QUYẾT ĐỊNH CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng bảo vệ an ninh trật tự ở xã, phường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
__________________
ỦY BAN NHÂN DÂN
- Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp (sửa đổi) ngày 21 tháng 6 năm 1994;
- Căn cứ Nghị quyết số 09/1998/NQ-CP ngày 31 tháng 7 năm
1998 của Chính phủ về tăng cường công tác phòng chông tội phạm trong tình hình mới;
- Căn cứ Quyết định số 9817/QĐ-UB ngày 27 tháng 12 năm
1999 của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng về phê duyệt Kế hoạch “Xây dựng củng cố các tổ chức quần chúng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở”;
- Theo đề nghị của Giám đốc Công an thành phố Đà Nẵng,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tể chức và hoạt động của Hội đồng bảo vệ an ninh trật tự ở xã, phường trên địa bàn thành phố Đà Nắng.
Điều 2: Giám đốc Công an thành phố có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quyết định này, thường xuyên báo cáo UBND thành phố.
Điều 3: Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký. Những quy định trước đây của UBND thành phố trái với Quyết định này không còn hiệu lực.
Điều 4: Chánh Văn phòng UBND thành phố, Trưởng ban Ban Tổ chức chính quyền thành phố, Giám đốc Công an thành phố, Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố, Chủ tịch UBND các quận, huyện, phường, xã thuộc thành phố Đà Nẵng căn cứ Quyết định thi hành.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- TV Thành ủy, TT HĐND;
- Lưu VT, NCPC.
|
TM. UBND THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
CHỦ TỊCH
(Đã ký)
Nguyễn Bá Thanh
|
QUY CHẾ
Tổ chức và hoạt động của Hội đổng bảo vệ an ninh trật tự xã, phường
(Ban hành kèm theo Quyết định số 104/2000/QĐ-UB ngày 19 tháng 9 năm 2000 của UBND thành phố Đà Nẵng)
Chương I
CHỨC NẴNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA HỘI
ĐỒNG BẢO VỆ AN NINH TRẬT TỰ
Điều. 1: Hội đồng bảo vệ an ninh trật tự ở xã, phường (sau đây viết tắt là Hội dồng bảo vệ ANTT) do ửy ban nhân xã, phường ra Quyết định công nhận trên cơ sở đề nghị của Trưởng Công an xã, phường. Hội đồng bảo vệ ANTT là một tổ chức thường trực có chức năng tham mưu do Đảng ủy, UBND xã, phường trong việc tể chức thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã, phường; xây dựng, củng cố lực lượng nòng cốt, xung kích để giữ gìn an ninh trật tự (sau đây viết tắt là ANTT) ở cơ sở.
Nhiệm kỳ của hội đồng bảo vệ ANTT theo nhiệm kỳ của UBND xã, phường.
Điều 2: Hội đồng bảo vệ ANTT có các nhiệm vụ sau đây:
1- Thường xuyên nắm vững tình hình ANTT trên địa bàn xã, phường như: Tình hình tội phạm, những vi phạm chính về ANTT, tình hình tai nạn, tệ nạn xã hội, nghiên cứu phân tích những nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm, những sơ hở, thiêu sót trong quản lý Nhà nước, quản lý xã hội, trong công tác phòng ngừa và đâu tranh chông tội phạm ở cơ sở;
2- Nghiên cứu đề xuất với Đảng ủy, UBND xã, phường có kế
hoạch chi đạo thực hiện nhiệm vụ bảo vệ ANTT ở xã, phường;
3- Phôi hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vi, các tổ chức xã hội trên địa bàn thực hiện các biện pháp phòng chống tội phạm, xây dựng các hình thức liên kết tự quản về bảo vệ ANTT, chấp hành nghiêm chinh pháp luật của Nhà nước;
4- Phổ biến, hướng dẫn cho nhân dân hiểu biết và chấp hành nghiêm chinh chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các quy định về ANTT;
5- Thông báo tình hình, thủ đoạn hoạt dộng của các loại tội phạm để nhân dân nâng cao ý thức cảnh giác, tích cực đấu tranh phòng ngừa mọi hành vi vi phạm pháp luật, giữ gìn ANTT ở xã, phường, bảo vệ tài sản của Nhà nước, tính mạng, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân;
6- Tể chức tham gia theo dõi, giáo dục và quản lý những người thuộc diện cải tạo không giam giữ, giáo dục tại xã, phường, người bị án treo đang chấp hành thời gian thử thách tại địa phương theo đúng quy dịnh của pháp luật.
Điền 3: Hội đồng bảo vệ ANTT có những quyền hạn sau đây:
1- Kiểm tra các hộ gia đình, các cơ quan, đơn vị, tể chức đóng tại địa phương trong việc thực hiện các quy ước về phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc và các quy dịnh của pháp luật về ANTT, giám sát việc thực hiện pháp luật của cán bộ cơ sở có liên quan đến công tác bảo vệ ANTT;
2- Tổ chức việc đưa người vi phạm về ANTT ra kiểm điểm giáo dục trước nhân dân;
3- Lập biên bản và đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý đối với người có hành vi vi phạm các quy định về ANTT; tiến hành giáo dục người vi phạm nhẹ; phôi hợp chặt chẽ với các gia đình để động viên người phạm tội ra đầu thú;
4- Tổ chức truy bắt, dẫn giải người phạm tội quả tang, người đang có lệnh truy nã lẫn trốn tại địa phương, bảo vệ hiện
trường các vụ việc xẩy ra tại địa phương có liên quan đến hoạt động tội phạm; phôi hợp, hỗ trợ các cơ quan chức nầng thực hiện việc điều tra và xử lý các hành vi phạm tội theo quy định của pháp luật;
5- Được huy động các lực lượng tự vệ, dân quân xã, phường, bảo vệ dân phố, dân phòng để tể chức việc tuần tra canh gác bảo vệ ANTT; phôi hợp với các lực lượng chức năng giải tán các tụ điểm gây mất trật tự công cộng Và an toàn xã hội.
Chương II
CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CHÊ ĐỘ CÔNG TÁC
Điều 4: Tổ chức của Hội đồng bảo vệ ANTT
1- Hội đồng bảo vệ ANTT gồm có Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các ủy viên;
2- Phó chủ tịch UBND xã, phường làm Chủ tịch Hội đồng và có trách nhiệm quản lý, điều hành hoạt động chung của Hội đồng;
3- Chủ tịch ửy ban Mặt trận Tổ quốc, Trưởng Công an xã, phường, xã đội trưởng, phường đội trưởng là Phó Chủ tịch Hội đồng. Trưởng Công an xã, phường là Phó Chủ tịch thường trực của Hội đồng;
4- Các ủy viên của Hội đồng bảo vệ ANTT là đại diện các ngành, cơ quan, đoàn thể xã hội, trường học, khu vực dân cư.. . ở xã, phường.
Ị Tùy tình hình, đặc điểm của địa phương, UBND xã, phường tauyết định cụ thể số lượng ủy viên của Hội đồng bảo vệ ANTT;
5- Thường trực Hội đồng bảo vệ ANTT bao gồm Chủ tịch và các Phó Chủ tịch, có trách nhiệm giúp Hội đồng trong việc xây dựng và triển khai các kế hoạch, biện pháp bảo vệ ANTT và điều hành chi đạo công việc hàng ngày theo kế hoạch của Hội đồng;
6- Các thành viên của Hội đồng bảo vệ ANTT chấp hành sự
phân công, điều hành của Chủ tịch Hội đồng Thời gian các ủy viên thực hiện nhiệm vụ của Hội đồng được xem là thời gian thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đoàn thể, tổ chức mình.
Điều 5: Lề lôi làm việc và quan hệ công tác của Hội đồng bảo vệ ANTT
1- Hội đồng bảo vệ ANTT chịu sự lãnh đạo của Đảng ủy xã, phường và sự quản lý, điều hành trực tiếp của UBND xã, phường;
2- Hội đồng bảo vệ ANTT làm việc theo chế độ tập thể, phân công cá nhân phụ trách từng lĩnh vực và giải quyết công việc theo chức nâng, nhiệm vụ chuyên mồn của mình khi Hội đồng giao và báo cáo kết quả cho Hội đồng;
3- Hợp đồng bảo vệ ANTT giữ vai trò chi đạo về hoạt động ANTT và phôi hợp chặt chẽ với các tổ chức quần chúng làm nhiệm vụ ANTT ở xã, phường;
4- Hội đồng bảo vệ ANTT cử cán bộ thường xuyên trực 24/24 giờ tại trụ sở thường trực của Hội đồng để đảm bảo kịp thời giải quyết các vụ việc xảy ra ở địa phương;
5- Hội đồng bảo vệ ANTT họp định kỳ mỗi tháng một lần; 6 tháng, 1 năm Hội đồng họp tổ chức sơ kết, tổng kết tình hình kết quả hoạt động công tác bảo vệ ANTT của phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc ở địa phương.
Chương III
CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH, KHEN THƯỞNG, KỶ LUẬT
Điều 6: Chế độ chính sách, khen thưởng
1- Thành viên của Hội đồng bảo vệ ANTT được dự các lớp học tập, tập huân để nâng cao năng lực công tác, được huân luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ và pháp luật về ANTT, được tạm miễn thực hiện nghĩa vụ lao động công ích;
2- Thành viên của Hội đồng bảo vệ ANTT, các đối tượng thuộc lực lượng được Hội đồng điều động làm nhiệm vụ bảo vệ
ANTT có thành tích xuất sắc được xét khen thưởng theo quy định chung của Nhà nước. Trường hợp bị thương, bị chết được xét hưởng chính sách thương binh, liệt sỹ theo quy định.
Điều 7: Thành viên Hội đồng bảo vệ ANTT có hành vi vi phạm pháp luật, lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn được giao để mưu cầu lợi ích cá nhân, gây ảnh hưởng xấu đến ANTT và uy tín của tể chức thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Trường hợp gây ra thiệt hại về vật chất còn phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Chương IV
ĐIỂU KHOẢN CUỐI CÙNG
Điều 8: Trong quá trình triển khai thực hiện Quy chế nếu có gì vướng mắc, phát sinh, các ngành, các địa phương kịp thời phản ảnh về Công an thành phố để tổng hợp đề xuất UBND thành phố xem xét điều chinh, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế.