STT
|
DVKT/Nhóm DVKT
|
Điều kiện thanh toán
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
1
|
Thăm dò huyết động theo phương pháp PiCCO
|
1. Sốc tim hoặc sốc nhiễm khuẩn, không đáp ứng với từ hai thuốc vận mạch trở lên, không đạt được huyết áp trung bình mục tiêu trên 65mmHg.
2. Hội chẩn có bác sỹ chuyên khoa hồi sức cấp cứu.
|
2
|
Hạ thân nhiệt chỉ huy
|
1. Thực hiện ở bệnh viện hạng đặc biệt và các cơ sở khám, chữa bệnh được Bộ Y tế phê duyệt.
2. Bệnh nhân sau cấp cứu ngừng tuần hoàn thành công, có tái lập tuần hoàn, còn hôn mê, nhưng còn phản xạ đồng tử với ánh sáng.
|
3
|
Lọc máu hấp phụ bằng quả lọc resin
|
a) Ngộ độc: Paraquat, theophyllin, Carmabazepin hoặc thuốc chống trầm cảm ba vòng;
b) Ngộ độc: Valproic acid, disopyramide, meprobamate, phenytoin, phenobarbital, nấm độc, mật cá, nọc ong, nọc rắn hoặc bọ cạp mà các phương pháp điều trị khác không đáp ứng.
|
4
|
Thẩm tách siêu lọc máu (Hemodiafiltration offline: HDF ON - LINE)
|
a) Người bệnh lọc máu chu kỳ: tối đa 02 lần/3 tháng;
b) Cường cận giáp thứ phát: PTH cao gấp 3 lần, Phosphatase kiềm tăng cao gấp 8 lần, Canxi tăng cao hoặc phospho tăng cao không đáp ứng với điều trị thông thường;
c) Hội chứng Amyloidosis có biến chứng.
|
5
|
Thở máy xâm nhập hai phổi độc lập
|
Người bệnh đã được đặt ống nội khí quản hai nòng.
|
6
|
Đặt ống nội khí quản có cửa hút trên bóng chèn (Hi-low EVAC)
|
Người bệnh tiên lượng thở máy trên 5 ngày.
|
7
|
Điều trị rối loạn nhịp tim phức tạp bằng sóng cao tần
|
Nhịp nhanh nhĩ; cuồng nhĩ; nhịp nhanh thất hoặc các rối loạn nhịp tim khác đã điều trị bằng sóng cao tần thông thường thất bại.
|
8
|
Điện não đồ video
|
Người bệnh có cơn động kinh lần đầu hoặc đã được chẩn đoán động kinh nhưng kết quả điện não đồ không rõ ràng hoặc người bệnh động kinh kháng thuốc.
|
9
|
Đo đa ký hô hấp
|
Khi có 2 trên 3 dấu hiệu: ngủ ngáy, buồn ngủ ban ngày quá mức (đánh giá theo bảng kiểm Epworth), cơn ngừng thở được người khác chứng kiến.
|
10
|
Đặt nội khí quản 2 nòng
|
Người bệnh bị ho máu hoặc nghi ngờ ho máu từ một bên phổi.
|
11
|
Đo biến đổi thể tích toàn thân - Body Plethysmography
|
a) Theo dõi bệnh thần kinh: Hội chứng Guillain - Barre, nhược cơ hoặc viêm tủy lan lên;
b) Đánh giá ảnh hưởng của rối loạn trao đổi khí ở bệnh nhân có tổn thương phổi kẽ do Lupus ban đỏ, xơ cứng bì hoặc viêm khớp dạng thấp;
c) Đánh giá hiệu quả các phương pháp điều trị bệnh hô hấp:
- Bệnh nhân COPD, giãn phế quản có giảm oxy máu, tăng CO2 máu hoặc X quang có hình ảnh khí phế thũng;
- Hen phế quản, tổn thương phổi kẽ hoặc xơ phổi: có giảm oxy máu hoặc tăng CO2 máu.
d) Đánh giá ảnh hưởng xạ trị, thuốc, thuốc độc đến đường hô hấp gây tổn thương phổi kẽ, xơ phổi, giãn phế nang, giãn phế quản, tổn thương phổi sau xạ trị khi có kết quả đo chức năng hô hấp hướng tới rối loạn thông khí hạn chế (VC <80%) hoặc có tình trạng giảm nồng độ oxy máu hoặc tăng CO2 máu;
đ) Đánh giá chức năng hô hấp trước phẫu thuật ngực, cắt phổi, ghép phổi và lượng giá kết quả sau phẫu thuật đường hô hấp;
e) Theo dõi rối loạn thông khí hạn chế do biến dạng thành ngực, cột sống.
|
12
|
Nội soi khớp
|
1. Thực hiện tại bệnh viện hạng 2 trở lên có khoa Cơ Xương Khớp hoặc đơn vị điều trị bệnh cơ xương khớp;
|
2. Người thực hiện: Bác sĩ chuyên khoa Cơ Xương Khớp có Chứng chỉ nội soi khớp do cơ sở đào tạo/bệnh viện (được Bộ Y tế phê duyệt) đào tạo và cấp.
|
13
|
Tiêm khớp (khớp/gân/điểm bám gân/cân/cạnh cột sống/ngoài màng cứng)
|
1. Thực hiện tại bệnh viện hạng 2 trở lên có khoa Cơ Xương Khớp hoặc đơn vị điều trị bệnh cơ xương khớp;
|
2. Người thực hiện: bác sĩ chuyên khoa Cơ Xương Khớp có Chứng chỉ tiêm khớp do cơ sở đào tạo/bệnh viện (được Bộ Y tế phê duyệt) đào tạo và cấp;
|
3. Mỗi đợt điều trị tiêm không quá 3 vị trí, mỗi vị trí không quá 1 mũi tiêm và không quá 3 đợt điều trị trong 12 tháng.
|
14
|
Phẫu thuật xử lý vết thương da đầu phức tạp
|
a) Lóc da đầu: mất liên kết giữa da đầu với màng xương sọ trên 5 cm vuông;
b) Lột da đầu: mảng da đầu lột ra khỏi xương sọ trên 5 cm vuông;
c) Vết thương da đầu trên 10 cm, có dập nát hoặc tổn thương cuống mạch.
|
15
|
Phẫu thuật cắt lọc, xử lý vết thương tầng sinh môn phức tạp
|
a) Vết thương tầng sinh môn có dập nát, đứt cơ thắt hoặc vỡ xương chậu;
b) Rách cơ tầng sinh môn tới tận nút thớ trung tâm và cơ thắt hậu môn;
c) Rách qua nút thớ trung tâm tới tận phên trực tràng - âm đạo hoặc âm đạo thông với tạng.
|
16
|
Tắm điều trị bệnh nhân trong hồi sức, cấp cứu bỏng
|
1. Thực hiện tại bệnh viện chuyên khoa bỏng, hoặc bệnh viện hạng I, hạng đặc biệt có chuyên khoa bỏng.
2. Sử dụng hệ thống tắm điều trị, đảm bảo điều kiện tắm vô trùng.
3. Trẻ em có tổng diện tích bỏng từ 10% diện tích cơ thể ở 02 vùng chi thể trở lên; Người lớn có tổng diện tích bỏng từ 20% diện tích cơ thể ở 03 vùng chi thể trở lên. Vùng chi thể xác định theo phương pháp chẩn đoán diện tích bỏng của Lê Thế Trung.
4. Vết bỏng ô nhiễm thanh toán 01 lần/đợt điều trị; vết bỏng nhiễm khuẩn nặng thanh toán tối đa 2 lần/tuần.
|
17
|
Sử dụng oxy cao áp điều trị vết thương mạn tính
|
Khi vết thương không liền sau 6 tuần sau khi đã áp dụng các phương pháp điều trị khác.
|
18
|
Các DVKT phục hồi chức năng.
|
Các DVKT phục hồi chức năng phải do kỹ thuật viên có chứng chỉ Phục hồi chức năng thực hiện đối với các trường hợp sau:
a) Các kỹ thuật tập vận động toàn thân, thanh toán tối đa 02 kỹ thuật/ngày;
b) Các kỹ thuật vận động trị liệu khác, thanh toán tối đa 03 kỹ thuật/ngày;
c) Các kỹ thuật hoạt động trị liệu thanh toán tối đa 02 kỹ thuật/ngày;
d) Các kỹ thuật ngôn ngữ trị liệu thanh toán 01 kỹ thuật/ngày;
đ) Thực hiện đồng thời nhiều kỹ thuật có cùng cơ chế tác dụng cho một vùng, vị trí hoặc một bộ phận, thanh toán 01 kỹ thuật/ngày.
|
19
|
Kỹ thuật sử dụng tay giả dưới khuỷu/trên khuỷu; Sử dụng chân giả trên gối/dưới gối/tháo khớp háng.
|
a) Tay giả thẩm mỹ: Thanh toán 01 lần cho đợt hướng dẫn sử dụng đầu tiên;
b) Tay giả chức năng: Thanh toán tối đa 03 lần cho đợt hướng dẫn sử dụng đầu tiên;
c) Chân giả tháo khớp háng và trên gối: Thanh toán tối đa 02 lần cho đợt hướng dẫn sử dụng đầu tiên;
d) Chân giả còn lại khác: Thanh toán 01 lần cho đợt hướng dẫn sử dụng đầu tiên.
|
20
|
Kỹ thuật sử dụng nẹp dạng khớp háng (SWASH)
|
a) Điều trị nội trú: Thanh toán 01 lần cho một đợt điều trị;
b) Điều trị ngoại trú: Thanh toán 01 lần cho một đợt, mỗi đợt cách nhau tối thiểu 10 ngày.
|
21
|
Kỹ thuật sử dụng áo nẹp chỉnh hình cột sống ngực- thắt lưng TLSO (điều trị cong vẹo cột sống)
|
Thanh toán 01 lần cho một đợt điều trị, mỗi đợt cách nhau tối thiểu 3 tháng đối với trẻ em và 6 tháng đối với người lớn.
|
22
|
Kỹ thuật sử dụng áo nẹp chỉnh hình cột sống thắt lưng LSO (điều trị cong vẹo cột sống)
|
Thanh toán 01 lần cho một đợt điều trị, mỗi đợt cách nhau tối thiểu 3 tháng đối với trẻ em và 6 tháng đối với người lớn.
|
23
|
Kỹ thuật sử dụng nẹp cổ bàn tay WHO
|
Thanh toán 01 lần cho một đợt điều trị, mỗi đợt cách nhau tối thiểu 10 ngày.
|
24
|
Kỹ thuật sử dụng giày, nẹp chỉnh hình điều trị các dị tật bàn chân (bàn chân bẹt, bàn chân lõm, bàn chân vẹo trong, bàn chân vẹo ngoài...)
|
Thanh toán 01 lần cho một đợt điều trị, mỗi đợt cách nhau tối thiểu 10 ngày.
|
25
|
Kỹ thuật tập sử dụng và điều khiển xe lăn
|
Người bệnh liệt tủy sống hoặc liệt nửa người, thanh toán tối đa 03 lần cho lần đầu sử dụng.
|
26
|
Tập tri giác và nhận thức
|
Thanh toán tối đa 10 lần/đợt điều trị.
|
27
|
Tập các chức năng sinh hoạt hằng ngày ADL với các dụng cụ trợ giúp thích nghi
|
Thanh toán tối đa 05 lần/đợt điều trị.
|
28
|
Kỹ thuật sử dụng nẹp trên gối có khớp háng HKAFO
|
Thanh toán tối đa 03 lần cho lần đầu sử dụng.
|
29
|
Kỹ thuật sử dụng nẹp gối cổ bàn chân KAPHO
|
Thanh toán tối đa 03 lần cho lần đầu sử dụng.
|
30
|
Kỹ thuật sử dụng nẹp cổ bàn chân AFO
|
Thanh toán 01 lần cho lần đầu sử dụng.
|
31
|
Kỹ thuật sử dụng nẹp bàn chân FO
|
Thanh toán 01 lần cho lần đầu sử dụng.
|
32
|
Kỹ thuật sử dụng giày, nẹp chỉnh hình điều trị bệnh lý bàn chân của người bệnh đái tháo đường
|
Thanh toán 01 lần cho lần đầu sử dụng.
|
33
|
Kỹ thuật sử dụng nẹp chỉnh hình tư thế cổ cho bệnh nhân sau bỏng
|
Thanh toán 01 lần cho lần đầu sử dụng.
|
34
|
Kỹ thuật sử dụng nẹp chỉnh hình tư thế chân, tay cho bệnh nhân sau bỏng
|
Thanh toán 01 lần cho lần đầu sử dụng.
|
35
|
Kỹ thuật tập tay và bàn tay cho người bệnh liệt nửa người và liệt tủy
|
Thanh toán 01 lần/ngày, tối đa không quá 30 ngày/đợt điều trị.
|
36
|
Phong bế thần kinh bằng Phenol để điều trị co cứng cơ
|
Co cứng khu trú cơ các chi do một trong các nguyên nhân sau:
a) Tai biến mạch máu não;
b) Xơ cứng rải rác;
c) Chấn thương sọ não;
d) Tổn thương tủy sống: Chấn thương tủy sống, Viêm tủy, Xơ cột bên teo cơ hoặc U tủy;
đ) Bại não;
e) Viêm não.
|
37
|
Tập tri giác và nhận thức
|
Thanh toán tối đa 10 ngày cho một đợt điều trị.
|
38
|
Tập mạnh cơ đáy chậu (cơ sàn chậu, Pelvis floor)
|
Thanh toán đối với các trường hợp sau:
a) Sa sinh dục độ 1-2;
b) Rỉ tiểu sau phẫu thuật u xơ tiền liệt tuyến, sau phẫu thuật vùng tiểu khung, sau xạ trị;
c) Rỉ tiểu do bệnh lý đái tháo đường, hội chứng đuôi ngựa;
d) Tiểu tiện không tự chủ đối với sản phụ sau mổ đẻ và sản phụ sau đẻ 07 ngày.
|
39
|
Tập nuốt
|
Do bác sỹ, kỹ thuật viên có chứng chỉ đào tạo về âm ngữ trị liệu, chỉ định, thực hiện. Thanh toán 01 lần cho một đợt điều trị đối với người bệnh:
a) Sau phẫu thuật hoặc xạ trị vùng miệng, hầu, thực quản;
b) Bệnh lý sọ não có gây rối loạn nuốt do: Tai biến mạch máu não hoặc Chấn thương sọ não;
c) Bệnh lý dây thần kinh vận động do: Bại liệt hoặc Viêm đa dây đa rễ;
d) Parkinson;
đ) Xơ cột bên teo cơ.
|
40
|
Điều trị bằng bồn xoáy hoặc bể sục
|
Thanh toán tối đa 5 lần cho một đợt điều trị đối với Hội chứng đau loạn dưỡng do chấn thương (Hội chứng Sudeck) hoặc Mỏm cụt đau.
|
41
|
Tiêm Botulinum toxine vào cơ thành bàng quang để điều trị bàng quang tăng hoạt động
|
a) Hội chứng bàng quang tăng hoạt nguyên phát.
b) Hội chứng bàng quang tăng hoạt do một trong các nguyên nhân sau:
- Tổn thương tủy sống do: Chấn thương tủy sống, Viêm tủy, Xơ cột bên teo cơ hoặc U tủy;
- Tổn thương não do: Tai biến mạch máu não, Xơ cứng rải rác, Chấn thương sọ não, Viêm não hoặc U não;
- Tật nứt đốt sống (Spina bifida).
|
42
|
Tiêm Botulinum toxine vào điểm vận động để điều trị co cứng cơ
|
Chỉ định trong co cứng khu trú các cơ chi do một trong các nguyên nhân sau:
a) Tai biến mạch máu não;
b) Xơ cứng rải rác;
c) Chấn thương sọ não;
d) Tổn thương tủy sống: Chấn thương tủy sống, Viêm tủy, Xơ cột bên teo cơ hoặc u tủy;
đ) Bại não;
e) Viêm não.
|
43
|
Đo áp lực bàng quang bằng cột thước nước
|
a) Rối loạn tiểu tiện sau tổn thương tủy sống do: Chấn thương tủy sống, Viêm tủy, Xơ cột bên teo cơ hoặc U tủy.
b) Rối loạn tiểu tiện sau tổn thương não do: Tai biến mạch máu não, Chấn thương sọ não, Xơ cứng rải rác, Viêm não hoặc u não.
c) Rối loạn tiểu tiện trên bệnh nhân nứt đốt sống (Spina Bifida).
|
44
|
Đo áp lực bàng quang bằng máy niệu động học
|
Đánh giá các rối loạn bàng quang co thắt đối với một trong các trường hợp sau:
a) Rối loạn tiểu tiện sau tổn thương tủy sống do: Chấn thương tủy sống, Viêm tủy, Xơ cột bên teo cơ hoặc u tủy;
b) Rối loạn tiểu tiện sau tổn thương não do: Tai biến mạch máu não, Chấn thương sọ não, Xơ cứng rải rác, Viêm não hoặc u não;
c) Rối loạn tiểu tiện trên bệnh nhân nứt đốt sống (Spina Bifida);
d) Parkinson.
|
45
|
Các DVKT châm, cứu
|
Thanh toán theo phương pháp, không thanh toán theo vị trí, vùng, bộ phận cơ thể.
|
46
|
Các DVKT châm tê
|
Khi thực hiện phẫu thuật, thủ thuật không thanh toán thêm DVKTchâm tê.
|
47
|
Siêu âm tim có cản âm
|
1. Người thực hiện: Bác sỹ có chứng chỉ đào tạo định hướng tim mạch trở lên hoặc có tối thiểu 02 năm thực hành lâm sàng trong chuyên ngành tim mạch, có Chứng chỉ siêu âm tim được đào tạo từ 03 tháng trở lên đồng thời có Chứng chỉ đào tạo Siêu âm tim có cản âm.
2. Phát hiện luồng thông trong tim đối với người bệnh tắc mạch não, vành, thận, lách, mạc treo, chi hoặc áp lực động mạch phổi cao, nghi ngờ có những luồng thông bất thường của tim nhưng không xác định được bằng siêu âm tim và đã loại trừ nguyên nhân gây tắc mạch khác.
|
48
|
Siêu âm tim qua thực quản
|
1. Người thực hiện: Bác sỹ có Chứng chỉ đào tạo định hướng tim mạch hoặc bác sỹ thực hành lâm sàng trong chuyên ngành tim mạch từ 2 năm trở lên, có Chứng chỉ siêu âm tim được đào tạo từ 3 tháng trở lên đồng thời có Chứng chỉ đào tạo Siêu âm tim qua thực quản.
2. Áp dụng đối với một trong các trường hợp:
a) Phẫu thuật hoặc can thiệp tim mạch;
b) Các khối u, huyết khối trong tim;
c) Nghi ngờ phình tách động mạch chủ type a;
d) Các bệnh tim bẩm sinh;
đ) Bệnh nhân có van tim nhân tạo hoặc đánh giá cơ chế tổn thương van tim khi siêu âm qua thành ngực chưa xác định rõ các tổn thương
|
49
|
Siêu âm tim 4D
|
1. Người thực hiện: Bác sỹ chuyên khoa tim mạch có Chứng chỉ đào tạo định hướng tim mạch trở lên hoặc có tối thiểu 02 năm thực hành lâm sàng trong chuyên ngành tim mạch, có Chứng chỉ Siêu âm tim được đào tạo 03 tháng trở lên đồng thời có Chứng chỉ đào tạo Siêu âm tim 4D.
2. Để thực hiện các phẫu thuật hoặc can thiệp tim mạch.
|
50
|
Siêu âm tim khác
|
Người thực hiện: Bác sỹ chuyên khoa I trở lên về chẩn đoán hình ảnh hoặc Bác sỹ có Chứng chỉ Siêu âm tim được đào tạo từ 3 tháng trở lên.
|
51
|
Các DVKT: Siêu âm trong lòng mạch hoặc Đo dự trữ lưu lượng động mạch vành FFR/Siêu âm trong lòng mạch vành (iVUS)/Đo phân suất dự trữ lưu lượng vành (FFR)/ Siêu âm nội mạch
|
1. Có đơn vị thực hiện can thiệp tim mạch.
2. Người thực hiện: Bác sỹ có Chứng chỉ tim mạch can thiệp được đào tạo từ 12 tháng trở lên đồng thời có Chứng chỉ đào tạo về thủ thuật Siêu âm trong lòng mạch hoặc đo phân suất dự trữ lưu lượng vành.
|
52
|
Siêu âm doppler mạch máu
|
1. Người thực hiện: Bác sỹ chuyên khoa I trở lên về chẩn đoán hình ảnh hoặc Bác sỹ có chứng chỉ về siêu âm mạch máu được đào tạo từ 3 tháng trở lên.
2. Thanh toán 01 lần không phân biệt bên phải hoặc trái đối với hệ thống mạch máu đối xứng.
|
53
|
Chụp cắt lớp vi tính động mạch vành
|
a) Nghi ngờ có bệnh lý mạch vành khi đã có các kết quả xét nghiệm khác như thử nghiệm gắng sức hoặc siêu âm tim;
b) Xác định các trường hợp đau ngực không điển hình ở người bệnh sau phẫu thuật làm cầu nối mạch vành hoặc có đặt stent.
|
54
|
Chụp và nút mạch điều trị chảy máu mũi số hóa xóa nền
|
Sau chấn thương giả phình, chảy máu mũi không kiểm soát được bằng các phương pháp khác hoặc u vòm họng gây chảy máu mũi không đáp ứng với các điều trị khác.
|
55
|
Chụp và nút mạch tiền phẫu các khối u số hóa xóa nền
|
Các khối u có chỉ định phẫu thuật và có tăng sinh mạch máu, có nguy cơ chảy máu cao khi phẫu thuật.
|
56
|
Chụp và sinh thiết gan qua tĩnh mạch trên gan số hóa xóa nền
|
Người bệnh có rối loạn đông máu (chỉ số Prothrombin dưới 50).
|
57
|
Điều trị tiêm xơ trực tiếp qua da số hóa xóa nền
|
Dị dạng tĩnh mạch có lưu lượng dòng chảy cao (u máu thể hang).
|
58
|
Điều trị bơm tắc mạch trực tiếp qua da số hóa xóa nền
|
Dị dạng tĩnh mạch có lưu lượng dòng chảy cao (u máu thể hang).
|
59
|
Chụp cộng hưởng từ tim đánh giá các bệnh lý tim bẩm sinh có tiêm thuốc tương phản
|
Bệnh lý tim bẩm sinh phức tạp từ 2 thương tổn trở lên.
|
60
|
Chụp cộng hưởng từ tim đánh giá các bệnh lý tim bẩm sinh
|
Bệnh lý tim bẩm sinh phức tạp từ 2 thương tổn trở lên.
|
61
|
Chụp cộng hưởng từ tim đánh giá khuếch tán sức căng
|
Chỉ định đối với bệnh lý cơ tim có EF < 50%: Cơ tim giãn hoặc Cơ tim phì đại.
|
62
|
Chụp cộng hưởng từ gan với chất tương phản đặc hiệu mô
|
Khi đã được chụp cộng hưởng từ gan bằng chất tương phản thông thường nhưng không xác định được bản chất mô bệnh học.
|
63
|
Chụp cộng hưởng từ bệnh lý cơ tim có tiêm thuốc tương phản
|
Thanh toán đối với các trường hợp sau:
a) Viêm cơ tim;
b) Đánh giá sống còn cơ tim sau nhồi máu cơ tim.
|
64
|
Chụp cộng hưởng từ động mạch vành
|
a) Bệnh lý mạch vành: phình mạch vành trong bệnh Kawasaki...;
b) Trong các bệnh tim bẩm sinh, cần đánh giá trước phẫu thuật.
|
65
|
Chụp cộng hưởng từ khác
|
1. Giám đốc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (hoặc người được ủy quyền) phê duyệt hoặc có hội chẩn;
2. Giám đốc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định các trường hợp chỉ định chụp và gửi cơ quan bảo hiểm xã hội.
|
66
|
Chụp động mạch vành
|
Thanh toán đối với các trường hợp sau:
a) Nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên;
b) Đau ngực không ổn định và Nhồi máu cơ tim không ST chênh lên;
c) Đau thắt ngực ổn định nhưng điều trị nội khoa tối ưu không khống chế được triệu chứng;
d) Sau cấp cứu ngừng tuần hoàn ngoài bệnh viện;
đ) Đau ngực tái phát sau can thiệp động mạch vành hoặc sau phẫu thuật làm cầu nối;
e) Suy tim không rõ nguyên nhân;
g) Người bệnh có rối loạn nhịp nguy hiểm (nhịp nhanh thất, block nhĩ thất).
|
67
|
Điện di miễn dịch huyết thanh
|
Thanh toán đối với các trường hợp sau:
a) Tăng Gama Globulin máu;
b) Bệnh lý đơn dòng globulin miễn dịch.
|
68
|
Định danh kháng thể bất thường
|
Kết quả xét nghiệm kháng thể bất thường dương tính.
|
69
|
Định lượng CD25 (IL-2R) hòa tan trong huyết thanh bằng kỹ thuật ELISA
|
Thanh toán đối với các trường hợp sau:
a) Chẩn đoán xác định hội chứng thực bào tế bào máu;
b) Tăng hoạt tính lympho T;
c) Sau ghép tế bào gốc tạo máu.
|
70
|
Định lượng gen bệnh máu ác tính bằng kỹ thuật Real - Time PCR
|
Theo dõi điều trị bằng hóa chất hoặc ghép tế bào gốc tạo máu ở người bệnh máu ác tính đã xác định đột biến gen bằng phương pháp định tính.
|
71
|
Định lượng yếu tố XIII (Tên khác: Định lượng yếu tố ổn định sợi huyết)
|
Chẩn đoán và theo dõi điều trị rối loạn đông máu do thiếu yếu tố XIII.
|
72
|
Định type HLA cho 1 locus (Locus A, hoặc Locus B, hoặc Locus C, hoặc Locus DR, hoặc Locus DQ) bằng kỹ thuật PCR-SSP
|
Thanh toán đối với các trường hợp sau:
a) Người bệnh có chỉ định ghép tế bào gốc tạo máu đồng loài hoặc có chỉ định ghép tạng.
b) Đơn vị tế bào gốc hoặc tạng ghép cho người bệnh.
|
73
|
Định type HLA độ phân giải cao cho 1 locus (Locus A, hoặc Locus B, hoặc Locus C, hoặc Locus DR, hoặc Locus DQ, hoặc Locus DP) bằng kỹ thuật PCR-SSO
|
Thanh toán đối với các trường hợp sau:
a) Người bệnh có chỉ định ghép tạng hoặc ghép tế bào gốc đồng loài khi cần kết quả HLA ở độ phân giải cao.
b) Đơn vị tế bào gốc hoặc tạng ghép cho người bệnh.
|
74
|
Định lượng PIVKA
|
Khi các phương pháp chẩn đoán hình ảnh phát hiện có khối u gan + AFP dưới 400ng/ml; đánh giá hiệu quả điều trị, theo dõi di căn, tái phát.
|
75
|
Xét nghiệm giải trình tự gen
|
Thanh toán khi thực hiện đối với một trong các trường hợp sau:
a) Phân tích đột biến gen bệnh máu (gen có nhiều loại đột biến hoặc đột biến trên nhiều gen). Đột biến gen kháng thuốc với các thuốc điều trị đích ở người bệnh Lơ xê mi kinh dòng bạch cầu hạt: Đã xác định dương tính với gen BCR-ABL bằng xét nghiệm RT - PCR và được điều trị bằng thuốc ức chế Tyrosine kinase sau 03 tháng nhưng không đáp ứng hoặc mất đáp ứng trong quá trình điều trị.
b) Phân tích tồn dư tối thiểu ở bệnh máu ác tính đối với người bệnh đã được chẩn đoán bệnh máu ác tính bằng xét nghiệm huyết đồ, tủy đồ thuộc một trong các trường hợp sau:
- Xét nghiệm RT-PCR âm tính với các gen AML1-ETO, PML-RAR a, CBFB-MIH11, NPM1, FLT3 (đối với bệnh Lơ xê mi cấp dòng tủy AML) hoặc gen BCR-ABL, TEL- AML1, MLL-AF4, E2A-PBX1 (đối với bệnh Lơ xê mi cấp dòng lympho ALL);
- Xét nghiệm di truyền tế bào âm tính với del (5q), del (7q), trisomy 8, del (20q) hoặc âm tính với gen JAK2 V617F (đối với bệnh tăng sinh tủy mạn MPN).
c) Xét nghiệm Chimerism sau ghép tế bào gốc tạo máu: Thực hiện khi không tìm được marker dương tính với xét nghiệm RQ-PCR. Thanh toán tối đa 04 lần trong 06 tháng đầu sau ghép; những lần sau cách nhau tối thiểu 02 tháng khi có hiện tượng thải ghép hoặc nguy cơ tái phát cần phải điều chỉnh thuốc ức chế miễn dịch.
|
76
|
Nuôi cấy cụm tế bào gốc (colony firming culture)
|
Ghép tế bào gốc tự thân.
|
77
|
Phát hiện gen bệnh Thalassemia bằng kỹ thuật PCR-RFLP
|
Bệnh Thalassemia hoặc nghi ngờ bệnh Thalassemia.
|
78
|
Xét nghiệm phát hiện đột biến gen thalassemia bằng kỹ thuật PCR
|
Bệnh Thalassemia hoặc nghi ngờ bệnh Thalassemia.
|
79
|
Phát hiện kháng thể kháng tiểu cầu bằng kỹ thuật Flow- cytometry
|
a) Người bệnh có chỉ định ghép tế bào gốc hoặc ghép tạng đối với một trong các trường hợp nghi ngờ có kháng thể kháng tiểu cầu sau:
- Theo dõi ở một số bệnh có truyền tiểu cầu nhiều lần: Xuất huyết giảm tiểu cầu, Suy tủy xương, Bệnh hệ thống, Lupus, giảm sinh tủy, sau hóa trị liệu hoặc sau ghép tế bào gốc tạo máu.
- Các bệnh tự miễn.
- Các trường hợp truyền tiểu cầu không hiệu lực.
b) Đơn vị tế bào gốc hoặc tạng sử dụng để ghép cho người bệnh.
|
80
|
Xét nghiệm xác định kháng thể kháng tiểu cầu trực tiếp
|
Người bệnh có chỉ định ghép tế bào gốc hoặc ghép tạng nghi ngờ có kháng thể kháng tiểu cầu:
a) Theo dõi ở một số bệnh có truyền tiểu cầu nhiều lần: Xuất huyết giảm tiểu cầu, Suy tủy xương, Bệnh hệ thống, Lupus, giảm sinh tủy, sau hóa trị liệu hoặc sau ghép tế bào gốc tạo máu.
b) Các bệnh tự miễn.
c) Các trường hợp truyền tiểu cầu không hiệu lực.
|
81
|
Thu thập và chiết tách tế bào gốc, máu và các chế phẩm máu để lưu trữ
|
Ghép tế bào gốc tự thân.
|
82
|
Xét nghiệm và chẩn đoán hóa mô miễn dịch tủy xương cho một dấu ấn (Marker) trên máy nhuộm tự động
|
Xác định loại tế bào trong tủy xương: u lympho xâm lấn tủy, u lympho thể tủy, đa u tủy xương, lơ xê mi cấp, lơ xê mi kinh dòng lympho, hội chứng tăng sinh lympho, rối loạn sinh tủy hoặc ung thư di căn tủy.
|
83
|
Định lượng Pro-BNP
|
Chẩn đoán, theo dõi suy tim.
|
84
|
Dịnh lượng HbA1c [Máu]
|
Thực hiện tối thiểu sau mỗi 3 tháng để đánh giá kết quả điều trị bệnh đái tháo đường.
|
85
|
Clostridium nuôi cấy, định danh/Clostridium difficile miễn dịch tự động
|
Người bị tiêu chảy nghi ngờ nhiễm C.difficle sau điều trị kháng sinh.
|
86
|
CMV Real-time PCR
|
Chẩn đoán để điều trị các bệnh lý não, gan, mắt, ghép tạng, ghép tế bào gốc, sốt kéo dài hoặc tình trạng suy giảm miễn dịch không rõ nguyên nhân nghi ngờ do Cytomegalovirus.
|
87
|
HBV đo tải lượng Real-time PCR
|
Được bác sỹ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đơn vị điều trị viêm gan chỉ định, thực hiện trong các trường hợp:
a) Xét nghiệm lần đầu.
b) Người bệnh được điều trị thì thanh toán xét nghiệm lần đầu và những lần xét nghiệm tiếp theo cách nhau sau 3 đến 6 tháng.
|
88
|
HCV đo tải lượng Real-time PCR
|
Được bác sỹ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đơn vị điều trị viêm gan chỉ định, thực hiện trong các trường hợp:
a) Xét nghiệm lần đầu;
b) Người bệnh được điều trị thì được thanh toán cho lần đầu, thanh toán lần xét nghiệm thứ hai khi thực hiện cách lần đầu 4 tuần, những lần xét nghiệm tiếp theo cách nhau 3 đến 6 tháng.
|
89
|
Helicobacter pylori nuôi cấy, định danh và kháng thuốc
|
Sau điều trị kháng sinh trên 15 ngày Helicobacter pylori vẫn dương tính.
|
90
|
Vi nấm giải trình tự gene
|
Chỉ định định danh các vi nấm không nuôi cấy được, khó nuôi cấy, nuôi cấy trên 15 ngày hoặc chưa định hướng được căn nguyên vi nấm gây bệnh.
|
91
|
HIV kháng thuốc giải trình tự gene
|
Người bệnh dược điều trị theo phác đồ điều trị HIV/AIDS của Bộ Y tế nhưng nghi ngờ kháng thuốc.
|
92
|
HCV genotype giải trình tự gene
|
Chỉ định khi cần khẳng định genotype cho điều trị, khi DVKT “HCV genotype Real- time PCR” không thể xác định được genotype.
|
93
|
HBV kháng thuốc giải trình tự gene
|
Người bệnh được điều trị theo hướng dẫn điều trị của Bộ Y tế nhưng nghi ngờ kháng thuốc.
|
94
|
Virus giải trình tự gene
|
Để định danh virus khi chưa định hướng được căn nguyên gây bệnh bằng các kỹ thuật xét nghiệm vi sinh khác.
|
95
|
Vi khuẩn định danh giải trình tự gene
|
Chỉ định để định danh các vi khuẩn không nuôi cấy được, khó nuôi cấy, nuôi cấy trên 15 ngày không có kết quả hoặc chưa định hướng được căn nguyên vi khuẩn gây bệnh.
|
96
|
Xét nghiệm đột biến gen Her 2
|
1. Được bác sỹ chuyên khoa ung bướu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đơn vị điều trị ung thư chỉ định;
2. Chẩn đoán ung thư vú hoặc ung thư dạ dày.
|
97
|
Xét nghiệm đột biến gen BRAF
|
1. Được bác sỹ chuyên khoa ung bướu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đơn vị điều trị ung thư chỉ định;
2. Chẩn đoán ung thư đại trực tràng hoặc ung thư tuyến giáp.
|
98
|
Xét nghiệm đột biến gen EGFR
|
1. Được bác sỹ chuyên khoa ung bướu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đơn vị điều trị ung thư chỉ định;
2. Chẩn đoán ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn 3, 4
|
99
|
Xét nghiệm đột biến gen KRAS
|
1. Được bác sỹ chuyên khoa ung bướu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đơn vị điều trị ung thư chỉ định;
2. Chẩn đoán ung thư đại trực tràng.
|
100
|
Định lượng SCC (Squamous cell carcinoma antigen)
|
1. Được bác sỹ chuyên khoa ung bướu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đơn vị điều trị ung thư chỉ định;
2. Theo dõi tái phát ung thư cổ tử cung hoặc ung thư phổi.
|
101
|
Các xét nghiệm giải phẫu bệnh
|
Đơn vị tính là mẫu bệnh phẩm (cho 01 cơ quan, tổ chức hoặc bộ phận cơ thể), không tính theo block.
|
102
|
Nhuộm PAS Periodic Acid Schiff
|
Không thanh toán đối với bệnh phẩm nạo hút buồng tử cung, ruột thừa (trừ trường hợp u ruột thừa).
|
103
|
Bơm rửa phế quản
|
Không thanh toán thêm DVKT Nội soi phế quản.
|
104
|
Lập trình máy tạo nhịp tim
|
Không thanh toán thêm DVKT Điện tâm đồ.
|
105
|
Ghép vật liệu thay thế da điều trị vết thương, vết bỏng
|
Không thanh toán thêm DVKT Thay băng bỏng.
|
106
|
Rạch hoại tử bỏng giải thoát chèn ép
|
Không thanh toán thêm DVKT Thay băng bỏng.
|
107
|
Khâu cầm máu, thắt mạch máu để cấp cứu chảy máu trong bỏng sâu
|
Không thanh toán thêm DVKT Thay băng bỏng.
|
108
|
Làm lại thành âm đạo, tầng sinh môn
|
Không thanh toán đối với Khâu tầng sinh môn, thành âm đạo trong cuộc đẻ.
|
109
|
Siêu âm Doppler màu tim
|
Không thanh toán khi thực hiện DVKT Siêu âm tim có cản âm.
|