QUYẾT ĐỊNH
Chuyển Công ty mẹ - Tổng Công ty lương thực miền bắc thành công ty
trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu
__________________________________
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp nhà nước ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 25/2010/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và tổ chức quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu;
Xét đề nghị của Hội đồng quản trị Tổng công ty Lương thực miền Bắc,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Chuyển Công ty mẹ - Tổng công ty Lương thực miền Bắc (sau đây gọi là Tổng công ty Lương thực miền Bắc) thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu với những nội dung chính sau đây:
1. Tên gọi sau khi chuyển đổi:
a. Tên gọi đầy đủ: TỔNG CÔNG TY LƯƠNG THỰC MIỀN BẮC.
b. Tên giao dịch: TỔNG CÔNG TY LƯƠNG THỰC MIỀN BẮC.
c. Tên giao dịch quốc tế: VIETNAM NOTHERN FOOD CORPORATION LTD.
d. Tên gọi tắt: VINAFOOD 1.
2. Loại hình doanh nghiệp: công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
3. Tổng công ty Lương thực miền Bắc có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam; có con dấu riêng; được mở tài khoản tại ngân hàng theo quy định của pháp luật; tổ chức và hoạt động theo quy định tại Luật Doanh nghiệp, các quy định pháp luật có liên quan và điều lệ tổ chức và hoạt động do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
4. Trụ sở chính: số 6 phố Ngô Quyền, phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
5. Ngành, nghề kinh doanh:
a. Ngành, nghề kinh doanh chính:
- Ngành lương thực: thu mua, bảo quản, chế biến, bán buôn, bán lẻ, dự trữ, lưu thông lương thực, nông sản, thực phẩm, thực hiện bình ổn giá, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia; xuất nhập khẩu lương thực, nông sản và cung ứng các loại vật tư thiết bị chuyên dùng cho sản xuất kinh doanh của ngành lương thực, thực phẩm; xuất nhập khẩu các mặt hàng nông sản, vật tư nông nghiệp, phân bón và các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu khác; nhập khẩu ngô, lúa mỳ, bột mỳ và các mặt hàng tiêu dùng Việt Nam chưa có khả năng sản xuất đủ; sản xuất, kinh doanh và xuất nhập khẩu các loại nguyên liệu, thành phẩm thức ăn chăn nuôi gia súc;
- Ngành muối: sản xuất và kinh doanh xuất nhập khẩu muối; kinh doanh hóa chất làm muối; tư vấn đầu tư (không bao gồm tư vấn pháp luật, tư vấn tài chính, kế toán, kiểm toán, thuế, chứng khoán), xây lắp phát triển ngành muối; xây dựng công trình chuyên ngành muối biển; lắp đặt thiết bị công trình chuyên ngành sản xuất muối và công trình chế biến thực phẩm khác.
b. Ngành, nghề có liên quan đến ngành, nghề kinh doanh chính:
- Nuôi trồng thủy sản và các hoạt động dịch vụ liên quan;
- Sản xuất chế biến các loại bánh, kẹo;
- Liên doanh, liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh dịch vụ;
- Nhập khẩu vật tư nguyên liệu, máy móc thiết bị phương tiện vận chuyển, vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng phục vụ cho sản xuất kinh doanh.
c. Ngành, nghề kinh doanh khác:
- Thiết kế và xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng; xây dựng công trình công nghiệp, dân dụng giao thông, thủy lợi, trang trí nội ngoại thất công trình;
- Sản xuất, kinh doanh và xuất nhập khẩu các loại nguyên liệu, vật liệu nhựa và các sản phẩm từ nhựa; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa; kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa mỹ phẩm; xuất khẩu lao động; bán buôn, bán lẻ và đại lý xăng dầu, chất đốt;
- Kinh doanh: khách sạn, ăn uống giải khát; bến bãi xe khách và các phụ trợ kèm theo; vận tải hành khách và hàng hóa; bất động sản; cho thuê tài sản: nhà, kho, văn phòng (trong và ngoài nước);
- Dịch vụ: vận tải, khách sạn; bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện vận tải, xe cơ giới, xe máy; vệ sinh xe, rửa xe; trông, giữ xe đạp, xe máy, phương tiện vận tải, hàng hóa; vui chơi, giải trí, văn hóa thể thao; du lịch.
Việc đầu tư kinh doanh trong các ngành, nghề có liên quan đến ngành, nghề kinh doanh chính và các ngành, nghề kinh doanh khác phải tuân theo các quy định hiện hành.
6. Vốn điều lệ: 3.068 tỷ đồng (Ba nghìn không trăm sáu mươi tám tỷ đồng).
Việc xác định để điều chỉnh, bổ sung mức vốn điều lệ thực hiện theo quy định của pháp luật.
7. Thực hiện các quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu:
Thủ tướng Chính phủ và các Bộ theo sự ủy quyền của Chính phủ thực hiện các quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với Tổng công ty Lương thực miền Bắc.
8. Thành viên Hội đồng thành viên Tổng công ty Lương thực miền Bắc thực hiện theo quy định tại Điều 21 Nghị định số 25/2010/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và tổ chức quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu. Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị của Tổng công ty Lương thực miền Bắc là Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên của Tổng công ty Lương thực miền Bắc cho đến khi Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm mới Chủ tịch và các thành viên Hội đồng thành viên của Tổng công ty Lương thực miền Bắc.
9. Sau khi chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Tổng công ty Lương thực miền Bắc kế thừa các quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp và xử lý những vấn đề tồn tại và phát sinh của Tổng công ty Lương thực miền Bắc trước khi chuyển đổi.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:
a. Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc và theo dõi việc thực hiện Quyết định này; kịp thời tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ giải quyết những vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện vượt thẩm quyền.
b. Bổ nhiệm Kiểm soát viên Tổng công ty Lương thực miền Bắc theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 1065/TTg-ĐMDN ngày 23 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai Nghị định số 25/2010/NĐ-CP.
c. Rà soát lại ngành, nghề kinh doanh của Tổng công ty Lương thực miền Bắc để tập trung vào những ngành, nghề kinh doanh chính, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty.
2. Bộ Tài chính có trách nhiệm:
a. Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tổng công ty Lương thực miền Bắc trong việc điều chỉnh mức vốn điều lệ phù hợp quy định hiện hành.
b. Thông qua để Hội đồng thành viên Tổng công ty Lương thực miền Bắc phê duyệt Quy chế quản lý tài chính của Tổng công ty.
3. Hội đồng thành viên Tổng công ty Lương thực miền Bắc:
a. Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Lương thực miền Bắc;
c. Phê duyệt Quy chế quản lý tài chính của Tổng công ty Lương thực miền Bắc.
c. Thực hiện việc điều chỉnh mức vốn điều lệ của Tổng công ty Lương thực miền Bắc theo quy định hiện hành.
d. Đăng ký doanh nghiệp và đăng ký lại quyền sở hữu tài sản đối với Tổng công ty Lương thực miền Bắc theo quy định;
đ. Thực hiện việc sử dụng đất mà Tổng công ty Lương thực miền Bắc đang được giao quản lý, sử dụng theo đúng quy định hiện hành.
e. Trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận để bổ nhiệm Tổng giám đốc Tổng công ty Lương thực miền Bắc.
4. Tổng giám đốc Tổng công ty Lương thực miền Bắc trước khi chuyển đổi có trách nhiệm điều hành hoạt động của Tổng công ty Lương thực miền Bắc cho đến khi Hội đồng thành viên Tổng công ty Lương thực miền Bắc bổ nhiệm Tổng giám đốc mới.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội, Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ, Thủ trưởng các cơ quan liên quan, Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp và Hội đồng quản trị Tổng công ty Lương thực miền Bắc, Hội đồng thành viên Tổng công ty Lương thực miền Bắc chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.