• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 13/02/2006
  • Ngày hết hiệu lực: 10/01/2020
UBND TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
Số: 367/2006/QĐ-UBND
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Vũng Tàu, ngày 3 tháng 2 năm 2006

QUYẾT ĐỊNH

Về ban hành quy định về quản lý, giúp đỡ học viên cai nghiện ma tuý và người sau cai nghiện hồi gia

_________________

 

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA- VŨNG TÀU

 

Căn cứ luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/1003;

Căn cứ Luật Phòng, chống ma tuý ngày 09 tháng 12 năm 2000;

Căn cứ Nghị quyết số 16/2003/QH11 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khoá XI, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 17 tháng 06 năm 2003 về thực hiện thí điểm lổ chức quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện ma tuý ở Tp. Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phố khác trực thuộc trung ương;

Căn cứ Nghị định số 146/2004/NĐ-CP ngày 19/7/2004 của Chính phủ "Quy định thủ tục, thẩm quyền quyết định đưa vào cơ sở quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm đốì với người sau cai nghiện ma tuý";

Căn cứ Quyết định số 186/2005/QĐ-TTg ngày 22/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án "Tổ chức quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện tại Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu";

Xét tờ trình số 3126/TTr-LĐTBXH ngày 08/ll/2005 của Giám đốc Sở Lao động - thương binh xã hội về việc ban hành Quy chế ban hành quy định về quản lý, giúp đỡ học viên cai nghiện ma tuý và người sau cai nghiện hồi gia trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này "Quy định về quản lý và giúp đở học viên cai nghiện ma tuý và người nghiện sau cai nghiện hồi gia", quy định này gồm 05 chương 20 điều.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND Tỉnh, Giám đốc sở Lao động-thương binh xã hội, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan, Chi cục phòng, chống tệ nạn xã hội Tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

                                                                                                                                   TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

                                                                                                                                                   KT. CHỦ TỊCH

                                                                                                                                                 PHÓ CHỦ TỊCH

 

 

                                                                                                                                               Phạm Quang Khải

 

 

 

 

QUY ĐỊNH

Về quản lý, giúp đỡ học viên cai nghiện ma tuý và người sau cai nghiện hồi gia

(Ban hành kèm theo Quyết định số 367/2006/QĐ-UBND ngày 03/02/2006

của UBND tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu)

____________

 

Chương I

 NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Bản quy định này quy định việc quản lý và giúp đỡ học viên cai nghiện ma túy và người sau cai nghiện (sau đây gọi chung là người hồi gia) được phép hồi gia tại xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Điều 2. Đối tượng điều chỉnh:

Đối tượng chịu sự quản lý và giúp đỡ của chính quyền địa phương trong Quy định này gồm:

1. Người đã chấp hành xong biện pháp quản lý đối với người sau cai nghiện theo quy định của Quy chế quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện ma tuý trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành kèm theo Quyết định số 367/2006/QĐ-UBND ngày 03 tháng 02 năm 2006 của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

2. Người được cho hồi gia theo quy định của bản quy định về xét duyệt cho hồi gia đối với học viên cai nghiện ma tuý và người sau cai nghiện ban hành kèm theo Quyêt định số 367/2006/QĐ-UBND ngày 03 tháng 02 năm 2006 của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Điều 3. Giải thích từ ngữ;

"Hồi gia" là việc học viên cai nghiện ma tuý, người sau cai nghiện trở về với gia đình, cộng đồng, trường học hoặc nơi làm việc để tiếp tục sinh hoạt, học tập và lao động.

Điều 4: Nguyên tắc quản lý, giúp đỡ người hồi gia:

1. Người hồi gia chịu sự quản lý và giúp đỡ tại địa phương trong thời gian là 02 năm kể lừ ngày cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép hồi gia hoặc kể từ ngày chấp hành xong quvết định áp dụng biện pháp quản lý đối với người sau cai nghiện.

2. Người hồi gia có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của công dân và trong thời gian chịu sự quản lý tại địa phương phải thực hiện nghĩa vụ theo bản quy định này.

3. Gia đình, chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp, trường học có trách nhiệm quản lý và giúp đỡ người hồi gia khi họ trở về địa phương sinh sổng.

4. Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người hồi gia.

 

CHƯƠNG II

QUẢN LÝ VÀ GIÚP ĐỠ NGƯỜI HỒI GIA

 

Điều 5. Cơ quan, tổ chức, đoàn thể tham gia quản lý và giúp đỡ người hồi gia:

Các cơ quan, tổ chức, đoàn thể tham gia quản lý và giúp đỡ người hồi gia gồm có:

1. Phòng Nội vụ - Thương binh và xã hội; Uỷ ban nhân dân phường, xã, thị trấn; Công an xã, phường, thị trấn; Uỷ ban mặt trận tổ quốc và các tổ chức đoàn thể tại xã, phường, thị trấn nơi người hồi gia cư trú;

2. Doanh nghiệp, đơn vị, trường học cam kết tiếp nhận người hồi gia vào làm việc, học tập.

Điều 6. Nội dung quản lý và giúp đỡ người hồi gia:

1. Tổ chức cho người hồi gia tham gia các loại sinh hoạt, các phong trào hoạt động xã hội tại địa phương nhằm xây dựng đời sống văn hoá mới ở khu dân cư, xây dựng khu dân cư không còn tệ nạn xã hội.

2. Tuỳ thuộc vào điều kiện của mỗi địa phương có thể giúp đỡ người hồi gia tiếp tục học văn hoá, học nghề, giải quyết việc làm xét trợ cấp xoá đói giảm nghèo, xét cho vay vốn giải quyết việc làm và đi lao động ở nước ngoài.

3. Thực hiện việc đăng ký lại hộ khẩu thường trú, quản lý về tạm vắng, tạm trú đối với người hồi gia.

4. Yêu cầu người hồi gia chấp hành việc xét nghiệm tìm các chất ma tuý khi cần thiết và lập hồ sơ đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu người hồi gia tái sử dụng chất ma tuý theo quy định của Bộ luật Hình sự.

Điều 7: Quyền lợi của người hồi gia:

Người hồi gia được hưởng các quyền lợi sau:

1. Đăng ký lại hộ khẩu thường trú;

2. Tham gia hoại động tại các câu lạc bộ, đội nhóm của các tổ chức đoàn thể phù hợp với lứa tuổi, giới tính, các phong trào hoạt động xã hội tại địa phương và sinh hoại tổ dân phố.

3. Học văn hoá, học nghề khi có yêu cầu; được giải quyết việc làm hoặc xét cho vay vốn từ nguồn vốn xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm tại Ngân hàng chính sách xã hội hoặc xét cho đi lao động ỏ nước ngoài nếu đủ điều kiện theo quy định.

Điều 8. Nghĩa vụ của người hồi gia:

Trong thời gian chịu sự quản lý tại địa phương, người hồi gia phải thực hiện các nghĩa vụ sau:

1. Trình diện tại Công an xã, phường, thị trấn nơi cư trú:

a) Người hồi gia thco quy định tại khoản 1 Điều 2 Quy định này:

Trong thời hạn 05 ngày (không kể ngày lễ, thứ Bảy và Chủ nhật) kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đã thực hiện xong biện pháp quản lý đối với người sau cai nghiện, người hồi gia phải trình diện tại Công an xã, phường, thị trấn nơi mình cư trú.

b) Người hồi gia theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Quy định này:

Trong thời hạn là 05 ngày (không kể ngày lễ, thứ Bảy và Chủ nhật) kể từ ngày trở về nơi cư trú, người hồi gia cùng với người bảo lãnh đến trình diện tại Công an xã, phường, thị trấn nơi mình cư trú.

2. Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật và tuân thủ các quy định của chính quyền địa phương.

3. Tham gia các buổi sinh hoạt của tổ địa bàn dân cư, câu lạc bộ đội nhóm mà mình đăng ký học hoặc được phân công tham gia.

4. Rèn luyện nhân cách, đạo đức, kiên quyết không tái nghiện các chất ma tuý, không tiếp xúc với các thành phần có liên quan đến mua bán, tàng trữ, sử dụng các chất ma tuý.

5. Chịu sự quản lý của các cơ quan chức năng địa phương trong thời gian được quy định tại khoản l Điều 4 Quy định này.

6. Tham gia đấu tranh, tố giác tội phạm; xây dựng nếp sống văn hoá mới tại khu dân cư, xây dựng xã, phường, thị trấn không còn tệ nạn ma tuý.

7. Chấp hành xét nghiệm về ma tuý khi có yêu cầu của Công an xã, phường, thị trấn.

8. Khi đến tạm trú hoặc chuyển hộ khẩu đến địa phương khác trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, người hồi gia phải thực hiện đầy đủ quy định về đăng ký tạm trú, tạm vắng, đăng ký lại hộ khẩu thường trú theo quy định của pháp luật và trình diện tại Công an xã, phường, thị trấn theo quy định tại khoản 1 Điều này để tiếp tục chịu sự quản lý và giúp đỡ của chính quyền, đoàn thể tại địa phương nơi chuyển đến.

Điều 9. Trách nhiệm của người bảo lãnh và gia đình trực tiếp quản lý và giúp đỡ người hồi gia:

1. Người hảo lãnh hồi gia có trách nhiệm đưa người hồi gia đến đăng ký danh sách quản lý và giúp đỡ người hồi gia theo quy định tại điểm b khoản 1 Đicu 8 Quy định này.

2. Người bảo lãnh và gia đình trực tiếp quản lý và giúp đỡ người hồi gia:

a) Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để người hồi gia được học tập, học văn hoá, học nghề, làm việc và tham gia các sinh hoạt tại địa phương;

b) Trực tiếp quản lý người hồi gia không để tái nghiện, không phân biệt đối xử người hồi gia với các thành viên khác trong gia đình;

c) Chấp hành sự chỉ đạo của chính quyền địa phương, hỗ trợ các ban ngành đoàn thể trong việc quản lý và giúp đỡ người hồi gia hoà nhập cộng đồng;

d) Khi phát hiện người hồi gia tái nghiện hoặc tiếp xúc với các thành phần có liên quan đến mua bán, tàng trữ, sử dụng các chất ma tuý thì phải báo ngay với Công an xã, phường, thị trấn.

 

CHƯƠNG III

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN LIÊN QUAN TRONG VIỆC THỰC HIỆN QUY CHẾ

 

Điều 10. Trách nhiệm của sở Lao động-thương binh xã hội:

1. Chủ trì phối hợp các sở, ban, ngành, đoàn thể, uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố tạo điều kiện cho người hồi gia được học văn hoá, học nghề, làm việc, hưởng các quyền lợi và thực hiện các nghĩa vụ của công dân; tạo điều kiện cho người hồi gia tái hoà nhập cộng đồng xã hội.

2. Liên hệ với sở Lao động-thương binh xã hội các tỉnh, thành phố khác trong việc đưa người hồi gia cư trú ở tỉnh, thành phố khác về quản lý tại địa phương.

3. Tổng hợp, báo cáo và đánh giá kết quả việc thực hiện Quy định này.

Điều 11. Trách nhiệm của sở Y tế:

Chỉ đạo Trung tâm Y tế, bệnh viện giúp đỡ và hướng dẫn các cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý người hồi gia trong việc kiểm tra, khám chữa bệnh cho người hồi gia.

Điều 12. Trách nhiệm của Sở Giáo dục-đào tạo:

Chỉ đạo Ban giám hiệu các trường học, Trung tâm giáo dục thường xuyên tạo điều kiện thuận lợi cho người hồi gia học tập.

Điều 13. Trách nhiệm của Công an Tỉnh:

1. Chỉ đạo Công an huyện, thị, thành phố và công an xã, phường, thị trấn kiên quyết đấu tranh chuyển hoá làm trong sạch địa bàn không còn ma tuý, tạo điều kiện giúp đỡ người hồi gia không tái nghiện.

2. Hướng dẫn, chỉ đạo Công an huyện, thị xã, thành phố xét nhập lại hộ khẩu cho người hồi gia theo quy định hiện hành.

3. Hướng dẫn, chỉ đạo Công an huyện, thị. thành phố và công an xã, thị trấn thực hiện tốt các biện pháp quản lý và giúp đỡ ngừơi hồi gia; lập hồ sơ xử lý hình sự ngay khi người hồi gia tái sử đụng chất ma tuý hoặc có hành vi liên quan đến tệ nạn ma luý.

Điều 14. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các huyện, thị, thành phố:

1. Chỉ đạo các cơ quan chức năng và Uỷ ban nhân dân các xã, phường, thị trấn tiếp nhận, quản lý và giúp đỡ tạo điều kiện cho người hồi gia được học tập, có việc làm ổn định cuộc sống, hoà nhập cộng đồng xã hội, tránh nguy cơ tái sử dụng chấl ma tuý;

2. Hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan chức năng địa phương giải quyết các vấn đề liên quan đến hộ tịch, hộ khẩu cho người hồi gia;

3. Chỉ đạo Phòng Nội vụ - Lao động - thương binh xã hội hàng tháng báo cáo kết quả quản lý và giúp đỡ người hồi gia thuộc địa bàn mình quản lý gửi về Sở Lao động- thương binh xã hội (Chi cục phòng chổng tệ nạn xã hội tỉnh).

Điều 15. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các xã, phường, thị trấn:

1. Chỉ đạo, phân công Công an xã, phường, thị trấn lập danh sách quản lý và giúp đỡ người hồi gia khi nhận được thông báo về việc giao nhận người hồi gia về địa phương hoặc khi có người hồi gia từ nơi khác chuyển đến cư trú mà họ vẫn còn trong thời gian chịu sự quản lý tại địa phương.

2. Chủ trì phối hợp với Uỷ ban Mặl trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn lập kế hoạch quản lý và giúp đỡ người hồi gia.

3. Khi cần thiết, người hồi gia có thể đến cơ sở y tế; công an xã, phường, thị trấn thực hiện đột xuất các xét nghiệm về ma tuý. Chi phí xét nghiệm trích từ kinh phí phòng, chống ma tuý địa phương.

4. Chuyển hồ sơ cho cơ quan Công an khi phát hiện người hồi gia tái sử dụng chất ma tuý để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

5. Định kỳ báo cáo, đánh giá kết quả quản lý người hồi gia về UBND các huyện, thị xã, thành phố.

Điều 16. Trách nhiệm của doanh nghiệp, đơn vị, trường học bảo lãnh, tiếp nhận người hồi gia vào làm việc, học tập:

1. Người đứng đầu doanh nghiệp, đơn vị thực hiện ký hợp đồng lao động, bố trí việc làm cho người hồi gia trở về nơi cư trú nếu đồng ý tiếp nhận.

2. Ban giám hiệu nhà trường tiếp nhận và bố trí lớp học ngay khi người hồi gia đến trình diện. Trường hợp không bố trí vào học được ngay thì chậm nhất phải bố trí vào đầu học kỳ gần nhất hoặc năm học sau.

3. Trong thời gian người hồi gia làm việc, học tập nếu phái hiện họ tái sử dụng chất ma tuý, người đứng đầu danh nghiệp, đơn vị hoặc Hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm thông báo ngay cho Công an xã, phường, thị trấn và gia đình có người hồi gia biết để có biện pháp xử lý.

Điều 17. Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Tỉnh và các tổ chức thành viên tại địa phương:

Đề nghị Uỷ ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh chỉ đạo các tổ chức thành viên ở địa phương phối hợp với ban, ngành địa phương:

1. Tổ chức câu lạc bộ, đội nhóm hoạt động tư vấn, tuyên truyền lại cộng đồng về phòng, chống lệ nạn ma tuý; giúp đỡ và giáo dục người hồi gia;

2. Tạo điều kiện cho người hồi gia đươc tham gia sinh hoạt vào các tổ chức, câu lạc bộ, đội nhóm công tác xã hội tại địa phương;

3. Tư vấn cho người hồi gia và gia đình lựa chọn công việc thích hợp, giúp đỡ xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh và giúp làm các thủ tục vay các nguồn vốn tín dụng xã hội;

4. Tuyên truyền về tác hại của ma tuý, xoá bỏ định kiến đối với người cai nghiện ma tuý được hồi gia;

5. Vận động các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, đơn vị, trường học tiếp nhận người hồi gia vào làm việc, học tập;

6. Giám sát các ban ngành, tổ chức thực hiện việc quản lý, theo dõi và giúp đỡ người hồi gia tại địa phương.

 

CHƯƠNG IV

KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

 

Điều 18. Khen thưởng:

1. Cá nhân, tổ chức, cơ quan, đoàn thể có thành tích trong việc quản lý; phòng, chống tái nghiện và ổn định cuộc sống cho người hồi gia thì được xét khen thưởng theo quy định hiện hành của Nhà nước.

2. Người hồi gia chấp hành tốt thời gian quản lý tại địa phương và có thành tích tốt trong lao động, học tập được xét khen thưởng theo quy định hiện hành của nhà nước.

3. Gia đình người hồi gia quản lý, giáo dục người hồi gia không tái nghiện, trở thành công dân tốt được biểu dương trước tổ dân phố.

Điều 19. Xử lý vi phạm:

1. Cá nhân, tổ chức, cơ quan, đoàn thể có trách nhiệm trong việc quản lý, giúp đỡ người hồi gia không thực hiện tốt nhiệm vụ được giao; vi phạm các điều trong Quy định này tuỳ theo mức độ vi phạm mà cá nhân, người đứng đầu và người có trách nhiệm của tổ chức, cơ quan đoàn thể sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định của Pháp lệnh Cán bộ - công chức và theo quy định của pháp luật.

2. Người đứng đầu doanh nghiệp, đơn vị, Hiệu trưởng các trường học nếu không thực hiện đúng cam kết về việc tiếp nhận người hồi gia vào làm việc, học tập thì tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định hiện hành.

3. Người bảo lãnh không quản lý tốt người hồi gia để người hồi gia tái sử dụng chất ma tuý sẽ bị Công an xã, phường, thị trấn kiểm điểm trước tổ dân phố. Trong trường hợp gia đình có hành vi che giấu, giúp đỡ việc tái nghiện của người hồi gia thì tuỳ theo tính chất, mức độ người bảo lãnh sẽ bị xử phạl vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

4. Người hồi gia không chấp hành tốt sự quản lý tại địa phương, có hành vi vi phạm pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Trường hợp tái sự dụng chất ma tuý thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

 

CHƯƠNG V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

Điều 20. Điều khoản thi hành:

Giao cho Sở Lao động-thương binh xã hội (Chi cục phòng chống tệ nạn xã hội) tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy định này. Tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện và những đề xuất của chính quyền địa phương trong việc quản lý, giáo dục và giúp đỡ người hồi gia để nghiên cứu và đề xuất trình Uỷ ban nhân dân Tỉnh xem xét, quyết định việc sửa đổi, bổ sung Quy định này cho phù hợp./.

 

 

TM. Ủy ban nhân dân

KT. CHỦ TỊCH
Phó Chủ tịch

(Đã ký)

 

Phạm Quang Khải

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.