• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày hết hiệu lực: 30/09/2020
UBND TỈNH AN GIANG
Số: 21/CT.UB
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
An Giang, ngày 14 tháng 10 năm 1993

CHỈ THỊ

V/v đẩy mạnh phát triển kinh tế vườn

________________

 

Trong  những năm gầm đây, kinh tế vườn nói chung đã mang lại nguồn thu nhập khá cho người sản xuất và hiện đang trở thành một phòng trào chung trong cả nước. Ngày 04/09/1993 văn phòng Thủ tướng Chính phủ cũng đã ra thông báo và ý kiến của Thủ tướng trong việc phát triển cây ăn trái ở Nam bộ để hướng dẫn, nhắc nhở các địa phương, các đơn vị có liên quan chú trọng hơn nữa vào việc phát triển kinh tế vườn.

An Giang hiện đang có khoảng 12.000 ha đất có khả năng phát triển kinh tế vườn. Số diện tích này nếu được đầu tư, khai thác đúng mức sẽ mang lại một nguồn lợi đáng kể cho địa phương, cho bà con nông dân, góp phần giảm nghèo, tăng giàu như chương trình hành động của TU đã đề ra.

Từ hơn 1 năm nay, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế NN, nhiều xã đã xuất hiện nhiều mô hình đa canh, mô hình RVAC có hiệu quả kinh tế cao nhất là ở các huyện Chợ Mới, Châu Phú, Tân Châu, TXLX…Ngoài khía cạnh kinh tế,các mô hình RVAC còn là một sự tổng hòa về sinh thái trong một hệ thống sản xuất nông nghiệp bền vững, do đó đây là xu thế tất yếu của một nền NN phát triển. Mục tiêu phấn đấu sắp tới là cải tạo, thâm canh trên diện tịch đang có vườn hoặc có điều kiện làm vườn nhưng chưa đem lại hiệu quả kinh tế: đồng thời cho phép chuyển một phần diện tích đất cây hằng năm sang xây dựng mô hình VAC đế đến năm 2000 đất giá trị sản phẩm từ 15 đến 20 % giá trị cây trồng hằng năm toàn tỉnh.

Để đạt được mục đích trên đây và đẩy nhanh tiến độ phát triển kinh tế vườn, các địa phương và các ngành đoàn thể có liên quan cần thực hiện những công việc sau đây:

1. Tùy theo điều kiện đất, nước, môi trường sinh thái của địa phương mình mà chọn ra các mô hình thích hợp để phát triển. Không nên phát động tràn lan mà không có sự thẩm định, nghiên cứu đầy đủ. Sở Nông nghiệp, Hội làm vườn có trách nhiệm hướng dẫn cụ thể các dạng mô hình thích hợp cho từng vùng: các loại cây ăn trái cần phải phát triển.

Đối với cây ăn trái nên phát triển theo vùng tập trung đẻ có sản lượng tương đối lớn, giúp cho khâu tiêu thụ, xuất khẩu, chế biến sau này được dễ dàng hơn.

2. Sở Nông nghiệp và Hội làm vườn tăng cường hơn nữa trong công tác nghiên cứu và khuyến nông về nghề vườn và các mô hình RVAC. Trước mắt, cần chú trọng giải quyết khâu giống: Giống cây ăn trái, giống cá, giống gia súc, gia cầm phù hợp với điều kiện sản xuất của tỉnh và yêu cầu của thị trường . Hình thành trại sưu tập và cung cấp giống cây ăn trái thuộc Trung tâm nghiên cứu và sản xuất giống để đảm bảo cung ứng giống cây ăn trái tốt cho nhân dân. Chú trọng công tác nghiên cứu với điều tra tổng kết các mô hình tiên tiến.

3. Thành lập tổ chức Hộ làm vườn các cấp: Hội làm vườn tỉnh phối hợp với UBND các huyện thị và phường xã trong tỉnh tiến hành thành lập hội và chi hội làm vườn các cấp để xây dựng thành mạng lưới hoạt động của hội.

Số lượng nhân sự và tên gọi của các tổ chức này theo điều lệ của TW hội VACVINA quy định.

Đối với nông dân có điều kiện làm vườn thì tổ chức thành các tổ liên kết hoặc phân hội làm vườn với quy mô từ 10-20 hộ để tương trợ nhau trong sản xuất và làm cơ sở cho ngành ngân hành cho vay vốn theo tinh thần của Chị thị 25/CTUB của UB tỉnh.

4. Ngân hàng NN và Ngân hàng công thương phối hợp với Sở NN, Hội ND tỉnh, Hội làm vườn các cấp xây dựng kế hoạch cho các tổ liên kết làm vườn vay vốn; trong kế hoạch cho vay cần tùy theo mức độ phát triển của từng loại vườn mà áp dụng phương thức cho vay thích hợp.

Chú ý nguồn vốn cho vay trung hạn, lãi suất thấp. Ngoài ra cần tranh thủ các nguồn vốn khác như quỹ quốc gia giải quyết việc làm, vốn viện trợ từ nước ngoài.

5. Các doanh nghiệp Nhà nước cần tích cực tìm kiếm thị trường trong và ngoài nước để tiêu thụ các sản phẩm từ kinh tế vườn nhằm giải quyết đầu ra cho ổn định. Đẩy mạnh các hình thức liên doanh chế biến xuất khẩu để tiếp nhận các công nghệ tiên tiến của nước ngoài nhằm nâng cao chất lượng và giá trị hàng hóa của sản phẩm.

6. Các cơ quan, đoàn thể như UBKHKT, Sở Công nghiệp, Nông hội, Thanh niên, Phụ nữ tủy theo chức năng, quyền hạn và điều kiện của mình mà có sự phối hợp hoạt động với Hội làm vườn các cấp, Sở NN, ngân hàng… để giúp cho sự phát triển kinh tế vườn tại tỉnh ta được hiệu quả, đồng bộ.

 

 

                                                                    ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

                                                                                           KT. CHỦ TỊCH           

                                                                                     PHÓ CHỦ TỊCH

 

 

                                                                                                 (Đã ký)

 

 

                                                                            Nguyễn Minh Nhị

 

 

Phó Chủ tịch

(Đã ký)

 

Nguyễn Minh Nhị

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.