• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 09/06/2006
UBND TỈNH NAM ĐỊNH
Số: 1313/2006/QĐ-UBND
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Nam Định, ngày 30 tháng 5 năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH

V/v phê duyệt Quy hoạch hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh Nam Định

đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

 
  1/01/clip_image004.gif" width="2" />

 

 

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH

 

- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 26/11/2003;

- Căn cứ Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 7/2/2005 của Chính phủ về quản lý đầu tư xây dựng công trình;

- Căn cứ Công văn số 2364/BKH-TĐ&GSĐT ngày 12/4/2005 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 16/2005/NĐ-CP của Chính phủ;

- Căn cứ Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 12/4/2003 của Chính phủ về việc phát triển và quản lý chợ, Thông tư số 07/2003 ngày 11/9/2003 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn lập các dự án quy hoạch phát triển và đầy tư xây dựng và đầu tư xây dựng chợ;

- Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 497/SKHĐT-ĐN ngày 24/4/2006;

- Xét hồ sơ dự án,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh Nam Định đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, gồm các nội dung chủ yếu sau:

1. Các mục tiêu lớn và định hướng phát triển chủ yếu của quy hoạch:

a. Các mục tiêu của quy hoạch:

- Bố trí lại các mạng lưới thương nghiệp phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; kích thích sự phát triển của kinh tế hàng hóa nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương, của tỉnh.

- Phát huy và nâng cao vai trò của chợ là nơi xúc tiến thương mại giữa cacsc nhà sản xuất với các nhà kinh doanh và giữa các nhà kinh doanh.

- Xây dựng mạng lưới chợ phát triển phù hợp với quy hoạch của các ngành sản xuất; bao gồm: quy hoạch giao thông, quy hoạch phát triển du lịch và quy hoạch các khu dân cư …

- Bố trí và đầu tư xây dựng chợ phảo đảm bảo phát huy và nâng cao phong tục tập quán lành mạnh của nhân dân từng địa phương trong tỉnh;

- Mạng lưới chợp đáp ứng được các tiêu chuẩn về đảm bảo an toàn giao thông, an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ, vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường nhằm nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của mạng lưới chợ.

- Đầu tư xây dựng và quản lý khai thác có hiệu quả mạng lưới chợ nhằm tạo và tăng nguồn thu cho các cấp ngân sách.

b. Định hướng phát triển chủ yếu:

- Củng cố và phát triển mạng lưới chợ hiện có trên địa bàn tỉnh theo hướng sắp xếp, ổn định những chợ chưa có địa điểm ổn định theo quy hoạch, hạn chế việc di chuyển chợ đồng thời nghiên cứu, tính toán để mở rộng thêm các chợ mới tại các xã và các khu đô thị mới.

- Phát triển hệ thống chợ trong việc mở rộng giao lưu hàng hóa, phát triển thị trường, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và phục vụ đời sống nhân dân, đảm bảo sự liên kết thống nhất của các chợ trên địa bàn tỉnh, phát huy vai trò của chợ trong việc tạo nên các cụm dịch vụ, các trung tâm dịch vụ thương mại trên địa bàn tỉnh.

- Gắn đầu tư xây dựng chợ với việc thực hiện quy hoạch đô thị, quy hoạch dân cư và quy hoạch phát triển thương mại trên từng địa bàn cụ thể. Gắn quy mô đầu tư với khả năng khai thác các nguồn thu trên chợ và liên quan đến chợ ở tầm trung hạn và dài hạn.

- Xây dựng không gian kiến trúc chợ có “giao diện” rộng nhằm đảm bảo sự gioa lưu giữa các chợ với các loại hình thương nghiệp khác, đảm bảo sự thuận tiện cho các hoạt động sản xuất và tiêu dùng trong khu vực chợ. Phát triển không gian kiến trúc chợ theo cấu trúc hợp lý và phù hợp với đặc điểm hoạt động của từng loại chợ khác nhau.

- Đảm bảo sự gia tăng số hộ kinh doanh cố định trên tất cả các chợ trên địa bàn tỉnh. Từng  bước xem xét quá trình phát triển của chợ để hình thành và phát triển các khu phố kinh doanh quanh khu vực chợ, hoặc hình thành các chợ chuyên doanh đối với các ngành hàng trong chợ có sức phát triển mạnh mẽ do khả năng cung ứng hay quy mô tiêu dùng phát triển nhanh.

- Xây dựng mô hình tổ chức quản lý và áp dụng thí điểm vào thực tế quản lý chợ, tổng kết và rút kinh nghiệm sau đó triển khau áp dụng thống nhất trên phạm vi toàn tỉnh những mô hình tổ chức quản lý và phù hợp với từng loại chợ cụ thể.

2. Quy hoạch phát triển hệ thống chợ tỉnh Nam ĐỊnh đến năm 2020

- Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ đến năm 2020:

+ Mở chợ mới: 35 chợ trong đó cáo 1 chợ đầu mối, 1 chợ loại I, 1 chợ loại II, 32 chợ loại III.

+ Tiếp tục đầu tư xây dựng hoàn thành các hạng mục của dự án chợ đầu mối Thịnh Long đã được hỗ trợ một phần vốn từ ngân sách trung ương.

+ Nâng cấp 30 chợ trong đó có 1 chợ thành chợ đầu môi bán buôn, 2 chợ loại II lên loại I, 26 chợ loại III lên loại II và 1 chợ loại III.

+ Di dời 7 chợ sang địa điểm khác có mặt bằng và vị trí thuận lợi hơn.

+ Cải tạo, sửa chữa 150 chợ để đảm bảo tiêu chuẩn loại chợ trong đó có 1 chợ đầu mối, 2 chợ loại I, 5 chợ loại II, 142 chợ loại III.

- Tổng số chợ toàn tỉnh quy hoạch đến năm 2020 có 223 chợ trong đó:

+ Chợ đầu mối:    05 chợ

+ Chợ loại I:         05 chợ

+ Chợ loại II:        32 chợ

+ Chợ loại III:       181 chợ

- Tổng nhu cầu vốn đầu tư xây dựng chợ đến năm 2020: 183.075 triệu đồng.

3. Các giải pháp thực hiện:

a. Về đất đai:

 Các huyện, thành phố Nam ĐỊnh căn cứ Quy hoạch phát triển hệ thống chợ dành quỹ đất để xây dựng chợ; bố trí vị trí, địa điểm, diện tích chợ phù hợp với quy hoạch, đáp ứng yêu cầu trước mắt và khả năng mở rộng quy mô của từng loại chợ trong từng thời kỳ.

b. Vể nguồn vốn đầu tư:

- Nguồn vốn hỗ trợ đầu tư phát triển của Nhà nước: Bao gồm nguồn vốn Trung ương hỗ trợ, nguồn vốn ngân sách địa phương chỉ hỗ trợ các chợ đầu mối, chợ vùng sâu, vùng xã, chợ loại I ở vị trí trung tâm, trọng điểm về phát triển kinh tế xã hội.

- Nguồn vốn đầu tư chủ yếu từ xã hội: các doanh nghiệp, thương nhân, hộ kinh doanh trên chợ và các nguồn vốn hợp pháp khác.

c. Trên cơ sở các cơ chế, chính sách của Nhà nước về phát triển và quản lý chợ, địa phương áp dụng các biện pháp để phát triển lực lượng thương nhân kinh doanh trên chợ và khai thác có hiệu quả cơ sở vật chất chợ, phát triển các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh tại các chợ.

d. Phát triển hài hòa giữa hệ thống chợ và các loại hình thương nghiệp khác (Trung tâm thương mại – Siêu thị).

Điều 2. Giao Sở Thương mại – Du lịch chủ trì tham mưu cho UBND tỉnh quản lý quy hoạch và phối hợp với các ngành, các cấp tổ chức thực hiện quy hoạch.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Thương mại – Du lịch, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng; Thủ trưởng các Sở, ngành có liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Nam Định chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

 

TM. Ủy ban nhân dân

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC

(Đã ký)

 

Nguyễn Văn Tuấn

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.