• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 15/01/1999
BỘ TÀI CHÍNH-TỔNG CỤC HẢI QUAN
Số: 06/1999/TTLT/BTC-TCHQ
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 15 tháng 1 năm 1999

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

Hướng dẫn xử lý nợ đọng, truy thu và phạt chậm nộp thuếxuất khẩu,

thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt của hàng nhậpkhẩu.

 

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại các Công văn số l150/CP-TTHngày 28/9/1998, số 6430/KTTH ngày 15/12/1997 của Chính phủ về việc xử lý truythu thuế xuất nhập khẩu và xử lý nợ đọng thuế xuất nhập khẩu; Liên Bộ Tài chính- Tổng cục Hải quan hướng dẫn cụ thể như sau:

I. XỬ LÝ TRUY THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU

Cáckhoản tiền thuế, tiền phạt phải truy thu đã phát hiện của các tờ khai hàng xuấtnhập khẩu đăng ký với cơ quan hải quan trước ngày 15 tháng 10 nàm 1998 được xửlý như sau:

l.Đốì với các trường hợp do sai phạm của doanh nghiệp (kể cả các trường hợp đã đượccơ quan hải quan klểm hóa hàng xuất nhập khẩu, tính thuế, thu thuế, doanhnghiệp đã bán hết hàng, đã quyết toán lãi, lổ...) thì cơ quan hải quan nơidoanh nghiệp làm thủ tục xuất nhập khẩu phải truy thu đủ số tiền thuế và phạttheo quy định hiện hành của pháp luật, Cụ thể như sau:

Cóhành vi khai báo gian lận về giá tính thuế xuất khẩu, thuế xuất nhập khẩu.

Khaisai tên mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu.

Khaisai số lượng, chủng loại, phẩm cấp, xuất xứ của hàng xuất khẩu, nhập khẩu.

Khôngcung cấp đầy đủ hồ sơ có liên quan đến lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu làm cơ sởcho cơ quan hải quan kiểm hóa hoặc tính thuế.

Cácsai phạm khác của doanh nghiệp dẫn đến bị truy thuthuế.

2.Đối với các trường hợp do nguyên nhân khách quan, không phải do lỗi của doanhnghiệp như: Chế độ quy định chưa rõ ràng, không đầy đủ; chưa có văn bản hướngdẫn cụ thể hoặc do lỗi của cán bộ, nhân viên cơ quan hải quan... thì được xử lýnhư sau:

Tổngcục Hải quan chỉ đạo Cục Hải quan các địa phương kiểm tra từng trường hợp cụthể, phân tích rõ nguyên nhân phải truy thu và tổng hợp toàn bộ hồ sơ có liênquan báo cáo gửì Tổng cục Hải quan.

Trêncơ sở kết quả kiểm tra và báo cáo của cục Hải quan các địa phương, Tổng cục Hảiquan tổng hợp, có ý kiến đề nghị Bộ Tài chính xem xét xử lý từng trường hợp cụthể.

Cánbộ, nhân viên hải quan có vi phạm làm thất thu cho ngân sách nhà nước thì tùytheo mức độ sẽ bị xử lý vi phạt theo quy định của pháp luật.

II. XỬ LÝ NỢ ĐỌNG THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU

Các khoảnnợ thuế xuất nbập khẩu của các tờ khai đăng ký và thông báo thuế của cơ quanhải quan trước ngày 15 tháng 10 năm 1998 được xử lý như sau:

1.Đối với các doanh nghiệp đang hoạt động nhưng còn nợ thuế xuất nhập khẩu thì cơquan hải quan nơi doanh nghiệp có nợ thuế yêu cầu doanh nghiệp đến làm thủ tụcđối chiếu, xác nhận số nợ thuế xuất nhập khẩu của doanh nghiệp riêng các doanhnghiệp giải thể, sáp nhập vào doanh nghiệp khác; doanh nghiệp được tách thànhnhiều doanh nghiệp mới thì cơ quan tiếp nhận doanh nghiệp sáp nhập hoặc cơ quan câp trên trực tiếp của doanhnghiệp được chia tách phải làm thủ tục đối chiếu, xác nhận số thuế xuất nhậpkhẩu với cơ quan hải quan. Đối với các trường hợp doanh nghiệp được tách rathành nhiều doanh nghiệp mới, thì trong bản đối chiếu phải ghi rõ tên các doanhnghiệp sau khi chia tách chịu trách nhiệm nộp số nợ cũ và mức nộp cụ thể theotừng tờ khai hàng xuất nhập khẩu của mỗi doanh nghiệp). Trên cơ sở bản đốichiếu, xác nhận nợ, cơ quan hải quan đôn đốc doanh nghiệp nộp số nợ thuế vàongân sách nhà nước theo chế độ quy định.

Đốivới các doanh nghiệp có nợ thuế nhưng do những nguyên nhân khách quan đã đượcChính phủ, Bộ Tài chính cho phép gian nợ hoặc khoanh nợ, đã hết thời hạn đượcgian nợ, khoanh nợ thì doanh nghiệp cũng phải đối chiếu số còn thiếu, còn nợ vànộp vào ngân sách nhà nước theo đúng chế độ quy định.

Mọitrường hợp không nộp thuế theo đúng chế độ quy định đều bị cưỡng chế thi hànhtheo quy định hiện hành của pháp luật.

2.Đối với các doanh nghiệp đã giải thể, phá sản không còn hoạt động thì cơ quancấp trên, cơ quan ra quyết định giải thể doanh nghiệp chỉ đạo Ban thanh lý giảithể doanh nghiệp hoặc Tổ thanh toán tài sản (đối với doanh nghiệp phá sản) thựchiện việc thanh toán các khoản công nợ của doanh nghiệp bị giải thể, phá sảntheo đúng thứ tự ưu tiên quy định tại Điều 39 Luật Phá sản doanh nghiệp ngày 30tháng 12 năm 1993 và điểm 6, mục III Thông tư số 25-TC/TCDN ngày 15/5/1997 của Bộ Tài chính hướng dẫntrình tự, thủ tục, nguyên tắc xử lý tài chính khi giảl thể doanh nghiệp nhà nước.

Trườnghợp giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp không đủ trả nợ thuế xuất nhậpkhẩu thì Cục Hải quan địa phương kết hợp với Ban thanh lý giải thể doanh nghiệp,Cục Quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp kiểm tra và có văn bản(kèm theo hồ sơ) gửi Tổng cục Hải quan trước ngày 31 tháng 3 năin 1999 để Tổngcục Hải quan có ý kiến đề nghị Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Đốivới các doanh nghiệp đang hoạt động, nhưng có khoản nợ thuế xuất nhập khẩukhông có khả năng thu hồi do nguyên nhân bất khả kháng thì Uỷ ban nhân dân tỉnh (đối vớicác doanh nghiệp địa phương) hoặc Bộ chủ quản (đối với các doanh nghiệp trung ương)kiểm tra cụ thể đối với từng trường hợp, có văn bản (kèm hồ sơ) gửi Tổng cụcHải quan trước ngày 31 tháng 3 năm 1999 để Tổng cục Hải quan có ý kiến đề nghịBộ Tài chính báo eáo Thủ tướng Chính phủ.

3.Đối với những doanh nghiệp còn nợ thuế của các lô hàng nhận ủy thác xuất khẩu,nhập khẩu cho các doanh nghiệp khác được xử lý như sau:

3.1.Trường hợp doanh nghiệp còn nợ thuế của các lô hàng nhận ủy thác xuất nhập khẩucho doanh nghiệp khác sẽ được cơ quan hải quan nơi doanh nghiệp còn nợ thuế làmthủ tục chuyển số nợ thuế sang doanh nghiệp có hàng đưa ủy thác xuất nhập khẩuđể theo dõi đôn đốc thu nợ thuế, với điều kiện có Biên bản xác nhận nợ thuế giữahai doanh nghiệp theo từng tờ khai hàng xuất nhập khẩu ủy thác và doanh nghiệpcó hàng đưa ủy thác xuất nhập khẩu phải là doanh nghiệp được phép hoạt độngxuất nhập khẩu trực tiếp.

Doanhnghiệp có hàng đưa ủy thác xuất nhập khẩu cũng phải thực hiện nộp thuếvà sẽ bịcưỡng chế nếu vi phạm, theo quy định tại mục 1, phần II Thông tư này.

3.2.Trường hợp doanh nghiệp còn nợ thuế của các lô hàng nhận ủy thác xuất nhập khẩucho doanh nghiệp khác, mà doanh nghiệp đưa ủy thác xuất nhập khẩu đã bị giải thể,phá sản và giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp đưa ủy thác không đủ để trảnợ thuế cho các lô hàng ủy thác xuất nhập khẩu thì được xử lý theo quy đ!nh tạimục 2, phần II Thông tư này.

4.Đối với số nợ thuế của các lô hàng tạm nhập, tái xuất; nhập khẩu nguyên vậtliệu để sản xuất hàng xuất khẩu đã thực tái xuất hàng ngoài thời hạn nộp thuếcho phép thì cơ quan hải quan xử lý xóa nợ thuế tương ứng với số lượng hàng hóađã tái xuất Thủ tục để xem xét xóa nợ thuế thực hiện theo quy định về thủ tụckhông thu thuế đối với hàng tạm nhập tái xuất, hàng nhập khẩu để sản xuất hàngxuất khẩu đã thực tái xuất trong thời hạn nộp thuế nhập khẩu.

III. XỬ LÝ PHẠT CHẬM NỘP THUẾ

Đếnhết ngày 15 tháng 10 năm 1998 các doanh nghiệp đã nộp xong tiền thuế nợ đọngquá hạn  cho từng tờ khai hàng hóa xuấtnbập khẩu thì doanh nghiệp được miễn phạt chậm nộp tương ứng với số tiền thuếđã nộp cho từng tờ khai hàng hóa xuất nhập khẩu đó.

Tổngcục Hải quan chỉ đạo, hướng dẫn Cục hải quan các địa phương giải quyết thủ tục miễn phạt theo quy định trênvà tổng hợp báo cáo Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính.

IV. CÁC QUY ĐỊNH KHÁC

l.Cục Hải quan địa phương vẫn tiến hành làm thủ tục hải quan đối với các doanhnghlệp thuộc diện bị cưỡng chế trong các trường hợp sau:

Doanhnghiệp xuất khẩu hàng ra nước ngoài.

Doanhnghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng xuất khẩu hoặc gia côngcho nước ngoài theo hợp đồng đã ký (trừ trường hợp đã xuất khẩu hết sản phẩmtheo hợp đồng, hết thời hạn thanh lý hợp đồng và cơ quan hải quan đã đôn đốc nhưngdoanh nghiệp không đên làm thủ tục thanh khoản thuế; kinh doanh hàng tạm nhập -tái xuất; chuyển khẩu.

Doanhnghiệp nợ đọng thuế (kể cả số nợ thuế phải truy thu) đã đăng ký kế hoạch nộphết số nợ thuế (thời hạn nộp hết thuế nợ đọng trước ngày 31 tháng 12 năm 1998.Đối với doanh nghiệp có số nợ thuế lớn trên 2 tỷ đồng thì thời hạn tối đa khôngquá ngày 30 tháng 6 năm 1999) theo từng tháng với cơ quan hải quan, nơi doanhnghiệp còn nợ thuế và thực hiện đúng kế hoạch trả nợ thuế đã đăng ký.

2.Trong quá trình thực hiện xử lý truy thu thuế xuất nhập khẩu và nợ đọngthuế xuất nhập khẩu. Nếu phát hiện doanh nghiệp nào cố tình chây ỳ, hoặc cóhành vi gây cản trở đối với lực lượng làm nhiệm vụ nhằm mục đích chiếm dụngtiền thuế của ngân sách nhà nước thì Cục Hải quan các tỉnh, thành phố lập hồ sơbáo cáo về Tổng cục Hải quan để Tổng cục Hải quan báo cáo Thủ tướng Chính phủ.Tùy theo mức độ vi phạm của các doanh nghiệp này mà đề nghị phải bị xử phạt viphạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

3.Việc xử lý nợ đọng, truy thu và phạt chậm nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối vớihàng nhập khẩu cũng được thực hiện theo các quy định tại thông tư này.

4.Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Nhữngquy định trái với quy định tại Thông tư này đều bài bỏ,

Tổngcục hải quan chỉ đạo Cục Hải quan các địa phương thực hiện thống nhất nội dungquy định tại Thông tư này.

Trongquá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các đơn vị kịp thời phản ảnh về Bộ Tàichính, Tổng cục Hải quan để nghiên cứu xử lý kịp thời./.

KT. BỘ TRƯỞNG Bộ Tài chính
Thứ trưởng

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan

(Đã ký)

(Đã ký)

  

Phạm Văn Trọng

Nguyễn Văn Cầm

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.