• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 24/01/2002
HĐND TỈNH HƯNG YÊN
Số: 113/2002/NQ-HĐND
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 24 tháng 1 năm 2002

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN

 KHOÁ XIII - KỲ HỌP THỨ 6

(Từ ngày 22 - 24/01/2002)

NGHỊ QUYẾT

Ban hành Quy chế tạm thời về tổ chức và hoạt động của thôn, khu phố

________________________

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 21/6/1994;

Sau khi xem xét tờ trình số 52 ngày 17/1/2002, dự thảo quy chế tạm thời của UBND tỉnh; báo cáo thẩm định của Ban pháp chế và ý kiến của đại biểu HĐND tỉnh,

QUYẾT NGHỊ

I- Ban hành Quy chế tạm thời về tổ chức và hoạt động của thôn, khu phố.

Những nét khái quát chủ yếu của quy chế:

Quy chế gồm 4 chương 15 điều, xác định vị trí của thôn, khu phố; tiêu chuẩn trưởng, phó thôn, khu phố; về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ quyền hạn; quy định thể thức bầu cử, bầu cử lại, bổ nhiệm phó thôn, khu phố và miễn nhiệm, bãi nhiệm trưởng, phó thôn, khu phố.

Quy định nhiệm kỳ của trưởng, phó thôn, khu phố là 2 năm.

Quy định chế độ chính sách đối với trưởng, phó, thôn, khu phố.

II- HĐND tỉnh giao UBND tỉnh thể chế và tổ chức thực hiện quy chế này.

Nghị quyết này được HĐND tỉnh khoá XIII-kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 24/01/2002.

 

TM. HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH

CHỦ TỊCH

(Đã ký)

 

Phạm Đình Phú

QUY CHẾ TẠM THỜI

VỀ  TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THÔN, KHU PHỐ

(Ban hành kèm theo Quyết định số  113/2002/NQ-HĐ  ngày 24/1/2002 của HĐND tỉnh Hưng Yên khóa XIII)

________________________

Chương I

 NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Thôn, khu phố không phải là một cấp chính quyền. Thôn, khu phố là những tổ chức hoạt động của cộng đồng dân cư, dưới sự quản lý, điều hành trực tiếp của UBND xã, phường, thị trấn phù hợp với khuôn khổ pháp luật.

Thôn, khu phố là nơi sinh sống của cộng đồng dân cư được hình thành từ lâu; là nơi thực hiện dân chủ một cách trực tiếp và rộng rãi nhằm giải quyết công việc trong nội bộ cộng đồng dân cư; bảo đảm đoàn kết, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và vệ sinh môi trường; xây dựng cuộc sống mới; tương trợ giúp đỡ nhau trong sản xuất và đời sống; gìn giữ, phát huy truyền thống tốt đẹp và thuần phong mỹ tục của cộng đồng nhằm thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân và nhiệm vụ cấp trên giao.

Dưới xã có thôn. Dưới phường, thị trấn có khu phố và thôn.

Trưởng, phó thôn, khu phố không phải là bộ máy chính quyền mà là người đại diện cho cộng đồng dân cư, được UBND xã, phường, thị trấn giao quản lý một số mặt công tác nhà nước trên địa bàn.

Điều 2: Tiêu chuẩn trưởng, phó thôn, khu phố.

Trưởng phó thôn, khu phố phải là người có hộ khẩu và cư trú thường xuyên trên địa bàn, đủ 21 tuổi trở lên, có sức khoẻ; bản thân và gia đình gương mẫu chấp hành chính sách và pháp luật của Nhà nước; được nhân dân trong thôn, khu phố  tín nhiệm; có hiểu biết về quản lý hành chính - kinh tế; có năng lực vận động, tổ chức nhân dân thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân, cũng như những công việc trong nội bộ cộng đồng dân cư.

Chương II

 TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THÔN, KHU PHỔ

Điều 3: Tổ chức của thôn, khu phố:

Tuỳ theo điều kiện tự nhiên, dân số và cụm dân cư; thôn, khu phố được phân loại như sau:

a. Thôn chia thành 3 loại:

Loại 1: có từ 2.500 nhân khẩu trở lên. Bố trí 1 trưởng thôn và 2 phó trưởng thôn.

Loại 2: Có từ 1.500 nhân khẩu đến dưới 2.500 nhân khẩu. Bố trí 1 trưởng thôn và 1 phó thôn.

Loại 3: Dưới 1.500 nhân khẩu, bố trí 1 trưởng thôn và 1 phó thôn.

b. Khu phố chia thành 3 loại:

Loại 1: Có từ 1.500 nhân khẩu trở lên. Bố trí 1 trưởng khu phố và 1 phó khu phố.

Loại 2: Có từ 500 nhân khẩu đến dưới 1.500 nhân khẩu. Bố trí 1 trưởng khu phố và 1 phó khu phố.

Loại 3: Dưới 500 nhân khẩu, bố trí 1 trưởng khu phố và 1 phó khu phố.

Điều 4: Trưởng thôn, khu phố chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Chi bộ thôn, khu phố; trường hợp thôn, khu phố có nhiều chi bộ, Trưởng thôn, khu phố chịu sự lãnh đạo của Đảng uỷ xã, phường, thị trấn.

Trưởng thôn, khu phố được UBND xã, phường, thị trấn giao quản lý một số mặt công tác nhà nước trên địa bàn. Mọi hoạt động của trưởng thôn, khu phố đều phải tuân theo sự điều hành, quản lý trực tiếp của UBND xã, phường, thị trấn; đồng thời phối hợp với Ban công tác mặt trận và các chi hội của các tổ chức đoàn thể để tổ chức, thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Phó thôn, khu phố là người giúp việc trưởng thôn, khu phố, được trưởng thôn, khu phố giao một số việc cụ thể và thay thế trưởng thôn, khu phố khi trưởng thôn, khu phố vắng mặt.

Điều 5: Hội nghị của thôn, khu phố được tổ chức 6 tháng một lần hoặc bất thường gồm toàn thể cử tri hoặc chủ hộ đủ 18 tuổi trở lên do trưởng thôn, khu phố  chủ trì, phối hợp với Ban công tác mặt trận, Tổ HĐND thôn, khu phố triệu tập, nhằm:

1. Thảo luận và quyết định các công việc của nội bộ cộng đồng dân cư về sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, đoàn kết tương trợ, giúp đỡ nhau trong sản xuất và đời sống; những vấn đề về văn hoá, xã hội, vệ sinh môi trường, an ninh, trật tự an toàn xã hội phù hợp với pháp luật nhà nước.

2. Bàn biện pháp thực hiện Nghị quyết của HĐND, Quyết định của UBND xã, phường, thị trấn; nghĩa vụ công dân.

3. Thảo luận, góp ý kiến về báo cáo tự phê bình của trưởng thôn, khu phố; Chủ tịch HĐND, UBND xã, phường, thị trấn.

4. Bầu chức trưởng thôn, khu phố; xây dựng hương ước, quy ước; cử các ban nhóm tự quản, uỷ viên thanh tra nhân dân.

Phải đảm bảo có ít nhất 2/3 số người trong diện dự họp và Nghị quyết của hội nghị có giá trị khi có ít nhất quá 2/3 số người tham dự họp tán thành và không trái với pháp luật.

Điều 6: Trưởng thôn, khu phố có những nhiệm vụ, quyền hạn sau:

1- Thực hiện nhiệm vụ của cộng đồng dân cư thôn, khu phố:

- Hướng dẫn và tổ chức vận động nhân dân phát triển kinh tế, ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất, phát triển ngành nghề truyền thống ở địa phương, cải thiện nâng cao đời sống của nhân dân.

- Bảo đảm đoàn kết trong nội bộ cộng đồng dân cư, hoà giải mâu thuẫn tranh chấp trong nhân dân, phát huy “tình làng nghĩa xóm” tương trợ giúp đỡ nhau trong sản xuất và đời sống.

- Tổ chức xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước làng văn hoá; giữ gìn và phát huy những thuần phong, mỹ tục; bài trừ các tệ nạn xã hội, phong tục tập quán lạc hậu.

- Tổ chức thực hiện những công việc đã được nhân dân bàn và quyết định như xây dựng cơ sở hạ tầng, vệ sinh môi trường, nếp sống văn minh, gia đình văn hoá.

- Phối hợp với Ban công tác mặt trận để quản lý và chỉ đạo tổ hoà giải, tổ an ninh, tổ bảo vệ sản xuất, ban kiến thiết, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở.

2- Tổ chức thực hiện những nhiệm vụ được Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn giao:

- Tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp của nhà nước, thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của công dân.

- Phối hợp với cán bộ địa chính và tư pháp xã, phường, thị trấn theo dõi biến động về: nhà, đất, nhân khẩu, hộ khẩu.

- Phối hợp với cán bộ thống kê lao động của xóm phường, thị trấn theo dõi thống kê lực lượng lao động và những người trong diện thực hiện nghĩa vụ công dân đối với nhà nước.

- Phối hợp với công an viên và tổ chức quần chúng quản lý, giáo dục những đối tượng cải tạo tại chỗ và những đối tượng được giáo dục tại cộng đồng dân cư.

- Đảm bảo đúng chế độ chính sách của nhà nước đối với các gia đình thương binh, gia đình liệt sĩ, gia đình có công với nước.

- Huy động, tổ chức nhân dân phòng chống và khắc phục hậu quả lụt bão, thiên tai theo yêu cầu của chính quyền xã, phường, thị trấn.

- Tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế, công ích và các nghĩa vụ khác đối với nhà nước.

- Chỉ đạo công an viên ở thôn, khu phố ngăn chặn và lập biên bản những trường hợp phạm pháp quả tang và báo cáo ngay lên công an xã, phường, thị trấn và cấp có thẩm quyền giải quyết.

- Tổ chức và chủ trì các cuộc họp thôn, khu phố để bàn và giải quyết những công việc của cộng đồng dân cư.

- Tổ chức thực hiện những công việc khác do Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn giao.

- Hàng tháng, hàng quý phải báo cáo kết quả công tác lên Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn và hội nghị cán bộ thôn, khu phố; báo cáo kết quả công tác và tự phê bình trong cuộc họp dân để sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và tổng kết công tác cuối năm.

Trưởng thôn, khu phố không được làm những việc trái pháp luật và không đúng thẩm quyền.

Điều 7: Nhiệm kỳ của trưởng thôn, khu phố là 2 năm. Hàng năm tiến hành kiểm điểm công tác trước dân và thăm dò tín nhiệm trong nhân dân; nếu không còn tín nhiệm thì miễn nhiệm, bãi nhiệm theo điều 11 ở quy chế này.

Điều 8: Trưởng thôn, khu phố do dân bầu trực tiếp theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng và bỏ phiếu kín.

- Tiến hành bầu trưởng thôn, khu phố trong các trường hợp sau:

- Hết nhiệm kỳ.

- Khi miễn nhiệm, bãi nhiệm.

Quy trình bầu cử được tiến hành như sau:

1- Ban Thường vụ đảng uỷ xã, phường, thị trấn bàn chủ trương và dự kiến nhân sự.

2- Giới thiệu nhân sự: Chi uỷ thôn, khu phố họp ban lãnh đạo (nếu thôn, khu phố có nhiều chi bộ thì Đảng uỷ xã, phường, thị trấn lãnh đạo) thực hiện chủ trương của Ban Thường vụ đảng uỷ xã, phường, thị trấn. Mời dự: đại biểu Đảng uỷ, UBND, Uỷ ban MTTQ xã, phường, thị trấn.

Căn cứ tiêu chuẩn trưởng thôn, khu phố. Ban công tác mặt trận phối hợp với trưởng thôn, khu phố đương nhiệm tổ chức họp dân thảo luận tiêu chuẩn để nhân dân đề cử và ứng cử.

3- Trưởng ban công tác mặt trận thôn, khu phố phối hợp với trưởng thôn, khu phố đương nhiệm tổ chức và chủ trì hội nghị hiệp thương để ấn định danh sách ứng cử viên chính thức.

Thành phần gồm có: đại diện UBND, Uỷ ban MTTQ xã, phường, thị trấn; chi uỷ chi bộ (nếu thôn, khu phố có nhiều chi bộ thì mời Đảng uỷ xã, phường, thị trấn) và đại diện các chi hội, chi đoàn thôn, khu phố dự.

Hội nghị thảo luận về: chủ trương của Ban Thường vụ đảng uỷ xã, phường, thị trấn, nhân sự và tiêu chuẩn của trưởng thôn, khu phố để lập danh sách người tham gia ứng cử chính thức. Số lượng người ứng cử tối thiểu phải nhiều hơn số được bầu là 1. Danh sách những người úng cử phải được niêm yết công khai tại các khu vực bỏ phiếu và thông báo trên đài truyền thanh cho nhân dân biết trước ngày bầu cử 3 ngày.

4- Tham gia bầu cử: gồm toàn thể cử tri trong thôn, khu phố. Trong trường hợp không thể tổ chức để toàn thể cử tri đi bầu cử thì đối tượng tham gia bầu cử có thể là chủ hộ hoặc đại diện hộ gia đình, do các gia đình giới thiệu bằng văn bản.

5- Tổ chức bầu cử.

- Ngày bầu cử được tổ chức vào một ngày chủ nhật. Việc tiến hành bầu cử thực hiện xong trong ngày chủ nhật. Cuộc bỏ phiếu bắt đầu vào lúc 7 giờ và kết thúc vào lúc 19 giờ cùng ngày. Tuỳ tình hình địa phương, tổ bầu cử có thể quyết định bắt đầu cuộc bỏ phiếu sớm hơn và kết thúc muộn hơn giờ quy định, nhưng không được bắt đầu trước 5 giờ và kết thúc quá 20 giờ cùng ngày.

- Thành lập khu vực bỏ phiếu và tổ chức phụ trách bầu cử:

+ Tuỳ điều kiện cụ thể của từng thôn, khu phố về số dân, điều kiện địa lý có thể thành lập một hay nhiều khu vực bỏ phiếu. Mỗi khu vực bỏ phiếu có từ 300 đến 2000 cử tri. Ở những nơi dân cư không tập trung, dù chưa tới 300 cử tri cũng có thể thành lập một khu vực bỏ phiếu. Đối với những thôn, khu phố đối tượng tham gia bầu cử là chủ hộ hoặc đại diện hộ gia đình thành lập một khu vực bỏ phiếu. Việc chia khu vực bỏ phiếu bầu cử trưởng thôn, khu phố do trưởng ban công tác mặt trận thôn, khu phố và trưởng thôn, khu phố đương nhiệm ấn định và được UBND xã, phường, thị trấn phê chuẩn.

+ Mỗi khu vực bỏ phiếu thành lập một tổ bầu cử từ 3 đến 5 người để phụ trách công tác bầu cử. Tổ bầu cử bầu tổ trưởng, tổ phó và thư ký Nếu thôn, khu phố có nhiều khu vực bỏ phiếu, thành lập ban bầu cử từ 5 đến 7 người để phụ trách công tác bầu cử. Ban bầu cử bầu trưởng ban, phó trưởng ban và thư ký. Việc thành lập tổ bầu cử, ban bầu cử do trưởng ban công tác mặt trận thôn, khu phố và trưởng thôn, khu phố đương nhiệm đề nghị, UBND xã, phường, thị trấn phê chuẩn.

- Kiểm phiếu và kết quả bầu cử:

Cuộc bầu cử chỉ có giá trị khi có ít nhất 2/3 tổng số cử tri (hoặc số hộ, chủ hộ) của thôn, khu phố tham gia bầu cử. Việc kiểm phiếu phải được tiến hành tại phòng bỏ phiếu ngay sau khi cuộc bỏ phiếu kết thúc. Khi kiểm phiếu phải mời 2 cử tri biết chữ, không phải là người ứng cử có mặt tại phòng bỏ phiếu chứng kiến cuộc kiểm phiếu. Người trúng cử là người có trên 50% số phiếu hợp lệ và nhiều phiếu hơn. Trường hợp có 2 người có số phiếu trúng cử ngang nhau và đạt quá nửa số phiếu hợp lệ thì người nhiều tuổi hơn sẽ là người trúng cử.

- Kết quả bầu cử:

Sau khi nhận biên bản của các tổ bầu cử (đối với thôn, khu phố có nhiều khu vực bỏ phiếu), Ban bầu cử kiểm tra các biên bản đó và lập biên bản tổng hợp, xác định kết quả bầu cử ở thôn, khu phố. Đối với thôn, khu phố có một khu vực bỏ phiếu thì biên bản kiểm phiếu của ban kiêm tổ bầu cử, không phải tổng hợp mà có kết quả bầu cử ngay.

- Công bố kết quả bầu cử:

Sau khi có kết quả bầu cử, người trúng cử được UBND xã, phường, thị trấn công bố kết quả bầu cử, chậm nhất 3 ngày sau ngày bầu cử để nhân dân biết.

- Phê chuẩn kết quả bầu cử:

Căn cứ biên bản kiểm phiếu, biên bản kết quả bầu cử do Ban kiểm tổ bầu cử và ban bầu cử trình lên, UBND xã, phường, thị trấn ra quyết định phê chuẩn kết quả bầu cử.

Điều 9: Về bầu cử lại trưởng thôn, khu phố:

Việc bầu cử lại trưởng thôn, khu phố được tiến hành trong các trường hợp sau:

- Không có người trúng cử.

- Ở thôn, khu phố nào, nếu số cử tri đi bầu chưa được quá nửa số cử tri trong thôn, khu phố (nếu đối tượng tham gia bầu gồm toàn thể cử tri trong thôn, khu phố) hoặc số cử tri đi bầu chưa được quá nửa số cử tri là chủ hộ hoặc đại diện hộ gia đình (nếu đối tượng tham gia bầu cử là chủ hộ hoặc đại diện hộ gia đình) thì tổ bầu cử, ban bầu cử phải ghi rõ vào biên bản và báo cáo ngay lên UBND xã, phường, thị trấn. UBND xã, phường, thị Irấn quyết định ngày bầu cử lại, chậm nhất là 15 ngày sau ngày bầu cử đầu tiên.

Trong cuộc bầu cử lại, cử tri chỉ chọn bầu trong danh sách những người đã ứng cử, đề cử lần đầu, căn cứ vào danh sách cử tri đã lập trong cuộc bầu cử đầu tiên và theo quy trình bầu cử quy định trong quy chế này. Nếu bầu cử lại vẫn không có người trúng cử hoặc số cử tri đi bầu vẫn chưa được quá nửa số cử tri trong thôn, khu phố hoặc vẫn chưa được quá nửa số chủ hộ hoặc đại diện chủ hộ gia đình thì không tổ chức bầu cử lại. Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn quyết định việc giao cho phó thôn, khu phố tạm thời điều hành công việc của trưởng thôn, khu phố tạm thời điều hành công việc của trưởng thôn, khu phố khi bầu được trưởng thôn, khu phố mới.

Điều 10: Bổ nhiệm phó thôn, khu phố.

Việc bổ nhiệm phó thôn, khu phố do Đảng uỷ, UBND xã, phường, thị trấn chỉ đạo. Trưởng ban công tác mặt trận triệu tập và chủ trì hội nghị quân - dân - chính của thôn, khu phố để thăm dò tín nhiệm và ra nghị quyết. Nghị quyết bổ nhiệm của thôn, khu phố phải được 2/3 số đại biểu dự họp tán thành và đề nghị. Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn ra quyết định bổ nhiệm.

Điều 11: Miễn nhiệm, bãi nhiệm trưởng, phó thôn, khu phố.

- Việc miễn nhiệm chức trưởng phó thôn, khu phố được tiến hành trong các trường hợp sau:

+ Khi tuổi cao, sức yếu không còn đủ khả năng thực hiện nhiệm vụ.

+ Khi được điều động, thuyên chuyển công tác khác.

+ Khi có đơn xin thôi chức vì lý do cá nhân.

- Việc bãi nhiệm, bãi nhiệm chức trưởng phó thôn, khu phố tiến hành trong các trường hợp sau: vi phạm pháp luật, có khuyết điểm không còn được nhân dân tín nhiệm.

Việc miễn nhiệm, bãi nhiệm chức trưởng phó thôn, khu phố do Đảng uỷ, UBND xã, phường, thị trấn chỉ đạo; trưởng ban công tác mặt trận triệu tập và chủ trì hội nghị quân - dân - chính của thôn, khu phố r nghị quyết. Nghị quyết miễn nhiệm, bãi nhiệm của thôn, khu phố phố được 2/3 số đại biểu dự họp tán thành và đề nghị. Chủ tịch UBND xã  phường, thị trấn ra quyết định miễn nhiệm hoặc bãi nhiệm.

Chương III

CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI TRƯỞNG, PHÓ THÔN, KHU PHỐ.

Điều 12: Chế độ chính sách đối với trưởng, phó thôn, khu phố.

- Được hưởng sinh hoạt phí từ nguồn ngân sách xã, phường, thị trấn đài thọ. Mức sinh hoạt phí của trưởng phó thôn, khu phố do UBND tỉnh trình HĐND tỉnh quyết định.

- Được khen thưởng khi có thành tích và bị kỷ luật khi có khuyết điểm theo quy định của pháp luật.

- Được tham dự và hưởng chế độ học tập, đào tạo, bồi dưỡng những kiến thức quản lý nhà nước, chuyên môn, nghiệp vụ cần thiết.

- Trưởng thôn, khu phố được mời dự họp HĐND xã, phường, thị trấn về những vấn đề có liên quan.

Điều 13: Kinh phí bầu cử trưởng thồn, khu phố do ngân sách xã, phường, thị trấn đài thọ.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH.

Điều 14: UBND xã, phường, thị trấn; trưởng phó thôn, khu phố và nhân dân có trách nhiệm thực hiện những quy định trong quy chế này.

UBND huyện, thị xã; UBND các xã, phường, thị trấn căn cứ những quy định của Quy chế này và tình hình thực tế của địa phương, tổ chức chỉ đạo thực hiện.

Điều 15: Các ông (bà): Chánh văn phòng HĐND và UBND tỉnh, Trưởng ban Tổ chức chính quyền tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh phối hợp tổ chức hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các nội dung liên quan quy định tại Quy chế tạm thời này.

Trong quá trình thực hiện nếu có gì vướng mắc báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định./.

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.