LUẬT
Doanh nghiệp
_____________
Để góp phần phát huy nội lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước; đẩy mạnh công cuộc đổi mới kinh tế; bảo đảm quyền tự do,bình đẳng trước pháp luật trong kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc mọi thànhphần kinh tế; bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư; tăng cường hiệulực quản lý nhà nước đối với các hoạt động kinh doanh;
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm1992;
Luật này quy định về công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần,công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân,
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1.Luật này quy định việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của các loạihình doanh nghiệp: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợpdanh và doanh nghiệp tư nhân.
2.Doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị -xã hội khi được chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phầnthì được điều chỉnh theo Luật này. Trình tự và thủ tục chuyển đổi do Chính phủquy định.
Điều 2. Ápdụng Luật Doanh nghiệp và các luật có liên quan
Việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Namáp dụng theo quy định của Luật này và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của Luật này và quy định của luật chuyênngành về cùng một vấn đề, thì áp dụng theo quy định của luật chuyên ngành.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1."Doanh nghiệp" là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, cótrụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.
2."Kinh doanh" là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả cáccông đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.
3."Hồ sơ hợp lệ" là hồ sơ có đầy đủ giấy tờ theo quy định củaLuật này, có nội dung được khai đúng và đủ theo quy định của pháp luật.
4."Góp vốn" là việc đưa tài sản vào công ty để trở thành chủ sởhữu hoặc các chủ sở hữu chung của công ty. Tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyềnsở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác ghi trong Điềulệ công ty do thành viên góp để tạo thành vốn của công ty.
5."Phần vốn góp" là tỷ lệ vốn mà chủ sở hữu hoặc chủ sở hữuchung của công ty góp vào vốn điều lệ.
6."Vốn điều lệ" là số vốn do tất cả thành viên góp và được ghivào Điều lệ công ty.
7."Vốn pháp định" là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định củapháp luật để thành lập doanh nghiệp.
8."Vốn có quyền biểu quyết" là phần vốn góp, theo đó người sởhữu có quyền biểu quyết về những vấn đề được Hội đồng thành viên hoặc Đại hội đồng cổ đông quyết định.
9."Cổ tức" là số tiền hàng năm được trích từ lợi nhuận của côngty để trả cho mỗi cổ phần.
10."Thành viên sáng lập" là người tham gia thông qua Điều lệ đầutiên của công ty. "Cổ đông sáng lập" là thành viên sáng lậpcông ty cổ phần.
11."Thành viên hợp danh" là thành viên chịu trách nhiệm bằng toànbộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty.
12."Người quản lý doanh nghiệp" là chủ sở hữu doanh nghiệp tưnhân, thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, thành viên Hội đồng thànhviên, Chủ tịch công ty, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc),các chức danh quản lý quan trọng khác do Điều lệ công ty quy định đối với côngty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần.
13."Tổ chức lại doanh nghiệp" là việc chia, tách, hợp nhất, sápnhập và chuyển đổi doanh nghiệp.
14."Người có liên quan" là những người có quan hệ với nhau trongcác trường hợp dưới đây:
a)Doanh nghiệp mẹ và doanh nghiệp con;
b)Doanh nghiệp và người hoặc nhóm người có khả năng chi phối việc ra quyết định,hoạt động của doanh nghiệp đó thông qua các cơ quan quản lý doanh nghiệp;
c)Doanh nghiệp và người quản lý doanh nghiệp;
d)Nhóm người thỏa thuận cùng phối hợp để thâu tóm phần vốn góp, cổ phần hoặc lợiích ở công ty hoặc để chi phối việc ra quyết định của công ty;
đ)Vợ, chồng, bố, bố nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh chị em ruột của ngườiquản lý doanh nghiệp, thành viên công ty, cổ đông có cổ phần chi phối.
Điều 4. Bảo đảm của Nhà nước đối với doanh nghiệp và người sở hữudoanh nghiệp
1.Nhà nước công nhận sự tồn tại lâu dài và phát triển của các loại hình doanhnghiệp được quy định trong Luật này, bảo đảm sự bình đẳng trước pháp luật củacác doanh nghiệp, thừa nhận tính sinh lợi hợp pháp của hoạt động kinh doanh.
2.Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu tài sản, vốn đầu tư, thu nhập, cácquyền và lợi ích hợp pháp khác của doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp.
3.Tài sản và vốn đầu tư hợp pháp của doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệpkhông bị quốc hữu hóa, không bị tịch thu bằng biện pháp hành chính.
Trườnghợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia, Nhà nướcquyết định trưng mua hoặc trưng dụng tài sản doanh nghiệp, thì chủ sở hữu hoặccác chủ sở hữu chung của doanh nghiệp được thanh toán hoặc bồi thường theo giáthị trường tại thời điểm quyết định trưng mua hoặc trưng dụng và được tạo điềukiện thuận lợi để đầu tư, kinh doanh vào lĩnh vực, địa bàn thích hợp.
Điều 5. Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, công đoàn và các tổ chứcchính trị - xã hội khác trong doanh nghiệp
Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam trong doanh nghiệp hoạt động theo Hiến pháp, phápluật và các quy định của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tổ chức công đoàn và các tổ chức chính trị - xã hội khác trong doanh nghiệp hoạtđộng theo Hiến pháp và pháp luật.
Điều 6. Ngành, nghề kinh doanh
1.Theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp được tự chủ đăng ký và thực hiện kinhdoanh các ngành, nghề không thuộc đối tượng quy định tại các khoản 2, 3 và 4Điều này.
2.Cấm kinh doanh các ngành, nghề gây phương hại đến quốc phòng, an ninh, trật tự,an toàn xã hội, truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục ViệtNam và sức khỏe của nhân dân. Chính phủ công bố danh mục cụ thể ngành, nghề cấmkinh doanh.
3.Đối với doanh nghiệp kinh doanh các ngành, nghề mà luật, pháp lệnh hoặc nghịđịnh quy định phải có điều kiện, thì doanh nghiệp chỉ được kinh doanh cácngành, nghề đó khi có đủ các điều kiện theo quy định.
4.Đối với doanh nghiệp kinh doanh các ngành, nghề mà luật, pháp lệnh hoặc nghịđịnh đòi hỏi phải có vốn pháp định hoặc chứng chỉ hành nghề, thì doanh nghiệpđó chỉ được đăng ký kinh doanh khi có đủ vốn hoặc chứng chỉ hành nghề theo quyđịnh của pháp luật.
Điều 7. Quyền của doanh nghiệp
Theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp hoạt động theo Luật này có quyền:
1.Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp;
2.Chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn đầu tư, hình thức đầu tư, kể cả liêndoanh, góp vốn vào doanh nghiệp khác, chủ động mở rộng quy mô và ngành, nghềkinh doanh;
3.Chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng;
4.Lựa chọn hình thức và cách thức huy động vốn;
5.Kinh doanh xuất khẩu và nhập khẩu;
6.Tuyển, thuê và sử dụng lao động theo yêu cầu kinh doanh;
7.Tự chủ kinh doanh, chủ động áp dụng phương thức quản lý khoa học, hiện đại đểnâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh;
8.Từ chối và tố cáo mọi yêu cầu cung cấp các nguồn lực không được pháp luật quyđịnh của bất kỳ cá nhân, cơ quan hay tổ chức nào, trừ những khoản tự nguyệnđóng góp vì mục đích nhân đạo và công ích;
9.Các quyền khác do pháp luật quy định.
Điều 8. Nghĩa vụ của doanh nghiệp
Doanh nghiệp hoạt động theo quy định của Luật này có nghĩa vụ:
1.Hoạt động kinh doanh theo đúng các ngành, nghề đã đăng ký;
2.Lập sổ kế toán, ghi chép sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ và lập báo cáo tài chínhtrung thực, chính xác;
3.Đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính kháctheo quy định của pháp luật;
4.Bảo đảm chất lượng hàng hóa theo tiêu chuẩn đã đăng ký;
5.Kê khai và định kỳ báo cáo chính xác, đầy đủ các thông tin về doanh nghiệp vàtình hình tài chính của doanh nghiệp với cơ quan đăng ký kinh doanh; khi pháthiện các thông tin đã kê khai hoặc báo cáo là không chính xác, không đầy đủhoặc giả mạo, thì phải kịp thời hiệu đính lại các thông tin đó với cơ quan đăngký kinh doanh;
6.Ưu tiên sử dụng lao động trong nước, bảo đảm quyền, lợi ích của người lao độngtheo quy định của pháp luật về lao động; tôn trọng quyền tổ chức công đoàn theopháp luật về công đoàn;
7.Tuân thủ quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xãhội, bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa và danh lamthắng cảnh;
8.Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Chương II
THÀNH LẬP VÀ ĐĂNG KÝ KINH DOANH
Điều 9. Quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp
Tổchức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp, trừ những trường hợpsau đây:
1.Cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản củaNhà nước và công quỹ để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơquan, đơn vị mình;
2.Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;
3.Sỹ quan, hạ sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơquan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên nghiệp trongcác cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;
4.Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp nhà nước, trừ nhữngngười được cử làm đại diện để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanhnghiệp khác;
5.Người chưa thành niên; người thành niên bị hạn chế hoặc bị mất năng lực hành vidân sự;
6.Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang phải chấp hành hình phạttù hoặc bị Tòa án tước quyền hành nghề vì phạm các tội buôn lậu, làm hàng giả,buôn bán hàng giả, kinh doanh trái phép, trốn thuế, lừa dối khách hàng và cáctội khác theo quy định của pháp luật;
7.Chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh, Giám đốc(Tổng giám đốc), Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thànhviên của doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản không được quyền thành lập doanhnghiệp, không được làm người quản lý doanh nghiệp trong thời hạn từ một đến banăm, kể từ ngày doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản, trừ các trường hợp quy địnhtại Luật Phá sản doanh nghiệp;
8.Tổ chức nước ngoài, người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam.
Điều 10. Quyền góp vốn
1.Tổ chức, cá nhân được quyền góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổphần, công ty hợp danh, trừ những trường hợp sau đây:
a)Cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản củaNhà nước và công quỹ góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơnvị mình;
b)Các đối tượng không được quyền góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của phápluật về cán bộ, công chức.
2.Tổ chức nước ngoài, người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam, người ViệtNam định cư ở nước ngoài có quyền góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, côngty cổ phần, công ty hợp danh theo quy định của Luật Khuyến khích đầu tư trong nước.
Điều 11. Hợp đồng được ký trước khi đăng ký kinh doanh
1.Hợp đồng phục vụ cho việc thành lập doanh nghiệp có thể được thành viên sánglập hoặc người đại diện theo ủy quyền của nhóm thành viên sáng lập ký kết.
2.Trường hợp doanh nghiệp được thành lập, thì doanh nghiệp là người tiếp nhậnquyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng đã ký kết quy định tại khoản 1 Điềunày.
3.Trường hợp doanh nghiệp không được thành lập, thì người ký kết hợp đồng theoquy định tại khoản 1 Điều này hoàn toàn hoặc liên đới chịu trách nhiệm về việcthực hiện hợp đồng đó.
Điều 12. Trình tự thành lập doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh
1.Người thành lập doanh nghiệp phải lập và nộp đủ hồ sơ đăng ký kinh doanh theoquy định của Luật này tại cơ quan đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính và phải chịu tráchnhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đăng ký kinh doanh.
2.Cơ quan đăng ký kinh doanh không có quyền yêu cầu người thành lập doanh nghiệpnộp thêm các giấy tờ, hồ sơ khác ngoài hồ sơ quy định tại Luật này đối với từngloại hình doanh nghiệp. Cơ quan đăng ký kinh doanh chỉ chịu trách nhiệm về tínhhợp lệ của hồ sơ đăng ký kinh doanh.
3.Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm giải quyết việc đăng ký kinh doanhtrong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ; nếu từ chối cấp giấychứng nhận đăng ký kinh doanh thì phải thông báo bằng văn bản cho người thànhlập doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổsung.
Điều 13. Hồ sơ đăng ký kinh doanh
Hồsơ đăng ký kinh doanh bao gồm:
1.Đơn đăng ký kinh doanh;
2.Điều lệ đối với công ty;
3.Danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, danh sách thành viênhợp danh đối với công ty hợp danh, danh sách cổ đông sáng lập đối với công tycổ phần;
4.Đối với doanh nghiệp kinh doanh các ngành, nghề đòi hỏi phải có vốn pháp địnhthì phải có thêm xác nhận về vốn của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quyđịnh của pháp luật.
Điều 14. Nội dung đơn đăng ký kinh doanh
1.Đơn đăng ký kinh doanh phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a)Tên doanh nghiệp;
b)Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
c)Mục tiêu và ngành, nghề kinh doanh;
d)Vốn điều lệ đối với công ty, vốn đầu tư ban đầu của chủ doanh nghiệp đối vớidoanh nghiệp tư nhân;
đ)Phần vốn góp của mỗi thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công tyhợp danh; số cổ phần mà cổ đông sáng lập đăng ký mua, loại cổ phần, mệnh giá cổphần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại đối với công ty cổphần;
e)Họ tên, chữ ký, địa chỉ thường trú của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tưnhân; của người đại diện theo pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn vàcông ty cổ phần; của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh.
2.Đơn đăng ký kinh doanh được lập theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng ký kinhdoanh quy định.
Điều 15. Nội dung Điều lệ công ty
Điềulệ công ty phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
1.Tên, địa chỉ trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện (nếu có);
2.Mục tiêu và ngành, nghề kinh doanh;
3.Vốn điều lệ;
4.Họ tên, địa chỉ của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; tên,địa chỉ của thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; tên, địa chỉ của cổđông sáng lập đối với công ty cổ phần;
5.Phần vốn góp và giá trị vốn góp của mỗi thành viên đối với công ty trách nhiệmhữu hạn và công ty hợp danh; số cổ phần mà cổ đông sáng lập cam kết mua, loạicổ phần, mệnh giá cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loạiđối với công ty cổ phần;
6.Quyền và nghĩa vụ của thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công tyhợp danh; của cổ đông đối với công ty cổ phần;
7.Cơ cấu tổ chức quản lý;
8.Người đại diện theo pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổphần;
9.Thể thức thông qua quyết định của công ty; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nộibộ;
10.Những trường hợp thành viên có thể yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp đối vớicông ty trách nhiệm hữu hạn hoặc cổ phần đối với công ty cổ phần;
11.Các loại quỹ và mức giới hạn từng loại quỹ được lập tại công ty; nguyên tắcphân chia lợi nhuận, trả cổ tức, chịu lỗ trong kinh doanh;
12.Các trường hợp giải thể, trình tự giải thể và thủ tục thanh lý tài sản công ty;
13.Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;
14.Chữ ký của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của người đạidiện theo pháp luật hoặc tất cả thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn;của người đại diện theo pháp luật hoặc tất cả cổ đông sáng lập đối với công tycổ phần.
Cácnội dung khác của Điều lệ công ty do thành viên, cổ đông thỏa thuận nhưng khôngđược trái với quy định của pháp luật.
Điều 16. Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công tyhợp danh, danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần
Danhsách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, danh sáchcổ đông sáng lập công ty cổ phần phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
1.Tên, địa chỉ của thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợpdanh; của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần;
2.Phần vốn góp, giá trị vốn góp, loại tài sản, số lượng, giá trị còn lại của từngloại tài sản góp vốn, thời hạn góp vốn đối với công ty trách nhiệm hữu hạn vàcông ty hợp danh; số lượng cổ phần, loại cổ phần, loại tài sản, số lượng tàisản, giá trị còn lại của từng loại tài sản góp vốn cổ phần, thời hạn góp vốn cổphần đối với công ty cổ phần;
3.Họ tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật hoặc của tất cả thành viên, cổđông sáng lập đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần; của tấtcả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh.
Điều 17. Điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và thờiđiểm bắt đầu kinh doanh
1.Doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nếu có đủ các điềukiện sau đây:
a)Ngành, nghề kinh doanh không thuộc đối tượng cấm kinh doanh;
b)Tên của doanh nghiệp được đặt đúng như quy định tại khoản 1 Điều 24 của Luậtnày;
c)Có hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ theo quy định của pháp luật;
d)Nộp đủ lệ phí đăng ký kinh doanh theo quy định.
2.Doanh nghiệp có quyền hoạt động kinh doanh kể từ ngày được cấp giấy chứng nhậnđăng ký kinh doanh. Đối với những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện thì doanhnghiệp được quyền kinh doanh các ngành, nghề đó kể từ ngày được cơ quan nhà nướccó thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh hoặc có đủ điều kiện kinh doanh theo quyđịnh.
Điều 18. Nội dung giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Giấychứng nhận đăng ký kinh doanh phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
1.Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện (nếucó);
2.Mục tiêu và ngành, nghề kinh doanh;
3.Vốn điều lệ đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và công ty hợpdanh; vốn đầu tư ban đầu đối với doanh nghiệp tư nhân; vốn pháp định đối vớidoanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề đòi hỏi phải có vốn pháp định;
4.Họ tên, địa chỉ thường trú của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
5.Tên, địa chỉ của thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; cổ đông sánglập đối với công ty cổ phần; họ tên, địa chỉ thường trú của thành viên hợp danhđối với công ty hợp danh.
Điều 19. Thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh
1.Khi thay đổi tên, địa chỉ trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện (nếu có),mục tiêu và ngành, nghề kinh doanh, vốn điều lệ, vốn đầu tư của chủ doanhnghiệp, thay đổi người quản lý, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệpvà các vấn đề khác trong nội dung hồ sơ đăng ký kinh doanh, thì doanh nghiệpphải đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất mười lăm ngày trước khithực hiện việc thay đổi.
2.Trường hợp có thay đổi nội dung của giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanhnghiệp được cấp lại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; trường hợp có thay đổikhác, doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận thay đổi đăng ký kinh doanh.
Điều 20. Cung cấp thông tin về nội dung đăng ký kinh doanh
1.Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh,giấy chứng nhận thay đổi đăng ký kinh doanh, cơ quan đăng ký kinh doanh phảigửi bản sao giấy chứng nhận đó cho cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơ quan quảnlý ngành kinh tế, kỹ thuật cùng cấp, Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi doanhnghiệp đặt trụ sở chính.
2.Tổ chức, cá nhân được yêu cầu cơ quan đăng ký kinh doanh cung cấp thông tin vềnội dung đăng ký kinh doanh, cấp bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh,giấy chứng nhận thay đổi đăng ký kinh doanh hoặc bản trích lục nội dung đăng kýkinh doanh và phải trả phí theo quy định của pháp luật.
3.Cơ quan đăng ký kinh doanh có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ và kịp thời các thôngtin về nội dung đăng ký kinh doanh theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân quy địnhtại khoản 2 Điều này.
Điều 21. Công bố nội dung đăng ký kinh doanh
1.Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinhdoanh, doanh nghiệp phải đăng báo địa phương hoặc báo hàng ngày của Trung ươngtrong ba số liên tiếp về các nội dung chủ yếu sau đây:
a)Tên doanh nghiệp;
b)Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện (nếu có);
c)Mục tiêu và ngành, nghề kinh doanh;
d)Vốn điều lệ đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và công ty hợpdanh; vốn đầu tư ban đầu đối với doanh nghiệp tư nhân;
đ)Tên và địa chỉ của chủ sở hữu, của tất cả thành viên sáng lập;
e)Họ tên và địa chỉ thường trú của người đại diện theo pháp luật của doanhnghiệp;
g)Nơi đăng ký kinh doanh.
2.Khi thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải công bố nội dungnhững thay đổi đó theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 22. Chuyển quyền sở hữu tài sản
1.Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, người cam kết góp vốn vàocông ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và công ty hợp danh phải chuyểnquyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty theo quy định sau đây:
a)Đối với tài sản có đăng ký hoặc giá trị quyền sử dụng đất, thì người góp vốnphải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho côngty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Việcchuyển quyền sở hữu đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ;
b)Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiệnbằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản.
Biênbản giao nhận phải có các nội dung chủ yếu: tên và địa chỉ trụ sở chính củacông ty; tên và địa chỉ người góp vốn; loại tài sản và số đơn vị tài sản gópvốn; tổng giá trị các tài sản góp vốn và tỷ lệ của tổng giá trị tài sản đótrong vốn điều lệ của công ty; ngày giao nhận; chữ ký của người góp vốn và ngườiđại diện theo pháp luật của công ty;
c)Cổ phần hoặc phần vốn góp bằng các tài sản không phải là tiền Việt Nam, ngoạitệ tự do chuyển đổi, vàng chỉ được coi là thanh toán xong khi quyền sở hữu hợppháp đối với tài sản góp vốn đã chuyển sang công ty.
2.Tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân khôngphải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp.
Điều 23. Định giá tài sản góp vốn
1.Tài sản góp vốn nếu không phải là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi,vàng, thì phải được định giá.
2.Đối với tài sản góp vốn vào doanh nghiệp khi thành lập, thì tất cả thành viênsáng lập là người định giá các tài sản đó. Giá trị các tài sản góp vốn phải đượcthông qua theo nguyên tắc nhất trí.
3.Trong quá trình hoạt động, Hội đồng quản trị công ty cổ phần, Hội đồng thànhviên công ty trách nhiệm hữu hạn, tất cả thành viên hợp danh của công ty hợpdanh là người định giá tài sản góp vốn.
4.Người định giá quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này phải chịu trách nhiệm vềtính trung thực, chính xác đối với giá trị tài sản góp vốn. Trường hợp giá trịtài sản góp vốn được định cao hơn so với giá trị thực tế của nó tại thời điểmgóp vốn, thì người góp vốn và người định giá phải góp đủ số vốn như đã đượcđịnh giá; nếu gây thiệt hại cho người khác thì phải liên đới chịu trách nhiệmbồi thường.
Trườnghợp người có quyền, nghĩa vụ và lợi ích liên quan chứng minh được tài sản gópvốn được định giá sai so với giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn, thì cóquyền yêu cầu cơ quan đăng ký kinh doanh buộc người định giá phải định giá lạihoặc chỉ định tổ chức giám định để giám định lại giá trị tài sản góp vốn.
Điều 24. Tên, trụ sở và con dấu của doanh nghiệp
1.Tên của doanh nghiệp phải bảo đảm:
a)Không trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký kinhdoanh;
b)Không vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục củadân tộc;
c)Phải viết bằng tiếng Việt và có thể viết thêm bằng một hoặc một số tiếng nướcngoài với khổ chữ nhỏ hơn;
d)Ngoài các quy định nói tại các điểm a, b và c khoản này, thì còn phải viết rõloại hình doanh nghiệp: công ty trách nhiệm hữu hạn, cụm từ "trách nhiệmhữu hạn" viết tắt là "TNHH"; công ty cổ phần, từ "cổphần" viết tắt là "Cp"; công ty hợp danh, từ "hợp danh"viết tắt là "HD"; doanh nghiệp tư nhân, từ "tư nhân" viếttắt là "TN".
2.Trụ sở chính của doanh nghiệp phải ở trên lãnh thổ Việt Nam; phải có địa chỉ đượcxác định, gồm số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên thôn, làng, xã, phường, thịtrấn; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương; số điện thoại và số fax (nếu có).
3.Doanh nghiệp có con dấu riêng theo quy định của Chính phủ.
Điều 25. Văn phòng đại diện, chi nhánh của doanh nghiệp
1.Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diệntheo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và thực hiện việc bảo vệ các lợi íchđó. Nội dung hoạt động của văn phòng đại diện phải phù hợp với nội dung hoạtđộng của doanh nghiệp
2.Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặcmột phần chức năng của doanh nghiệp, kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền.Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải phù hợp với ngành, nghề kinh doanhcủa doanh nghiệp.
3.Doanh nghiệp có quyền lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong nước và nướcngoài. Trình tự và thủ tục lập chi nhánh, văn phòng đại diện do Chính phủ quyđịnh.
Chương III
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
Mục I
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CÓ HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN
Điều 26. Công ty trách nhiệm hữu hạn
1.Công ty trách nhiệm hữu hạn là doanh nghiệp, trong đó:
a)Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác củadoanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp;
b)Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại Điều 32 củaLuật này;
c)Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá năm mươi.
2.Công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phiếu.
3.Công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứngnhận đăng ký kinh doanh.
Điều 27. Thực hiện góp vốn và cấp giấy chứng nhận phần vốn góp
1.Thành viên phải góp vốn đầy đủ và đúng hạn như đã cam kết. Trường hợp có thànhviên không góp đầy đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết, thì số vốn chưa góp đượccoi là nợ của thành viên đó đối với công ty; thành viên đó phải chịu tráchnhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh do không góp đủ và đúng hạn số vốn đã camkết.
Ngườiđại diện theo pháp luật của công ty phải thông báo bằng văn bản về trường hợpnói tại đoạn 1 khoản này cho cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn ba mươingày, kể từ thời điểm cam kết góp vốn; sau thời hạn này, nếu không có thông báobằng văn bản đến cơ quan đăng ký kinh doanh, thì thành viên chưa góp đủ vốn vàngười đại diện theo pháp luật của công ty phải cùng liên đới chịu trách nhiệmđối với công ty về phần vốn chưa góp và các thiệt hại phát sinh do không góp đủvà đúng hạn số vốn đã cam kết.
2.Tại thời điểm góp đủ giá trị phần vốn góp, thành viên được công ty cấp giấychứng nhận phần vốn góp. Giấy chứng nhận phần vốn góp có các nội dung chủ yếusau đây:
a)Tên, trụ sở công ty;
b)Số và ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
c)Vốn điều lệ của công ty;
d)Tên, địa chỉ của thành viên;
đ)Phần vốn góp, giá trị vốn góp của thành viên;
e)Số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp;
g)Chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty.
3.Trường hợp giấy chứng nhận phần vốn góp bị mất, bị rách, bị cháy hoặc bị tiêuhủy dưới hình thức khác, thành viên được công ty cấp lại giấy chứng nhận phầnvốn góp và phải trả phí do công ty quy định.
Điều 28. Sổ đăng ký thành viên
1.Công ty phải lập sổ đăng ký thành viên ngay sau khi đăng ký kinh doanh. Sổ đăngký thành viên phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a)Tên, trụ sở của công ty;
b)Tên, địa chỉ, chữ ký của thành viên hoặc của người đại diện theo pháp luật củathành viên;
c)Giá trị vốn góp tại thời điểm góp vốn và phần vốn góp của từng thành viên; thờiđiểm góp vốn; loại tài sản góp vốn, số lượng, giá trị của từng loại tài sản gópvốn;
d)Số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp của từng thành viên.
2.Sổ đăng ký thành viên được lưu giữ tại trụ sở chính của công ty hoặc nơi khác,nhưng phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh và tất cảthành viên biết.
Điều 29. Quyền của thành viên
1.Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn có quyền:
a)Được chia lợi nhuận sau khi công ty đã nộp thuế và hoàn thành các nghĩa vụ tàichính khác theo quy định của pháp luật tương ứng với phần vốn góp vào công ty;
b)Tham dự họp Hội đồng thành viên, tham gia thảo luận, kiến nghị, biểu quyết cácvấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên;
c)Có số phiếu biểu quyết tương ứng với phần vốn góp;
d)Xem sổ đăng ký thành viên, sổ kế toán, báo cáo tài chính hàng năm, các tài liệukhác của công ty và nhận bản trích lục hoặc bản sao các tài liệu này;
đ)Được chia giá trị tài sản còn lại của công ty tương ứng với phần vốn góp khicông ty giải thể hoặc phá sản;
e)Được ưu tiên góp thêm vốn vào công ty khi công ty tăng vốn điều lệ; được quyềnchuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp;
g)Khởi kiện Giám đốc (Tổng giám đốc) tại Tòa án khi Giám đốc (Tổng giám đốc)không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, gây thiệt hại đến lợi ích của thànhviên đó;
h)Các quyền khác quy định tại Luật này và Điều lệ công ty.
2.Thành viên hoặc nhóm thành viên sở hữu trên 35% vốn điều lệ hoặc tỷ lệ khác nhỏhơn do Điều lệ công ty quy định có quyền yêu cầu triệu tập họp Hội đồng thànhviên để giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền.
Điều 30. Nghĩa vụ của thành viên
1.Góp đủ, đúng hạn số vốn đã cam kết và chịu trách nhiệm về các khoản nợ và cácnghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào côngty.
2.Tuân thủ Điều lệ công ty.
3.Chấp hành quyết định của Hội đồng thành viên.
4.Thực hiện các nghĩa vụ khác quy định tại Luật này và Điều lệ công ty.
Điều 31. Mua lại phần vốn góp
1.Thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình, nếu thànhviên đó bỏ phiếu chống hoặc phản đối bằng văn bản đối với quyết định của Hộiđồng thành viên về các vấn đề sau đây:
a)Sửa đổi, bổ sung các nội dung trong Điều lệ công ty liên quan đến quyền vànghĩa vụ của thành viên, quyền và nhiệm vụ của Hội đồng thành viên;
b)Tổ chức lại công ty;
c)Các trường hợp khác quy định tại Điều lệ công ty.
Yêucầu mua lại phần vốn góp phải bằng văn bản và được gửi đến công ty trong thờihạn mười lăm ngày, kể từ ngày thông qua quyết định về các vấn đề quy định tạicác điểm a, b và c khoản này.
2.Khi có yêu cầu của thành viên quy định tại khoản 1 Điều này, nếu không thỏa thuậnđược về giá, thì công ty phải mua lại phần vốn góp của thành viên đó theo giáthị trường hoặc giá được tính theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công tytrong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu.
Việcthanh toán chỉ được thực hiện nếu sau khi thanh toán đủ phần vốn góp được mualại, công ty vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sảnkhác.
Điều 32. Chuyển nhượng phần vốn góp
Thànhviên công ty trách nhiệm hữu hạn có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộphần vốn góp của mình cho người khác theo quy định sau đây:
1.Thành viên muốn chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp phải chào bánphần vốn đó cho tất cả các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốngóp của họ trong công ty với cùng điều kiện;
2.Chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là thành viên nếu các thành viêncòn lại của công ty không mua hoặc không mua hết.
Điều 33. Xử lý phần vốn góp trong các trường hợp khác
1.Trường hợp thành viên là cá nhân bị chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết,thì người thừa kế có thể trở thành thành viên của công ty, nếu được Hội đồngthành viên chấp thuận.
2.Trường hợp có thành viên bị hạn chế hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự, thìquyền và nghĩa vụ của thành viên đó trong công ty được thực hiện thông qua ngườigiám hộ, nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận.
3.Trường hợp người thừa kế quy định tại khoản 1 Điều này không được Hội đồngthành viên chấp thuận hoặc không muốn trở thành thành viên, người giám hộ củathành viên quy định tại khoản 2 Điều này không được Hội đồng thành viên chấpthuận, thành viên là tổ chức bị giải thể hoặc bị phá sản, thì phần vốn góp củathành viên đó được công ty mua lại theo quy định tại Điều 31 của Luật này hoặcđược chuyển nhượng theo quy định tại Điều 32 của Luật này.
4.Trường hợp phần vốn góp của thành viên là cá nhân bị chết mà không không có ngườithừa kế, người thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế thìcông ty phải nộp giá trị phần vốn góp đó vào ngân sách nhà nước.
Điều 34. Cơ cấu tổ chức quản lý công ty
Côngty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên phải có: Hội đồng thànhviên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc (Tổng giám đốc). Công ty tráchnhiệm hữu hạn có trên mười một thành viên phải có Ban kiểm soát. Quyền, nghĩavụ và chế độ làm việc của Ban kiểm soát, Trưởng ban kiểm soát do Điều lệ côngty quy định.
Điều 35. Hội đồng thành viên
1.Hội đồng thành viên gồm tất cả thành viên, là cơ quan quyết định cao nhất củacông ty. Trường hợp thành viên là tổ chức, thì thành viên đó chỉ định đại diệncủa mình vào Hội đồng thành viên. Hội đồng thành viên họp ít nhất mỗi năm mộtlần.
2.Hội đồng thành viên có các quyền và nhiệm vụ sau đây:
a)Quyết định phương hướng phát triển công ty;
b)Quyết định tăng hoặc giảm vốn điều lệ, quyết định thời điểm và phương thức huyđộng thêm vốn;
c)Quyết định phương thức đầu tư và dự án đầu tư có giá trị lớn hơn 50% tổng giátrị tài sản được ghi trong sổ kế toán của công ty hoặc tỷ lệ khác nhỏ hơn quyđịnh tại Điều lệ công ty;
d)Thông qua hợp đồng vay, cho vay, bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50%tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của công ty hoặc tỷ lệ khác nhỏhơn quy định tại Điều lệ công ty;
đ)Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên; quyết định bổ nhiệm,miễn nhiệm, cách chức Giám đốc (Tổng giám đốc), kế toán trưởng và cán bộ quảnlý quan trọng khác quy định tại Điều lệ công ty;
e)Quyết định mức lương, lợi ích khác đối với Giám đốc (Tổng giám đốc), kế toán trưởngvà các cán bộ quản lý quan trọng khác quy định tại Điều lệ công ty;
g)Thông qua báo cáo tài chính hàng năm, phương án sử dụng và phân chia lợi nhuậnhoặc phương án xử lý lỗ của công ty;
h)Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty;
i)Quyết định thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện;
k)Sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;
l)Quyết định tổ chức lại công ty;
m)Quyết định giải thể công ty;
n)Các quyền và nhiệm vụ khác quy định tại Luật này và Điều lệ công ty.
Điều 36. Chủ tịch Hội đồng thành viên
1.Hội đồng thành viên bầu một thành viên làm Chủ tịch. Chủ tịch Hội đồng thànhviên có thể kiêm Giám đốc (Tổng giám đốc) công ty.
2.Chủ tịch Hội đồng thành viên có các quyền và nhiệm vụ sau đây:
a)Chuẩn bị chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng thành viên;
b)Chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu họp Hội đồng thành viên hoặc để lấy ýkiến các thành viên;
c)Triệu tập và chủ tọa cuộc họp Hội đồng thành viên hoặc thực hiện việc lấy ýkiến các thành viên;
d)Giám sát việc tổ chức thực hiện quyết định của Hội đồng thành viên;
đ)Thay mặt Hội đồng thành viên ký các quyết định của Hội đồng thành viên;
e)Các quyền và nhiệm vụ khác được quy định tại Luật này và Điều lệ công ty.
3.Nhiệm kỳ của Chủ tịch Hội đồng thành viên không quá ba năm. Chủ tịch Hội đồngthành viên có thể được bầu lại.
4.Trường hợp Điều lệ công ty quy định Chủ tịch Hội đồng thành viên là người đạidiện theo pháp luật, thì các giấy tờ giao dịch phải ghi rõ điều đó.
Điều 37. Triệu tập họp Hội đồng thành viên
1.Hội đồng thành viên được triệu tập họp bất cứ khi nào theo yêu cầu của Chủ tịchHội đồng thành viên hoặc theo yêu cầu của thành viên hoặc nhóm thành viên quyđịnh tại khoản 2 Điều 29 của Luật này.
2.Chương trình và các tài liệu họp phải được gửi cho thành viên công ty trướcngày khai mạc cuộc họp. Thời hạn gửi trước do Điều lệ công ty quy định.
Điều 38. Điều kiện và thể thức tiến hành họp Hội đồng thành viên
1.Cuộc họp Hội đồng thành viên được tiến hành khi có số thành viên dự họp đạidiện ít nhất 65% vốn điều lệ. Tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.
2.Trường hợp cuộc họp lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành theo quy định tạikhoản 1 Điều này, thì được triệu tập họp lần thứ hai trong thời hạn mười lămngày, kể từ ngày cuộc họp lần thứ nhất dự định khai mạc. Cuộc họp Hội đồngthành viên triệu tập lần thứ hai được tiến hành khi có số thành viên dự họp đạidiện ít nhất 50% vốn điều lệ. Tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.
3.Trường hợp cuộc họp triệu tập lần thứ hai không đủ điều kiện tiến hành theo quyđịnh tại khoản 2 Điều này, thì được triệu tập họp lần thứ ba trong thời hạn mườingày, kể từ ngày cuộc họp lần thứ hai dự định khai mạc. Trong trường hợp này,cuộc họp Hội đồng thành viên được tiến hành không phụ thuộc số thành viên dựhọp.
4.Thành viên có thể ủy quyền bằng văn bản cho thành viên khác dự họp Hội đồng thànhviên. Thể thức tiến hành họp Hội đồng thành viên, hình thức biểu quyết do Điềulệ công ty quy định.
Điều 39. Quyết định của Hội đồng thành viên
1.Hội đồng thành viên thông qua các quyết định thuộc thẩm quyền bằng hình thứcbiểu quyết tại cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản.
2.Quyết định của Hội đồng thành viên được thông qua tại cuộc họp khi:
a)Được số phiếu đại diện ít nhất 51% số vốn của các thành viên dự họp chấp thuận.Tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định;
b)Đối với quyết định bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trịtài sản được ghi trong sổ kế toán của công ty hoặc tỷ lệ nhỏ hơn quy định tạiĐiều lệ công ty, sửa đổi và bổ sung Điều lệ công ty, tổ chức lại, giải thể côngty thì phải được số phiếu đại diện cho ít nhất 75% số vốn của các thành viên dựhọp chấp thuận. Tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.
3.Quyết định của Hội đồng thành viên được thông qua dưới hình thức lấy ý kiếnbằng văn bản khi được số thành viên đại diện ít nhất 65% vốn điều lệ chấpthuận. Tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.
Điều 40. Biên bản họp Hội đồng thành viên
1.Tất cả các cuộc họp Hội đồng thành viên phải được ghi vào sổ biên bản của côngty.
2.Biên bản họp Hội đồng thành viên phải làm xong và thông qua ngay trước khi bếmạc. Biên bản phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a)Thời gian và địa điểm họp;
b)Tổng số thành viên dự họp và tỷ lệ vốn điều lệ mà họ đại diện;
c)Chương trình làm việc;
d)Tóm tắt ý kiến phát biểu tại cuộc họp;
đ)Các vấn đề biểu quyết, kết quả biểu quyết đối với từng vấn đề và các quyết địnhđã được thông qua;
e)Họ tên và chữ ký của Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc người được Chủ tịch Hộiđồng thành viên ủy quyền chủ tọa cuộc họp.
Điều 41. Giám đốc (Tổng giám đốc)
1.Giám đốc (Tổng giám đốc) công ty là người điều hành hoạt động kinh doanh hàngngày của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiệncác quyền và nghĩa vụ của mình. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định Chủtịch Hội đồng thành viên là người đại diện theo pháp luật, thì Giám đốc (Tổnggiám đốc) là người đại diện theo pháp luật của công ty.
2.Giám đốc (Tổng giám đốc) có các quyền sau đây:
a)Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng thành viên;
b)Quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty;
c)Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của công ty;
d)Ban hành quy chế quản lý nội bộ công ty;
đ)Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, trừ cácchức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên;
e)Ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịchHội đồng thành viên;
g)Kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức công ty;
h)Trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên Hội đồng thành viên;
i)Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý các khoản lỗ trong kinh doanh;
k)Tuyển dụng lao động;
l)Các quyền khác được quy định tại Điều lệ công ty, tại hợp đồng lao động mà Giámđốc (Tổng giám đốc) ký với công ty và theo quyết định của Hội đồng thành viên.
3.Giám đốc (Tổng giám đốc) công ty có các nghĩa vụ sau đây:
a)Thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao một cách trung thực, mẫn cán vì lợiích hợp pháp của công ty;
b)Không được lạm dụng địa vị và quyền hạn, sử dụng tài sản của công ty để thu lợiriêng cho bản thân, cho người khác; không được tiết lộ bí mật của công ty, trừtrường hợp được Hội đồng thành viên chấp thuận;
c)Khi công ty không thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đếnhạn phải trả thì phải thông báo tình hình tài chính của công ty cho tất cảthành viên công ty và chủ nợ biết; không được tăng tiền lương, không được trảtiền thưởng cho công nhân viên của công ty, kể cả cho người quản lý; phải chịutrách nhiệm cá nhân về thiệt hại xảy ra đối với chủ nợ do không thực hiện nghĩavụ quy định tại điểm này; kiến nghị biện pháp khắc phục khó khăn về tài chínhcủa công ty;
d)Thực hiện các nghĩa vụ khác do pháp luật và Điều lệ công ty quy định.
Điều 42. Các hợp đồng phải được Hội đồng thành viên chấp thuận
1.Tất cả các hợp đồng kinh tế, lao động, dân sự của công ty với thành viên, Giámđốc (Tổng giám đốc) công ty, với người có liên quan của họ đều phải được thôngbáo cho tất cả thành viên biết chậm nhất mười lăm ngày trước khi ký.
2.Trường hợp có thành viên phát hiện hợp đồng có tính chất tư lợi thì có quyềnyêu cầu Hội đồng thành viên xem xét và quyết định. Trong trường hợp này, hợpđồng chỉ được ký sau khi có quyết định của Hội đồng thành viên. Nếu hợp đồng đượcký mà chưa được Hội đồng thành viên chấp thuận, thì hợp đồng đó vô hiệu và đượcxử lý theo quy định của pháp luật. Những người gây thiệt hại cho công ty phảibồi thường thiệt hại phát sinh, hoàn trả cho công ty tất cả các khoản lợi thu đượctừ việc thực hiện hợp đồng đó.
Điều 43. Tăng, giảm vốn điều lệ
1.Theo quyết định của Hội đồng thành viên, công ty có thể tăng vốn điều lệ bằngcách:
a)Tăng vốn góp của thành viên;
b)Điều chỉnh tăng mức vốn điều lệ tương ứng với giá trị tài sản tăng lên của côngty;
c)Tiếp nhận vốn góp của thành viên mới.
2.Trường hợp tăng vốn góp của thành viên, thì vốn góp thêm được phân chia chotừng thành viên tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ của côngty. Nếu có thành viên không góp thêm vốn, thì phần vốn góp đó được chia chothành viên khác theo tỷ lệ phần vốn góp tương ứng.
3.Theo quyết định của Hội đồng thành viên, công ty có thể giảm vốn điều lệ bằngcách:
a)Hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ vốn góp của họ trong vốnđiều lệ của công ty;
b)Điều chỉnh giảm mức vốn điều lệ tương ứng với giá trị tài sản giảm xuống củacông ty.
Côngty chỉ có quyền giảm vốn điều lệ theo quy định tại điểm a khoản này, nếu ngaysau khi hoàn trả cho thành viên, công ty vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợvà các nghĩa vụ tài sản khác.
Điều 44. Điều kiện để chia lợi nhuận
Côngty trách nhiệm hữu hạn chỉ được chia lợi nhuận cho các thành viên khi công tykinh doanh có lãi, đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế và các nghĩa vụ tài chínhkhác theo quy định của pháp luật và ngay sau khi chia lợi nhuận công ty vẫnthanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đã đến hạn trả.
Điều 45. Thu hồi phần vốn góp đã hoàn trả hoặc lợi nhuận đã chia
Trườnghợp hoàn trả một phần vốn góp do giảm vốn điều lệ trái với quy định tại khoản 3Điều 43 của Luật này hoặc chia lợi nhuận cho thành viên trái với quy định tạiĐiều 44 của Luật này, thì tất cả thành viên phải hoàn trả cho công ty số tiền,tài sản khác đã nhận hoặc phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về khoản nợ tươngđương với phần vốn đã giảm hoặc lợi nhuận đã chia tương ứng với phần vốn góp.
Mục II
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN
Điều 46. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
1.Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức làmchủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu chịu trách nhiệm vềcác khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốnđiều lệ của doanh nghiệp.
2.Chủ sở hữu công ty có quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ củacông ty cho tổ chức, cá nhân khác.
3.Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phiếu.
4.Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày đượccấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Điều 47. Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty
1.Chủ sở hữu công ty có các quyền sau đây:
a)Quyết định nội dung, sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;
b)Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức cácchức danh quản lý công ty quy định tại Điều 49 của Luật này;
c)Quyết định điều chỉnh vốn điều lệ của công ty;
d)Quyết định các dự án đầu tư có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tàisản được ghi trong sổ kế toán của công ty;
đ)Quyết định bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản đượcghi trong sổ kế toán của công ty;
e)Tổ chức giám sát, theo dõi và đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty;
g)Quyết định việc sử dụng lợi nhuận;
h)Quyết định tổ chức lại công ty;
i)Các quyền khác quy định tại Luật này và Điều lệ công ty.
2.Chủ sở hữu công ty có các nghĩa vụ sau đây:
a)Phải góp vốn đầy đủ và đúng hạn như đã đăng ký;
b)Tuân thủ Điều lệ công ty;
c)Tuân thủ quy định của pháp luật về hợp đồng trong việc mua, bán, vay, cho vay,thuê và cho thuê giữa công ty và chủ sở hữu;
d)Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 48. Hạn chế đối với quyền của chủ sở hữu công ty
1.Chủ sở hữu công ty không được trực tiếp rút một phần hoặc toàn bộ số vốn đã gópvào công ty.
2.Chủ sở hữu công ty chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặctoàn bộ số vốn cho tổ chức hoặc cá nhân khác.
3.Chủ sở hữu công ty không được rút lợi nhuận của công ty khi công ty không thanhtoán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải trả.
Điều 49. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty
1.Tùy thuộc quy mô và ngành, nghề kinh doanh, cơ cấu tổ chức quản lý nội bộ củacông ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên bao gồm: Hội đồng quản trị và Giámđốc (Tổng giám đốc) hoặc Chủ tịch công ty và Giám đốc (Tổng giám đốc).
2.Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch công ty, Giám đốc (Tổnggiám đốc) của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Điều lệ công ty quyđịnh căn cứ vào quy định của Luật này và các quy định pháp luật khác có liênquan.
Điều 50. Tăng, giảm vốn điều lệ
Côngty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có thể tăng, giảm vốn điều lệ bằng cách:
1.Tăng, giảm vốn góp của chủ sở hữu công ty;
2.Điều chỉnh mức vốn điều lệ tương ứng với giá trị tài sản của công ty.
Chương IV
CÔNG TY CỔ PHẦN
Điều 51. Công ty cổ phần
1.Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:
a)Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
b)Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanhnghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
c)Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trườnghợp quy định tại khoản 3 Điều 55 và khoản 1 Điều 58 của Luật này;
d)Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và khônghạn chế số lượng tối đa.
2.Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng theo quy định củapháp luật về chứng khoán.
3.Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăngký kinh doanh.
Điều 52. Các loại cổ phần
1.Công ty cổ phần phải có cổ phần phổ thông. Người sở hữu cổ phần phổ thông gọilà cổ đông phổ thông.
2.Công ty cổ phần có thể có cổ phần ưu đãi. Người sở hữu cổ phần ưu đãi gọi là cổđông ưu đãi.
Cổphần ưu đãi gồm các loại sau đây:
a)Cổ phần ưu đãi biểu quyết;
b)Cổ phần ưu đãi cổ tức;
c)Cổ phần ưu đãi hoàn lại;
d)Cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định.
3.Chỉ có tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập được quyền nắm giữcổ phần ưu đãi biểu quyết. Ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chỉ có hiệulực trong ba năm, kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinhdoanh. Sau thời hạn đó, cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chuyểnđổi thành cổ phần phổ thông.
4.Người được quyền mua cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại và cổ phần ưuđãi khác do Điều lệ công ty quy định hoặc do Đại hội đồng cổ đông quyết định.
5.Mỗi cổ phần của cùng một loại đều tạo cho người sở hữu nó các quyền, nghĩa vụvà lợi ích ngang nhau.
6.Cổ phần phổ thông không thể chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi. Cổ phần ưu đãi cóthể chuyển thành cổ phần phổ thông theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông.
Điều 53. Quyền của cổ đông phổ thông
1.Cổ đông phổ thông có quyền:
a)Tham dự và biểu quyết tất cả các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổđông; mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết;
b)Được nhận cổ tức với mức theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông;
c)Được ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỷ lệ cổ phần phổ thông củatừng cổ đông trong công ty;
d)Khi công ty giải thể, được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với số cổphần góp vốn vào công ty, sau khi công ty đã thanh toán cho chủ nợ và cổ đôngloại khác;
đ)Các quyền khác quy định tại Luật này và Điều lệ công ty.
2.Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% số cổ phần phổ thông trong thời hạnliên tục ít nhất sáu tháng hoặc tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ côngty, có quyền:
a)Đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát (nếu có);
b)Yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông;
c)Xem và nhận bản sao hoặc trích lục danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hộiđồng cổ đông;
d)Các quyền khác quy định tại Luật này và Điều lệ công ty.
Điều 54. Nghĩa vụ của cổ đông phổ thông
1.Thanh toán đủ số cổ phần cam kết mua và chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụtài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
2.Tuân thủ Điều lệ và quy chế quản lý nội bộ của công ty.
3.Chấp hành quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị.
4.Thực hiện các nghĩa vụ khác quy định tại Luật này và Điều lệ công ty.
Điều 55. Cổ phần ưu đãi biểu quyết và quyền của cổ đông ưu đãi biểuquyết
1.Cổ phần ưu đãi biểu quyết là cổ phần có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổphần phổ thông. Số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết do Điềulệ công ty quy định.
2.Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết có quyền:
a)Biểu quyết về các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông với số phiếubiểu quyết theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b)Các quyền khác như cổ đông phổ thông, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điềunày.
3.Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đócho người khác.
Điều 56. Cổ phần ưu đãi cổ tức và quyền của cổ đông ưu đãi cổ tức
1.Cổ phần ưu đãi cổ tức là cổ phần được trả cổ tức với mức cao hơn so với mức cổtức của cổ phần phổ thông hoặc mức ổn định hàng năm. Cổ tức được chia hàng nămgồm cổ tức cố định và cổ tức thưởng. Cổ tức cố định không phụ thuộc vào kết quảkinh doanh của công ty. Mức cổ tức cố định cụ thể và phương thức xác định cổtức thưởng được ghi trên cổ phiếu của cổ phần ưu đãi cổ tức.
2.Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức có quyền:
a)Nhận cổ tức với mức theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b)Khi công ty giải thể, được nhận lại một phần tài sản còn lại tương ứng với sốcổ phần góp vốn vào công ty, sau khi công ty đã thanh toán hết cho chủ nợ và cổphần ưu đãi hoàn lại;
c)Các quyền khác như cổ đông phổ thông, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điềunày.
3.Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức không có quyền biểu quyết, không có quyềndự họp Đại hội đồng cổ đông, không có quyền đề cử người vào Hội đồng quản trịvà Ban kiểm soát.
Điều 57. Cổ phần ưu đãi hoàn lại và quyền của cổ đông ưu đãi hoànlại
1.Cổ phần ưu đãi hoàn lại là cổ phần sẽ được công ty hoàn lại vốn góp bất cứ khinào theo yêu cầu của người sở hữu hoặc theo các điều kiện được ghi tại cổ phiếucủa cổ phần ưu đãi hoàn lại.
2.Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại có các quyền khác như cổ đông phổ thông,trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
3.Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại không có quyền biểu quyết, không cóquyền dự họp Đại hội đồng cổ đông, không có quyền đề cử người vào Hội đồng quảntrị và Ban kiểm soát.
Điều 58. Cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập
1.Trong ba năm đầu, kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinhdoanh, các cổ đông sáng lập phải cùng nhau nắm giữ ít nhất 20% số cổ phần phổthông được quyền chào bán; cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập có thể chuyểnnhượng cho người không phải là cổ đông nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồngcổ đông. Cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết vềviệc chuyển nhượng các cổ phần đó.
2.Sau thời hạn ba năm quy định tại khoản 1 Điều này, các hạn chế đối với cổ phầnphổ thông của cổ đông sáng lập đều bãi bỏ.
Điều 59. Cổ phiếu
Chứngchỉ do công ty cổ phần phát hành hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền sở hữu mộthoặc một số cổ phần của công ty đó gọi là cổ phiếu. Cổ phiếu có thể ghi tênhoặc không ghi tên.
Cổphiếu phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
1.Tên, trụ sở công ty;
2.Số và ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
3.Số lượng cổ phần và loại cổ phần;
4.Mệnh giá mỗi cổ phần và tổng mệnh giá số cổ phần ghi trên cổ phiếu;
5.Tên cổ đông đối với cổ phiếu có ghi tên;
6.Tóm tắt về thủ tục chuyển nhượng cổ phần;
7.Chữ ký mẫu của người đại diện theo pháp luật và dấu của công ty;
8.Số đăng ký tại sổ đăng ký cổ đông của công ty và ngày phát hành cổ phiếu;
9.Đối với cổ phiếu của cổ phần ưu đãi còn có các nội dung khác theo quy định tạicác điều 55, 56 và 57 của Luật này.
Điều 60. Sổ đăng ký cổ đông
1.Công ty cổ phần phải lập và lưu giữ sổ đăng ký cổ đông từ khi được cấp giấychứng nhận đăng ký kinh doanh. Sổ đăng ký cổ đông có thể là văn bản, tập dữliệu điện tử hoặc cả hai.
Sổđăng ký cổ đông phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a)Tên, trụ sở của công ty;
b)Tổng số cổ phần được quyền chào bán, loại cổ phần được quyền chào bán và số cổphần được quyền chào bán của từng loại;
c)Tổng số cổ phần đã bán của từng loại và giá trị vốn cổ phần đã góp;
d)Tên cổ đông, địa chỉ, số lượng cổ phần từng loại của mỗi cổ đông, ngày đăng kýcổ phần.
2.Sổ đăng ký cổ đông được lưu giữ tại trụ sở của công ty hoặc nơi khác, nhưngphải thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh và tất cả cổ đôngbiết.
Điều 61. Chào bán và chuyển nhượng cổ phần
1.Hội đồng quản trị quyết định giá chào bán cổ phần. Giá chào bán cổ phần không đượcthấp hơn giá thị trường tại thời điểm chào bán, trừ những trường hợp sau đây:
a)Cổ phần chào bán lần đầu tiên sau khi đăng ký kinh doanh;
b)Cổ phần chào bán cho tất cả cổ đông theo tỷ lệ cổ phần hiện có của họ ở côngty;
c)Cổ phần chào bán cho người môi giới hoặc người bảo lãnh. Trong trường hợp này,giá chào bán cổ phần không thấp hơn giá thị trường trừ đi phần hoa hồng dànhcho người môi giới và bảo lãnh. Hoa hồng được xác định bằng tỷ lệ phần trăm củagiá trị cổ phần tại thời điểm chào bán.
2.Cổ phần đã được bán hoặc cổ phần đã được chuyển nhượng khi ghi đúng và đủ nhữngthông tin quy định tại điểm d khoản 1 Điều 60 của Luật này vào sổ đăng ký cổđông; kể từ thời điểm đó, người mua cổ phần hoặc nhận chuyển nhượng cổ phần trởthành cổ đông của công ty.
3.Sau khi thanh toán đủ cổ phần đăng ký mua, công ty cấp cổ phiếu theo yêu cầucủa cổ đông. Trường hợp cổ phiếu bị mất, bị rách, bị cháy hoặc bị tiêu huỷ dướihình thức khác, cổ đông phải báo ngay cho công ty và có quyền yêu cầu công tycấp lại cổ phiếu và phải trả phí do công ty quy định.
Côngty có thể bán cổ phần mà không có cổ phiếu. Trong trường hợp này, các thông tinvề cổ đông quy định tại điểm d khoản 1 Điều 60 của Luật này được ghi vào sổđăng ký cổ đông là đủ để chứng thực quyền sở hữu cổ phần của cổ đông đó trongcông ty.
4.Thủ tục và trình tự chào bán cổ phần thực hiện theo quy định của pháp luật vềchứng khoán.
Điều 62. Phát hành trái phiếu
1.Công ty cổ phần có quyền phát hành trái phiếu, trái phiếu chuyển đổi và cácloại trái phiếu khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.
2.Hội đồng quản trị quyết định loại trái phiếu, tổng giá trị trái phiếu và thờiđiểm phát hành.
Điều 63. Mua cổ phần, trái phiếu
Cổphần, trái phiếu của công ty cổ phần có thể được mua bằng tiền Việt Nam, ngoạitệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trítuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác quy định tại Điều lệ côngty và phải được thanh toán đủ một lần.
Điều 64. Mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông
1.Cổ đông biểu quyết phản đối quyết định về việc tổ chức lại công ty hoặc thayđổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông quy định tại Điều lệ công ty có quyền yêu cầucông ty mua lại cổ phần của mình. Yêu cầu phải bằng văn bản, trong đó nêu rõtên, địa chỉ của cổ đông, số lượng cổ phần từng loại, giá dự định bán, lý doyêu cầu công ty mua lại. Yêu cầu phải được gửi đến công ty trong thời hạn mườingày, kể từ ngày Đại hội đồng cổ đông thông qua quyết định về các vấn đề nóitại khoản này.
2.Công ty phải mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông quy định tại khoản 1 Điềunày với giá thị trường hoặc giá được định theo nguyên tắc quy định tại Điều lệcông ty trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Trường hợpkhông thỏa thuận được về giá, thì các bên có quyền yêu cầu Trọng tài hoặc Toàán giải quyết theo quy định của pháp luật.
Điều 65. Mua lại cổ phần theo quyết định của công ty
Côngty có quyền mua lại không quá 30% tổng số cổ phần phổ thông đã bán, một phầnhoặc toàn bộ cổ phần loại khác đã bán theo quy định sau đây:
1.Việc mua lại hơn 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại do Đại hội đồng cổđông quyết định. Trong trường hợp khác, việc mua lại cổ phần do Hội đồng quảntrị quyết định.
2.Hội đồng quản trị quyết định giá mua lại cổ phần. Đối với cổ phần phổ thông,giá mua lại không được cao hơn giá thị trường tại thời điểm mua lại, trừ trườnghợp quy định tại khoản 3 Điều này. Đối với cổ phần loại khác, nếu Điều lệ côngty không quy định hoặc công ty và cổ đông có liên quan không có thoả thuậnkhác, thì giá mua lại không được thấp hơn giá thị trường.
3.Công ty có thể mua lại cổ phần của từng cổ đông tương ứng với tỷ lệ cổ phần củahọ trong công ty. Trong trường hợp này, quyết định mua lại cổ phần của công typhải được thông báo đến tất cả cổ đông trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngàyquyết định đó được thông qua. Thông báo phải có tên và trụ sở công ty, tổng sốcổ phần và loại cổ phần được mua lại, giá mua lại hoặc nguyên tắc định giá mualại, thủ tục và thời hạn thanh toán, thủ tục và thời hạn để cổ đông chào bán cổphần của họ cho công ty. Cổ đông phải gửi chào bán cổ phần của mình đến công tytrong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày thông báo.
Điều 66. Điều kiện thanh toán và xử lý các cổ phần được mua lại
1.Công ty chỉ được quyền thanh toán cổ phần được mua lại cho cổ đông theo quyđịnh tại các điều 64 và 65 của Luật này, nếu ngay sau khi thanh toán hết số cổphần được mua lại, công ty vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩavụ tài sản khác.
2.Tất cả các cổ phần được mua lại theo quy định tại các điều 64 và 65 của Luậtnày được coi là cổ phần chưa bán trong số cổ phần được quyền chào bán.
3.Sau khi thanh toán hết số cổ phần mua lại, nếu tổng giá trị tài sản được ghi trongsổ kế toán của công ty giảm hơn 10%, thì công ty phải thông báo điều đó cho tấtcả chủ nợ biết trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày thanh toán hết cổ phầnmua lại.
Điều 67. Trả cổ tức
1.Công ty cổ phần chỉ được trả cổ tức cho cổ đông khi công ty kinh doanh có lãi,đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy địnhcủa pháp luật và ngay khi trả hết số cổ tức đã định, công ty vẫn bảo đảm thanhtoán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải trả.
2.Hội đồng quản trị phải lập danh sách cổ đông được nhận cổ tức, xác định mức cổtức được trả đối với từng cổ phần, thời hạn và hình thức trả chậm nhất ba mươingày trước mỗi lần trả cổ tức. Thông báo về trả cổ tức phải được gửi đến tất cảcổ đông chậm nhất mười lăm ngày trước khi thực hiện trả cổ tức. Thông báo phảighi rõ tên công ty, tên, địa chỉ của cổ đông, số cổ phần từng loại của cổ đông,mức cổ tức đối với từng cổ phần và tổng số cổ tức mà cổ đông đó được nhận, thờiđiểm và phương thức trả cổ tức.
3.Cổ đông chuyển nhượng cổ phần của mình trong thời gian giữa thời điểm kết thúclập danh sách cổ đông và thời điểm trả cổ tức, thì người chuyển nhượng là ngườinhận cổ tức từ công ty.
Điều 68. Thu hồi tiền thanh toán cổ phần mua lại hoặccổ tức
Trườnghợp việc thanh toán cổ phần mua lại trái với quy định tại khoản 1 Điều 66 củaLuật này hoặc trả cổ tức trái với quy định tại khoản 1 Điều 67 của Luật này,thì tất cả cổ đông phải hoàn trả cho công ty số tiền hoặc tài sản khác đã nhận;trường hợp có cổ đông không hoàn trả được cho công ty thì cổ đông đó và thànhviên Hội đồng quản trị phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về nợ của công ty.
Điều 69. Cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần
Côngty cổ phần phải có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc (Tổnggiám đốc); đối với công ty cổ phần có trên mười một cổ đông phải có Ban kiểmsoát.
Điều 70. Đại hội đồng cổ đông
1.Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyếtđịnh cao nhất của công ty cổ phần.
2.Đại hội đồng cổ đông có các quyền và nhiệm vụ sau đây:
a)Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại;quyết định mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần;
b)Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểmsoát;
c)Xem xét và xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát gây thiệthại cho công ty và cổ đông của công ty;
d)Quyết định tổ chức lại và giải thể công ty;
đ)Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, trừ trường hợp điều chỉnh vốn điềulệ do bán thêm cổ phần mới trong phạm vi số lượng cổ phần được quyền chào bánquy định tại Điều lệ công ty;
e)Thông qua báo cáo tài chính hàng năm;
g)Thông qua định hướng phát triển của công ty, quyết định bán số tài sản có giátrị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán củacông ty;
h)Quyết định mua lại hơn 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại;
i)Các quyền và nhiệm vụ khác quy định tại Luật này và Điều lệ công ty.
Điều 71. Thẩm quyền triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông
1.Đại hội đồng cổ đông họp ít nhất mỗi năm một lần.
2.Đại hội đồng cổ đông được triệu tập họp:
a)Theo quyết định của Hội đồng quản trị;
b)Theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 53 củaLuật này hoặc của Ban kiểm soát trong trường hợp Hội đồng quản trị vi phạmnghiêm trọng nghĩa vụ của người quản lý quy định tại Điều 86 của Luật này, Hộiđồng quản trị ra quyết định vượt quá thẩm quyền được giao, các trường hợp khácquy định tại Điều lệ công ty.
3.Hội đồng quản trị phải triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong thời hạn ba mươingày, kể từ ngày nhận được yêu cầu quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
Trườnghợp Hội đồng quản trị không triệu tập thì Ban kiểm soát phải thay thế Hội đồngquản trị triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông theo quy định của Luật này.
Trườnghợp Ban kiểm soát không triệu tập thì cổ đông, nhóm cổ đông có yêu cầu quy địnhtại điểm b khoản 2 Điều này có quyền thay thế Hội đồng quản trị, Ban kiểm soáttriệu tập họp Đại hội đồng cổ đông theo quy định của Luật này.
Tấtcả chi phí cho việc triệu tập và tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông sẽ đượccông ty hoàn lại.
4.Người triệu tập phải lập danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổđông, cung cấp thông tin và giải quyết khiếu nại liên quan đến danh sách cổđông, lập chương trình và nội dung cuộc họp, chuẩn bị tài liệu, xác định thờigian và địa điểm họp, gửi giấy mời họp đến từng cổ đông có quyền dự họp theoquy định của Luật này.
Điều 72. Danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông
1.Danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông được lập dựa trên sổđăng ký cổ đông của công ty. Danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổđông được lập khi có quyết định triệu tập và phải lập xong chậm nhất mười ngàytrước ngày khai mạc họp Đại hội đồng cổ đông.
2.Danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông phải có họ tên, địa chỉthường trú đối với cá nhân; tên, trụ sở đối với tổ chức; số lượng cổ phần mỗiloại của từng cổ đông.
3.Mỗi cổ đông đều có quyền được cung cấp các thông tin liên quan đến mình đượcghi trong danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông.
4.Cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 53 của Luật này có quyềnxem danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông.
5.Cổ đông có quyền yêu cầu sửa đổi những thông tin sai lệch hoặc bổ sung nhữngthông tin cần thiết về mình trong danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hộiđồng cổ đông.
Điều 73. Chương trình và nội dung họp Đại hội đồng cổ đông
1.Người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông phải chuẩn bị chương trình và nội dunghọp.
2.Cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 53 của Luật này có quyềnkiến nghị vấn đề đưa vào chương trình họp Đại hội đồng cổ đông. Kiến nghị phảibằng văn bản và được gửi đến công ty chậm nhất ba ngày trước ngày khai mạc.Kiến nghị phải ghi rõ tên cổ đông, số lượng từng loại cổ phần của cổ đông, vấnđề kiến nghị đưa vào chương trình họp.
3.Người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông chỉ có quyền từ chối kiến nghị quyđịnh tại khoản 2 Điều này nếu có một trong các trường hợp sau đây:
a)Kiến nghị được gửi đến không đúng thời hạn hoặc không đủ, không đúng nội dung;
b)Vấn đề kiến nghị không thuộc thẩm quyền quyết định của Đại hội đồng cổ đông;
c)Những trường hợp khác quy định tại Điều lệ công ty.
Điều 74. Mời họp Đại hội đồng cổ đông
1.Người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông phải gửi giấy mời họp đến tất cả cổđông có quyền dự họp chậm nhất bảy ngày trước ngày khai mạc.
2.Kèm theo giấy mời họp phải có chương trình họp, các tài liệu thảo luận làm cơsở để thông qua quyết định.
Điều 75. Quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông
1.Cổ đông có thể trực tiếp hoặc ủy quyền bằng văn bản cho một người khác dự họpĐại hội đồng cổ đông.
2.Trường hợp cổ phần được chuyển nhượng trong thời gian từ ngày lập xong danhsách cổ đông đến ngày khai mạc cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, thì người nhậnchuyển nhượng có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông thay thế cho người chuyển nhượngđối với số cổ phần đã chuyển nhượng.
Điều 76. Điều kiện, thể thức tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông
1.Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đạidiện ít nhất 51% số cổ phần có quyền biểu quyết. Tỷ lệ cụ thể do Điều lệ côngty quy định.
2.Trường hợp cuộc họp lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành theo quy định tạikhoản 1 Điều này, thì được triệu tập họp lần thứ hai trong thời hạn ba mươingày, kể từ ngày cuộc họp lần thứ nhất dự định khai mạc. Cuộc họp của Đại hộiđồng cổ đông triệu tập lần thứ hai được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đạidiện ít nhất 30% số cổ phần có quyền biểu quyết. Tỷ lệ cụ thể do Điều lệ côngty quy định.
3.Trường hợp cuộc họp triệu tập lần thứ hai không đủ điều kiện tiến hành theo quyđịnh tại khoản 2 Điều này, thì được triệu tập họp lần thứ ba trong thời hạn haimươi ngày, kể từ ngày cuộc họp lần thứ hai dự định khai mạc. Trong trường hợpnày, cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông được tiến hành không phụ thuộc vào số cổđông dự họp.
4.Chỉ có Đại hội đồng cổ đông mới có quyền thay đổi chương trình họp đã được gửikèm theo giấy mời họp theo quy định tại khoản 2 Điều 74 của Luật này.
5.Thể thức tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông, hình thức biểu quyết do Điều lệcông ty quy định.
Điều 77. Thông qua quyết định của Đại hội đồng cổ đông
1.Đại hội đồng cổ đông thông qua các quyết định thuộc thẩm quyền bằng hình thứcbiểu quyết tại cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản.
2.Quyết định của Đại hội đồng cổ đông được thông qua tại cuộc họp khi:
a)Được số cổ đông đại diện ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổđông dự họp chấp thuận. Tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định;
b)Đối với quyết định về loại cổ phần và số lượng cổ phần được quyền chào bán củatừng loại; sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; tổ chức lại, giải thể công ty; bánhơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của công ty thì phải đượcsố cổ đông đại diện ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dựhọp chấp thuận. Tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.
3.Trường hợp thông qua quyết định dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản, thìquyết định của Đại hội đồng cổ đông được thông qua nếu được số cổ đông đại diệnít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết chấp thuận. Tỷ lệ cụ thể do Điều lệ côngty quy định.
4.Quyết định của Đại hội đồng cổ đông phải được thông báo đến cổ đông có quyền dựhọp Đại hội đồng cổ đông trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày quyết định đượcthông qua.
Điều 78. Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông
1.Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông phải được ghi vào sổ biên bản của công ty. Biênbản phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a)Thời gian và địa điểm họp Đại hội đồng cổ đông;
b)Chương trình làm việc;
c)Chủ tọa và thư ký;
d)Tóm tắt các ý kiến phát biểu tại Đại hội đồng cổ đông;
đ)Các vấn đề thảo luận và biểu quyết tại Đại hội đồng cổ đông; số phiếu chấpthuận, số phiếu chống và số phiếu trắng; các vấn đề đã được thông qua;
e)Tổng số phiếu biểu quyết của các cổ đông dự họp;
g)Tổng số phiếu biểu quyết đối với từng vấn đề biểu quyết;
h)Họ tên, chữ ký của chủ toạ và thư ký.
2.Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông phải làm xong và thông qua trước khi bế mạccuộc họp.
Điều 79. Yêu cầu huỷ bỏ quyết định của Đại hội đồng cổ đông
Trongthời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày quyết định được thông qua, cổ đông, thànhviên Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc) và Ban kiểm soát có quyền yêucầu Tòa án xem xét và hủy bỏ quyết định của Đại hội đồng cổ đông trong các trườnghợp sau đây:
1.Trình tự và thủ tục triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông không thực hiện đúngtheo quy định của Luật này và Điều lệ công ty;
2.Nội dung quyết định vi phạm quy định của pháp luật hoặc Điều lệ công ty.
Điều 80. Hội đồng quản trị
1.Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công tyđể quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừnhững vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
2.Hội đồng quản trị có các quyền và nhiệm vụ sau đây:
a)Quyết định chiến lược phát triển của công ty;
b)Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại;
c)Quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền chào báncủa từng loại; quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác;
d)Quyết định phương án đầu tư;
đ)Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ; thông quahợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của công ty hoặc tỷ lệ khácnhỏ hơn được quy định tại Điều lệ công ty;
e)Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc (Tổng giám đốc) và cán bộ quản lý quantrọng khác của công ty; quyết định mức lương và lợi ích khác của các cán bộquản lý đó;
g)Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty, quyết định thành lậpcông ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần củadoanh nghiệp khác;
h)Trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên Đại hội đồng cổ đông;
i)Kiến nghị mức cổ tức được trả, quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức hoặcxử lý các khoản lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh;
k)Quyết định giá chào bán cổ phần và trái phiếu của công ty; định giá tài sản gópvốn không phải là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng;
l)Duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp Đại hội đồng cổ đông, triệutập họp Đại hội đồng cổ đông hoặc thực hiện các thủ tục hỏi ý kiến để Đại hộiđồng cổ đông thông qua quyết định;
m)Quyết định mua lại không quá 10% số cổ phần đã bán của từng loại;
n)Kiến nghị việc tổ chức lại hoặc giải thể công ty;
o)Các quyền và nhiệm vụ khác quy định tại Luật này và Điều lệ công ty.
3.Hội đồng quản trị thông qua quyết định bằng biểu quyết tại cuộc họp, lấy ý kiếnbằng văn bản hoặc hình thức khác do Điều lệ công ty quy định. Mỗi thành viênHội đồng quản trị có một phiếu biểu quyết.
4.Hội đồng quản trị gồm không quá mười một thành viên. Nhiệm kỳ, tiêu chuẩn và sốlượng cụ thể thành viên Hội đồng quản trị do Điều lệ công ty quy định.
Điều 81. Chủ tịch Hội đồng quản trị
1.Hội đồng quản trị bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị trong số thành viên Hội đồngquản trị. Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể kiêm Giám đốc (Tổng giám đốc) côngty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định khác.
2.Chủ tịch Hội đồng quản trị có các quyền và nhiệm vụ sau đây:
a)Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị;
b)Chuẩn bị chương trình, nội dung, các tài liệu phục vụ cuộc họp; triệu tập vàchủ tọa cuộc họp Hội đồng quản trị;
c)Tổ chức việc thông qua quyết định của Hội đồng quản trị dưới hình thức khác;
d)Theo dõi qúa trình tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị;
đ)Chủ tọa họp Đại hội đồng cổ đông;
e)Các quyền và nhiệm vụ khác quy định tại Luật này và Điều lệ công ty.
3.Trường hợp Chủ tịch Hội đồng quản trị vắng mặt hoặc mất khả năng thực hiệnnhiệm vụ được giao, thì thành viên được Chủ tịch Hội đồng quản trị ủy quyền sẽthực hiện các quyền và nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng quản trị. Trường hợpkhông có người được ủy quyền thì các thành viên còn lại chọn một người trong sốhọ tạm thời giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị.
Điều 82. Cuộc họp Hội đồng quản trị
1.Chủ tịch Hội đồng quản trị có quyền triệu tập họp Hội đồng quản trị:
a)Mỗi quý phải họp ít nhất một lần, trong trường hợp cần thiết có thể họp bất thường;
b)Theo đề nghị của Ban kiểm soát hoặc những người khác được quy định tại Điều lệcông ty.
2.Cuộc họp Hội đồng quản trị được tiến hành khi có từ hai phần ba tổng số thànhviên trở lên tham dự. Quyết định của Hội đồng quản trị được thông qua nếu đượcđa số thành viên dự họp chấp thuận. Trường hợp số phiếu ngang nhau thì quyếtđịnh cuối cùng thuộc về phía có ý kiến của Chủ tịch Hội đồng quản trị.
3.Thủ tục triệu tập và tổ chức cuộc họp Hội đồng quản trị do Điều lệ hoặc quy chếquản lý nội bộ công ty quy định.
4.Cuộc họp Hội đồng quản trị phải được ghi đầy đủ vào sổ biên bản. Chủ tọa và thưký phải liên đới chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của biên bảnhọp Hội đồng quản trị.
Điều 83. Quyền được cung cấp thông tin của thành viên Hội đồng quảntrị
1.Thành viên Hội đồng quản trị có quyền yêu cầu Giám đốc (Tổng giám đốc), Phógiám đốc (Phó tổng giám đốc), cán bộ quản lý các đơn vị khác trong công ty cungcấp các thông tin, tài liệu về tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh củacông ty và của các đơn vị trong công ty.
2.Cán bộ quản lý được yêu cầu phải cung cấp kịp thời, đầy đủ và chính xác cácthông tin, tài liệu theo yêu cầu của thành viên Hội đồng quản trị.
Điều 84. Miễn nhiệm, bãi nhiệm và bổ sung thành viên Hội đồng quảntrị
1.Thành viên Hội đồng quản trị bị miễn nhiệm trong các trường hợp sau đây:
a)Bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
b)Từ chức;
c)Các trường hợp khác do Điều lệ công ty quy định.
2.Thành viên Hội đồng quản trị bị bãi nhiệm theo quyết định của Đại hội đồng cổđông.
3.Trường hợp số thành viên Hội đồng quản trị bị giảm quá một phần ba so với sốquy định tại Điều lệ công ty, thì Hội đồng quản trị phải triệu tập họp Đại hộiđồng cổ đông trong thời hạn không quá sáu mươi ngày để bầu bổ sung thànhviên Hội đồng quản trị.
Trongcác trường hợp khác, cuộc họp gần nhất của Đại hội đồng cổ đông sẽ bầu thànhviên mới để thay thế cho thành viên Hội đồng quản trị đã bị miễn nhiệm, bãinhiệm.
Điều 85. Giám đốc (Tổng giám đốc) công ty
1.Hội đồng quản trị bổ nhiệm một người trong số họ hoặc người khác làm Giám đốc(Tổng giám đốc). Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể kiêm Giám đốc (Tổng giámđốc) công ty. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định Chủ tịch Hội đồng quảntrị là người đại diện theo pháp luật, thì Giám đốc (Tổng giám đốc) là người đạidiện theo pháp luật của công ty.
Giámđốc (Tổng giám đốc) là người điều hành hoạt động hàng ngày của công ty và chịutrách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ đượcgiao.
2.Giám đốc (Tổng giám đốc) có các quyền và nhiệm vụ sau đây:
a)Quyết định về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty;
b)Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị;
c)Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;
d)Kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty;
đ)Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, trừ cácchức danh do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức;
e)Quyết định lương và phụ cấp (nếu có) đối với người lao động trong công ty, kểcả cán bộ quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc (Tổng giám đốc);
g)Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ công ty vàquyết định của Hội đồng quản trị.
Điều 86. Nghĩa vụ của người quản lý công ty
Hộiđồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc) và cán bộ quản lý khác của công tytrong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình có các nghĩa vụ sau đây:
1.Thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao một cách trung thực, mẫn cán vì lợiích của công ty và cổ đông của công ty;
2.Không được lạm dụng địa vị và quyền hạn, sử dụng tài sản của công ty để thu lợiriêng cho bản thân, cho người khác; không được đem tài sản của công ty cho ngườikhác; không được tiết lộ bí mật của công ty, trừ trường hợp được Hội đồng quảntrị chấp thuận;
3.Khi công ty không thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đếnhạn phải trả, thì:
a)Phải thông báo tình hình tài chính của công ty cho tất cả chủ nợ biết;
b)Không được tăng tiền lương, không được trả tiền thưởng cho công nhân viên củacông ty, kể cả cho người quản lý;
c)Phải chịu trách nhiệm cá nhân về thiệt hại xảy ra đối với chủ nợ do không thựchiện nghĩa vụ quy định tại các điểm a và b khoản này;
d)Kiến nghị biện pháp khắc phục khó khăn về tài chính của công ty;
4.Các nghĩa vụ khác do pháp luật và Điều lệ công ty quy định.
Điều 87. Các hợp đồng phải được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồngquản trị chấp thuận
1.Các hợp đồng kinh tế, dân sự của công ty với thành viên Hội đồng quản trị, Giámđốc (Tổng giám đốc), thành viên Ban kiểm soát, cổ đông sở hữu trên 10% số cổphần có quyền biểu quyết và với người có liên quan của họ chỉ được ký kết theoquy định sau đây:
a)Đối với các hợp đồng có giá trị lớn hơn 20% tổng giá trị tài sản được ghi trongsổ kế toán của công ty thì phải được Đại hội đồng cổ đông chấp thuận trước khiký. Cổ đông hoặc cổ đông có người có liên quan là bên ký hợp đồng không cóquyền biểu quyết;
b)Đối với các hợp đồng có giá trị bằng hoặc nhỏ hơn 20% tổng giá trị tài sản đượcghi trong sổ kế toán của công ty thì phải được Hội đồng quản trị chấp thuận trướckhi ký. Thành viên Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng quản trị có ngườicó liên quan là bên ký hợp đồng không có quyền biểu quyết.
2.Trường hợp hợp đồng quy định tại khoản 1 Điều này được ký mà chưa được Đại hộiđồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận thì hợp đồng đó vô hiệu và đượcxử lý theo quy định của pháp luật. Những người gây thiệt hại cho công ty thìphải bồi thường.
Điều 88. Quyền và nhiệm vụ của Ban kiểm soát
1.Công ty cổ phần có trên mười một cổ đông phải có Ban kiểm soát từ ba đến nămthành viên, trong đó ít nhất phải có một thành viên có chuyên môn về kế toán.Ban kiểm soát bầu một thành viên làm Trưởng ban; Trưởng ban kiểm soát phải làcổ đông. Quyền và nhiệm vụ của Trưởng ban kiểm soát do Điều lệ công ty quyđịnh.
2.Ban kiểm soát có các quyền và nhiệm vụ sau đây:
a)Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh,trong ghi chép sổ kế toán và báo cáo tài chính;
b)Thẩm định báo cáo tài chính hàng năm của công ty; kiểm tra từng vấn đề cụ thểliên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiếthoặc theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông, theo yêu cầu của cổ đông, nhómcổ đông quy định tại khoản 2 Điều 53 của Luật này;
c)Thường xuyên thông báo với Hội đồng quản trị về kết quả hoạt động; tham khảo ýkiến của Hội đồng quản trị trước khi trình các báo cáo, kết luận và kiến nghịlên Đại hội đồng cổ đông;
d)Báo cáo Đại hội đồng cổ đông về tính chính xác, trung thực, hợp pháp của việcghi chép, lưu giữ chứng từ và lập sổ kế toán, báo cáo tài chính, các báo cáokhác của công ty; tính trung thực, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt độngkinh doanh của công ty;
đ)Kiến nghị biện pháp bổ sung, sửa đổi, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điềuhành hoạt động kinh doanh của công ty;
e)Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
Việckiểm tra quy định tại các điểm a và b khoản này không được cản trở hoạt độngbình thường của Hội đồng quản trị, không gây gián đoạn trong điều hành hoạtđộng kinh doanh hàng ngày của công ty;
Điều 89. Cung cấp thông tin cho Ban kiểm soát
Hộiđồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc), các cánbộ quản lý khác phải cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin, tài liệu về hoạtđộng kinh doanh của công ty theo yêu cầu của Ban kiểm soát, trừ trường hợp Đạihội đồng cổ đông có quyết định khác.
Bankiểm soát, thành viên Ban kiểm soát không được tiết lộ bí mật của công ty.
Điều 90. Những người không được làm thành viên Ban kiểm soát
1.Thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc); người có liên quan củathành viên Hội đồng quản trị, của Giám đốc (Tổng giám đốc), kế toán trưởng củacông ty đó.
2.Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang phải chấp hành hình phạttù hoặc bị Tòa án tước quyền hành nghề vì phạm các tội buôn lậu, làm hàng giả,buôn bán hàng giả, kinh doanh trái phép, trốn thuế, lừa dối khách hàng và cáctội khác theo quy định của pháp luật.
Điều 91. Những vấn đề khác liên quan đến Ban kiểm soát
Nhiệmkỳ Ban kiểm soát, chế độ làm việc và thù lao cho thành viên Ban kiểm soát doĐiều lệ công ty quy định hoặc do Đại hội đồng cổ đông quyết định.
Bankiểm soát chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông về những sai phạm gâythiệt hại cho công ty trong khi thực hiện nhiệm vụ.
Điều 92. Yêu cầu về kiểm toán
Đốivới công ty cổ phần mà pháp luật yêu cầu phải được kiểm toán, thì báo cáo tàichính hàng năm phải được tổ chức kiểm toán độc lập xác nhận trước khi trình Đạihội đồng cổ đông xem xét và thông qua.
Điều 93. Công khai thông tin về công ty cổ phần
1.Trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính, công ty cổphần phải gửi báo cáo tài chính hàng năm đã được Đại hội đồng cổ đông thông quađến cơ quan thuế và cơ quan đăng ký kinh doanh.
2.Tóm tắt nội dung báo cáo tài chính hàng năm phải được thông báo đến tất cả cổđông.
3.Mọi tổ chức, cá nhân có quyền xem hoặc sao chép báo cáo tài chính hàng năm củacông ty cổ phần tại cơ quan đăng ký kinh doanh và phải trả phí.
Điều 94. Chế độ lưu giữ tài liệu của công ty cổ phần
1.Công ty cổ phần phải lưu giữ các tài liệu sau đây:
a)Điều lệ công ty; sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; quy chế quản lý nội bộ củacông ty; sổ đăng ký cổ đông;
b)Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; giấy chứng nhận thay đổi đăng ký kinhdoanh; giấy chứng nhận quyền sở hữu công nghiệp; giấy chứng nhận đăng ký chất lượngsản phẩm;
c)Các tài liệu và giấy tờ xác nhận quyền sở hữu tài sản của công ty;
d)Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị; các quyết định đã đượcthông qua;
đ)Bản cáo bạch để phát hành chứng khoán;
e)Báo cáo của Ban kiểm soát, kết luận của cơ quan thanh tra, kết luận của tổ chứckiểm toán độc lập;
g)Sổ kế toán, chứng từ kế toán, báo cáo tài chính hàng năm;
h)Các tài liệu khác theo quy định của pháp luật.
2.Công ty cổ phần phải lưu giữ các tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này ở trụsở chính hoặc nơi khác nhưng phải thông báo cho cổ đông và cơ quan đăng ký kinhdoanh biết. Thời hạn lưu giữ thực hiện theo quy định của pháp luật.
Chương V
CÔNG TY HỢP DANH
Điều 95. Công ty hợp danh
1.Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:
a)Phải có ít nhất hai thành viên hợp danh; ngoài các thành viên hợp danh, có thểcó thành viên góp vốn;
b)Thành viên hợp danh phải là cá nhân, có trình độ chuyên môn và uy tín nghềnghiệp và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụcủa công ty;
c)Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạmvi số vốn đã góp vào công ty.
2.Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
Điều 96. Quyền và nghĩa vụ của thành viên
1.Thành viên hợp danh có quyền quản lý công ty; tiến hành các hoạt động kinhdoanh nhân danh công ty; cùng liên đới chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ củacông ty.
2.Thành viên góp vốn có quyền được chia lợi nhuận theo tỷ lệ được quy định tạiĐiều lệ công ty; không được tham gia quản lý công ty và hoạt động kinh doanhnhân danh công ty.
3.Thành viên công ty hợp danh có các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định củapháp luật và Điều lệ công ty.
Điều 97. Quản lý công ty hợp danh
1.Cơ cấu tổ chức quản lý công ty hợp danh do các thành viên hợp danh thỏa thuậntrong Điều lệ công ty.
2.Các thành viên hợp danh có quyền ngang nhau khi quyết định các vấn đề quản lýcông ty.
Điều 98. Quy định cụ thể về việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạtđộng của công ty hợp danh
Căncứ vào Luật này và các quy định pháp luật khác có liên quan, Chính phủ quy địnhcụ thể việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của công ty hợp danh.
Chương VI
DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
Điều 99. Doanhnghiệp tư nhân
Doanhnghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệmbằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Điều 100. Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp
1.Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự khai. Chủ doanhnghiệp tư nhân có nghĩa vụ khai báo chính xác tổng số vốn đầu tư, trong đó nêurõ số vốn bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng và các tài sảnkhác; đối với vốn bằng tài sản khác còn phải ghi rõ loại tài sản, số lượng vàgiá trị còn lại của mỗi loại tài sản.
2.Toàn bộ vốn và tài sản, kể cả vốn vay và tài sản thuê, được sử dụng vào hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp đều phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toánvà báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
3.Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốnđầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tăng hoặc giảmvốn đầu tư của chủ doanh nghiệp phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán. Trườnghợp giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký, thì chủ doanh nghiệptư nhân chỉ được giảm vốn sau khi đã khai báo với cơ quan đăng ký kinh doanh.
Điều 101. Quản lý doanh nghiệp
1.Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp; có toàn quyền quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khiđã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của phápluật.
Chủdoanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hànhhoạt động kinh doanh. Trường hợp thuê người khác làm Giám đốc quản lý doanhnghiệp, thì chủ doanh nghiệp tư nhân phải khai báo với cơ quan đăng ký kinhdoanh và vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp.
2.Chủ doanh nghiệp tư nhân là nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền, nghĩa vụ vàlợi ích liên quan trước Trọng tài hoặc Tòa án trong các tranh chấp liên quanđến doanh nghiệp.
3.Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Điều 102. Cho thuê doanh nghiệp
Chủdoanh nghiệp tư nhân có quyền cho thuê toàn bộ doanh nghiệp của mình, nhưngphải báo cáo bằng văn bản kèm theo bản sao hợp đồng cho thuê có công chứng đếncơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế. Trong thời hạn cho thuê, chủ doanhnghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật với tư cách là chủ sởhữu doanh nghiệp. Quyền và trách nhiệm của chủ sở hữu và người thuê đối vớihoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được quy định trong hợp đồng cho thuê.
Điều 103. Bán doanh nghiệp tư nhân
1.Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán doanh nghiệp của mình cho người khác.Chậm nhất mười lăm ngày trước ngày chuyển giao doanh nghiệp cho người mua, chủdoanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh. Thôngbáo phải nêu rõ tên, trụ sở của doanh nghiệp; tên, địa chỉ của người mua; tổngsố nợ chưa thanh toán của doanh nghiệp; tên, địa chỉ, số nợ và thời hạn thanhtoán cho từng chủ nợ; hợp đồng lao động và các hợp đồng khác đã ký mà chưa thựchiện xong và cách thức giải quyết các hợp đồng đó.
2.Sau khi bán doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm vềtất cả các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác mà doanh nghiệp chưa thựchiện, trừ trường hợp người mua, người bán và chủ nợ của doanh nghiệp có thỏathuận khác.
3.Người bán, người mua doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định của pháp luật vềlao động.
4.Người mua doanh nghiệp phải đăng ký kinh doanh lại theo quy định của Luật này.
Điều 104. Tạm ngừng hoạt động
Chủdoanh nghiệp tư nhân có quyền tạm ngừng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp,nhưng phải báo cáo bằng văn bản về thời hạn tạm ngừng cho cơ quan đăng ký kinhdoanh và cơ quan thuế chậm nhất mười lăm ngày trước khi doanh nghiệp tạm ngừnghoạt động kinh doanh. Trong thời gian tạm ngừng hoạt động, chủ doanh nghiệpphải nộp đủ số thuế còn nợ, vẫn phải chịu trách nhiệm với các chủ nợ, chịutrách nhiệm thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trườnghợp chủ doanh nghiệp, khách hàng và người lao động có thoả thuận khác.
Chương VII
TỔ CHỨC LẠI, GIẢI THỂ VÀ PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP
Điều 105. Chia doanh nghiệp
1.Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể được chia thành một số côngty cùng loại.
2.Thủ tục chia công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần được quy định nhưsau:
a)Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc Đại hội đồng cổ đông của công tybị chia thông qua quyết định chia công ty theo quy định của Luật này và Điều lệcông ty. Quyết định chia công ty phải có các nội dung chủ yếu sau: tên, trụ sởcông ty hiện có; số lượng công ty sẽ thành lập; nguyên tắc và thủ tục chia tàisản công ty; phương án sử dụng lao động, thời hạn và thủ tục chuyển đổi phầnvốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị chia sang các công ty mới thànhlập; nguyên tắc giải quyết các nghĩa vụ của công ty bị chia; thời hạn thực hiệnchia công ty. Quyết định chia công ty phải được gửi đến tất cả chủ nợ và thôngbáo cho người lao động biết trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày thông quaquyết định;
b)Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty mới đượcthành lập thông qua Điều lệ, bầu hoặc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên,Chủ tịch công ty, Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc); tiến hành đăngký kinh doanh theo quy định của Luật này. Trong trường hợp này, hồ sơ đăng kýkinh doanh phải kèm theo quyết định chia công ty quy định tại điểm a khoản này.
3.Sau khi đăng ký kinh doanh các công ty mới, công ty bị chia chấm dứt tồn tại.Các công ty mới phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanhtoán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị chia.
Điều 106. Tách doanh nghiệp
1.Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể tách bằng cách chuyển mộtphần tài sản của công ty hiện có (gọi là công ty bị tách) để thành lập một hoặcmột số công ty mới cùng loại (gọi là công ty được tách); chuyển một phần quyềnvà nghĩa vụ của công ty bị tách sang công ty được tách mà không chấm dứt tồntại của công ty bị tách.
2.Thủ tục tách công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần được quy định nhưsau:
a)Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc Đại hội đồng cổ đông của công tybị tách thông qua quyết định tách công ty theo quy định của Luật này và Điều lệcông ty. Quyết định tách công ty phải có các nội dung chủ yếu sau: tên, trụ sởcông ty bị tách; số lượng công ty được tách sẽ thành lập; phương án sử dụng laođộng; giá trị tài sản, các quyền và nghĩa vụ được chuyển từ công ty bị táchsang công ty được tách; thời hạn thực hiện tách công ty. Quyết định tách côngty phải được gửi đến tất cả chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trongthời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày thông qua quyết định;
b)Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của công ty được tách thôngqua Điều lệ, bầu hoặc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty,Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc) và tiến hành đăng ký kinh doanhtheo quy định của Luật này. Trong trường hợp này, hồ sơ đăng ký kinh doanh phảikèm theo quyết định tách công ty quy định tại điểm a khoản này.
3.Sau khi đăng ký kinh doanh, công ty bị tách và công ty được tách phải cùng liênđới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và cácnghĩa vụ tài sản khác của công ty bị tách.
Điều 107. Hợp nhất doanh nghiệp
1.Hai hoặc một số công ty cùng loại (gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhấtthành một công ty mới (gọi là công ty hợp nhất) bằng cách chuyển toàn bộ tàisản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty hợp nhất, đồng thời chấmdứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất.
2.Thủ tục hợp nhất công ty được quy định như sau:
a)Các công ty bị hợp nhất chuẩn bị hợp đồng hợp nhất. Hợp đồng hợp nhất phải cócác nội dung chủ yếu sau: tên, trụ sở các công ty bị hợp nhất; tên, trụ sở côngty hợp nhất; thủ tục và điều kiện hợp nhất; phương án sử dụng lao động; thờihạn, thủ tục và điều kiện chuyển đổi tài sản; chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần,trái phiếu của công ty bị hợp nhất thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu củacông ty hợp nhất; thời hạn thực hiện hợp nhất; dự thảo Điều lệ công ty hợpnhất;
b)Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty bị hợp nhấtthông qua hợp đồng hợp nhất, Điều lệ công ty hợp nhất, bầu hoặc bổ nhiệm Chủtịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổnggiám đốc) công ty hợp nhất; tiến hành đăng ký kinh doanh công ty hợp nhất theoquy định của Luật này. Trong trường hợp này, hồ sơ đăng ký kinh doanh phải kèmtheo hợp đồng hợp nhất. Hợp đồng hợp nhất phải được gửi đến tất cả các chủ nợvà thông báo cho người lao động biết trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngàythông qua.
3.Sau khi đăng ký kinh doanh, các công ty bị hợp nhất chấm dứt tồn tại. Công tyhợp nhất được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về cáckhoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác củacác công ty bị hợp nhất.
Điều 108. Sáp nhập doanh nghiệp
1.Một hoặc một số công ty cùng loại (gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhậpvào một công ty khác (gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộtài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồngthời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.
2.Thủ tục sáp nhập công ty được quy định như sau:
a)Các công ty liên quan chuẩn bị hợp đồng sáp nhập và dự thảo Điều lệ công tynhận sáp nhập. Hợp đồng sáp nhập phải có các nội dung chủ yếu sau: tên, trụ sởcông ty nhận sáp nhập; tên, trụ sở công ty bị sáp nhập; thủ tục và điều kiệnsáp nhập; phương án sử dụng lao động; thủ tục, điều kiện và thời hạn chuyển đổitài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần và trái phiếu của công ty bị sáp nhậpthành phần vốn góp, cổ phần và trái phiếu của công ty nhận sáp nhập; thời hạnthực hiện sáp nhập;
b)Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty liên quanthông qua hợp đồng sáp nhập và Điều lệ công ty nhận sáp nhập; tiến hành đăng kýkinh doanh công ty nhận sáp nhập theo quy định của Luật này. Trong trường hợpnày, hồ sơ đăng ký kinh doanh phải kèm theo hợp đồng sáp nhập. Hợp đồng sápnhập phải được gửi đến tất cả chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trongthời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày thông qua;
c)Sau khi đăng ký kinh doanh, công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợiích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng laođộng và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập.
Điều 109. Chuyển đổi công ty
Côngty trách nhiệm hữu hạn có thể được chuyển đổi thành công ty cổ phần hoặc ngượclại. Thủ tục chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần (gọi làcông ty được chuyển đổi) thành công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn(gọi là công ty chuyển đổi) được quy định như sau:
1.Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc Đại hội đồng cổ đông thông quaquyết định chuyển đổi và Điều lệ công ty chuyển đổi. Quyết định chuyển đổi phảicó các nội dung chủ yếu sau: tên, trụ sở công ty được chuyển đổi; tên, trụ sởcông ty chuyển đổi; thời hạn và điều kiện chuyển tài sản, phần vốn góp, cổphần, trái phiếu của công ty được chuyển đổi thành tài sản, cổ phần, tráiphiếu, phần vốn góp của công ty chuyển đổi; phương án sử dụng lao động; thờihạn thực hiện chuyển đổi;
2.Quyết định chuyển đổi phải được gửi đến tất cả chủ nợ và thông báo cho ngườilao động biết trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày thông qua quyết định;
3.Việc đăng ký kinh doanh của công ty chuyển đổi được tiến hành theo quy định củaLuật này. Trong trường hợp này, hồ sơ đăng ký kinh doanh phải kèm theo quyếtđịnh chuyển đổi.
Saukhi đăng ký kinh doanh, công ty được chuyển đổi chấm dứt tồn tại. Công tychuyển đổi được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về cáckhoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác củacông ty được chuyển đổi.
Điều 110. Chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
1.Trường hợp chủ sở hữu công ty chuyển một phần vốn điều lệ cho tổ chức, cá nhânkhác thì trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày chuyển nhượng, chủ sở hữu côngty và người nhận chuyển nhượng phải đăng ký việc thay đổi số lượng thành viênvới cơ quan đăng ký kinh doanh. Kể từ ngày đăng ký thay đổi quy định tại khoảnnày, công ty được quản lý và hoạt động theo các quy định về công ty trách nhiệmhữu hạn có từ hai thành viên trở lên.
2.Trường hợp chủ sở hữu công ty chuyển toàn bộ vốn điều lệ cho một cá nhân thìtrong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày hoàn thành thủ tục chuyển nhượng, chủsở hữu công ty phải yêu cầu cơ quan đăng ký kinh doanh xóa tên công ty trong sổđăng ký kinh doanh và người nhận chuyển nhượng phải đăng ký kinh doanh theohình thức doanh nghiệp tư nhân theo quy định của Luật này. Người nhận chuyển nhượngtiếp nhận tất cả các nghĩa vụ, được hưởng tất cả các quyền và lợi ích hợp phápcủa công ty trách nhiệm hữu hạn, trừ trường hợp chủ sở hữu công ty, người nhậnchuyển nhượng và chủ nợ của công ty có thoả thuận khác.
Điều 111. Các trường hợp giải thể doanh nghiệp
1.Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ mà không có quyết định giahạn.
2.Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân; của tất cảcác thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của Hội đồng thành viên, chủsở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của Đại hội đồng cổ đôngđối với công ty cổ phần.
3.Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật nàytrong thời hạn sáu tháng liên tục.
4.Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Điều 112. Thủ tục giải thể doanh nghiệp
Việcgiải thể doanh nghiệp được thực hiện theo quy định sau đây:
1.Thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp theo quy định của Luật này. Quyếtđịnh giải thể doanh nghiệp phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a)Tên, trụ sở doanh nghiệp;
b)Lý do giải thể;
c)Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanhnghiệp; thời hạn thanh toán nợ, thanh lý hợp đồng không được vượt quá sáutháng, kể từ ngày thông qua quyết định giải thể;
d)Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động;
đ)Thành lập tổ thanh lý tài sản; quyền và nhiệm vụ của tổ thanh lý tài sản đượcquy định trong phụ lục kèm theo quyết định giải thể;
e)Chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
2.Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày thông qua, quyết định giải thể phải đượcgửi đến cơ quan đăng ký kinh doanh, tất cả chủ nợ, người có quyền, nghĩa vụ vàlợi ích liên quan, người lao động trong doanh nghiệp; quyết định nàyphải được niêm yết công khai tại trụ sở chính của doanh nghiệp và đăng báo địaphương hoặc báo hàng ngày trung ương trong ba số liên tiếp.
Quyếtđịnh giải thể phải được gửi cho các chủ nợ kèm theo thông báo về phương án giảiquyết nợ. Thông báo phải có tên, địa chỉ của chủ nợ; số nợ, thời hạn, địa điểmvà phương thức thanh toán số nợ đó; cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nạicủa chủ nợ.
3.Thanh lý tài sản và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp.
4.Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày thanh toán hết nợ của doanh nghiệp, tổthanh lý phải gửi hồ sơ về giải thể doanh nghiệp đến cơ quan đăng ký kinhdoanh.
Trongthời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ về giải thể doanh nghiệp, cơ quanđăng ký kinh doanh phải xóa tên doanh nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh.
5.Trường hợp doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanhnghiệp phải giải thể trong thời hạn sáu tháng, kể từ ngày bị thu hồi giấy chứngnhận đăng ký kinh doanh. Trình tự và thủ tục giải thể thực hiện theo quy địnhtại Điều này.
Điều 113. Phá sản doanh nghiệp
Việcphá sản doanh nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật về phá sảndoanh nghiệp.
Chương VIII
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
Điều 114. Nội dung quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp
1.Ban hành, phổ biến và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về doanh nghiệp.
2.Tổ chức đăng ký kinh doanh; hướng dẫn việc đăng ký kinh doanh bảo đảm thực hiệnchiến lược, quy hoạch và kế hoạch định hướng phát triển kinh tế - xã hội.
3.Tổ chức thực hiện và quản lý đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao phẩm chấtđạo đức kinh doanh cho người quản lý doanh nghiệp; phẩm chất chính trị, đạođức, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp; đào tạo và xâydựng đội ngũ công nhân lành nghề.
4.Thực hiện chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp theo định hướng và mục tiêucủa chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
5.Kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp; giám sát hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp thông qua chế độ báo cáo tài chính định kỳ và báo cáo khác.
Điều 115. Cơ quan quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp
1.Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp.
2.Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyềnhạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệptrong lĩnh vực được phân công phụ trách.
Chínhphủ quy định việc phối hợp giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chínhphủ trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp.
3.Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương có trách nhiệm:
a)Thực hiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp trong phạm vi địa phương theoquy định của pháp luật;
b)Tổ chức đăng ký kinh doanh; thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của doanhnghiệp trong phạm vi địa phương;
c)Hướng dẫn và chỉ đạo Ủy ban nhân dân huyện, quận, thịxã, thành phố thuộc tỉnh trong việc phối hợp thực hiện quản lý nhà nước đối vớidoanh nghiệp.
4.Cơ quan đăng ký kinh doanh do Chính phủ quy định.
Điều 116. Quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan đăng ký kinh doanh
1.Giải quyết việc đăng ký kinh doanh và cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanhtheo quy định của pháp luật.
2.Xây dựng, quản lý hệ thống thông tin về doanh nghiệp; cung cấp thông tin chocác cơ quan nhà nước, cho tổ chức và cá nhân có yêu cầu theo quy định của phápluật.
3.Yêu cầu doanh nghiệp báo cáo về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp khi xétthấy cần thiết cho việc thực hiện các quy định của Luật này; đôn đốc việc thựchiện chế độ báo cáo của doanh nghiệp.
4.Trực tiếp kiểm tra hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra doanhnghiệp theo những nội dung trong hồ sơ đăng ký kinh doanh.
5.Xử lý vi phạm các quy định về đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và yêu cầu doanh nghiệp làm thủ tụcgiải thể theo quy định tại Luật này.
6.Chịu trách nhiệm trước pháp luật về những vi phạm trong việc đăng ký kinhdoanh.
7.Thực hiện các quyền và trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
Điều 117. Thanh tra hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
1.Việc thanh tra hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải được thực hiện đúngchức năng, đúng thẩm quyền và tuân thủ quy định của pháp luật.
Việcthanh tra về tài chính được thực hiện không quá một lần trong một năm đối vớimột doanh nghiệp. Thời hạn thanh tra tối đa không quá ba mươi ngày, trong trườnghợp đặc biệt thời hạn thanh tra được gia hạn theo quyết định của cơ quan cấptrên có thẩm quyền, nhưng không được quá ba mươi ngày.
Việcthanh tra bất thường chỉ được thực hiện khi có căn cứ về sự vi phạm pháp luậtcủa doanh nghiệp.
2.Khi tiến hành thanh tra phải có quyết định của người có thẩm quyền; khi kếtthúc thanh tra phải có biên bản kết luận thanh tra. Trưởng đoàn thanh tra chịutrách nhiệm về nội dung biên bản và kết luận thanh tra.
3.Người ra quyết định thanh tra không đúng pháp luật hoặc lợi dụng thanh tra đểvụ lợi, sách nhiễu, gây phiền hà cho hoạt động của doanh nghiệp thì tùy theomức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếugây thiệt hại thì phải bồi thường cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Điều 118. Năm tài chính và báo cáo tài chính của doanh nghiệp
1.Năm tài chính của doanh nghiệp bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày31 tháng 12 năm dương lịch. Năm tài chính đầu tiên của doanh nghiệp bắt đầu từngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và kết thúc vào ngày cuối cùngcủa năm đó.
2.Báo cáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp bao gồm bản cân đối kế toán và bảnquyết toán tài chính.
3.Trong thời hạn ba mươi ngày đối với doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh,chín mươi ngày đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần, kể từngày kết thúc năm tài chính, báo cáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp phải đượcgửi đến cơ quan thuế và cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền; trường hợp cócông ty con, thì phải gửi kèm theo bản sao có công chứng báo cáo tài chính cùngnăm của công ty con.
Chương IX
KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 119. Khen thưởng
Tổchức, cá nhân, doanh nghiệp có thành tích xuất sắc trong kinh doanh, trong việcnâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, có đóng góp lớn vàocông cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước thì được khen thưởng theo quyđịnh của pháp luật.
Điều 120. Các hành vi vi phạm Luật doanh nghiệp
1.Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho người không đủ điều kiện hoặc từchối cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho người đủ điều kiện theo quyđịnh của Luật này.
2.Vi phạm các quy định về kiểm tra, thanh tra hoạt động của doanh nghiệp.
3.Thực hiện kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp theo quy định của Luật này màkhông đăng ký kinh doanh hoặc tiếp tục hoạt động kinh doanh khi đã bị thu hồigiấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
4.Khai không trung thực, không chính xác, không kịp thời nội dung, thay đổi trongnội dung hồ sơ đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.
5.Cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.
6.Không gửi báo cáo tài chính hàng năm đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theoquy định của Luật này hoặc gửi báo cáo không trung thực, không chính xác.
7.Ngăn cản không cho thành viên, chủ sở hữu, cổ đông thực hiện các quyền của họtheo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
8.Các hành vi khác vi phạm quy định của Luật này.
Điều 121. Hình thức xử lý vi phạm
1.Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, người có hành vi vi phạm các quy định củaLuật này bị xử lý kỷ luật, bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệmhình sự theo quy định của pháp luật.
2.Trong trường hợp hành vi vi phạm gây thiệt hại đến lợi ích của doanh nghiệp,chủ sở hữu, thành viên, cổ đông, chủ nợ của doanh nghiệp hoặc người khác, thìngười vi phạm phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
3.Doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong các trường hợpsau đây:
a)Không tiến hành hoạt động kinh doanh trong thời hạn một năm, kể từ ngày đượccấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
b)Ngừng hoạt động kinh doanh một năm liên tục mà không thông báo với cơ quan đăngký kinh doanh;
c)Không báo cáo về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp với cơ quan đăng ký kinhdoanh trong hai năm liên tiếp;
d)Doanh nghiệp không gửi báo cáo theo quy định tại khoản 3 Điều 116 của Luật nàyđến cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn sáu tháng, kể từ ngày có yêu cầubằng văn bản;
đ)Kinh doanh ngành, nghề bị cấm.
Chương X
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 122. Hiệu lực thi hành
1.Luật này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2000.
2.Luật này thay thế Luật Công ty, Luật Doanh nghiệp tư nhân ngày 21 tháng 12 năm1990 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công ty, Luật sửa đổi, bổsung một số điều của Luật Doanh nghiệp tư nhân ngày 22 tháng 6 năm 1994.
3.Những quy định trước đây trái với Luật này đều bị bãi bỏ.
Điều 123. Ápdụng đối với các doanh nghiệp được thành lập trước khi Luật này có hiệu lực
1.Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân đã thành lậptheo quy định của Luật Công ty, Luật Doanh nghiệp tư nhân ngày 21 tháng 12 năm1990 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công ty, Luật sửa đổi, bổsung một số điều của Luật Doanh nghiệp tư nhân ngày 22 tháng 6 năm 1994 khôngphải làm thủ tục đăng ký kinh doanh lại.
Đốivới công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có Điều lệ không phù hợp vớiquy định của Luật này, thì công ty đó phải sửa đổi, bổ sung Điều lệ trong thờihạn hai năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực. Trường hợp quá thời hạn này màĐiều lệ công ty không được sửa đổi, bổ sung, thì Điều lệ đó bị coi là không hợplệ.
2.Chính phủ hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi để hộ kinh doanh cá thể có quymô lớn đang hoạt động theo Nghị định số 66/HĐBT ngày 02 tháng 3 năm 1992 củaHội đồng Bộ trưởng chuyển thành doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh và hoạt độngtheo quy định của Luật này.
Hộkinh doanh cá thể có quy mô nhỏ thực hiện đăng ký kinh doanh và hoạt động theoquy định của Chính phủ.
Điều 124. Hướng dẫn thi hành
Chínhphủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này./.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Namkhóa X, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 12 tháng 6 năm 1999.