• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 22/12/2019
HĐND TỈNH HẢI DƯƠNG
Số: 20/2019/NQ-HĐND
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hải Dương, ngày 12 tháng 12 năm 2019

NGHỊ QUYẾT

Về việc quyết định chủ trương đầu tư Chương trình (đề án)

Xây dựng Chính quyền điện tử và Đô thị thông minh tỉnh Hải Dương,

 giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030

 

 
  1/01/clip_image001.gif" width="195" />

 

 

 

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG

KHÓA XVI, KỲ HỌP THỨ 12

 

  Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Luật An ninh mạng ngày 12 tháng 6 năm 2018;

Căn cứ Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025;

Căn cứ Quyết định 1819/QĐ-TTg ngày 26 tháng 10 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 - 2020;

Căn cứ Quyết định 322/QĐ-TTg ngày 21 tháng 3 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

  Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh tại Tờ trình số 115/TTr-UBND ngày 10 tháng 12 năm 2019 về việc đề nghị thông qua Đề án ”Xây dựng Chính quyền điện tử và đô thị thông minh tỉnh Hải Dương, giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030”, Báo cáo thẩm tra của Ban kinh tế - ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và  ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Quyết định chủ trương đầu tư Chương trình (Đề án) Xây dựng Chính quyền điện tử và đô thị thông minh tỉnh Hải Dương, giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030 với các nội dung cụ thể sau:

1. Tên Chương trình (Đề án): Chương trình (Đề án) xây dựng Chính quyền điện tử và đô thị thông minh tỉnh Hải Dương, giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030.

2. Chủ đầu tư: Sở Thông tin và Truyền thông.

3. Đơn vị lập dự án đầu tư: Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư và hỗ trợ phát triển công nghệ IVT.

4. Địa điểm triển khai thực hiện: Trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

5. Hình thức đầu tư: Đầu tư mua sắm mới.

6. Mục tiêu Chương trình

6.1. Mục tiêu tổng thể:

- Xây dựng chính quyền điện tử và đô thị thông minh tỉnh Hải Dương trên cơ sở ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin và thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0, tạo bước đột phá trong thay đổi phương thức quản lý, chỉ đạo, điều hành của các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức góp phần nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý, chỉ đạo điều hành của chính quyền các cấp;

- Cung cấp các dịch vụ công chất lượng và kịp thời phục vụ người dân và doanh nghiệp để nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, tạo môi trường minh bạch, thuận lợi để thu hút mạnh mẽ các dự án đầu tư và phát triển các thành phần kinh tế thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

6.2. Mục tiêu cụ thể:

6.2.1. Mục tiêu đến năm 2022

- Nâng cấp, hoàn thiện Cổng Dịch vụ công trực tuyến tỉnh Hải Dương; Hệ thống Một cửa điện tử 3 cấp nhằm liên thông giải quyết các thủ tục hành chính và dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn tỉnh.

- Hoàn thiện nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu dùng chung của tỉnh (LGSP) đảm bảo 100% các HTTT/CSDL cốt lõi của tỉnh được chia sẻ, tích hợp kết nối các quy trình nghiệp vụ của cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh, trung ương và mở rộng thành nền tảng phục vụ đô thị thông minh.

- Xây dựng Trung tâm hành chính công đến 100% cấp huyện, thị xã, thành phố và hệ thống dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân.

- Xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin đảm bảo phục vụ nhu cầu phát triển chính quyền điện tử và đô thị thông minh triển khai các dự án ứng dụng thông minh hiệu quả, nâng cao năng lực quản lý điều hành, phục vụ người dân và doanh nghiệp.

- Xây dựng Trung tâm giám sát, điều hành đô thị thông minh phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo.

- Xây dựng Trung tâm giám sát điều hành an toàn thông tin mạng tỉnh Hải Dương; Hệ thống nền tảng điều hành an ninh bảo mật đủ mạnh để giám sát phát hiện và ngăn chặn được hầu hết các cuộc tấn công trên không gian mạng.  

- Xây dựng Trung tâm điều hành, giám sát thông minh Tỉnh ủy.

- Xây dựng Hệ thống họp không giấy tờ; hệ thống điều hành thông minh Hội đồng nhân dân phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo.

- Thí điểm xây dựng đô thị thông minh trên địa bàn thành phố Hải Dương và thành phố Chí Linh.

- Xây dựng hệ thống y tế thông minh, giáo dục thông minh, giao thông thông minh, du lịch thông minh, hệ thống quan trắc môi trường, xây dựng hệ thống camera chung cho (giao thông, công an, trường học, bệnh viện, trung tâm hành chính cống, phòng tiếp dân..)... đảm bảo người dân có thể tiếp cận một cách tốt nhất thông tin và các dịch vụ công ích của các lĩnh vực thông qua các ứng dụng thông minh.

6.2.2. Mục tiêu đến năm 2025

- Hoàn thiện cơ sở hạ tầng đô thị thông minh đảm bảo triển khai ứng dụng thông minh trên tất cả các lĩnh vực.

- Đẩy mạnh xây dựng các ứng dụng thông minh trong các lĩnh vực đã triển khai giai đoạn 2020 - 2022.

- Nhân rộng các kết quả của mô hình điểm.

- Xây dựng mô hình nông nghiệp thông minh để nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, xây dựng từng bước các hệ thống cơ sở dữ liệu về chuỗi sản xuất sản phẩm nông nghiệp cung cấp cho người tiêu dùng.

- Xây dựng mô hình công thương thông minh để nâng cao chất lượng sản phẩm công nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng từng bước các hệ thống công thương phục vụ công tác chỉ đạo điều hành công thương của tỉnh.

- Xây dựng một hệ thống thông tin quản lý đô thị hợp nhất trên địa bàn tỉnh gồm hệ thống cơ sở dữ liệu đồng bộ, đầy đủ, chi tiết, chính xác cao đáp ứng các yêu cầu về dữ liệu phục vụ quản lý đô thị nhằm đảm bảo tất cả các ứng dụng phục vụ quản lý đô thị và cung cấp thông tin đều sử dụng chung một hệ thống CSDL, hệ thống bản đồ chung và thống nhất.

- Xây dựng hệ thống thông tin quản lý khoa học và công nghệ thực hiện hiệu quả công tác quản lý, điều hành về khoa học công nghệ. Xây dựng cơ sở dữ liệu ngành Khoa học công nghệ, theo mô hình dữ liệu tập trung, cập nhật thời gian thực và có khả năng chia sẻ.

6.2.3. Mục tiêu đến năm 2030

Tiếp tục triển khai, hoàn thiện các nội dung đã thực hiện trong giai đoạn 2020 - 2025 và mở rộng những lĩnh vực còn lại để đảm bảo chương trình xây dựng đô thị thông minh tỉnh được thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh và tất cả các lĩnh vực, đem lại sự phát triển mạnh mẽ, bền vững.

7. Nội dung và quy mô đầu tư:

* Trong giai đoạn 1 (2020 - 2022) của đề án sẽ đề xuất ưu tiên phát triển hạ tầng và ứng dụng cơ bản đô thị thông minh phục vụ cho người dân, cán bộ quản lý, cán bộ lãnh đạo, doanh nghiệp trên cơ sở đảm bảo an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh là những phương tiện cần thiết trong phát triển đô thị thông minh của tỉnh.

* Trong giai đoạn tiếp theo của đề án sẽ xem xét thành phần, dịch vụ cụ thể phù hợp với yêu cầu và định hướng của tỉnh trong lộ trình xây dựng Chính quyền điện tử và đô thị thông minh tỉnh Hải Dương giai đoạn 2020 – 2025, định hướng đến năm 2030.

* Danh mục các nhiệm vụ, dự án trọng điểm trong giai đoạn 1 (2020 – 2022) bao gồm 14 nhiệm vụ:

+ Xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin cho Chính quyền điện tử và đô thị thông minh.

+ Xây dựng trung tâm dữ liệu của tỉnh cho Chính quyền điện tử và đô thị thông minh.

+ Xây dựng trung tâm giám sát an ninh không gian mạng (SOC).

+ Xây dựng Trung tâm giám sát, điều hành thông minh tỉnh Hải Dương.

+ Xây dựng Trung tâm điều hành, giám sát thông minh Tỉnh ủy.

+ Xây dựng Hệ thống điều hành thông minh Hội đồng nhân dân.

+ Xây dựng đô thị thông minh thành phố Hải Dương.

+ Xây dựng đô thị thông minh thành phố Chí Linh.

+ Xây dựng hệ thống Y tế thông minh tỉnh Hải Dương.

+ Xây dựng hệ thống du lịch thông minh.

+ Xây dựng hệ thống giao thông thông minh.

+ Xây dựng hệ thống tài nguyên, môi trường thông minh.

+ Xây dựng hệ thống giáo dục thông minh.

+ Xây dựng hệ thống camera giám sát đô thị thông minh.

- Kết thúc giai đoạn 1, tỉnh sẽ tiến hành tổng kết đánh giá và rút kinh nghiệm triển khai cho giai đoạn 2 (2023 - 2025). Các nội dung đã triển khai trong giai đoạn 1 cần tiếp tục hoàn thiện, mở rộng theo nhu cầu của thực tế.

- Bên cạnh hoàn thiện các nội dung thực hiện giai đoạn 1, giai đoạn 2 tiếp tục triển khai các nội dung sau:

+  Xây dựng hệ thống nông nghiệp thông minh.

+  Xây dựng hệ thống công thương thông minh.

+  Xây dựng hệ thống quản lý xây dựng thông minh.

+  Xây dựng hệ thống khoa học và công nghệ thông minh.

8. Tổng mức đầu tư : 4.800.000.000.000 đồng.

 (Bằng chữ: Bốn nghìn, tám trăm tỷ đồng)./.

Trong đó:

 

 

Chi phí trực tiếp:

4.407.350.351.000

đồng

Chi phí quản lý dự án:

    40.790.932.380

đồng

Chi phí tư vấn đầu tư:

101.828.979.364

đồng

Chi phí khác:

21.458.314.476

đồng

Chi phí dự phòng

228.571.428.861

đồng

 

9. Nguồn vốn đầu tư: Nguồn vốn Ngân sách địa phương.

10. Thời gian thực hiện: Từ năm 2019 đến năm 2030.

(Chi tiết phụ lục kèm theo)

Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết

Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương khóa XVI, kỳ họp thứ 12 thông qua ngày 12 tháng 12 năm 2019 và có hiệu lực từ ngày 22 tháng 12 năm 2019./.

Chủ tịch

(Đã ký)

 

Nguyễn Mạnh Hiển

 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.