• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 11/06/2003
  • Ngày hết hiệu lực: 19/04/2019
UBND TỈNH YÊN BÁI
Số: 156/2003/QĐ-UBND
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Yên Bái, ngày 27 tháng 5 năm 2003

QUYẾT ĐỊNH

Về việc ban hành quy định biện pháp phối hợp trong quản lý chống thất thu ngân sách Nhà nước đối với hoạt động vận tải và đăng kiểm phương tiện vận tải trên địa bàn tỉnh Yên Bái

_____________________

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 21 tháng 6 năm 1994;

Căn cứ Luật thuế giá trị gia tăng số 02/QH10 và Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 03/QH9 đã được Quốc hội khoá IX kỳ họp thứ 2 thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/1999;

Căn cứ Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính ngày 16/7/2002;

Căn cứ Nghị định số 176/1999/NĐ-CP ngày 21/12/1999 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành về thu lệ phí trước bạ;

Căn cứ Nghị định số 36/2001/NĐ-CP ngày 10/7/2001 của Chính phủ về bảo đảm an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị;

Căn cứ Công văn số 4320/TC-TCT ngày 7/5/2002 của Bộ Tài chính về việc phối hợp trong công tác chống thất thu thuế;

Xét đề nghị của Cục thuế Yên Bái tại Tờ trình số 192/TT-CT ngày 20 tháng 5 năm 2003 về việc đề nghị ban hành quyết hành quyết định quy định biện pháp phối hợp trong quản lý ngân sách Nhà nước đối với hoạt động vận tải và đăng kiểm phương tiện thay thế Quy định số 324/QĐ-LCQ ngày 28/8/2002 của liên cơ quan sở Giao thông vận tải, Cục thuế, Công an tỉnh.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này: "Quy định biện pháp phối hợp trong quản lý chống thất thu ngân sách Nhà nước đối với hoạt động vận tải và đăng kiểm phương tiện vận tải trên địa bàn tỉnh Yên Bái"

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký, các quy định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.

Điều 3. Các ông Chánh văn phòng Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Công an tỉnh, Giám đốc sở Giao thông vận tải, Cục trưởng Cục thuế Yên Bái, Giám đốc các sở ban ngành có liên quan và các đối tượng kinh doanh vận tải trên địa bàn tỉnh Yên Bái chịu trách nhiểm thi hành Quyết định này./.

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

KT CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

(Đã ký)

 

Vũ Sửu

QUY ĐỊNH

Công tác phối hợp trong quản lý chống thất thu NSNN đối với hoạt động vận tải và kiểm tra hoạt động vận tải và kiểm tra đăng kiểm phương tiện trên địa bàn tỉnh Yên Bái

(Ban hành kèm theo Quyêt định số 156/2003/QĐ-UBND của Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái)

________________________

CHƯƠNG I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Phạm vi áp dụng.

1- Đối tượng áp dụng:

Các đối tượng bị xử lý theo quy định này là các chủ cơ sở kinh doanh vận tải trên địa bàn tỉnh Yên Bái bao gồm: Doanh nghiệp, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, hợp tác xã, tổ hợp tác, các đơn vị tổ chức khác có hoạt động kinh doanh vận tải, hộ gia đình cá nhân.

2- Phương tiện vận tải gồm:

- Các loại xe ô tô dùng để chở người hoặc hàng hoá.

- Các loại xe vận chuyển nhỏ(xe công nông).

- Các loại xe lam, xe 3 bánh dùng để chở người hoặc hàng hoá.

- Các loại tàu, thuyền gắn máy chở nguời hoặc hàng hoá được đăng ký.

Điều 2: Nguyên tắc phối hợp:

1- Phối hợp trong quản lý chống thất thu ngân sách Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vận tải theo nguyên tắc mỗi ngành vẫn thực hiện chức năng chuyên môn của mình, song có sự phối hợp chặt chẽ với nhau tác động đến đối tượng quản lý, để cho các đối tượng đó thực hiện đúng các quy định của pháp luật về an toàn giao thông, đăng kiểm phương tiện, pháp luật thuế và lệ phí trước bạ.

2- Xử lý vi phạm trong quản lý các phương tiện và việc xử lý các đối tưọng có phương tiện lưu hành, thuộc loại phải đăng kiểm kỹ thuật và đăng ký, kê khai nộp thuế, lệ phí trước bạ, nhưng không thực hiện đúng các quy định của pháp luật hiện hành.

CHƯƠNG II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 3: Trách nhiệm của các đối tượng tham gia tham gia kinh doanh vận tải.

1- Đăng ký kinh doanh vận tải.

- Các phương tiện vận tải thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh khi có đủ điều kiện kinh doanh vận tải công cộng phải thực hiện đăng ký với cơ quan nhà nước có thảm quyền để được cấp giấy phép kinh doanh vận tải.

- Đối với các phương tiện kinh doanh là xe vận tải hành khách phải đăng ký luồng tuyến kinh doanh tại sở Giao thông vận tải.

2- Đăng ký thuế.

Phải có đăng ký kinh doanh và được sở Giao thông vận tải xác nhận làm căn cứ tính thuế, đối với các phương tiện là xe chở khách phải có xác nhận của sở Giao thông về mức doanh thu cho hoạt động kinh doanh theo luồng tuyến của từng xe.

3- Đăng kiểm phương tiện.

Khi đăng kiểm phương tiện các chủ phương tiện phải có đủ các giấy tờ sau:

1- Phương tiện vi phạm pháp hiện khi đăng kiểm.

Khi cơ quan kiểm định phương tiện, thực hiện đăng kiểm phương tiện phát hiện các trường hợp chủ trương tiện vi phạm:

Chưa có giấy xác nhận đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế, chưa sang tên đổi chủ phương tiện (mua bán, chuyển đổi..) thì cơ quan đăng kiểm không thực hiện đăng kiểm phương tiện và trình tự thực hiện như sau;

- Lập biên bản và yêu cầu các chủ phương tiện về cơ quan thuế nơi cư trú tiến hành làm các thủ tục đăng ký, kê khai nộp thuế, nếu vi phạm về việc nộp lệ phí trước bạ thì đến Chi cục thuế các huyện, thị xã, thành phố để đăng ký nộp lệ phí trước bạ và tiền phạt theo đúng quy định của pháp luật thuế, lệ phí.

- Sau khi các chủ phương tiện đã thực hiện đầy đủ các quy định về nghĩa vụ thuế, lệ phí trước bạ và có giấy xác nhận đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế, cơ quan đăng kiểm tiến hành đăng kiểm và giữ lại giấy xác nhận nhận đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của chủ phưong tiện để làm căn cứ đối chiếu.

2- Xử lý vi phạm đối với phương tiện vi phạm khi đang lưu hành trên đường.

Các cơ quan chức năng, công an, thanh tra giao thông khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát trên đường phát hiện chủ trương phương tiện vận tải chưa được đăng kiểm hoặc đã quá hạn lưu hành. Cơ quan kiểm tra, kiểm soát tiến hành lập biên bản xử lý vi phạm theo quy định hiện hành của pháp luật.

 Điều 5: Trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước về phương tiện vận tải.

1- Sở Giao thông vận tải

a) Chỉ đạo các đơn vị, phòng ban có liên quan: Thanh tra giao thông, ban đăng kiểm đường thuỷ, trạm đăng kiểm phuơng tiện cơ giới đường bộ theo chức năng nhiệm vụ quyền hạn, tiến hành kiểm tra các thủ tục về đăng kiểm phương tiện vận tải theo đúng trình tự và kiên quyết xử lý các trường hợp cố tình không chấp hành.

b) Cung cấp đầy đủ các văn bản có liên quan đến đăng kiểm phưong tiện, cho các ngành trực tiếp tham gia phối hợp, cùng nghiên cứu tham gia các biện pháp quản lý.

c) Cung cấp đầy đủ các thông tin về số lượng phưong tiện, đã thực hiện đăng kiểm, các phương tiện đã thực hiện đăng kiểm định kỳ nhưng không thực hiện đăng kiểm lại, các phương tiện trên đã đến đăng kiểm nhưng không có xác nhận đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của cơ quan thuế mà cơ quan đăng kiểm đã hướng dẫn chủ phương tiện về làm thủ tục tại cơ quan thuế nhưng sau đó không đến đăng kiểm nữa (thông báo tên, chủ phương tiện, biển số xe nếu có) cho cơ quan công an, cơ quan thuế theo từng thời điểm cụ thể để cơ quan công an, cơ quan thuế có các biện pháp phối hợp kiểm tra xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

2- Cục thuế tỉnh

a) Căn cứ theo đăng ký luồng tuyến vận tải và mức doanh thu do sở Giao thông xác định cho từng phương tiện theo luồng, tuyến, Cục thuế xem xét quy định mức thuế GTGT, thuế TNDN, thuế môn bài để áp dụng khoán thuế (đối với các trường hợp không thực hiện sở sách kế toán), truy thu đối với từng loại phương tiện. Cung cấp đầy đủ các văn bản quy định về thuế, lệ phí trước bạ, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, mẫu biên bản, xác nhận thuế cho ngành công an, sở Giao thông vận tải để phối hợp xử lý. Tiếp nhận hồ sơ của các ngành chuyển sang, xử lý truy thu thuế, lệ phí và xử phạt vi phạm theo đúng thẩm quyền quy định.

b) Chỉ đạo các Phòng, Chi cục thuế quản lý trực tiếp cấp giấy chứng nhận đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế cho chủ phương tiện, khi phương tiện đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế, tiền phạt, theo định kỳ kiểm định phương tiện, để chủ phương tiện nộp cho cơ quan đăng kiểm khi đăng kiểm phương tiện.

c) Cung cấp các thông tin về các loại phương tiện đã đến cơ quan thuế đăng ký, kê khai nộp thuế, lệ phí, các phương tiện hiện có kinh doanh nhưng không kê khai nộp thuế và các phương tiện đã chuyển đổi chủ sở hữu hoặc mua mới đã quá thời hạn kê khai nộp lệ phí trước bạ, nhưng không đến cơ quan thuế để kê khai, nộp lệ phí, cho cơ quan công an, cơ quan giao thông biết theo từng thời điểm để có biện pháp hỗ trợ đưa vào quản lý thu thuế, lệ phí trước bạ vào nề nếp.

d) Định kỳ một tháng một lần Cục thuế tổng hợp số phương tiện đã đến đăng ký, kê khai nộp thuế, số tiền thuế, lệ phí trước bạ đã truy thu, tiền phạt, thông báo cho cơ quan công an, sở Giao thông vận tải được biết.

e) Cục thuế có trách nhiệm chỉ đạo Chi cục thuế các huyện, thành phố, thị xã phối hợp với các cơ quan chức năng, UBND các xã phường, thị trấn tiến hành kiểm tra, rà soát các phương tiện vận tải có hoạt động sản xuất kinh doanh và chủ phương tiện cư trú trên địa bàn phường, xã, thị trấn nhất là đối với các phương tiện mang biển số tỉnh khác (do mua, bán, chuyển đổi, chuyển nhượng nhưng không sang tên đổi chủ, hoặc xe tỉnh ngoài nhưng đến hoạt động có tính cư trú thường xuyên trên địa bàn tỉnh Yên Bái..) nhưng không đăng ký nộp thuế hoặc đăng kiểm đều bị xử lý theo quy định.

g) Cục thuế có trách thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về nội dung, thời gian áp dụng quy định này và hướng dẫn cụ thể cho các Chi cục thuế, các phòng chức năng chuyên môn, tiến hành truy thu thuế, lệ phí, phạt vi phạm theo đúng quy định của pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ phương tiện khi đến đăng ký, kê khai được cấp mã số thuế, nộp thuế và lấy xác nhận đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong kỳ đăng kiểm.

3- Công an tỉnh

a) Chỉ đạo các phòng, ban, công an huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác kiểm tra an toàn giao thông, kiểm tra giấy chứng nhận đăng kiểm phương tiện, nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước vệ thuế, lệ phí trên các trạm giao thông, hỗ trợ cho ngành thuế và sở Giao thông vận tải.

b) Cung cấp cho ngành thuế, sở Giao thông vận tải số lượng phương tiện đã đăng ký, để các ngành nắm bắt và phân tích tình hình quản lý theo chuyên ngành. Định kỳ một tháng một lân cung cấp cho liên cơ quan số lượng phương tiện vi phạm về thuế, kiểm định phương tiện đã kiểm tra lập biên bản, xử lý để các ngành có căn cứ đối chiếu trong công tác quản lý.

c) Khi có thông báo của cơ quan thuế hoặc cơ quan giao thông (trạm đăng kiểm) về các phương tiện vi phạm không đăng ký kê khai nộp thuế, không thực hiện kiểm định phương tiện thì cơ quan công an, trực tiếp là Phòng cảnh sát giao thông khi thực hiện chức năng tuần tra, kiểm soát hoặc cấp biển số cho chủ phương tiện khi thay đổi chủ sở hữu, có trách nhiệm xử lý đúng đối tượng theo mức độ vi phạm quy định.

CHƯƠNG III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 6. Các ngành: Công an tỉnh; sở Giao thông; Cục thuế có trách nhiệm phối hợp thực hiện, hướng dẫn các chủ phương tiện thực hiện tốt các quy đinh, tổ chức phối hợp đảm bảo sự thống nhất, tránh ách tắc làm ảnh hưởng cho các đối tượng khi tham gia giao thông.

1- Định kỳ 3 tháng một lần Cục thuế chủ trì họp với các ngành để đánh giá kết quả quá trình phối hợp và bàn các biện pháp phối tiếp theo.

2- Toàn bộ số tiền thuế, lệ phí trước bạ truy thu và tiền phạt thu ngân sách Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vận tải được nộp và tài khoản tạm giữ và trích theo quy định để thưởng cho các lượng tham gia quản lý.

3- Quy định bịên pháp chống thất thu ngân sách Nhà nước về thuế, lệ phí trước bạ và đăng kiểm phương tiện được thực hiện thống nhất trên phạm vi toàn tỉnh.

4- Trong quá trình phối hợp tổ chức thực hiện có gì vướng mắc, phản ánh kịp thời về Uỷ ban nhân dân tỉnh để xem xét giải quyết.

TM. Ủy ban nhân dân

KT. CHỦ TỊCH
Phó Chủ tịch

(Đã ký)

 

VŨ SỬU

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.