• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 15/11/2003
  • Ngày hết hiệu lực: 23/05/2024
UBND THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Số: 149/2003/QĐ-UB
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 29 tháng 10 năm 2003

QUYẾT ĐỊNH CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Ban hành Quy định về tổ chức và hoạt động của Tổ hòa giải ở cơ sở trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

_________________________________

ỦY BAN NHÂN DÂN

- Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân ị sửa đổi) ngày 21 tháng 6 năm 1994;

- Căn cứ Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hòa giải cơ sở ngày 25 tháng 12 năm 1998 ;

- Căn cứ Nghị định số 160/1999/NĐ-Cngày 18 tháng 10 năm 1999 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở

- Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp thành phố Đà Nẵng,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về tổ chức và hoạt động-của Tổ hòa giải ở cơ sở trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 11 năm 2003.

Điều 3. Giám đốc Sở Tư pháp chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Quy định nêu trên.

Điều 4. Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Tư pháp, Thủ trướng các cơ quan chuyên môn có liên quan thuộc ủy ban nhân dân thành phố, Chủ tịch ủy ban nhân dân các quận, huyện và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

TM. UBND THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

 

CHỦ TỊCH

 

(Đã ký)

 

 

 

Huỳnh Năm

 

 

 

 

 

 

 

 

QUY ĐỊNH

Về tổ chức và hoạt động của Tổ hòa giải ở cơ sở trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

(Ban hành kèm theo Quyết định số 149/2003IQĐ-UB ngày 29 tháng 10 năm 2003 của UBND thành phố Đà Nắng)

_________________________________

Chương I

NHỮNG QUY ĐỈNH CHUNG

Điều 1. Tổ hòa giải ở cơ sở là tổ chức tự quản của nhân dân ở cơ sở để thực hiện việc hòa giải đối với những vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong cộng đồng dân cư, nhằm giữ gìn sự đoàn kết, củng cố và phát huy những tình cảm, đạo lý truyền thống tốt đẹp trong gia đình và cộng đồng dân cư; phòng ngừa vi phạm pháp luật, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội địa phương.

Điều 2. Các mâu thuẫn, tranh chấp nhỏ trong nhân dân phải được tiến hành hòa giải tại Tổ hòa giải ở cơ sở nơi phát sinh tranh chấp, nhằm hướng dẫn, giúp đỡ thuyết phục các bên đạt được thỏa thuận.

Trường hợp vụ việc hòa giải không thành, Tổ hòa giải cần dàn xếp và hướng dẫn các bên làm các thủ tục cần thiết để đề nghị các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc yêu cầu Tòa án nhân dân giải quyết theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Nhà nước tạo điều kiện và khuyến khích các hoạt động hòa giải ở cơ sở phù hợp với pháp luật, đạo đức xã hội và phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Chương II

TỔ HÒA GIẢI VÀ HÒA GIẢI VIÊN

Điều 4. Tổ hòa giải:

1. Tổ hòa giải ở cơ sở do ủy ban nhân dân xã, phường thành lập ở thôn, tổ dân phố hoặc các khu dân cư khác để thực hiện việc hòa giải ở địa bàn cơ sở.

2. Mỗi Tổ hòa giải có từ 03 hòa giải viên trở lên, gồm có Tổ trưởng, Tổ phó và các tổ viên. Căn cứ đặc điểm, tình hình cụ thể của từng địa bàn khu dân cư, Chủ tịch Uy ban nhân dân xã, phường quyết định số lượng Tổ hòa giải, số lượng Hòa giải viên ở từng Tổ hòa giải.

Điều 5. Thủ tục bầu Hòa giải viên, Tổ trưởng Tổ hòa giải:

1. ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường phối hợp với các tổ chức thành viên của Mặt trận lựa chọn, giới thiệu người để nhân dân bầu Hòa giải viên.

Công dân từ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự và có đủ các tiêu chuẩn quy định tại Điều 9 của Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở đều có quyền đề cử, ứng cử vào danh sách bầu Hòa giải viên.

2. Việc bầu Hòa giải viên được tổ chức ở thôn, tổ dân phố hoặc các khu dân cư nơi tổ hòa giải hoạt động và được tiến hành theo một trong các hình thức sau đây :

a- Họp nhân dân bàn, biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín.

b- Họp chủ hộ biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín.

Những người tham dự họp phải là người từ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự.

Các cuộc họp nói trên được tiến hành khi có ít nhất 2/3 số người trong diện họp tham dự.

c- Trường hợp không tổ chức họp được thì phát phiếu lấy ý kiến chủ hộ gia đình.

3. Người được bầu là Hòa giải viên phải được quá nửa số người tham gia bầu tán thành.

Tổ trưởng, Tổ phó Tổ hòa giải dọ các Hòa giải viên bầu trong số Hòa giải viên của Tổ hòa giải.

4. Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố chủ trì các cuộc họp nhân dân, họp chủ hộ để bầu Hòa giải viên hoặc tổ chức việc phát phiếu lấy ý kiến chủ hộ.

Biên bản bầu Hòa giải viên trong các cuộc họp nhân dân, họp chủ hộ, biên bản kết quả lấy ý kiến chủ hộ và biên bản bầu Tổ trưởng Tổ hòa giải được gửi đến Chủ tịch ủy ban nhân dân xã, phường xem xét để công nhận thành phần Tổ hòa giải.

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được biên bản, Chủ tịch Uy ban nhân dân xã, phường ra quyết định công nhận.

Điều 6. Miễn nhiệm Hòa giải viên :

1. Hòa giải viên bị miễn nhiệm trong các trường hợp sau đây:

a- Có hành vi vi phạm pháp luật;

b- Có hành vi trái đạo đức xã hội ;

c- Thiếu nhiệt tình trong hoạt động hòa giải ;

d- Theo nguyện vọng cá nhân xin rút khỏi Tổ hòa giải.

2. Căn cứ biên bản họp nhân dân, họp chủ hộ hoặc kết quả phiếu lấy ý kiến của chủ hộ về việc miễn nhiệm Hòa giải viên do Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố chủ trì, Ban Tư pháp xã, phường đề nghị bằng văn bản để Chủ tịch ủy ban nhân dân xem xét, quyết định việc miễn nhiệm.

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị, Chủ tịch Uy ban nhân dân xã, phường ra quyết định miễn nhiệm.

Điều 7. Tổ trưởng, Tổ phó Tổ hòa giải:

1. Tổ trưởng Tổ hòa giải là người phụ trách Tổ hòa giải, điều hành, phân công Hòa giải viên, đồng thời tham gia hoạt động hòa giải với tư cách Hòa giải viên.

2. Tổ trưởng Tổ hòa giải có các quyền hạn, nhiệm vụ sau đây:

a- Phân công, điều hòa, phối hợp hoạt động của Hòa giải viên; phối hợp với các Tổ hòa giải trong việc nâng cao nghiệp vụ và trong hoạt động hòa giải tranh chấp liên quan đến địa bàn hoạt động của các Tổ hòa giải đó ;

b- Tổ chức các cuộc họp định kỳ và đôt xuất để rút kinh nghiệm về công tác hòa giải và đề xuất với ủy ban nhân dân xã, phường về các biện pháp nâng cao hiệu quả của công tác hòa giải ; cung cấp tài liệu và các thông tin nâng cao nghiệp vụ hòa giải;

c- Báo cáo định kỳ và đột xuất về công tác hòa giải cho ủy ban nhân dân và Uy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường ;

d- Báo cáo các vụ hòa giải không thành hoặc những vụ việc vượt thẩm quyền;

đ- Đại diện cho Tổ hòa giải trong quan hệ với Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố và với các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở.

4. Tổ phó Tổ hòa giải là người giúp việc cho Tổ trưởng trong việc quản lý, điều hành công tác của Tổ hòa giải ; được thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ trưởng khi Tổ trưởng đi vắng hoặc khi được ủy quyền.

Điều 8. Hòa giải viên :

Hòa giải viên có các quyền hạn, nhiệm vụ sau đây :

1. Hòa giải các vụ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 160/1999/NĐ-CP ngày 18 thárig lõ năm 1999 của Chmh phủ ;

2. Thông qua hoạt động hòa giải, tuyên truyền, vận động nhân dân nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật;

3. Được cấp thẻ Hòa giải viên theo quy định.

4. Báo cáo ủy ban nhân dân xã, phường xem xét và có biện pháp giải quyết đối với những tranh chấp không thuộc phạm vi hòa giải mà có thể ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự ở địa phương.

Chương III

TRÌNH TỰ TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG HÒA GIẢI

Điều 9. Tiến hành việc hòa giải:

Hòa giải viên chỉ tiến hành việc hòa giải trong những trường hợp sau đây :

1. Theo đơn yêu cầu hoặc trình bày của một trong các bên tranh chấp.

2. Theo yêu cầu, để nghị của đại diện chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể ở cơ sở.

3. Theo sự phân công của Tổ trưởng Tổ hòa giải.

4. Theo sự phát hiện của Hòa giải viên trong những trường hợp xô xát, gây mất trật tự hoặc những hành vi vi phạm pháp luật nhỏ chưa đến mức xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Điều 10. Thời gian, địa điểm tiến hành việc hòa giải :

1. Việc hòa giải được tiến hành vào thời gian mà các đương sự yêu cầu hoặc theo sáng kiến của Hòa giải viên.

Việc hòa giải có thể được tiến hành theo sáng kiến của Hòa giải viên ngay tại thời điểm xảy ra tranh chấp, nếu là người chứng kiến và xét thấy cần thiết phải hòa giải ngay.

Thời hạn hòa giải ở cơ sở theo yêu cầu giữa hai bên tranh chấp mâu thuẫn. Trường hợp Tổ hòa giải, Hòa giải viên tiếp nhận sự việc thì thời hạn hòa giải không quá 03 ngày, trường hợp vụ việc có tính chất phức tạp cần thời gian xem xét, động viên, phân tích lý lẽ cho các bên hiểu có thể kéo dài nhưng không quá 07 ngày.

2. Hòa giải viên lựa chọn địa điểm thuận lợi cho việc hòa giải, phù hop với nguyện vọng của các bên.

Điều 11. Người tiến hành hòa giải:

1. Việc hòa giải có thể do một hoặc một số Hòa giải viên tiến hành.

2. Hòa giải viên có thể mời người ngoài Tổ hòa giải thực hiện việc hòa giải hoặc cùng tham gia hòa giải. Người được mời có thể là người có trình độ pháp lý, có kiến thức xã hội và có uy tín đối với các bên tranh chấp. Trong từng trường hợp cụ thể, người được mời có thể là người thân thích, bạn bè, người hàng xóm của một hoặc các bên, người cao tuổi, người chứng kiến và người biết rõ nguyên nhân tranh chấp.

3. Hòa giải viên không được tiến hành việc hòa giải nếu là người có liên quan đến vụ việc cần được hòa giải hoặc vì những lý do cá nhân khác mà không thể bảo đảm tính khách quan hoặc không đem lại kết quả.

Trường hợp không thể tiếp tục tiến hành hòa giải, Hòa giải viên có trách nhiệm báo cáo kịp thời cho Tổ trưởng và bàn giao công việc cho Hòa giải viên khác được Tổ trưởng phân công.

Điều 12. Hòa giải tranh chấp mà các đương sự ở các khu dán cư khác nhau :

Trường hợp các bên tranh chấp ở các khu dân cư có các Tổ hòa giải khác nhau, thì các Tổ hòa giải đó phối hợp để thực hiện việc hòa giải. Tổ hòa giải nào được các bên tranh chấp yêu cầu hoặc biết được tranh chấp trưóe thì phải chủ động phối hợp với Tổ hòa giải có liên quan để thực hiện việc hòa giải. Việc phối hợp hòa giải do Tổ trưởng hoặc người được Tổ trưởng phân công hòa giải thực hiện.

Các Hòa giải viên thực hiện việc hòa giải có thể trực tiếp phối hợp với nhau, nhưng phải báo cáo ngay với Tổ trưởng về việc phối hợp đó.

Điều 13. Các bước tiến hành hòa giải :

Việc hòa giải ở Tổ hòa giải phải được tiến hành theo ba bước sau :

1. Trước khi hòa giải, Hòa giải viên phải tìm hiểu, nghiên cứu kỹ đối tượng, sự việc, nguyên nhân phát sinh tranh chấp, tham khảo ý kiến những người xung quanh (nếu cần).

Đối với những vụ xô xát, gây mất trật tự, Hòa giải viên phải khuyên can các bên bình tĩnh, giữ trật tự chung, nhắc nhở những người xung quanh không được kích động, gây căng thẳng mà phải dàn xếp ổn định trên tinh thần xây dựng.

2. Trong khi hòa giải, Hòa giải viên dùng lời nói, lý lẽ, tình cảm và sự hiểu biết của mình về một số quy định của pháp luật có liên quan để khuyên can, phân tích, thuyết phục các bên nhận thức được vấn đề, thấy được điểm đúng, sai của mỗi bên để cùng nhau giải quyết.

Khi các bên tranh chấp yêu cầu hoặc các bên đồng ý thì Hòa giải viên lập biên bản ghi nhận kết quả hòa giải. Biên bản phải có chữ ký (hoặc dấu vân tay) của các bên tham gia hòa giải, người làm chứng, người có quyền và nghĩa vụ liên quan (nếu có) và người chủ trì cuộc hòa giải. Trường hợp Hòa giải viên tiến hành hòa giải ngay tại chỗ các tranh chấp nhỏ nhưng không có đủ điều kiện để lập biên bản thì Hòa giải viên khồng nhất thiết phải lập biên bản mà chỉ ghi lại nội dung và kết quả sự việc vào sổ tay của Hòa giải viên để theo dõi và làm cơ sở tổng hợp báo cáo.

3. Kết thúc việc hòa giải :

a- Việc hòa giải kết thúc khi các bên đạt được thỏa thuận và tự nguyện thực hiện thỏa thuận đó.

Trường hợp việc thực hiện thỏa thuận có khó khăn thì Hòa giải viên động viên, thuyết phục các bên thực hiện thỏa thuận và có thể đề nghị Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố kiến nghị với ủy ban nhân dân xã, phường tạo điều kiện để các bên tự nguyện thực hiện thỏa thuận đó.

b. Trường hợp các bên không đạt được thỏa thuận và việc tiếp tục hòa giải không đạt kết quả, Hòa giải viên hướng dẫn các bên tiến hành các thủ tục cần thiết để đề nghị các cơ quan Nhà nước có thẩm quyến giải quyết.

Đối với các tranh chấp phức tạp, mâu thuẫn giữa các bên gay gắt, có thể gây hậu quả ảnh hưởng đến an ninh, trật tự trong địa bàn dân cư, Hòa giải viên phải kịp thời báo cáo cho Tổ trưởng Tổ hòa giải để kiến nghị cơ quan có thẩm quyền có biện pháp giải quyết.

Điều 14. Lập hồ sơ hòa giải :

1. Tổ hòa giải lập sổ theo dõi việc tiếp nhận và tiến hành hòa giải của các Hòa giải viên thuộc tổ. sổ theo dõi phải phản ánh những nội dung : thời gian tiếp nhận, họ tên, địa chỉ của các bên tranh chấp, nội dung tranh chấp, họ tên Hòa giải viên giải quyết, kết quả hòa giải.

2. Hồ sơ của một vụ hòa giải thành gồm có :

a- Đơn yêu cầu của một trong các bên hoặc cả hai bên tranh chấp hoặc biên bản ghi nhận nội dung trình bày của các bên với Hòa giải viên.

b- Tài liệu, chứng cứ có liên quan đến nội dung tranh chấp do các bên cung cấp hoặc do Hòa giải viên thu thập được (nếu có).

c- Biên bản hòa giải thành có chữ ký (hoặc dấu vân tay) của các bên tranh chấp, Hòa giải viên, người làm chứng, người có quyến và nghĩa vụ liên quan.

d- Trường hợp hòa giải thành mà các bên không yêu cầu, đồng ý ghi biên bản thì Tổ hòa giải hướng dẫn các bên ký (hoặc lấy dấu vân tay) vào sổ theo dõi.

3. Trường hợp hòa giải không thành, biên bản phải ghi rõ nguyên nhân, nội dung mâu thuẫn, tranh chấp chưa thống nhất. Hồ sơ hòa giải không thành được chuyển về Ban Tư pháp xã, phường thụ lý giải quyết, tiếp hoặc cung cấp cho các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác (nếu có yêu cầu).

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 15. Chủ tịch ủy ban nhân dàn các quận, huyện có trách nhiệm :

1. Tập trung chỉ đạo việc củng cố và tăng cường hoạt động của các Tổ hòa giải ở cơ sở, nhất là ở những khu dân cư mới thành lập như các khu tái định cư, chung cư...; chú trọng nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đội ngũ Hòa giải viên ở địa bàn cơ sở.

2. Chỉ đạo ủy ban nhân dân các xã, phường phối hợp với ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp tiến hành rà soát lại các Tổ hòa giải hiện có, xem xét về số lượng và khả năng đáp ứng những yêu cầu của công tác hòa giải, bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn' theo quy định tại Pháp lệnh tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở.

3. Tạo điều kiện, hỗ trợ về kinh phí, vật chất cho việc kiện toàn tổ chức và nâng cao hiệu quả công tác hòa giải ở địa phương. Trong đó chú trọng việc tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm và nhân rộng các điển hình, mô hình hoạt động tốt ở cơ

sở.

Điều 16. Giám đốc Sở Tư pháp có trách nhiệm :

1. Giúp ủy ban nhân dân thành phố thực hiện việc quản lý Nhà nước và hướng dẫn việc tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động hòa giải trên địa bàn thành phố. Hướng dẫn thủ tục cấp thẻ và mẫu thẻ Hòa giải viên thống nhất trên toàn địa bàn thành phố.

2. Chỉ đạo, hướng dân Phòng Tư pháp các quận, huyện tổ chức bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ hòa giải cho các Hòa giải viên.

3. Định kỳ sơ kết, tổng kết và tổ chức thi đua, khen thưởng công tác hòa giải ở cơ sở trên toàn địa bàn thành phố.

Điều 17. Giám đốc Sở Tài chính — Vật giá có trách nhiệm hướng dẫn cụ thể định mức chi ngân sách phục vụ cho công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn thành phố.

Kinh phí phục vụ cho cồng tác hòa giải ở cơ sở do ngân sách xã, phường chi và được ghi vào định mức ngân sách hàng năm thuộc cấp mình quản lý.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 18. Tổ hòa giải, Hòa giải viên và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện Quy định này sẽ được khen thưởng theo chế độ khen thưởng của Nhà nước.

Mọi hành vi vi phạm các quy định có liên quan đến hoạt động hòa giải ở cơ sở thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Điều 19. Các Hòa giải viên đã được công nhận và cấp thẻ trước ngày Quy định này có hiệu lực vẫn tiếp tục hoạt động theo các quy định của pháp luật và nội dung Quy định này.

Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có phát sinh, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ánh tập trung qua Sở Tư pháp để tổng hợp, đề xuất ủy ban nhân dân thành phố xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

 

Chủ tịch

(Đã ký)

 

Huỳnh Năm

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.