• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 06/02/2002
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Số: 02/2002/TT-BGD&ĐT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 22 tháng 1 năm 2002

1/01/clip_image001.gif" width="109" />BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

1/01/clip_image002.gif" width="206" />CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 02/2002/TT-BGD&ĐT

Hà Nội, ngày 22 tháng 01 năm 2002

 

THÔNG TƯ

Hướng dẫn một số điều của Quy chế trường đại học

dân lập liên quan đến tổ chức và nhân sự

 

 
  1/01/clip_image003.gif" width="58" />

 

Căn cứ Quyết định số 86/2000/QĐ-TTg ngày 18 tháng 7 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế trường đại học dân lập;

 

Sau khi lấy ý kiến các Bộ, ngành có liên quan, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thi hành một số điều của Quy chế trường đại học dân lập liên quan đến tổ chức và nhân sự như sau:

 

I- NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG.

 

1- Các tổ chức được phép xin thành lập trường bao gồm tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên (dưới đây gọi chung là tổ chức).

 

2- Trường đại học dân lập được thành lập trước thời điểm Quy chế trường đại học dân lập có hiệu lực thi hành, nếu chưa có tổ chức nào đứng tên xin thành lập trường thì có trách nhiệm kiện toàn về mặt tổ chức để đảm bảo thực hiện đúng quy định tại Điều 1 của Quy chế. Trong thời hạn một năm kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, Hội đồng quản trị có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản lên Bộ Giáo dục và Đào tạo và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đóng về sự tham gia của một tổ chức có tư cách pháp nhân thực hiện trách nhiệm do Quy chế trường đại học dân lập quy định đối với tổ chức xin thành lập trường.

 

II- THỦ TỤC THÀNH LẬP TRƯỜNG.

 

1- Hồ sơ xin thành lập trường gồm 8 văn bản sau đây:

a) Tờ trình: Tờ trình phải nêu đầy đủ các nội dung ghi tại điểm 1, Điều 6 của Quy chế trường đại học dân lập.

Tờ trình phải được lãnh đạo của tổ chức đứng tên xin thành lập trường ký tên và đóng dấu.

b) Đề án thành lập trường.

Đề án thành lập trường cần được làm chi tiết, rõ ràng, khả thi theo các nội dung sau:

- Lý do thành lập;

- Mục đích tôn chỉ;

- Chức năng, nhiệm vụ;

- Ngành nghề, nội dung và chương trình đào tạo;

- Quy mô đào tạo trong năm đầu và những năm sau;

- Phương án xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên;

- Phương thức huy động các nguồn đầu tư về vốn và cơ sở vật chất ban đầu đáp ứng điều kiện thành lập trường và phương án xây dựng trường trong tương lai;

- Cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý trường;

- Kế hoạch chi tiết triển khai thực hiện đề án thành lập trường.

c) Bản dự thảo quy chế về tổ chức và hoạt động của trường được xây dựng trên cơ sở Quy chế trường đại học dân lập đã ban hành.

d) Các văn bản do cấp có thẩm quyền xác nhận về cơ sở vật chất kỹ thuật ban đầu.

Kinh phí, nhà cửa, vật tư, trang thiết bị được huy động để xây dựng trường phải có bằng chứng hoặc chứng từ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp của các thành viên đóng góp xây dựng trường và phải được cơ quan quản lý có thẩm quyền xác nhận.

e) Văn bản xác nhận về đất xây dựng trường lâu dài.

Đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của một tổ chức hoặc cá nhân thì cần có giấy xác nhận của Sở Địa chính (hoặc chính quyền địa phương) và giấy đồng ý giao quyền sử dụng đất để xây dựng trường của tổ chức, cá nhân quản lý diện tích đất này. Nếu là đất của địa phương sẽ giao cho trường quyền sử dụng sau khi trường được thành lập thì cần có văn bản ghi nhận của cấp có thẩm quyền.

f) Dự kiến danh sách Hội đồng quản trị, Hiệu trưởng và cơ cấu tổ chức của trường.

Tổ chức đứng ra xin thành lập trường đề xuất danh sách các thành viên Hội đồng quản trị theo thành phần quy định tại Điều 15 của Quy chế trường đại học dân lập, kèm theo sơ yếu lý lịch của từng thành viên có xác nhận của cơ quan trực tiếp quản lý nhân sự. Tổ chức xin thành lập trường chủ trì cuộc họp các thành viên dự kiến đưa vào Hội đồng quản trị để đề cử Chủ tịch Hội đồng quản trị, Hiệu trưởng và dự kiến cơ cấu tổ chức của trường nhiệm kỳ đầu tiên.

g) Danh sách giảng viên và cán bộ khoa học cơ hữu của trường.

Danh sách thể hiện đủ các nội dung: họ và tên, năm sinh, trình độ, chuyên môn nghiệp vụ, nơi đang ở (nếu đã nghỉ hưu), cơ quan đã công tác trước khi về hưu hoặc cơ quan đang công tác (có kèm theo bản cam kết sẽ chuyển về trường làm cán bộ, giảng viên cơ hữu nếu trường được thành lập).

h) Bản cam kết xây dựng trường.

Tổ chức đứng ra xin thành lập trường phải có bản cam kết trong vòng 10 năm (sau khi có quyết định thành lập trường) xây dựng trường sở tương ứng với quy mô và ngành nghề đã dự kiến đào tạo. Trong hai năm đầu phải xây dựng trường sở và có cơ sở vật chất đủ đảm bảo cho khóa tuyển sinh đầu tiên và cụ thể hóa trong từng giai đoạn tiếp theo.

 

2- Tổ chức xin thành lập trường gửi toàn bộ hồ sơ nêu trên cho Bộ Giáo dục và Đào tạo (3 bộ hồ sơ), Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ và Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi trường đặt trụ sở (mỗi nơi một bộ hồ sơ). Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các Bộ, Ban, ngành, tỉnh, thành có liên quan, tổ chức thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

 

3- Sau khi có Quyết định thành lập trường của Thủ tướng Chính phủ, căn cứ ý kiến của Tỉnh ủy, Thành ủy, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét đề nghị của tổ chức xin thành lập trường để ra quyết định công nhận Hội đồng quản trị và Chủ tịch Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị họp phiên đầu tiên để xem xét lại toàn bộ hồ sơ xin thành lập trường và đề cử Hiệu trưởng, có thể điều chỉnh khi thấy cần thiết. Hiệu trưởng là thành viên đương nhiên của Hội đồng quản trị. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, ra quyết định công nhận Hiệu trưởng; phê duyệt Quy chế tổ chức và hoạt động của trường; phê duyệt kế hoạch, ngành nghề đào tạo và quy mô tuyển sinh phù hợp với điều kiện của trường.

 

4- Hiệu trưởng làm công văn trình Bộ Giáo dục và Đào tạo xin mở ngành đào tạo và chỉ tiêu tuyển sinh cho khóa học đầu tiên để Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét. Chỉ khi nào trường có đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, trường sở (theo quy định tại điểm 1.h) và đội ngũ giảng viên cơ hữu theo quy định, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ra quyết định cho phép tuyển sinh khóa học đầu tiên.

 

Sau hai năm, kể từ khi có quyết định thành lập trường, nếu trường không xây dựng được trường sở và có đủ cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ, giảng viên cơ hữu theo quy định để đảm bảo cho khóa tuyển sinh đầu tiên, không được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép tuyển sinh thì Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trình Thủ tướng Chính phủ thu hồi quyết định thành lập trường.

 

III- TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP.

 

1- Trường đại học dân lập được tổ chức và hoạt động theo Điều lệ trường đại học và Quy chế trường đại học dân lập do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

Trường có Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng; các phòng, ban chức năng giúp việc Hiệu trưởng; khoa, bộ môn và một số tổ chức phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học.

Khoa quản lý một hoặc một số ngành đào tạo của trường. Mỗi khoa có trưởng khoa là cán bộ cơ hữu của trường, có trình độ từ thạc sĩ trở lên, có kinh nghiệm

quản lý đào tạo. Khoa có một số cán bộ cơ hữu để giúp Trưởng khoa tổ chức, quản lý quá trình đào tạo của khoa mình, theo dõi lịch trình giảng dạy của giảng viên và quản lý hồ sơ học tập của sinh viên từ khi vào đến khi ra trường. Trong khoa có một số bộ môn liên quan đến ngành đào tạo.

 

Bộ môn quản lý một hoặc một số môn học gần nhau. Trưởng bộ môn phải có trình độ chuyên môn vững vàng để quản lý việc giảng dạy môn học, tham mưu cho Trưởng khoa mời giảng viên thỉnh giảng, theo dõi nội dung, lịch trình và chất lượng giảng dạy của các giảng viên trong phạm vi môn học của mình. Đối với trường đại học dân lập, trong hai năm đầu, Trưởng bộ môn có thể làm việc theo chế độ hợp đồng, những năm sau phải là cán bộ cơ hữu của trường.

 

2- Các tổ chức trong trường do Hiệu trưởng quyết định thành lập theo Quy chế tổ chức và hoạt động của trường do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt. Đối với một số lĩnh vực công việc không đủ điều kiện thành lập phòng, ban, Hiệu trưởng có thể cử trợ lý Hiệu trưởng để giúp Hiệu trưởng trong công tác quản lý, tổ chức thực hiện.

 

3- Để phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng khoa học công nghệ, trường có thể thành lập các tổ chức cần thiết như trung tâm, phòng nghiên cứu hoặc phòng thí nghiệm chuyên đề, v.v… theo các quy định của nhà nước trên các lĩnh vực có liên quan.

 

4- Hội đồng quản trị:

 

a- Hội đồng quản trị là tổ chức đại diện duy nhất quyền sở hữu tập thể nhà trường, có quyền quyết định những vấn đề quan trọng liên quan đến phương hướng phát triển trường, công tác tổ chức, nhân sự, tài chính và tài sản của trường đại học dân lập.

b- Thành phần của Hội đồng quản trị:

Tổ chức xin thành lập trường cử một đại diện trong ban lãnh đạo tham gia vào Hội đồng quản trị;

Nhiệm kỳ đầu tiên, tổ chức xin thành lập trường mời một số nhà đầu tư đại diện cho các nhà đầu tư xây dựng trường tham gia vào Hội đồng quản trị; từ nhiệm kỳ thứ hai trở đi, thành phần đại diện cho các nhà đầu tư sẽ do hội nghị các nhà đầu tư bầu ra.

Nhiệm kỳ đầu tiên, tổ chức xin thành lập trường mời một số nhà giáo, nhà khoa học, nhà quản lý giáo dục có kinh nghiệm trong việc xây dựng trường tham gia vào Hội đồng quản trị; từ nhiệm kỳ thứ hai trở đi, thành phần đại diện cho giảng viên, cán bộ và nhân viên cơ hữu của trường do hội nghị giảng viên, cán bộ và nhân viên cơ hữu của trường bầu ra;

Đại diện cấp ủy Đảng do tổ chức Đảng cơ sở đề cử, được bổ sung vào Hội đồng quản trị sau khi trong trường có tổ chức Đảng cơ sở.

 

Hiệu trưởng là thành phần đương nhiên tham gia Hội đồng quản trị.

Số lượng thành viên Hội đồng quản trị tối thiểu là 7 người và tối đa là 11 người.

c- Chủ tịch Hội đồng quản trị nhiệm kỳ đầu tiên do tổ chức xin thành lập trường đề nghị trên cơ sở tập thể những người dự kiến tham gia Hội đồng quản trị đề cử theo quy định tại điểm f khoản 1 mục II của Thông tư này.

 

d- Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản trị được quy định tại Điều 18 của Quy chế. Chủ tịch Hội đồng quản trị có văn bản quy định cụ thể nội quy, lịch sinh hoạt của Hội đồng quản trị trong nhiệm kỳ. Tại các cuộc họp của Hội đồng quản trị phải có biên bản ghi chi tiết các ý kiến. Đối với những vấn đề quan trọng cần được biểu quyết và ra nghị quyết của Hội đồng quản trị theo nguyên tắc đa số sau từng vấn đề lớn đã được bàn bạc. Cuộc họp của Hội đồng quản trị hợp lệ khi có ít nhất 2/3 số thành viên Hội đồng tham dự. Các quyết nghị của Hội đồng quản trị chỉ có giá trị pháp lý khi có hơn 1/2 tổng số thành viên Hội đồng nhất trí hoặc bằng 1/2 tổng số thành viên Hội đồng nhất trí trong đó có phiếu của Chủ tịch Hội đồng.

 

5- Hiệu trưởng:

 

a- Hiệu trưởng là người đại diện cho nhà trường trước xã hội và pháp luật, có trách nhiệm trực tiếp quản lý và điều hành mọi hoạt động của nhà trường theo quy định của pháp luật, theo Quy chế trường đại học dân lập và các quyết nghị của Hội đồng quản trị.

Hiệu trưởng do Hội đồng quản trị đề cử, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định công nhận. Tiêu chuẩn của Hiệu trưởng trường đại học dân lập theo quy định tại Điều 26 của Quy chế trường đại học dân lập. Trường hợp đặc biệt, khi trường đại học dân lập không thể tìm được người giữ chức vụ Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có quyền quyết định bổ nhiệm người thay thế tạm thời.

Nhiệm kỳ của Hiệu trưởng theo nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị và không giữ chức vụ Hiệu trưởng quá hai nhiệm kỳ liên tiếp.

 

b- Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng được ghi rõ tại Điều 27 của Quy chế. Trong trường hợp Hiệu trưởng không nhất trí với quyết nghị của Hội đồng quản trị, Hiệu trưởng vẫn phải chấp hành. Trong trường hợp cần thiết, Hiệu trưởng có quyền báo cáo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

c- Giúp việc Hiệu trưởng có các Phó Hiệu trưởng. Phó Hiệu trưởng do Hiệu trưởng đề cử, được Hội đồng quản trị phê duyệt, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định công nhận. Nhiệm kỳ của Phó Hiệu trưởng theo nhiệm kỳ của Hiệu trưởng. Phó Hiệu trưởng là người giúp việc cho Hiệu trưởng trong một số lĩnh vực được Hiệu trưởng phân công, chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về các nhiệm vụ được giao; phải là người có phẩm chất đạo đức, có sức khỏe, có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm quản lý thuộc lĩnh vực phụ trách.

Trường đại học dân lập nhất thiết phải có Phó Hiệu trưởng. Số lượng Phó Hiệu trưởng là từ 2 đến 5 người. Sau khi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có quyết định công nhận Hiệu trưởng, chậm nhất là 3 tháng, Hiệu trưởng phải đề cử các Phó Hiệu trưởng thông qua Hội đồng quản trị và trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, công nhận.

 

d- Để tư vấn cho Hiệu trưởng những vấn đề lớn có liên quan đến công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học của trường, Hiệu trưởng ra quyết định thành lập Hội đồng khoa học và đào tạo do Hiệu trưởng làm Chủ tịch. Thành phần và số lượng thành viên Hội đồng khoa học và đào tạo do Hiệu trưởng quy định.

 

Ngoài Hội đồng khoa học và đào tạo, tùy yêu cầu công việc, Hiệu trưởng có thể thành lập các Hội đồng chuyên đề khác: Hội đồng tuyển sinh, Hội đồng xét tốt nghiệp, Hội đồng tuyển dụng, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật, v.v…

 

IV- GIẢNG VIÊN, CÁN BỘ VÀ NHÂN VIÊN.

 

1- Hội đồng quản trị quy định chỉ tiêu, cơ cấu lao động hàng năm trên cơ sở đề nghị của Hiệu trưởng.

 

2- Giảng viên cơ hữu, cán bộ cơ hữu và nhân viên cơ hữu của trường đại học dân lập phải là những người hiện không thuộc biên chế nhà nước, không làm việc theo hợp đồng dài hạn cho một trường hoặc một tổ chức nào khác. Giảng viên cơ hữu, cán bộ cơ hữu và nhân viên cơ hữu được nhà trường trả lương, các khoản phụ cấp và bảo hiểm xã hội (những người đã về hưu không phải đóng bảo hiểm xã hội); có nhiệm vụ và quyền theo các điều khoản ký kết trong hợp đồng lao động.

 

3- Chế độ thỉnh giảng: các giáo sư, các giảng viên, các nhà khoa học nếu có đủ các tiêu chuẩn nói tại khoản 2 Điều 61 Luật Giáo dục được mời giảng dạy ở các trường đại học dân lập. Việc mời thỉnh giảng thực hiện theo Quy chế về thỉnh giảng do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Người được mời thỉnh giảng có nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại Điều 63 và Điều 64 Luật Giáo dục, nếu là cán bộ, công chức thì phải đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ ở nơi mình công tác.

 

4- Hội đồng quản trị có trách nhiệm thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan do Chính phủ ban hành (Nghị định 71/1998/NĐ-CP ngày 8-9-1998), đảm bảo quyền được biết, được tham gia ý kiến, được giám sát và kiểm tra của giảng viên, cán bộ và nhân viên đối với các công việc của nhà trường.

 

5- Việc cử cán bộ quản lý hoặc nhà giáo hiện thuộc biên chế nhà nước về biệt phái công tác tại trường đại học dân lập do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, quyết định trong trường hợp cần thiết hoặc trên cơ sở đề nghị của Hội đồng

 

quản trị.

Chế độ chính sách đối với công chức biệt phái được thực hiện theo các quy định của Pháp lệnh cán bộ công chức và Nghị định 95/1998-NĐ-CP ngày 17-11-1998 của Chính phủ.

 

Ngoài chế độ chính sách chung, công chức biệt phái sang công tác tại trường đại học dân lập được hưởng các chế độ chính sách của trường đại học dân lập.

 

 

V- TỔ CHỨC THỰC HIỆN.

 

Thông tư này này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.

 

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời để Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, sửa đổi và bổ sung cho phù hợp.

 

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

 

 

 

 

Nơi nhận:

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

- UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW.

- Văn phòng Quốc hội.

- Văn phòng Chủ tịch nước.

- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng.

- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.

- Tòa án nhân dân tối cao.

- Cơ quan TW của các đoàn thể.

- Công báo.

- Lưu VP.

- Lưu Vụ TCCB.

THỨ TRƯỞNG

 

 

 

 

 

Trần Văn Nhung

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG
Thứ trưởng

(Đã ký)

 

Trần Văn Nhung

 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.