; khoản1, khoản 2 Điều 9 được sửa đổi như sau:

1. Vốn để lập các dự án quy hoạch bao gồm vốn điều tra, khảo sát, nghiên cứu, lập và xét duyệt dự án quy hoạch.

2. Vốn để lập các dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng, lãnh thổ, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch chung đô thị và nông thôn, quy hoạch chi tiết các trung tâm đô thị, quy hoạch chi tiết sử dụng đất đai được sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước và được cân đối trong kế hoạch đầu tư hàng năm của Nhà nước.

6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chủ trì tổ chức thẩm định cuối cùng các loại dự án quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành, vùng kinh tế trọng điểm trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

4. Điểm d, đ khoản 1, điểm c khoản 2 Điều 10 được sửa đổi, bổ sung như sau:

d) Vốn thuộc các khoản vay nước ngoài của Chính phủ và các nguồn viện trợ quốc tế dành cho đầu tư phát triển (kể cả vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA) được quản lý thống nhất theo mục b khoản 2 Điều 21 của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước. Cơ quan bố trí các nguồn vốn trên cho các dự án đầu tư phát triển phải bố trí đủ vốn đối ứng trong nước để đảm bảo thực hiện dự án.

Bỏ điểm đ khoản 1.

c) Tổng cục trưởng, Cục trưởng trực thuộc Bộ; Tư lệnh các Quân khu, Quân đoàn, Quân chủng, Bộ đội Biên phòng và tương đương trực thuộc Bộ Quốc Phòng có thể được Bộ trưởng ủy quyền quyết định đầu tư các dự án nhóm C;

5. Điều 11 được sửa đổi như sau:

1. Chủ đầu tư các dự án sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước: chịu trách nhiệm về hiệu quả đầu tư và trả nợ vốn vay đúng hạn; tổ chức cho vay chịu trách nhiệm thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ và cung ứng vốn, giám sát thực hiện vốn vay đúng mục đích và thu hồi vốn vay. Đối với các dự án sử dụng vốn vay nước ngoài do Nhà nước bảo lãnh, chủ đầu tư còn phải thực hiện các cam kết khi vay vốn theo quy định của pháp luật.

2. Thẩm quyền quyết định đầu tư các dự án của doanh nghiệp nhà nước sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh và vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 10 của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ (sau đây gọi tắt là Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng) và khoản 4 Điều 1 Nghị định này.

Hội đồng quản trị các Tổng công ty nhà nước được quyền quyết định đầu tư các dự án nhóm C. Riêng các Tổng công ty Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập (Tổng công ty 91), Hội đồng quản trị của Tổng công ty được quyền quyết định đầu tư các dự án nhóm B, C.

3. Người có thẩm quyền quyết định đầu tư các dự án đã được phân cấp được quyền quyết định các công việc trong quá trình thực hiện dự án theo các quy định của pháp luật.

Tổ chức cho vay vốn theo dõi và kiểm tra thực hiện đầu tư theo quyết định đầu tư và thực hiện quyết toán vốn đầu tư.

6. Điều 12 được sửa đổi như sau:

Thẩm quyền quyết định đầu tư và thực hiện đầu tư đối với các dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước được quy định như sau:

1. Đối với các dự án nhóm A, thẩm quyền quyết định đầu tư và thực hiện đầu tư được áp dụng theo quy định đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước;

2. Đối với các dự án nhóm B,C, doanh nghiệp nhà nước căn cứ vào quy hoạch hoặc kế hoạch phát triển ngành đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt để quyết định đầu tư; nếu dự án có sử dụng đất thì phải được y ban nhân dân cấp có thẩm quyền của địa phương nơi xin đất chấp thuận về địa điểm, diện tích đất của dự án và làm thủ tục giao đất hoặc thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai. Quá trình thực hiện đầu tư do doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm trên cơ sở thực hiện đúng các chế độ chính sách hiện hành của Nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng, quy chế đấu thầu.

Tổ chức quản lý vốn của doanh nghiệp và các tổ chức hỗ trợ vốn cho dự án chịu trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện quyết định đầu tư và thực hiện quyết toán vốn đầu tư.

3. Dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước là các dự án: có sử dụng một phần vốn hỗ trợ từ vốn ngân sách nhà nước hoặc vốn có nguồn gốc từ ngân sách, vốn do doanh nghiệp tự tích luỹ, vốn tín dụng thương mại để đầu tư phát triển; quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính (bù đắp tổn thất tài sản), quỹ phúc lợi (đầu tư các công trình phúc lợi); vốn khấu hao tài sản cố định và các khoản thu của Nhà nước để lại cho doanh nghiệp để đầu tư.

Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với các Bộ liên quan hướng dẫn cụ thể việc quản lý và sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước như vốn khấu hao tài sản cố định thuộc nguồn vốn nhà nước, một phần quỹ đầu tư phát triển, các khoản doanh nghiệp phải nộp ngân sách nhà nước cho phép để lại .

7. Điều 13 được sửa đổi như sau:

1. Các dự án sản xuất kinh doanh của tư nhân, tổ chức kinh tế không phải doanh nghiệp nhà nước, chủ đầu tư tự quyết định đầu tư và chịu trách nhiệm về hiệu quả sản xuất, kinh doanh; thủ tục xin giao đất hoặc thuê đất, thủ tục xin giấy phép xây dựng quy định như sau:

a) Đối với các dự án đầu tư có yêu cầu giao đất hoặc thuê đất thì chủ đầu tư phải có đơn đề nghị kèm theo dự án đầu tư sản xuất kinh doanh đã được chấp nhận trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trình y ban nhân dân cấp có thẩm quyền của địa phương nơi xin đất để được chấp thuận về địa điểm, diện tích đất của dự án và làm thủ tục giao đất hoặc thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

Các dự án đầu tư và xây dựng đã có quyền sử dụng đất đai hợp pháp, nếu không có yêu cầu xin giao đất hoặc thuê đất thì chủ đầu tư không phải làm thủ tục xin giao đất hoặc thuê đất mà chỉ cần xin giấy phép xây dựng.

Tổng cục Địa chính hướng dẫn chi tiết thủ tục xin giao đất hoặc thuê đất.

b) Việc lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền để xin cấp giấy phép xây dựng thực hiện theo quy định của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng.

2. Các dự án của cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế và cơ quan nước ngoài khác đầu tư xây dựng trên đất Việt Nam được quản lý theo hiệp định hoặc thoả thuận đã được ký kết với Chính phủ Việt Nam và chủ đầu tư phải lập hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng theo quy định của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng.

3. Đối với các dự án sử dụng vốn góp của nhiều thành viên, căn cứ vào tỷ lệ vốn góp và đặc điểm của dự án, các thành viên thoả thuận xác định chủ đầu tư, phương thức quản lý, tổ chức điều hành dự án.

8. Điểm b khoản 1 Điều 14 được sửa đổi, bổ sung như sau:

b) Đối với cơ quan hành chính, sự nghiệp thì người có thẩm quyền quyết định đầu tư không kiêm nhiệm chủ đầu tư.

Cơ quan hành chính, sự nghiệp chỉ được làm chủ đầu tư dự án xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của cơ quan mình.

Đối với doanh nghiệp nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập (Tổng công ty 91), Hội đồng quản trị Tổng công ty có thể ủy quyền cho giám đốc các đơn vị thành viên quyết định đầu tư các dự án nhóm C sử dụng nguồn vốn quy định tại khoản 5, khoản 6 Điều 1 của Nghị định này.

9. Điểm a khoản 2 Điều 22 được sửa đổi, bổ sung như sau:

a) Những dự án nhóm A đã được Thủ tướng Chính phủ thông qua báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và cho phép phân ra các dự án thành phần hoặc tiểu dự án thì những dự án thành phần hoặc tiểu dự án đó được lập báo cáo nghiên cứu khả thi, trình duyệt và quản lý dự án như một dự án đầu tư độc lập.

10. Điều 27 được bổ sung khoản 3 như sau:

3. Cơ quan tổ chức thẩm định dự án đầu tư chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thẩm định của mình và trình người có thẩm quyền quyết định đầu tư báo cáo thẩm định, các hồ sơ cần thiết, kèm theo dự thảo quyết định đầu tư.

11. Điều 35 được sửa đổi, bổ sung như sau:

1. Đối với các dự án đầu tư và xây dựng có tính chất sản xuất, kinh doanh, chủ đầu tư chủ trì phối hợp với y ban nhân dân địa phương để thống nhất phương án đền bù, kế hoạch giải phóng mặt bằng, kinh phí, tiến độ và việc thanh quyết toán giải phóng mặt bằng để y ban nhân dân địa phương tổ chức thực hiện việc đền bù, giải phóng mặt bằng xây dựng theo tiến độ và bàn giao mặt bằng xây dựng cho nhà thầu xây dựng.

2. Đối với các dự án đầu tư và xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và các dự án quan trọng quốc gia, y ban nhân dân các cấp chủ trì cùng với chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc đền bù giải phóng mặt bằng và bàn giao mặt bằng theo tiến độ, thành lập khu tái định cư chung và thực hiện việc tái định cư theo chế độ chính sách của Nhà nước và chính sách hỗ trợ của dự án đầu tư.

3. Bộ Quốc phòng chủ trì phối hợp với các địa phương hướng dẫn, quy định rõ các vùng đất còn phải rà phá bom mìn; phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn thực hiện công việc rà phá bom mìn mặt bằng xây dựng.

12. Tiết a, d điểm 3.1 Điều 38 được sửa đổi, bổ sung như sau:

a) Thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán của các dự án nhóm A do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Hội đồng quản trị Tổng công ty nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập (Tổng công ty 91), Chủ tịch y ban nhân dân cấp tỉnh có dự án đầu tư phê duyệt sau khi đã được Bộ Xây dựng chủ trì tổ chức thẩm định. Riêng các công trình xây dựng giao thông thuộc Bộ Giao thông vận tải; công trình xây dựng hầm mỏ, công trình xây dựng công nghiệp thuộc Bộ Công nghiệp; công trình xây dựng thuỷ lợi, nông, lâm nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; công trình xây dựng bưu điện thuộc Tổng cục Bưu điện; công trình di tích thuộc Bộ Văn hoá - Thông tin; công trình quốc phòng, bảo vệ an ninh quốc gia thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, thì các Bộ và các cơ quan đó tự chủ trì tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán để cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Đối với các dự án đầu tư chỉ mua sắm trang thiết bị có những yêu cầu chuyên môn đặc thù, các Bộ, ngành tự thẩm định thiết kế và tổng dự toán để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Cơ quan chủ trì tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thẩm định của mình.

Các Bộ và cơ quan nói trên hướng dẫn cho cấp dưới thực hiện việc thẩm định thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán của các dự án nhóm B,C thuộc ngành mình.

d) Chủ đầu tư được phép phê duyệt thiết kế chi tiết và dự toán các hạng mục công trình phụ (hàng rào, nhà thường trực) và những hạng mục công trình không phải đấu thầu, nhưng không được làm ảnh hưởng đến thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán công trình đã được phê duyệt.

13. Bỏ khoản 4; khoản 5 đổi thành khoản 4 Điều 41.

14. Điều 43 được sửa đổi, bổ sung như sau:

Các dự án có sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước phải thực hiện theo Quy chế đấu thầu.

15. Điểm b khoản 4 Điều 46 được sửa đổi, bổ sung như sau:

b) Sở Xây dựng và các Sở xây dựng chuyên ngành của y ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng các công trình xây dựng thuộc địa phương trên địa bàn tỉnh, thành phố.

16. Điều 63 được sửa đổi như sau:

1. Hình thức tự thực hiện dự án chỉ được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

a) Chủ đầu tư có đủ năng lực hoạt động sản xuất, xây dựng phù hợp với yêu cầu của dự án và dự án sử dụng vốn hợp pháp của chính chủ đầu tư như vốn tự có của doanh nghiệp, vốn tự huy động của tổ chức, cá nhân, trừ vốn vay của các tổ chức tín dụng;

b) Chủ đầu tư có đủ năng lực hoạt động sản xuất, xây dựng phù hợp với yêu cầu của dự án trồng mới, chăm sóc cây trồng hàng năm, nuôi trồng thuỷ sản (thuộc ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, công nghiệp), giống cây trồng vật nuôi, khai hoang xây dựng đồng ruộng, duy tu bảo dưỡng sửa chữa thường xuyên các công trình xây dựng, thiết bị sản xuất.

2. Khi thực hiện hình thức tự thực hiện dự án (tự sản xuất, tự xây dựng), chủ đầu tư phải tổ chức giám sát chặt chẽ việc sản xuất, xây dựng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm, chất lượng công trình xây dựng.

Bộ Xây dựng hướng dẫn chi tiết các hình thức quản lý dự án.

Điều 2. Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3. Bộ Xây dựng chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan chịu trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra việc thi hành Nghị định này.

Điều 4. Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch y ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồng Quản trị các Tổng công ty Nhà nước và các tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

Phụ lục được sửa đổi, bổ sung như sau:

PHỤ LỤC

Phân loại dự án đầu tư

của quy chế quản lý đầu tư và xây dựng

(Ban hành kèm theo Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 05/05/2000 của Chính phủ

về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999)

Các dự án đầu tư (không kể dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài) được phân loại thành 3 nhóm A, B, C theo các quy định sau đây:

Số

TT

Loại dự án đầu tư

Tổng mức

vốn đầu tư

 

I. NHÓM A

 

 

1

Các dự án thuộc phạm vi bảo vệ an ninh, quốc phòng có tính bảo mật quốc gia, có ý nghĩa chính trị - xã hội quan trọng, thành lập và xây dựng hạ tầng khu công nghiệp mới .

 

Không kể

mức vốn

2

Các dự án: sản xuất chất độc hại, chất nổ không phụ thuộc vào quy mô vốn đầu tư.

Không kể

mức vốn

 

3

Các dự án: công nghiệp điện, khai thác dầu khí, chế biến dầu khí, hóa chất, phân bón, chế tạo máy (bao gồm cả mua và đóng tàu, lắp ráp ô tô), xi măng, luyện kim, khai thác, chế biến khoáng sản; các dự án giao thông: cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ.

 

 

Trên 600

tỷ đồng

 

4

Các dự án: thủy lợi, giao thông (khác ở điểm I-3), cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, tin học, hoá dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính viễn thông, BOT trong nước, xây dựng khu nhà ở, đường giao thông nội thị thuộc các khu đô thị đã có quy hoạch chi tiết được duyệt.

 

 

Trên 400

tỷ đồng

 

5

Các dự án: hạ tầng kỹ thuật của khu đô thị mới;

các dự án: công nghiệp nhẹ, sành, sứ, thủy tinh, in; vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, mua sắm thiết bị xây dựng, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, chế biến nông , lâm sản.

 

 

Trên 300

tỷ đồng

6

Các dự án: y tế, văn hóa, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng, kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác.

Trên 200

tỷ đồng

 

II. NHÓM B

 

 

1

Các dự án: công nghiệp điện, dầu khí; hóa chất, phân bón, chế tạo máy (bao gồm cả mua và đóng tầu, lắp ráp ô tô), xi măng, luyện kim, khai thác, chế biến khoáng sản; các dự án giao thông: cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ.

Từ 30 đến

600

tỷ đồng

 

 

2

Các dự án: thủy lợi, giao thông (khác ở điểm II-1), cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, tin học, hoá dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính viễn thông, BOT trong nước, xây dựng khu nhà ở, trường phổ thông, đường giao thông nội thị thuộc các khu đô thị đã có quy hoạch chi tiết được duyệt.

Từ 20 đến

400

tỷ đồng

 

3

Các dự án: hạ tầng kỹ thuật của khu đô thị mới;

các dự án: công nghiệp nhẹ, sành, sứ, thủy tinh, in; vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, thiết bị xây dựng, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, chế biến nông , lâm sản.

Từ 15 đến

300

tỷ đồng

4

Các dự án: y tế, văn hóa, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng, kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác.

Từ 7 đến

200

tỷ đồng

 

III. NHÓM C

 

1

Các dự án: công nghiệp điện, dầu khí, hóa chất, phân bón, chế tạo máy (bao gồm cả mua và đóng mới tàu, lắp ráp ô tô), xi măng, luyện kim, khai thác, chế biến khoáng sản; các dự án giao thông: cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ. Các trường phổ thông nằm trong quy hoạch (không kể mức vốn).

Dưới 30

tỷ đồng

 

 

 

 

2

Các dự án: thủy lợi, giao thông (khác ở điểm III-1), cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện,điện tử, tin học, hoá dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính viễn thông, BOT trong nước, xây dựng khu nhà ở, trường phổ thông, đường giao thông nội thị đã có quy hoạch chi tiết được duyệt.

 

Dưới 20

tỷ đồng

 

3

Các dự án: hạ tầng kỹ thuật của khu đô thị mới;

các dự án: công nghiệp nhẹ, sành, sứ, thủy tinh, in; vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, thiết bị xây dựng, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, chế biến nông , lâm sản.

 

Dưới 15

tỷ đồng

4

Các dự án: y tế, văn hóa, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng, kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác.

Dưới 7

tỷ đồng

 

Ghi chú:

1. Các dự án nhóm A về đường sắt, đường bộ phải được phân đoạn theo chiều dài đường, cấp đường, cầu, theo hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải sau khi thống nhất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

2. Các dự án xây dựng trụ sở, nhà làm việc của cơ quan Nhà nước phải thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

 

 

 

TM. CHÍNH PHỦ

Thủ tướng

(Đã ký)

 

Phan Văn Khải

 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.