• Hiệu lực: Ngưng hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 16/02/2011
UBND TỈNH HƯNG YÊN
Số: 296/QĐ-UBND
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 16 tháng 2 năm 2011

QUYẾT ĐỊNH

Về việc phê duyệt Kế hoạch Khoa học và Công nghệ năm 2011 tỉnh Hưng Yên

________________________________

 

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ ngày 09/6/2000;

Căn cứ Nghị định số 81/2002/NĐ-CP ngày 17/10/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ;

Căn cứ Công văn số 355/BKHCN-KHTC ngày 26/02/2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc hướng dẫn xây dựng Kế hoạch Khoa học và Công nghệ năm 2011;

Căn cứ Quyết định số 2589/QĐ-UBND ngày 14/12/2010 của UBND tỉnh về việc giao chỉ tiêu kế hoạch nhà nước năm 2011;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 04/TT-SKHCN ngày 30/01/2011 về việc phê duyệt Kế hoạch Khoa học và Công nghệ tỉnh Hưng Yên năm 2011,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch Khoa học và Công nghệ tỉnh Hưng Yên năm 2011 như sau:

Tổng số 17 dự án, 18 đề tài và 04 nhiệm vụ về hoạt động nghiên cứu triển khai áp dụng khoa học và công nghệ phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất, đời sống văn hóa xã hội, tăng cường tiềm lực và quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ (có Kế hoạch chi tiết kèm theo).

Kinh phí đầu tư sự nghiệp khoa học và công nghệ năm 2011 theo Quyết định số 2589/QĐ-UBND ngày 14/12/2010 của UBND tỉnh là: 14.260.000.000đ (Mười bốn tỷ hai trăm sáu mươi triệu đồng).

Điều 2. Tổ chức thực hiện:

1. Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm:

- Căn cứ đề tài, dự án đã được UBND tỉnh phê duyệt thông báo danh mục, đề tài và hướng dẫn ban chủ nhiệm đề tài, dự án và các nhiệm vụ xây dựng đề cương chi tiết, kế hoạch triển khai thực hiện;

- Tổ chức ký kết hợp đồng, cấp phát kinh phí kịp thời để các chủ nhiệm đề tài, dự án và các nhiệm vụ triển khai thực hiện;

- Phối hợp với các ngành liên quan theo dõi, kiểm tra, giám sát tiến độ, nội dung nghiên cứu và sử dụng kinh phí;

- Tổ chức nghiệm thu, đánh giá, tổng kết kết quả các đề tài, dự án, các nhiệm vụ và hoạt động khoa học công nghệ theo kế hoạch được duyệt;  phối hợp với Sở Tài chính quyết toán kinh phí và thanh lý hợp đồng, thu hồi vốn nộp ngân sách tỉnh (nếu có) theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính căn cứ quy định hiện hành của Nhà nước, chức năng, nhiệm vụ được phân công, nội dung Quyết định này cấp phát vốn kịp thời theo tiến độ và giám sát quá trình sử dụng vốn đúng mục đích, đúng quy định.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở, ngành: Khoa học và Công nghệ, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Kho bạc nhà nước tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Thủ trưởng các đơn vị chủ trì và Chủ nhiệm các đề tài, dự án, nhiệm vụ hoạt động khoa học công nghệ; thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

(Đã ký)

 

Đặng Minh Ngọc

 


KẾ HOẠCH

Khoa học và Công nghệ tỉnh Hưng Yên năm 2011

(Kèm theo Quyết định số 296/QĐ-UBND ngày 16/02/2011 của UBND tỉnh)

_______________________________

 

A. CÁC DỰ ÁN, ĐỀ TÀI, NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

I. ỨNG DỤNG CÁC THÀNH TỰU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, KỸ THUẬT TIẾN BỘ PHỤC VỤ SẢN XUẤT, ĐỜI SỐNG TRONG NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG THÔN

1. Các đề tài, dự án thuộc lĩnh vực trồng trọt:

1.1. Dự án Sản xuất giống lúa tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2011 - 2015:

- Cơ quan chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Đơn vị phối hợp: Sở Khoa học và Công nghệ, Hội Nông dân tỉnh, Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống cây trồng Trung ương;

- Đơn vị thực hiện: Công ty Cổ phần giống cây trồng H­ưng Yên; Trạm Khảo kiểm nghiệm Giống cây trồng và Phân bón Văn Lâm, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và một số xã thuộc 9 huyện, thành phố.

Nội dung chính:

- Khảo nghiệm cơ bản, tuyển chọn các giống lúa mới có năng suất, chất lượng cao bổ sung cơ cấu mùa vụ; khảo nghiệm trình diễn một số giống lúa mới,… hoàn thiện quy trình thâm canh nhằm phổ biến tuyên truyền, khuyến cáo nhân dân áp dụng giống lúa mới đạt hiệu quả kinh tế cao, góp phần đảm bảo an ninh lương thực và bảo vệ môi trường sinh thái;

- Chuyển giao kỹ thuật tiến bộ sản xuất, tiêu thụ giống nguyên chủng và xác nhận trong nhân dân đảm bảo chất lượng, chủ động đáp ứng trên 70% nhu cầu hạt giống chất lượng tại địa phương, góp phần nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất lúa hàng hoá và đảm bảo an ninh lương thực;

- Tổ chức thu gom, điều phối, trao đổi sản phẩm giống phục vụ sản xuất của địa phương trong tỉnh.

Dự án chỉ thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.

Kinh phí năm 2011: 1.970.000.000đ (Một tỷ, chín trăm bẩy mươi triệu đồng).

1.2. Dự án Xây dựng mô hình ứng dụng tổng hợp các biện pháp kỹ thuật phòng trừ dịch hại chính và chủ động kiểm soát một số dịch hại mới hại lúa:

- Đơn vị thực hiện: Chi cục Bảo vệ thực vật Hưng Yên;

- Đơn vị phối hợp: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, một số Công ty phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; 

- Thời gian thực hiện: Năm 2010 - 2011.

Nội dung chính:

- Tiếp tục xây dựng mô hình ứng dụng các kỹ thuật tiến bộ để quản lý tổng hợp các loại dịch hại chính: bệnh đạo ôn, bạc lá, rầy nâu, vàng lùn, xoắn lá với các kỹ thuật tiến bộ về quản lý dinh dưỡng (phân bón gốc và qua lá), về giống chống chịu sâu bệnh, về mật độ gieo cấy và chế độ chăm sóc, về quản lý nguồn nước tưới, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật;

- Xây dựng và hoàn chỉnh quy trình kỹ thuật ứng dụng các biện pháp để quản lý tổng hợp: sử dụng giống chống chịu sâu bệnh, biện pháp thâm canh, cách ly... điều tra định kỳ, thu mẫu và dự báo sự phát sinh, phát triển của dịch hại lúa nhằm ngăn chặn và phòng chống có hiệu quả đối với bệnh vàng lùn xoắn lá và một số bệnh mới xuất hiện nhằm đạt năng suất cao, đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm.

Kinh phí năm 2011: 200.000.000đ (Hai trăm triệu đồng). 

1.3. Dự án Xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn của tỉnh:

- Đơn vị thực hiện: Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ;

- Đơn vị phối hợp: Viện Nghiên cứu rau quả, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Địa điểm thực hiện: xã Tiền Phong, huyện Ân Thi; xã Thuần Hưng, huyện Khoái Châu;

- Thời gian thực hiện: Năm 2011.

Nội dung chính:

- Mô hình mới tại xã Tiền Phong, huyện Ân Thi: Hỗ trợ trang thiết bị hệ thống tưới, tiêu thoát nước, nhà lưới, nhà có mái che, lưới quây, cung cấp giống rau chất lượng. Hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phòng trừ sâu bệnh, khảo nghiệm giống rau mới, sản xuất cây giống rau cung cấp trồng đại trà của mô hình trồng rau an toàn, lấy mẫu rau an toàn phân tích chất lượng…;  

- Mô hình tại xã Thuần Hưng, huyện Khoái Châu: Tiếp tục tập huấn chuyển giao kỹ thuật trồng, chăm sóc cho rau. Mở rộng mô hình sản xuất, dịch vụ tiêu thụ rau an toàn cho các hộ nông dân tham gia dự án; đào tạo cán bộ chỉ đạo, cán bộ chuyên môn cho địa phương về xây dựng và chỉ đạo kỹ thuật mô hình sản xuất rau an toàn;

- Kiểm nghiệm, đánh giá chất lượng rau an toàn, chào hàng, tiếp cận, thiết lập và xây dựng mạng lưới dịch vụ tổ chức tiêu thụ rau an toàn tại các đô thị, chuẩn bị các điều kiện đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp chứng chỉ chứng nhận đủ điều kiện sản xuất rau an toàn cho các hộ của mô hình tại xã Tiền Phong và xã Thuần Hưng.

Kinh phí từ năm 2010 chuyển sang năm 2011: 359.171.100đ (Ba trăm năm mươi chín triệu một trăm bẩy mươi mốt nghìn một trăm đồng).

1.4. Dự án Xây dựng mô hình chuyển giao công nghệ và áp dụng kỹ thuật tiến bộ sản xuất dưa chuột an toàn theo quy trình VietGAP tạo vùng nguyên liệu phục vụ nội tiêu và xuất khẩu:

- Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Đơn vị phối hợp: Viện Nghiên cứu rau quả;

- Địa điểm thực hiện tại các huyện: Phù Cừ, Kim Động và Tiên Lữ;

- Thời gian thực hiện: Năm 2010 - 2011.

Nội dung chính:

- Thực hiện tiếp các nội dung từ năm 2010, xây dựng ba mô hình sản xuất dưa chuột an toàn theo quy trình VietGAP với diện tích 2,5 ha/vụ, 2 vụ/năm, tại xã Toàn Thắng, huyện Kim Động và 2 xã thuộc huyện Phù Cừ và Tiên Lữ. Hỗ trợ các hộ thực hiện mô hình: giống, thuốc bảo vệ thực vật; phân tích mẫu đất, mẫu nước (điểm mới thực hiện); sản phẩm dưa chuột của mô hình được phân tích, kiểm định và chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP; hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm; tuyên truyền quảng bá sản phẩm nông sản an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP.

Kinh phí năm 2011: 150.000.000đ (Một trăm năm mươi triệu đồng).

1.5. Dự án Xây dựng mô hình khảo nghiệm một số giống ngô mới hàng hoá có giá trị kinh tế cao để bổ sung cơ cấu mùa vụ:

- Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Đơn vị phối hợp: Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam;

- Địa điểm thực hiện tại các huyện: Kim Động, Tiên Lữ, Phù Cừ và thành phố Hưng Yên;

- Thời gian thực hiện: Năm 2010 - 2011.

Nội dung chính:

- Điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng tình hình sản xuất ngô ở một số địa phương trồng ngô chính; lựa chọn địa điểm và tổ chức xây dựng mô hình, phân tích mẫu đất, mẫu nước và cách thức sản xuất tại địa điểm thực hiện mô hình khảo nghiệm sản xuất, khảo nghiệm trình diễn các giống ngô lai có năng suất và giá trị hàng hoá cao;

- Xây dựng 4 - 5 mô hình khảo nghiệm sản xuất, trình diễn các giống ngô tẻ lai có năng suất cao, khả năng chống chịu tốt trên vùng đất bãi ngoài sông Hồng, sông Luộc; 2 - 3 mô hình khảo nghiệm, trình diễn giống ngô nếp có giá trị hàng hóa cao nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất. Quy mô dự kiến: 5 - 7 giống/vụ, tổng diện tích thực hiện là 44 ha.

Kinh phí năm 2011: 180.000.000đ (Một trăm tám mươi triệu đồng).

1.6. Dự án Chuyển giao công nghệ sản xuất và chế biến nấm ăn và nấm dược liệu:

- Cơ quan chủ trì: Uỷ ban nhân dân thành phố Hưng Yên;

- Đơn vị thực hiện: HTX sản xuất thương mại nấm và nông sản cựu chiến binh Hồng Nam, thành phố Hưng Yên;

- Cơ quan chuyển giao: Trung tâm Công nghệ sinh học thực vật - Viện Di truyền Nông nghiệp;

- Thời gian thực hiện:  Năm 2010 - 2011.

 Nội dung chính:

- Tập huấn chuyển giao công nghệ sản xuất các loại nấm ăn và nấm dược liệu thương phẩm: nấm sò, nấm mỡ, nấm rơm, mộc nhĩ, nấm Linh chi; hướng dẫn, hỗ trợ kỹ thuật cho các xã viên HTX từ khâu xử lý nguyên liệu, cấy giống, chăm sóc, thu hái, bảo quản, tiêu thụ, chế biến…;

- Chuyển giao công nghệ, đào tạo cán bộ kỹ thuật, hỗ trợ đầu tư trang thiết bị, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất giống nấm cấp II, cấp III, kỹ thuật bảo quản, chế biến nấm phục vụ cho nhu cầu sản xuất nấm thương phẩm của HTX,…

Kinh phí năm 2011: 300.000.000đ (Ba trăm triệu đồng).

1.7. Đề tài Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình thâm canh tăng năng suất vải lai chín sớm tại Phù Cừ:

- Đơn vị thực hiện: Công ty Tư vấn, Đầu tư, Phát triển rau hoa quả - Viện Nghiên cứu rau quả;

- Đơn vị phối hợp: Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ - Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hưng Yên;

- Thời gian thực hiện: Năm 2011 - 2013.

Nội dung chính:

- Phối hợp với các đơn vị tham gia thực hiện đề tài, tiến hành điều tra đánh giá thực trạng sản xuất vải lai chín sớm tại Phù Cừ, xác định nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng. Đề xuất các giải pháp khắc phục những nguyên nhân ảnh hưởng tới vải lai chín sớm tại Phù Cừ;

- Nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện quy trình kỹ thuật thâm canh, tăng năng suất vải lai chín sớm Phù Cừ (sử dụng phân bón, hàm lượng, thời điểm bón, kỹ thuật cắt tỉa, quy trình phòng trừ sâu, bệnh hại chính...) cho các nhà vườn trồng vải lai đang trong thời kỳ thu hoạch;

- Xây dựng mô hình thâm canh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật tăng năng suất vải lai chín sớm tại Phừ Cừ. Tập huấn quy trình, kỹ thuật thâm canh tăng năng suất, phòng trừ sâu bệnh hại chính và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho người trồng vải và cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn ở địa phương.

Kinh phí năm 2011: 150.000.000đ (Một trăm năm mươi triệu đồng).

1.8. Đề tài Xây dựng mô hình ứng dụng quy trình trồng cà chua an toàn theo hướng hữu cơ tại Văn Giang:

- Đơn vị thực hiện: Trạm Khuyến nông Văn Giang;

- Đơn vị phối hợp: Trạm BVTV huyện Văn Giang;

- Địa điểm thực hiện: Một số xã thuộc huyện Văn Giang;

- Thời gian thực hiện: Năm 2011.

Nội dung chính:

- Điều tra, đánh giá thực trạng tình hình sản xuất cà chua tại Văn Giang. Lựa chọn hộ tham gia mô hình, địa điểm và tổ chức thực hiện xây dựng mô hình ứng dụng quy trình trồng cà chua an toàn theo hướng hữu cơ: phân tích nông hoá thổ nhưỡng, xác định vi chất, kim loại trong đất;

-  Tập huấn chuyển giao kỹ thuật thâm canh cà chua cho các hộ tham gia đề tài. Tiến hành triển khai thực hiện mô hình trên diện tích 18 sào/vụ, thực hiện trong hai vụ với các công thức:

+ Mô hình 1: Phân ủ hữu cơ + Phân hữu cơ Sông Gianh + Phân bón lá Chelax Suger;

+ Mô hình 2: Phân ủ hữu cơ + phân giun + phân bón lá Rong biển;

+ Mô hình 3: Phân ủ hữu cơ + phân hữu cơ Hoa Nam + phân bón lá Cá heo đỏ.

- Tiến hành kiểm tra, giám sát thực hiện quy trình thâm canh cà chua theo hướng hữu cơ, lấy mẫu quả gửi đi phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình và hoàn thiện quy trình sản xuất cà chua theo hướng hữu cơ tại Văn Giang. Tổ chức hội thảo đầu bờ, tập huấn chuyển giao kỹ thuật và hội nghị nghiệm thu kết quả.

Kinh phí: 150.000.000đ (Một trăm năm mươi triệu đồng).

1.9. Đề tài Nghiên cứu phát triển sản xuất giống lúa lai hai dòng mới TH3-5 tại tỉnh Hưng Yên:

- Đơn vị thực hiện: Viện Nghiên cứu lúa - Đại học Nông nghiệp Hà Nội;

- Đơn vị phối hợp: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện: Ân Thi, Phù Cừ, Văn Giang…;

- Địa điểm thực hiện: Xí nghiệp giống lúa Tam Thiên Mẫu, HTX dịch vụ nông nghiệp xã Hồ Tùng Mậu, huyện Ân Thi, một số xã thuộc huyện Phù Cừ và Văn Giang;

- Thời gian thực hiện: Năm 2011 - 2012.

Nội dung chính:

- Hoàn thiện quy trình thâm canh lúa lai thương phẩm tổ hợp hạt lai hai dòng TH3-5: tiến hành thực nghiệm mật độ, phân bón cho lúa trong hai vụ Xuân và Mùa năm 2011. Trên cơ sở đó xác định được mật độ, hàm lượng phân bón thích hợp cho năng suất và hiệu quả của từng vụ. Tổng hợp để xây dựng quy trình kỹ thuật thâm canh giống lúa lai có triển vọng trong từng vụ;

- Hoàn thiện quy trình nhân dòng bố mẹ và sản xuất hạt lai F1 tổ hợp TH3-5: thí nghiệm về thời vụ, tỷ lệ hàng bố mẹ, số hạt, tỷ lệ phân bón và ảnh hưởng của hàm lượng GA3 cho các ruộng sản xuất hạt lai F1 trong hai vụ Xuân và Mùa năm 2012… tổng kết số liệu, xây dựng quy trình sản xuất hạt lai. Đánh giá và kiểm định chất lượng;

- Xây dựng mô hình trình diễn và quảng bá thương phẩm: xây dựng mô hình gieo cấy hạt lai F1 (05 ha); trong năm 2011 trình diễn lúa lai thương phẩm (05 ha) ở 2 huyện Phù Cừ và Ân Thi; năm 2012 trình diễn 05 ha tại 04 huyện: Văn Giang, Ân Thi, Kim Động và Phù Cừ. Tổ chức hội thảo, hội nghị đầu bờ, thăm quan, quảng bá sản phẩm;

- Đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ: kỹ thuật sản xuất hạt lai F1 và thâm canh lúa lai cho 20-30 cán bộ kỹ thuật và 200-300 nông dân địa phương.

Kinh phí năm 2011: 360.000.000đ (Ba trăm sáu mươi triệu đồng).

2. Các đề tài, dự án, nhiệm vụ thuộc lĩnh vực chăn nuôi:

2.1. Dự án Xây dựng mô hình phát triển chăn nuôi gia cầm năng suất, chất lượng cao ở một số địa phương của tỉnh Hưng Yên:

- Đơn vị thực hiện: Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thụy Phương - Viện Chăn nuôi;

- Đơn vị phối hợp: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên;

- Địa điểm thực hiện: Tại huyện Tiên Lữ, Phù Cừ;

- Thời gian thực hiện:  Năm 2011 - 2012.

Nội dung chính:

- Điều tra, khảo sát, thống kê, tổng hợp, phân tích và đánh giá thực trạng chăn nuôi gia cầm ở địa phương. Lựa chọn hộ có đủ các điều kiện cần thiết (chuồng trại, nhân lực, vốn, kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh...) để xây dựng mô hình nuôi gà Ai Cập (giống HA1, HA2) lấy trứng thương phẩm và các hộ nuôi ngan Pháp (giống R71SL) sinh sản và thương phẩm;

- Xây dựng mô hình phát triển chăn nuôi gà HA1, HA2 và ngan R71SL. Xác định phương thức nuôi, công thức khẩu phần ăn, các dịch bệnh dễ mắc phải, thú y trên gia cầm cho các hộ tham gia;

- Tập huấn chuyển giao kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh, hỗ trợ giống, vật tư, thiết bị, thức ăn, thuốc thú y, quy trình kỹ thuật cho nông dân. Kiểm tra, giám sát thực hiện các biện pháp trong chăm sóc và phòng trừ dịch bệnh cho đàn gà HA1, HA2 và ngan R71SL;

- Theo dõi, tổng hợp số liệu, hiệu quả kinh tế… hoàn thiện quy trình kỹ thuật, phát triển mô hình chăn nuôi gia cầm năng suất, chất lượng cao phù hợp với địa bàn tỉnh Hưng Yên. Khuyến cáo và phát triển mô hình chăn nuôi ra các địa phương khác trong tỉnh.

Kinh phí năm 2011: 500.000.000đ (Năm trăm triệu đồng).

2.2. Dự án Xây dựng mô hình nuôi ong Ý giống mới và công nghệ khai thác, bảo quản, chế biến mật ong xuất khẩu:

- Đơn vị thực hiện: Công ty TNHH Thành Yên;

- Đơn vị phối hợp: Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh; Hội Làm vườn và Nuôi ong tỉnh Hưng Yên;

- Địa điểm thực hiện: Một số hộ nuôi ong thuộc huyện Tiên Lữ, thành phố Hưng Yên;

- Thời gian thực hiện: Năm 2011 - 2012.

Nội dung chính:

- Điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng nuôi ong của các huyện Tiên Lữ, thành phố Hưng Yên và một số địa phương khác về giống ong, kỹ thuật nuôi, biện pháp phòng trừ dịch bệnh trên ong, công nghệ khai thác, bảo quản, chế biến mật ong và thị trường tiêu thụ sản phẩm mật ong của Hưng Yên.

- Tổ chức cho nông dân vùng nuôi ong và cán bộ kỹ thuật viên của cơ sở đi tham quan và học tập kinh nghiệm tại Hải Dương, Bắc Giang;

- Xây dựng mô hình nuôi ong Ý tại một số hộ nuôi ong thuộc huyện Tiên Lữ, thành phố Hưng Yên. Hỗ trợ giống, kỹ thuật và hoàn thiện quy trình kỹ thuật nuôi, chăm sóc giống ong mới, kỹ thuật tạo ong chúa, kỹ thuật tách đàn và mở rộng mô hình, tổng hợp và xây dựng quy trình nuôi ong Ý…;

- Xây dựng mô hình khai thác, sơ chế và bảo quản sản phẩm mật ong (công nghệ giảm thủy phần mật ong): đào tạo, hướng dẫn kỹ thuật viên vận hành, bảo dưỡng máy móc. Tiến hành sản xuất và vận hành theo quy trình, tạo sản phẩm, phân tích, đánh giá, so sánh với sản phẩm sản xuất theo phương pháp phổ thông;

- Tổ chức hội thảo, hội nghị kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện mô hình.

Kinh phí năm 2011: 450.000.000đ (Bốn trăm năm mươi triệu đồng).

2.3. Dự án Xây dựng mô hình thâm canh giun Quế tại Hưng Yên:

- Đơn vị thực hiện: Công ty TNHH nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ (ArecA);

- Đơn vị phối hợp thực hiện: phòng Công Thương, phòng Nông nghiệp huyện Kim Động, Yên Mỹ, Văn Giang, Phù Cừ và thành phố Hưng Yên;

- Địa điểm thực hiện tại các huyện: Kim Động, Yên Mỹ, Văn Giang, Phù Cừ và thành phố Hưng Yên;

- Thời gian thực hiện: Năm 2011.

Nội dung chính:

- Điều tra, khảo sát và đánh giá tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm và phân thải chăn nuôi nói chung và tình hình nuôi giun Quế nói riêng tại các huyện Kim Động, Yên Mỹ, Văn Giang, Phù Cừ và thành phố Hưng Yên. Trên cơ sở nguồn thức ăn chủ yếu cung cấp cho giun, xác định mô hình nuôi giun theo phương thức tối ưu.

- Lựa chọn hộ đủ điều kiện (nhân lực, cơ sở vật chất, nguồn vốn, kinh nghiệm chăn nuôi, phòng trừ bệnh…) tham gia thực hiện mô hình. Tổ chức cho các hộ tham quan, học tập và trao đổi kinh nghiệm nuôi giun Quế ở Hà Nội và Hải Dương.

- Xây dựng mô hình thâm canh nuôi giun Quế, hướng dẫn các hộ tham gia về kỹ thuật ủ phân làm thức ăn cho giun, rải chất nền, che phủ, giữ ẩm cho luống, nhân giống, thu hoạch…Theo dõi chỉ tiêu tăng trưởng sinh khối, khả năng sinh trưởng, sinh sản, bệnh tật của giun. Hoàn thiện quy trình kỹ thuật thâm canh và sơ chế giun Quế trên các nguồn nguyên liệu khác nhau tại Hưng Yên. Tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi và sơ chế giun Quế cho các hộ nông dân; hội thảo đầu bờ tham quan mô hình.

Kinh phí: 250.000.000đ (Hai trăm năm mươi triệu đồng).

2.4. Dự án Xây dựng mô hình phát triển chăn nuôi gà tây HUBA ở một số địa phương của tỉnh Hưng Yên:

- Đơn vị thực hiện: Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thuỵ Phương;

- Đơn vị phối hợp: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Địa điểm thực hiện tại các huyện: Ân Thi, Yên Mỹ, Văn Giang;

- Thời gian thực hiện: Năm 2010-2011.

Nội dung chính:

- Trên cơ sở kết quả đã được thực hiện trong năm 2010, tiếp tục tiến hành theo dõi, kiểm tra, giám sát việc xây dựng, thực hiện tiếp mô hình nuôi gà tây HUBA thương phẩm và sinh sản tại thị trấn Yên Mỹ,  xã Đa Lộc (Ân Thi) với quy mô 500 gà tây bố mẹ và mở rộng mô hình chăn nuôi gà thương phẩm quy mô 2.400 gà tây tại huyện Văn Giang;

- Tổ chức các lớp tập huấn cho các hộ nông dân tham gia về kỹ thuật úm gà, kỹ thuật chăn thả, kỹ thuật phòng bệnh cho gà, kỹ thuật vỗ béo, kỹ thuật cho gà sinh sản…;

 - Hoàn thiện quy trình chăn nuôi gà tây HUBA phù hợp với các địa phương trên địa bàn tỉnh Hưng Yên; tổng kết và nghiệm thu kết quả thực hiện.

Kinh phí năm 2011: 350.000.000đ (Ba trăm năm mươi triệu đồng).

2.5. Dự án Ứng dụng khoa học và công nghệ thâm canh cá rô đồng, khảo nghiệm nuôi thâm canh cá rô đầu vuông:

- Đơn vị thực hiện: Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ - Sở Khoa học và Công nghệ;

- Địa điểm thực hiện tại các huyện: Ân Thi, Kim Động, Phù Cừ, Tiên Lữ;

- Thời gian thực hiện: Năm 2011.

Nội dung chính:

- Khảo sát, lựa chọn hộ đủ điều kiện tham gia thực hiện mô hình (diện tích phải đạt 3000 - 5000m²). Tập huấn chuyển giao kỹ thuật, hỗ trợ và cung cấp cá giống, vật tư, hướng dẫn kỹ thuật nuôi thâm canh cá rô đồng, kỹ thuật cải tạo ao, kỹ thuật phòng và trị một số dịch bệnh thường gặp. Tiến hành thả cá giống nuôi trên diện tích 2 - 3ha; theo dõi môi trường ao nuôi và khả năng thích nghi, tình hình sinh trưởng, phát triển của cá; đánh giá năng suất, hiệu quả kinh tế - xã hội… của mô hình;

- Tổ chức đi thăm quan, học tập kinh nghiệm nuôi thâm canh cá rô đầu vuông tại Hải Dương;

- Hoàn thiện quy trình kỹ thuật nuôi thâm canh cá rô đầu vuông tại Hưng Yên;

- Tổ chức hội thảo tham quan đầu bờ tuyên truyền kết quả mô hình.

Kinh phí: 150.000.000đ (Một trăm năm mươi triệu đồng).

2.6. Dự án Xây dựng mô hình ứng dụng kỹ thuật tiến bộ dung dịch điện hoạt hóa (anôlit và catôlít) để vệ sinh khử trùng tiêu độc phòng chống dịch bệnh, nâng cao năng suất trong chăn nuôi gia súc và gia cầm quy mô trang trại tại tỉnh Hưng Yên:

- Đơn vị thực hiện: Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ - Sở Khoa học và Công nghệ;

- Đơn vị phối hợp: Viện Công nghệ môi trường - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Địa điểm thực hiện: tại một số trang trại chăn nuôi lợn và gia cầm thuộc các huyện, thành phố;

- Thời gian thực hiện: Năm 2010 - 2011.

Nội dung chính:

- Khảo sát chọn trang trại điểm xây dựng mô hình. Tập huấn chuyển giao công nghệ, đào tạo cán bộ kỹ thuật cho các trang trại mô hình sản xuất, sử dụng dung dịch điện hoạt hoá để khử trùng, tiêu độc phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm;

- Hỗ trợ thiết bị, hướng dẫn vận hành thiết bị sản xuất, sử dụng dung dịch điện hoạt hoá trong khử trùng, tiêu độc chuồng trại, công thức phối trộn với thức ăn phòng bệnh tiêu chảy cho gia súc, gia cầm,… xác định hiệu quả kinh tế sử dụng dung dịch điện hoạt hoá anôlit và catôlít.

Quy mô: dự kiến xây dựng 5 mô hình trang trại tại 5 huyện, thành phố.  

Kinh phí từ năm 2010 chuyển sang năm 2011: 538.770.400đ (Năm trăm ba mươi tám triệu bẩy trăm bẩy mươi nghìn bốn trăm đồng).

3. Các nhiệm vụ khoa học và công nghệ:

3.1. Ứng dụng khoa học và công nghệ bảo tồn nguồn gen, sản xuất giống nhãn lồng đặc sản, thâm canh theo h­ướng tiên tiến hàng hoá phục vụ chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở Hưng Yên:

- Đơn vị chủ trì và thực hiện: Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ;

- Đơn vị phối hợp: Viện Nghiên cứu rau quả, Hội Nhãn lồng Hưng Yên;

- Địa điểm thực hiện: Vườn bảo tồn nguồn gen nhãn lồng của tỉnh, các vườn nhãn tại các vùng trồng nhãn lớn của tỉnh;

- Thời gian thực hiện: Năm 2011.        

Nội dung chính:                               

a) Ứng dụng khoa học và công nghệ bảo tồn nguồn gen, sản xuất giống phục vụ trồng mới và cải tạo vườn tạp:

- Tiếp tục chăm sóc 360 cây nhãn đầu dòng được trồng tại vườn bảo tồn nguồn gen nhãn của tỉnh; bổ sung và thực hiện các biện pháp kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu, bệnh,... nhằm tạo nguồn mắt ghép để sản xuất giống;

- Tập huấn, phổ biến kỹ thuật tiến bộ trồng và thâm canh nhãn, biện pháp kỹ thuật điều chỉnh chế độ chăm sóc phù hợp với từng giai đoạn phát triển của nhãn;

- Sản xuất giống nhãn lồng bằng công nghệ ghép, hỗ trợ cây giống, kỹ thuật trồng mới, cải tạo vườn tạp phát triển diện tích trồng nhãn lồng.

b) Hỗ trợ hoạt động của Hội Nhãn lồng H­ưng Yên: quảng bá, tuyên truyền sử dụng nhãn hiệu hàng hoá nhãn lồng đặc sản Hưng Yên.

Kinh phí năm 2011: 200.000.000đ (Hai trăm triệu đồng).

3.2. Ứng dụng kỹ thuật tiến bộ xây dựng mô hình trình diễn một số giống cây trồng mới nhằm nâng cao thu nhập trên 1ha gieo trồng tại các địa phương thuần nông của tỉnh:

- Đơn vị thực hiện: Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ - Sở Khoa học và Công nghệ;

- Đơn vị phối hợp: Viện Nghiên cứu rau quả; Viện cây lương thực và cây thực phẩm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Địa điểm thực hiện tại các huyện: Phù Cừ, Ân Thi, Khoái Châu, Kim Động, Tiên Lữ và thành phố Hưng Yên;

- Thời gian thực hiện: Năm 2011.

Nội dụng chính:

- Tiếp tục khảo sát, chọn điểm có đủ điều kiện về diện tích, nông hoá thổ nhưỡng,... xây dựng mô hình ứng dụng kỹ thuật tiến bộ các công thức luân canh các giống cây trồng lúa, rau màu, chất l­ượng cao đáp ứng yêu cầu thị trường;

- Tập huấn chuyển giao KH&CN kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu, bệnh, thu hoạch, chế biến, bảo quản sản phẩm, tiếp cận và tạo lập thị tr­ường tiêu thụ sản phẩm của mô hình…;

- Hỗ trợ giống chất lượng, vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, kiểm nghiệm chất lượng, đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình;

- Khảo nghiệm một số giống rau mới có năng suất, chất lượng cao và hoàn thiện quy trình kỹ thuật thâm canh, chăm sóc, xác định khả năng chống chịu sâu bệnh, năng suất, chất lượng rau quả,... bổ sung cơ cấu cây trồng mùa vụ.

Quy mô: xây dựng 5 mô hình đại diện cho các xã, huyện thuần nông trong tỉnh.

Kinh phí: 500.000.000đ (Năm trăm triệu đồng).

3.3. Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong nhân rộng mô hình bảo quản quả và kéo dài thời gian chín trên cây bằng chế phẩm sinh học cho vùng cây ăn quả ở Hưng Yên:

- Đơn vị thực hiện: Viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch;

- Đơn vị phối hợp: Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ - Sở Khoa học và Công nghệ;

- Địa điểm thực hiện tại các huyện: Khoái Châu, Yên Mỹ và thành phố Hưng Yên;

- Thời gian thực hiện: Năm 2011 - 2012.

Nội dung chính:

Nội dung 1. Đánh giá thực trạng, khảo sát lựa chọn, thiết kế và thực hiện mô hình xử lý chất điều hòa sinh trưởng Retain cho quýt Đường canh ở giai đoạn cận thu hoạch nhằm kéo dài thời gian chín trên cây và dải vụ. Theo dõi, đánh giá ảnh hưởng của Retain tới hiệu quả chín trên cây và sinh lý của cây quýt sau khi phun. Quy mô 0,3 ha tại các huyện Khoái Châu, Văn Giang, Yên Mỹ, thành phố Hưng Yên.

Nội dung 2. Đánh giá thực trạng, khảo sát lựa chọn, thiết kế và thực hiện mô hình xử lý chất điều hòa sinh trưởng Retain cho cam Vinh ở giai đoạn cận thu hoạch nhằm kéo dài thời gian chín trên cây. Đánh giá ảnh hưởng của Retain tới hiệu quả chín trên cây và sinh lý của cây cam, quýt sau khi phun. Quy mô 0,3 ha tại các huyện Khoái Châu, Văn Giang, Yên Mỹ, thành phố Hưng Yên.

Nội dung 3. Đánh giá thực trạng trồng chuối tiêu hồng, lựa chọn hộ tham gia và xây dựng mô hình xử lý chất điều hòa sinh trưởng trong bảo quản chuối tiêu hồng kết hợp với bao gói mạng PE tại huyện Văn Giang, Khoái Châu, Kim Động, thành phố. Hưng Yên với quy mô 4,5 tấn.

Nội dung 4. Tổ chức đào tạo, tập huấn chuyên môn kỹ thuật cho nông dân. Tổ chức hội nghị, hội thảo tham quan đầu bờ, đánh giá hiệu quả mô hình và nghiệm thu kết quả. Tuyên truyền, phổ biến, nhân rộng mô hình.

Kinh phí của dự án “Xây dựng mô hình trồng, thu hái, chế biến dược liệu” theo hướng GACP-WHO đã phê duyệt năm 2010 nhưng không thực hiện được chuyển sang năm 2011: 550.000.000đ (Năm trăm năm mươi triệu đồng).

Tổng kinh phí mục I: 7.307.941.500đ (Bẩy tỷ ba trăm linh bẩy triệu chín trăm bốn mươi mốt nghìn năm trăm đồng); trong đó:

- Kinh phí năm 2010 chuyển sang: 1.447.941.500đ.

- Kinh phí năm 2011: 5.860.000.000đ.

II. ÁP DỤNG CÁC KỸ THUẬT TIẾN BỘ VÀ THÀNH TỰU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VÀ TTCN

1. Dự án Hỗ trợ ứng dụng kỹ thuật tiến bộ và chuyển giao công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng không nung:

- Đơn vị thực hiện: Sở Khoa học và Công nghệ;

- Đơn vị phối hợp: Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Sở Xây dựng;

- Địa điểm thực hiện: Một số cơ sở sản xuất, doanh nghiệp sản xuất vật liệu không nung thuộc địa bàn tỉnh Hưng Yên;

- Thời gian thực hiện: Năm 2011 - 2012.

Nội dung chính:

- Hỗ trợ các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp ứng dụng TBKT, tiếp nhận chuyển giao công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng không nung: gạch xốp, gạch bê tông, gạch nhẹ từ nguyên liệu tại chỗ,…

- Hỗ trợ tập huấn, chuyển giao công nghệ sản xuất, hướng dẫn kỹ thuật và hỗ trợ thiết bị, đánh giá chất lượng sản phẩm,... bằng công nghệ đã được cải tiến cho các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp áp dụng trong phạm vi toàn tỉnh;

Kinh phí từ năm 2010 chuyển sang năm 2011: 1.412.125.000đ (Một tỷ bốn trăm mười hai triệu một trăm hai mươi lăm nghìn đồng).

2. Dự án Nghiên cứu ứng dụng công nghệ chế biến chè sen long nhãn Hưng Yên đóng hộp theo quy mô công nghiệp nhỏ và vừa:

- Đơn vị thực hiện: Trung tâm Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm Hà Nội;

- Địa điểm thực hiện: Công ty TNHH sản xuất và thương mại Hưng Hà (huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên);

- Đơn vị phối hợp: Sở Công Thương;

- Thời gian thực hiện: Năm 2011.

Nội dung chính:

- Tổ chức điều tra, khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng trồng, chế biến các sản phẩm từ sen và nhãn, sản lượng, năng suất, chất lượng sen và nhãn trên địa bàn. Xác định tiêu chuẩn để lựa chọn nguyên liệu phù hợp trong chế biến và tiến hành thu mua nguyên liệu đưa vào sản xuất;

- Tiến hành phân tích các thành phần lý, hóa, sinh học của sen và nhãn, ứng dụng các TBKT nhằm giữ lại những đặc tính tự nhiên của sen và nhãn. Xác định công thức phối chế chè sen, long nhãn, lựa chọn phụ gia thích hợp. Xác định chế độ thanh trùng và phương pháp bảo quản sản phẩm;

- Tiến hành sản xuất thử quy mô nhỏ, trên cơ sở đó hoàn thiện các thông số công nghệ của quy trình, tiến hành sản xuất trên quy mô thực nghiệm; triển khai mở rộng sản xuất, đào tạo, tập huấn về quy trình sản xuất chè sen, long nhãn và các kỹ thuật phân tích, kiểm tra và quản lý chất lượng sản phẩm cho cán bộ chuyên môn và công nhân kỹ thuật. Chuyển giao quy trình công nghệ cho doanh nghiệp;

- Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho sản phẩm chè sen, long nhãn (xác định mẫu mã, nhãn mác, bao bì), nghiên cứu, tiếp cận mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Kinh phí: 550.000.000đ (Năm trăm năm mươi triệu đồng).

3. Dự án Hoàn thiện công nghệ sản xuất cao nấm Linh chi và trà nấm Linh chi hòa tan:

- Đơn vị thực hiện: Viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch;

- Đơn vị phối hợp: HTX sản xuất nấm thương mại và chế biến nông sản Hồng Nam (TP Hưng Yên), HTX Nấm cựu chiến binh Long Hưng (Văn Giang);

- Thời gian thực hiện: Năm 2011.

Nội dung chính:

- Điều tra, khảo sát, đánh giá tình hình nuôi trồng và sản xuất nấm Linh chi trên địa bàn tỉnh. Lựa chọn nguyên liệu chuẩn, hoàn thiện quy trình trích ly nấm Linh chi, quy trình lọc, cô dịch trích ly và thu nhận chế phẩm nấm Linh chi trích ly, lựa chọn phụ gia (mật ong, đường) phù hợp với công thức phối chế tạo sản phẩm cao nấm Linh chi; xác định bao bì, nhãn mác, quy trình đóng gói sản phẩm cũng như thời gian và điều kiện bảo quản;

 - Trên cơ sở đó tạo sản phẩm Trà nấm Linh chi hòa tan có hàm lượng mùi vị thích hợp đáp ứng nhu cầu thị trường. Xác định các thông số công nghệ, bao bì đóng gói sản phẩm, thời gian bảo quản từng bước hoàn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất Trà nấm Linh chi hòa tan;

- Xác định các chỉ tiêu an toàn vệ sinh thực phẩm, tiêu chuẩn cơ sở cho các sản phẩm Cao và Trà nấm Linh chi. Xây dựng mô hình sản xuất thử Cao nấm Linh chi và Trà nấm Linh chi hòa tan, chuyển giao công nghệ cho cơ sở sản xuất của tỉnh Hưng Yên. Xây dựng và hoàn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất Cao nấm Linh chi; đánh giá hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của công nghệ sản xuất Cao và Trà nấm Linh chi hòa tan, hội nghị nghiệm thu kết quả thực hiện.

Kinh phí: 400.000.000đ (Bốn trăm triệu đồng).

4. Dự án Nghiên cứu ứng dụng quy trình công nghệ chế biến đồ uống lên men từ mật ong nhãn Hưng Yên:

-  Đơn vị thực hiện: Trung tâm Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm Hà Nội;

- Đơn vị phối hợp: Công ty TNHH Hải Hà (huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên);

- Thời gian thực hiện: Năm 2011.

Nội dung chính:

- Tiến hành điều tra, khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng trồng nhãn, nuôi ong, sản lượng và chất lượng mật ong nhãn trên địa bàn. Xác định tiêu chuẩn để lựa chọn nguyên liệu mật ong nhãn đưa vào sản xuất;

- Phân tích thành phần hóa, lý, vi sinh của mật ong nhãn. Xác định môi trường lên men thích hợp và lựa chọn chủng giống nấm men vang thích hợp nhất với mật ong nhãn Hưng Yên, tiến hành nuôi cấy, thuần chủng để sử dụng cho sản xuất rượu vang, cider (đồ uống lên men có ga) mật ong nhãn Hưng Yên;

- Xác định được các biện pháp kỹ thuật tạo dạng sản phẩm, tiến hành sản xuất thử, hoàn thiện các thông số công nghệ của quy trình sản xuất đồ uống lên men từ mật ong nhãn;

- Xây dựng các tiêu chuẩn cơ sở các sản phẩm đồ uống lên men từ mật ong nhãn. Xác định mẫu mã, đóng chai, lon, bao bì đựng và tiến hành theo dõi thời gian bảo quản sản phẩm;

- Triển khai mở rộng sản xuất, tính giá thành sản phẩm. Đào tạo, tập huấn chuyên môn cho cán bộ và công nhân kỹ thuật. Chuyển giao quy trình công nghệ cho doanh nghiệp. Nghiên cứu, tìm hiểu thị trường và phương án phát triển, tiêu thụ sản phẩm.

Kinh phí: 600.000.000đ (Sáu trăm triệu đồng).

5. Dự án Đánh giá hiện trạng, đề xuất giải pháp và mô hình tiết kiệm năng lượng cho một số doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Hưng Yên:

- Đơn vị thực hiện: Viện Khoa học Năng lượng - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam;

- Đơn vị phối hợp: Sở Công Thương, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hưng Yên;

- Địa điểm thực hiện: Một số doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh;

- Thời gian thực hiện: Năm 2011 - 2012.

Nội dung chính:

- Điều tra, khảo sát hiện trạng cung cấp, sử dụng năng lượng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Kiểm toán, đánh giá được thực trạng sử dụng năng lượng, tiềm năng tiết kiệm năng lượng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong một số lĩnh vực tiêu thụ nhiều năng lượng;

- Đề xuất các nhóm giải pháp tiết kiệm năng lượng: phương pháp quản lý, cơ chế chính sách, giải pháp công nghệ… cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên một số lĩnh vực tiêu thụ nhiều năng lượng trên địa bàn tỉnh Hưng Yên;

- Lựa chọn doanh nghiệp có đủ điều kiện, năng lực tham gia xây dựng mô hình tiết kiệm năng lượng. Tổ chức tập huấn, đào tạo cán bộ cho các doanh nghiệp và địa phương về kiểm toán, quản lý và sử dụng tiết kiệm năng lượng;

- Tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện.

Kinh phí năm 2011: 450.000.000đ (Bốn trăm năm mươi triệu đồng).

Tổng kinh phí mục II: 3.412.125.000đ (Ba tỷ bốn trăm mười hai triệu một trăm hai mươi lăm nghìn đồng); trong đó:

- Kinh phí năm 2010 chuyển sang: 1.412.125.000đ;

- Kinh phí năm 2011: 2.000.000.000đ.

III. KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

1. Dự án Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về Sở hữu trí tuệ trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Hưng Yên (Dự án Trung ương ủy quyền cho địa phương quản lý):

- Đơn vị thực hiện: Công ty TNHH Truyền thông và Quảng cáo May (Maymedia);

- Cơ quan phối hợp thực hiện: Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ; Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh;

- Thời gian thực hiện: Năm 2011.

Nội dung chính:

 - Xây dựng, phát sóng chương trình truyền hình tuyên truyền về Sở hữu trí tuệ thông qua việc xác định được: Hình hiệu, logo, băng, tên Chương trình: “Sở hữu trí tuệ và cuộc sống”; thu thập, tổng hợp và cung cấp thông tin về sự phát triển của khoa học và công nghệ, tình hình thực thi quyền sở hữu trí tuệ ở địa phương;

- Tổ chức thành công các cuộc toạ đàm với các nội dung được trao đổi cùng các chuyên gia về Sở hữu trí tuệ; các phóng sự liên quan đến tình hình thực thi SHTT tại tỉnh Hưng Yên, quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu của doanh nghiệp…;

 - Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về SHTT thông qua các đoạn phim ngắn, qua các tình huống của chương trình “Chắp cánh thương hiệu”, tương tác trực tiếp trên truyền hình, chuyên mục hỏi đáp pháp luật… nhằm tăng cường hiểu biết, nhận thức của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Kinh phí đối ứng năm 2011: 218.000.000đ (Hai trăm mười tám triệu đồng).

2. Đề tài Khảo sát, đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn; đề xuất tuyến, điểm du lịch trong tỉnh Hưng Yên và liên vùng:

- Đơn vị thực hiện: Viện Khoa học phát triển nhân lực Kinh tế và Văn hóa;

- Đơn vị  phối hợp: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hưng Yên;

- Thời gian thực hiện: Năm 2011 - 2012.

Nội dung chính:

- Tiến hành điều tra, khảo sát, thu thập, phân tích thông tin về các nhóm tài nguyên du lịch nhân văn: làng nghề, làng văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa, văn nghệ dân gian, lễ hội truyền thống, ẩm thực dân gian… và đánh giá những giá trị du lịch của các nhóm tài nguyên du lịch này;

- Đánh giá thực trạng du lịch của Hưng Yên: thực trạng cơ sở hạ tầng - dịch vụ - nhân lực phục vụ hoạt động du lịch; thực trạng khai thác và sử dụng các giá trị của tài nguyên du lịch nhân văn ở Hưng Yên. Trên cơ sở đó, tiến hành xây dựng các tuyến - điểm du lịch của Hưng Yên và các vùng lân cận: Bắc Ninh, Lạng Sơn, Hải Dương, Hải Phòng, Nam Định, Hà Nam, Thái Bình…;

- Đề xuất một số giải pháp nhằm khôi phục và phát huy những giá trị du lịch của tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Hưng Yên: đầu tư du lịch, quảng bá và khai thác tài nguyên du lịch.

Kinh phí năm 2011: 142.000.000đ (Một trăm bốn mươi hai triệu đồng).

3. Đề tài Nghiên cứu di sản văn hóa phi vật thể ở Hưng Yên, đề xuất các giải pháp bảo tồn, khai thác và phát huy:

- Đơn vị thực hiện: Chi hội Văn nghệ dân gian tỉnh Hưng Yên - Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh;

- Đơn vị phối hợp: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hưng Yên, Thư viện tỉnh, Bảo tàng…;

- Thời gian thực hiện: Năm 2011 - 2012.

Nội dung chính:

- Điều tra, khảo sát, điền dã, thu thập, xử lý thông tin, hình thành nguồn tài liệu, tư liệu về những di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. Tiến hành lưu giữ, bảo quản, đánh giá giá trị của nguồn tư liệu này;

- Xác định địa điểm còn tồn tại, lưu giữ được các di sản, phạm vi tác động và ý nghĩa đối với đời sống của nhân dân địa phương. Đề xuất kiến nghị với các cơ quan chức năng về phương pháp bảo tồn, cách thức phổ biến, phát huy giá trị của các di sản văn hóa phi vật thể đó trong thời điểm hiện tại;

- Lập được “Danh mục di sản văn hóa phi vật thể Hưng Yên” cho toàn thể cộng đồng dân cư, trên các phương tiện thông tin đại chúng, góp phần quảng bá hình ảnh Hưng Yên - giàu truyền thống văn hiến.

Kinh phí năm 2011: 150.000.000đ (Một trăm năm mươi triệu đồng).

4. Đề tài Ca trù Hưng Yên và các giải pháp bảo tồn phát huy giá trị trong thời kỳ đổi mới:

- Đơn vị thực hiện: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hưng Yên;

- Đơn vị phối hợp: Thư viện tỉnh, Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh, Phòng Văn hóa và Thông tin các huyện, thành phố, các câu lạc bộ ca trù…;

- Thời gian thực hiện: Năm 2011.

Nội dung chính:

- Tổ chức điều tra, khảo sát, phỏng vấn, ghi chép… nhằm nhận diện, mô tả được nguồn gốc, lịch sử hình thành, phát triển, truyền thống và thực trạng nghệ thuật ca trù ở Hưng Yên. Đánh giá thực trạng nghệ thuật ca trù và những khó khăn;

- Căn cứ trên tình hình thực tế, thực trạng nghệ thuật ca trù và những khó khăn đang gặp phải, tiến hành nghiên cứu, đề xuất hệ thống giải pháp nhằm khôi phục, khai thác các giá trị của nghệ thuật ca trù đối với cuộc sống văn hóa, tinh thần của nhân dân, phát huy những giá trị đó trong cuộc sống hiện đại.

Kinh phí: 150.000.000đ (Một trăm năm mươi triệu đồng).

5. Đề tài Quy hoạch phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Hưng Yên đến năm 2020 và định hướng chiến lược đến năm 2030:

- Đơn vị thực hiện: Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển - Đại học Kinh tế quốc dân;

- Đơn vị phối hợp: Viện nghiên cứu Kinh tế - Xã hội Hà Nội, Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - Xã hội Quốc gia, Cục Thống kê Hưng Yên; các sở, ngành của tỉnh;

- Thời gian thực hiện: 2011 - 2012.

Nội dung chính:

- Điều tra, khảo sát thực trạng, năng lực KH&CN của tỉnh Hưng Yên. Phân tích, đánh giá những tác động của KH&CN đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Xác định căn cứ, quan điểm và phân tích những yếu tố ảnh hưởng tới định hướng phát triển KH&CN đến năm 2030;

- Quy hoạch KH&CN ngành, lĩnh vực, tiến hành xây dựng quy hoạch phát triển KH&CN tỉnh Hưng Yên đến năm 2020 nhằm phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; xây dựng tiềm lực (nhân lực, vật lực, tài lực, tin lực…) KH&CN cho tỉnh;

- Kiến nghị xây dựng hệ thống giải pháp và cơ chế, chính sách nhằm thực hiện hiệu quả Quy hoạch phát triển KH&CN tỉnh Hưng Yên: Tập huấn, đào tạo đội ngũ cán bộ KH&CN, đổi mới công tác quản lý, chính sách đầu tư và hỗ trợ phát triển KH&CN.

Kinh phí năm 2011: 470.000.000đ (Bốn trăm bảy mươi triệu đồng).

6. Đề tài Sưu tầm và khảo sát Võ cử, Võ tướng Hưng Yên xưa (trước năm 1919):

- Đơn vị thực hiện: Trường Cao đẳng Sư phạm Hưng Yên;

- Đơn vị phối hợp: Viện Nghiên cứu Hán Nôm;

- Thời gian thực hiện: Năm 2011.

Nội dung chính:

- Điều tra, khảo sát, sưu tầm tài liệu, thu thập thông tin về các Võ cử, Võ tướng Hưng Yên xưa: quy chế thi võ, các khoa thi võ (võ cử) và danh sách các võ sinh Hưng Yên trúng tuyển, những vùng quê tiêu biểu sản sinh ra nhiều Võ tướng và truyền thống võ cử, những giai thoại, truyền thuyết về các Võ tướng và các tác phẩm của Võ tướng để lại;

- Khảo sát các nghĩa quân do Võ tướng Hưng Yên đứng đầu, gây dựng: Những nghĩa quân cát cứ trên đất Hưng Yên, bãi tập và nơi thao luyện võ, những trận đánh tiêu biểu và những chiến công vang dội do các Võ tướng Hưng Yên lập công;

- Sưu tầm, khảo sát những di sản văn hóa liên quan đến các Võ tướng Hưng Yên xưa: Những công trình do Võ tướng biên khảo, văn bia ghi lại danh xưng các Võ tướng, các ấp phong, những địa danh lịch sử, làng quê được đặt theo tên gọi của các Võ tướng, những lễ hội hàng năm trên địa bàn tỉnh Hưng Yên liên quan đến tinh thần thượng võ của các Võ tướng, những công trình ghi chép về các Võ tướng người Hưng Yên bằng chữ Hán - Nôm…

Kinh phí: 110.000.000đ (Một trăm mười triệu đồng).

7. Đề tài Tăng cường hiệu quả của hệ thống truyền thông khoa học kỹ thuật phục vụ phát triển sản xuất tại vùng kinh tế nông nghiệp, nông thôn tỉnh Hưng Yên:

- Đơn vị thực hiện: Viện Nghiên cứu Báo chí và Truyền thông - Học viện Báo chí tuyên truyền;

- Đơn vị phối hợp : Báo Hưng Yên, Đài Phát thanh và Truyền hình, Sở Thông tin và Truyền thông;

- Thời gian thực hiện: Năm 2011.

Nội dung chính:

- Tổng quan về lý luận, những vấn đề liên quan đến tăng cường hiệu quả của truyền thông (hệ thống khái niệm, công cụ, khung lý thuyết, về hệ thống truyền thông phục vụ phát triển sản xuất tại vùng kinh tế nông nghiệp, nông thôn Hưng Yên: mục tiêu, đối tượng, danh mục nội dung truyền tải, thời điểm, thời lượng phát sóng…);

- Nghiên cứu các hệ thống truyền thông KHKT đang hoạt động ở Hưng Yên (quốc gia và địa phương), tác dụng của truyền thông đối với cơ cấu ngành nghề, khả năng đáp ứng tâm lý, nhu cầu của lực lượng lao động trong môi trường mà truyền thông hướng đến. Trên cơ sở đó, đánh giá thực trạng của hệ thống truyền thông KHKT đang hoạt động ở Hưng Yên. Xác định những nhân tố ảnh hưởng và nguyên nhân của thực trạng trên;

- Đề xuất và kiến nghị những giải pháp truyền thông phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn Hưng Yên: quan điểm, chính sách; đa dạng hóa đầu tư, các kênh truyền thông; xây dựng mô hình truyền thông phức hợp…

Kinh phí: 200.000.000đ (Hai trăm triệu đồng).

8. Đề tài Nghiên cứu, biên soạn tài liệu giảng dạy bộ môn Mỹ thuật, Âm nhạc trong các trường trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh:

- Đơn vị thực hiện: Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy;

- Đơn vị phối hợp: Bảo tàng Mỹ thuật; Viện Âm nhạc; Sở Giáo dục - Đào tạo; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Hội Văn học Nghệ thuật;

- Thời gian thực hiện: Năm 2011.

Nội dung chính:

- Nghiên cứu, sưu tầm các làn điệu dân ca, các tác phẩm tân nhạc tiêu biểu trên địa bàn tỉnh phù hợp với chương trình THCS;

- Biên soạn đề cương, tài liệu giảng dạy môn Mỹ thuật và môn Âm nhạc trong trường THCS theo chương trình giáo dục địa phương;

- Tiến hành dạy thử nghiệm và hoàn thiện các nội dung tài liệu, biên soạn và xuất bản bộ tài liệu Mỹ thuật, Âm nhạc dạy trong các trường THCS trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.

Kinh phí: 350.000.000đ (Ba trăm năm mươi triệu đồng).

9. Đề tài Nâng cao vai trò hoạt động của Mặt trận Tổ quốc trong tập hợp, vận động, đoàn kết nhân dân xây dựng Đảng và chính quyền trong sạch, vững mạnh trong giai đoạn hiện nay:

- Đơn vị thực hiện: Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Hưng Yên;

- Đơn vị phối hợp: UBMTTQ các huyện, thành phố;

- Thời gian thực hiện: Năm 2011.

Nội dung chính:

- Nghiên cứu và xây dựng cơ sở lý luận về sự phối hợp, cơ chế phối hợp giữa Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên, đoàn thể chính trị trong việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. Đánh giá thực trạng vai trò của UBMTTQ, các tổ chức thành viên, các đoàn thể chính trị - xã hội trong công tác kiểm tra giám sát, phản biện xã hội; trong công việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng Đảng, chính quyền trong giai đoạn hiện nay.

- Tổ chức học tập, trao đổi kinh nghiệm liên quan đến nội dung thực hiện ở một số tỉnh Nam Định, Hải Dương, Hà Nội, Ninh Bình. Nghiên cứu, đề xuất, xây dựng hệ thống giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả, vai trò của UBMTTQ trong công tác tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân của MTTQ trong giai đoạn hiện nay.

Kinh phí: 150.000.000đ (Một trăm năm mươi triệu đồng).

10. Đề tài Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của Ủy ban kiểm tra Đảng ủy cơ sở thuộc Đảng bộ cơ quan, doanh nghiệp và đơn vị sự nghiệp trong tỉnh Hưng Yên:

- Đơn vị thực hiện: Uỷ ban kiểm tra Tỉnh ủy;

- Đơn vị phối hợp: UBKT Trung ương, UBKT các huyện, thành ủy và các Đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy;

- Thời gian thực hiện: Năm 2011.

Nội dung chính:

- Điều tra, khảo sát và tổng hợp, phân tích kết quả hoạt động của Ủy ban kiểm tra Đảng ủy cơ sở thuộc Đảng bộ cơ quan, doanh nghiệp và đơn vị sự nghiệp trong tỉnh. Tổ chức hội thảo nhằm đánh giá thực trạng hoạt động của Ủy ban kiểm tra, thực trạng bộ máy, việc thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ Đảng của Ủy ban kiểm tra Đảng ủy cơ sở.

- Xác định nhân tố ảnh hưởng và nguyên nhân dẫn đến những hạn chế nêu trên;

- Tổ chức học tập, trao đổi kinh nghiệm với Trung ương và tỉnh bạn trong công tác xây dựng cơ cấu tổ chức, hoạt động, phương thức phối hợp và triển khai các hoạt động chuyên môn…;

- Đề xuất hệ thống giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của công tác kiểm tra, giám sát đối với Ủy ban kiểm tra Đảng ủy cơ sở thuộc Đảng bộ cơ quan, doanh nghiệp và đơn vị sự nghiệp.

Kinh phí: 270.000.000đ (Hai trăm bẩy mươi triệu đồng).

11. Đề tài Khảo sát, nghiên cứu di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Hưng Yên, đề xuất các giải pháp bảo tồn, khai thác và phát huy:

- Đơn vị thực hiện: Hội Văn học - Nghệ thuật Hưng Yên;

- Đơn vị phối hợp: Viện Sử học, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

- Thời gian thực hiện: Năm 2011.

Nội dung chính:

- Nghiên cứu, sưu tầm tài liệu lưu trữ ở Trung ương, địa phương về những sự kiện Bác Hồ về thăm, nói chuyện, làm việc với Đảng bộ và nhân dân Hưng Yên; sự quan tâm của Bác đối với nhân dân Hưng Yên;

- Điều tra, khảo sát, nghiên cứu, sưu tầm tài liệu, văn bản, điền dã thực tế tại các địa điểm, di tích lưu niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Hưng Yên: Công trình Bắc Hưng Hải (xã Đình Dù - Văn Lâm, Triều Dương - Tiên Lữ, Nghĩa Dân - Kim Động, Quang Trung - TP. Hưng Yên). Nhận định và đánh giá những giá trị lịch sử và du lịch của  các khu di tích lưu niệm;

 - Đánh giá thực trạng, hiện trạng của các khu di tích lưu niệm, công tác quản lý các di tích lưu niệm, đề xuất các giải pháp nhằm bảo tồn, khai thác và phát huy giá trị của di tích, nhằm góp phần khẳng định truyền thống văn hiến của Hưng Yên.

Kinh phí: 200.000.000đ (Hai trăm triệu đồng).

12. Đề tài Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên:

- Đơn vị thực hiện đề tài: Sở Tài chính;

- Đơn vị phối hợp: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Liên minh Hợp tác xã...;

- Địa điểm thực hiện: Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh;

- Thời gian thực hiện: Năm 2011 - 2012.

Nội dung chính:

- Tiến hành điều tra, khảo sát, rà soát, tổng hợp được số lượng Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh. Đánh giá thực trạng hoạt động, cơ sở vật chất, trình độ đội ngũ cán bộ quản lý và kết quả sản xuất kinh doanh của Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp, những khó khăn, tồn tại, hạn chế; xác định những nguyên nhân làm cho tình hình tổ chức và sản xuất của Hợp tác xã còn hạn chế;

- Từ thực trạng hoạt động của các Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp và những nguyên nhân, hạn chế, xây dựng được hệ thống các giải pháp đề xuất và kiến nghị: về đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực quản lý, hình thức quản lý và hoạt động cho Ban chủ nhiệm và kiểm soát, đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất, nhân lực, vốn tối thiểu để Hợp tác xã có đủ điều kiện sản xuất kinh doanh; áp dụng các chính sách hỗ trợ (vay vốn, cung cấp tín dụng, giảm thuế…) đối với Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp.

Kinh phí năm 2011: 150.000.000đ (Một trăm năm mươi triệu đồng).

13. Đề tài Khảo sát, nghiên cứu văn hóa ẩm thực Phố Hiến (thành phố Hưng Yên), đề xuất các giải pháp bảo tồn, khai thác, phát huy và phục vụ du lịch:

- Đơn vị thực hiện: Thư viện tỉnh;

- Đơn vị phối hợp: Thư viện Quốc gia; Thư viện Hán Nôm; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bảo tàng tỉnh;

- Thời gian thực hiện: Năm 2011.

Nội dung chính:

- Nghiên cứu mảnh đất, con người Phố Hiến, điều kiện hình thành và phát triển của văn hóa ẩm thực Phố Hiến. Điều tra, đánh giá được thực trạng của văn hóa ẩm thực Phố Hiến: món ăn, đồ uống, thức chấm truyền thống, kỹ thuật chế biến… phân loại, lưu trữ và bảo tồn các món ăn, đồ uống ở Phố Hiến hiện nay;

- Trên cơ sở những đánh giá tổng thể văn hóa ẩm thực Phố Hiến, xác định những nhân tố ảnh hưởng. Từ đó, nghiên cứu, đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm bảo tồn, phát triển, phát huy những giá trị phục vụ du lịch của văn hóa ẩm thực Phố Hiến.

Kinh phí : 150.000.000đ (Một trăm năm mươi triệu đồng).

14. Dự án Triển khai ứng dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước tỉnh Hưng Yên:

- Đơn vị thực hiện: Sở Khoa học và Công nghệ;

- Đơn vị phối hợp: Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư;

- Địa điểm thực hiện: Các đơn vị sở, ban, ngành của tỉnh và UBND huyện, thành phố;

- Thời gian thực hiện: Năm 2011-2013.

Nội dung chính:

Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với chuyên gia của các cơ quan tư vấn:

 - Xây dựng kế hoạch, thực hiện tập huấn, đào tạo kiến thức và phổ biến các văn bản nghiệp vụ ứng dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO cho các cán bộ của các đơn vị thực hiện;

- Xây dựng các văn bản hệ thống quản lý tích hợp theo yêu cầu của các tiêu chuẩn ISO 9001: xây dựng sổ tay chất lượng, quy trình hoạt động quản lý, quy định, biểu mẫu,... theo tiêu chuẩn khung do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành;

- Tổ chức áp dụng, đánh giá nội bộ, đánh giá chính thức đề nghị Tổng cục TC - ĐL - CL cấp chứng chỉ công nhận,...

Kinh phí từ năm 2010 chuyển sang năm 2011: 2.115.015.000đ (Hai tỷ một trăm mười lăm triệu không trăm mười lăm nghìn đồng).

Tổng kinh phí mục III: 4.825.015.000đ (Bốn tỷ tám trăm hai mươi lăm triệu không trăm mười lăm nghìn đồng); trong đó:

- Kinh phí năm 2010 chuyển sang : 2.115.015.000đ;

- Kinh phí năm 2011: 2.710.000.000đ.

IV. Y TẾ, MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

1. Đề tài Điều tra, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh của tỉnh Hưng Yên:

- Đơn vị thực hiện: Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Hưng Yên;

- Đơn vị phối hợp: Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Hưng Yên, Trung tâm Dân số - KHH gia đình các huyện, thành phố;

- Thời gian thực hiện: Năm 2011.

Nội dung chính:

- Điều tra, khảo sát, xác định các yếu tố ảnh hưởng tới tỷ số giới tính khi sinh của tỉnh Hưng Yên: quan điểm sinh đẻ, quan niệm con trai, con gái, nhận thức, hiểu biết về các chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình. Đánh giá thực trạng và xác định những yếu tố ảnh hưởng, làm rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất cân bằng tỷ số giới tính khi sinh của tỉnh;

- Trên cơ sở những phân tích, đánh giá ở trên đề xuất các giải pháp phù hợp, có tính khả thi nhằm giảm thiểu tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh của tỉnh, tránh được những hệ lụy liên quan, góp phần từng bước điều chỉnh cơ cấu dân số hợp lý, tạo điều kiện phát triển KT-XH của tỉnh.

Kinh phí: 180.000.000đ (Một trăm tám mươi triệu đồng).

2. Đề tài Ứng dụng kỹ thuật mới trong phẫu thuật lấy thể thủy tinh đặt thể thủy tinh nhân tạo trên những bệnh nhân có yếu tố bệnh lý phức tạp:

- Đơn vị thực hiện: Bệnh viện Mắt Hưng Yên;

-  Đơn vị phối hợp: Viện Mắt Trung ương, Bệnh viện Đa khoa Hưng Yên;

- Thời gian thực hiện: Năm 2011 - 2012.

Nội dung chính:

- Xây dựng tiêu chuẩn chuyên môn; điều tra, khảo sát, lựa chọn, khám sàng lọc bệnh nhân bị đục thể thủy tinh có chỉ định phẫu thuật (nằm trong đối tượng nghiên cứu của đề tài). Áp dụng mô hình phẫu thuật lấy thể thủy tinh và đặt thể thủy tinh nhân tạo bằng phương pháp PhaCo: tiến hành theo dõi thị lực, đánh giá kết quả từng trường hợp; đánh giá lâm sàng, đánh giá chức năng, thị lực, nhãn áp và đánh giá những biến chứng hậu phẫu tại mắt và trên toàn thân từ 7 ngày đến 3 tháng.

- Đề xuất phương án xử lý, khắc phục biến chứng và điều trị hậu phẫu. Xây dựng và hoàn thiện quy trình chuẩn áp dụng trong phẫu thuật lấy thể thủy tinh bằng phương pháp Phaco đặt thể thủy tinh nhân tạo trên những bệnh nhân có yếu tố bệnh lý phức tạp.

Kinh phí năm 2011: 150.000.000đ (Một trăm năm mươi triệu đồng).

Tổng kinh phí mục IV: 330.000.000đ (Ba trăm ba mươi triệu đồng).

Kinh phí phần A: 17.875.081.500 đồng (Mười bẩy tỷ tám trăm bẩy mươi lăm triệu không trăm tám mươi mốt nghìn năm trăm đồng); trong đó:

- Kinh phí năm 2010 chuyển sang: 4.975.081.500đ;

- Kinh phí năm 2011: 12.900.000.000đ. 

B. CÁC HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ, HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG CÁC THÀNH TỰU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

- Hỗ trợ các đoàn thể tổ chức chính trị - xã hội: Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội đồng KH&CN huyện, thành phố,… tổ chức tập huấn, chuyển giao, ứng dụng các thành tựu KH&CN, tổng kết thực tiễn những điển hình ứng dụng KH&CN hiệu quả kinh tế cao, tuyên truyền phổ biến các tiến bộ kỹ thuật áp dụng vào sản xuất và đời sống;

- Hỗ trợ hoạt động chuyển giao, triển khai nâng cao nhận thức về Luật KH&CN, Luật Đo lường, chất lượng, Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, bảo vệ quyền lợi ng­ười tiêu dùng cho cán bộ quản lý cấp huyện, chủ các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, hộ nông dân xã, phường, thị trấn, huyện, thành phố,... thông qua hoạt động khoa học và công nghệ của Hội đồng Khoa học và Công nghệ cấp huyện, thành phố;

- Hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp, các thành phần kinh tế nghiên cứu, áp dụng các thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất, kinh doanh, áp dụng hệ thống quản lý chất l­ượng  tiên tiến ISO...

- Hỗ trợ xây dựng mô hình điểm ứng dụng KH&CN để tuyên truyền, phổ biến khuyến cáo cho nhân dân áp dụng: hầm Biogas xử lý phân rác thải từ chăn nuôi, xây dựng nhãn hiệu một số sản phẩm đặc sản, hàng hoá của tỉnh;

- Hỗ trợ hội thi sáng tạo kỹ thuật năm 2011,…

Kinh phí phần B: 2.000.000.000đ (Hai tỷ đồng).  

C. CÁC NHIỆM VỤ QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ KHÁC

1. Tăng cường tiềm lực, trang thiết bị kỹ thuật: 300.000.000đ (Ba trăm triệu đồng) gồm: Chi cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng để mua sắm vật tư hóa chất, mẫu và thử nghiệm chất lượng hàng hóa,…; Văn phòng Sở Khoa học và Công nghệ để mua thiết bị phục vụ thông tin khoa học và công nghệ, thanh tra khoa học và công nghệ, sở hữu trí tuệ, hàng rào kỹ thuật trong thương mại,...

Căn cứ yêu cầu thực tế, Sở Khoa học và Công nghệ quyết định danh mục mua sắm thiết bị kỹ thuật khoa học và công nghệ, có thể điều chỉnh giữa các mục chi nhưng không vượt quá 300.000.000đ.

2. Quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ của tỉnh: Thẩm tra, giám định, thẩm định công nghệ, sở hữu trí tuệ, an toàn bức xạ và hạt nhân, thanh tra khoa học và công nghệ, tham mưu tư vấn, quản lý…: 730.000.000đ (Bảy trăm ba mươi triệu đồng).

+ Các hoạt động thông tin, sở hữu trí tuệ, công nghệ thông tin: 230.000.000đ;

+ Thanh tra khoa học công nghệ, sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn đo lường chất lượng,... : 50.000.000đ;

+ Các hoạt động kiểm soát và quản lý an toàn bức xạ: 15.000.000đ;

+ Thẩm tra, giám định công nghệ,... : 70.000.000đ;

+ Tham mưu tư vấn, đào tạo, quản lý,… : 365.000.000đ.

Căn cứ yêu cầu và phát sinh thực tế của các nhiệm vụ về hoạt động khoa học và công nghệ có thể điều chỉnh giữa các mục chi nhưng không vượt quá 730.000.000đ (Bẩy trăm ba mươi triệu đồng).

3. Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ: 330.000.000đ (Ba trăm ba mươi triệu đồng).

4. Hỗ trợ kinh phí hoạt động cho Liên hiệp Hội Khoa học kỹ thuật: từ nguồn kinh phí năm 2010 sang năm 2011: 398.860.000 đồng (Ba trăm chín mươi tám triệu tám trăm sáu mươi nghìn đồng).

Tổng phần C: 1.758.860.000đ (Một tỷ bẩy trăm năm mươi tám triệu tám trăm sáu mươi nghìn đồng); trong đó:

- Kinh phí năm 2010 chuyển sang: 398.860.000đ;

- Kinh phí năm 2011: 1.360.000.000đ.

TỔNG HỢP CHUNG

I. Các dự án, đề tài, nhiệm vụ và hoạt động nghiên cứu triển khai khoa học và công nghệ: Tổng kinh phí 17.875.081.500đ (Mười bẩy tỷ tám trăm bẩy mươi lăm triệu không trăm tám mươi mốt nghìn năm trăm đồng); trong đó:

- Kinh phí năm 2010 chuyển sang: 4.975.081.500đ.

- Kinh phí năm 2011: 12.900.000.000đ.      

Tổng kinh phí chia ra theo lĩnh vực:       

- Lĩnh vực Nông nghiệp:                                                  7.307.941.500đ;

- Công nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp, Xây dựng:               3.412.125.000đ;

- Lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo, Xã hội và Nhân văn:           4.825.015.000đ;

- Lĩnh vực Y tế, Môi trường, Thông tin:                                330.000.000đ;

- Các hoạt động nghiên cứu triển khai KH&CN:                   2.000.000.000đ.

II. Các nhiệm vụ khoa học và công nghệ khác: 1.758.860.000đ (Một tỷ bẩy trăm năm mươi tám triệu tám trăm sáu mươi nghìn đồng); trong đó:

- Kinh phí năm 2010 chuyển sang: 398.860.000đ;

- Kinh phí năm 2011: 1.360.000.000đ.

1. Tăng cường tiềm lực cơ sở vật chất, trang thiết bị: 300.000.000đ;

2. Các  hoạt động quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ: đào tạo, tham mưu, tư vấn, thẩm định công nghệ... : 730.000.000đ;

3. Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ: 330.000.000đ;

4. Hỗ trợ hoạt động Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật: 398.860.000đ (Ba trăm chín tám triệu tám trăm sáu mươi nghìn đồng), từ nguồn kinh phí năm 2010 chuyển sang.

Tổng kinh phí khoa học và công nghệ năm 2011: 19.633.941.500đ (Mười chín tỷ sáu trăm ba mươi ba triệu chín trăm bốn mươi mốt nghìn năm trăm đồng); trong đó:

- Kinh phí năm 2010 chuyển sang: 5.373.941.500đ;

- Kinh phí năm 2011: 14.260.000.000đ.

TM. Ủy ban nhân dân

KT. CHỦ TỊCH
Phó Chủ tịch

(Đã ký)

 

Đặng Minh Ngọc

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.