• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 13/09/1998
  • Ngày hết hiệu lực: 10/08/1999
TỔNG CỤC HẢI QUAN
Số: 05/1998/TT-TCHQ
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 29 tháng 8 năm 1998

THÔNG TƯ

Hướng dẫn thi hành Nghị định số 16/CP ngày 20/3/1996 vàNghị định 54/1998/NĐ-CP ngày 21/7/98

 của Chính phủvề xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan

 

Căn cứ khoản 2 Điều 35 Nghị định 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996 vàĐiều 7 Nghị định 54/1998/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ quy địnhviệc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan,Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1.Khi áp dụng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hảiquan, phải căn cứ vào Nghị định 16/CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnhvực quản lý Nhà nước về hải quan (những Điều còn hiệu lực thi hành) và Nghịđịnh 54/1998/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định 16/CP (Sau đâygọi chung là Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nướcvề hải quan).

2.Vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan là hành vi do cánhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý, hoặc vô ý xâm phạm các quy tắc quản lýNhà nước về hải quan mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, theo quyđịnh của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính về hải quan.

3.Cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều 1 được hiểu như sau:

a)Tổ chức gồm: Cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội theo quy địnhcủa pháp luật Việt Nam;

b)Cá nhân gồm: Người Việt Nam và người nước ngoài, người không quốc tịch có đủnăng lực hành vi theo quy định của pháp luật Việt Nam;

c)Cá nhân, tổ chức Việt Nam và nước ngoài có hành vi vi phạm các quy tắc quản lýNhà nước về hải quan, đều phải chịu trách nhiệm hành chính về hải quan theo quyđịnh tại Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nướcvề hải quan (gọi tắt là Nghị định) và các Nghị định khác của Chính phủ có quyđịnh thẩm quyền xử phạt của cơ quan Hải quan, trừ trường hợp Điều ước quốc tếmà Việt Nam tham gia hoặc ký kết có quy định khác.

4.Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hảiquan bao gồm: Người vận chuyển, người gửi hàng, người nhận hàng hoặc người đạidiện hợp pháp của họ, người kinh doanh kho ngoại quan, khi thực hiện vi phạmhành chính về hải quan; người mua bán, chứa chấp, vận chuyển hàng hoá, vật phẩmcó nguồn gốc xuất nhập khẩu trái phép; người mua bán không đúng quy định hànghoá thuộc đối tượng ưu đãi thuế quan; người có hành vi cản trở, xúc phạm nhânviên hải quan thi hành công vụ.

5.Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần. Nhiều người cùng thựchiện một vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt. Một ngườithực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi viphạm. Khi Quyết định xử phạt bằng tiền một người trong cùng thời điểm thực hiệnnhiều hành vi vi phạm hành chính thì được cộng lại thành mức phạt chung, nhưngphải ghi rõ mức phạt đối với từng hành vi. Nếu một trong các hành vi vi phạmtrên không thuộc thẩm quyền xử phạt của cấp mình thì chuyển toàn bộ hồ sơ, tangvật lên cấp có thẩm quyền xử phạt.

6.Đối với các vi phạm phức tạp, khó xác định là vi phạm hành chính hay hình sựthì người có thẩm quyền trao đổi với Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp, đồng thờigửi báo cáo Tổng cục Hải quan và chỉ ra quyết định xử phạt hành chính khi đã cóý kiến của Viện Kiểm sát nhân dân.

7.Hàng hoá, vật phẩm xuất khẩu, nhập khẩu là tang vật vi phạm hành chính thuộcđối tượng chịu thuế thì ngoài việc phạt tiền, cá nhân, tổ chức vi phạm còn buộcphải nộp đủ thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, các loại thuế khác và lệ phí hảiquan theo quy định của pháp luật.

8.Những hành vi vi phạm hành chính về hải quan quy định tại Nghị định trùng vớicác hành vi vi phạm hành chính được quy định tại các Nghị định khác được banhành sau, có xác định thẩm quyền xử phạt của Hải quan, thì xử phạt theo quyđịnh tại văn bản được ban hành sau cùng.

Trongtrường hợp văn bản quy phạm pháp luật mới có cùng giá trị pháp lý, quy địnhtrách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với vi phạm hành chính về hải quan xảy ra trướcngày văn bản có hiệu lực thì áp dụng văn bản mới.

9.a) Đối với những vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều cơ quanthì cơ quan nào phát hiện, lập biên bản đầu tiên, cơ quan đó ra quyết định xửphạt;

b)Những hành vi gian lậu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu chưa tới mức truy cứutrách nhiệm hình sự theo quy định tại Thông tư số 06/TTLN ngày 20 tháng 9 năm1996 của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao - Toà án tối cao - Bộ Nội vụ, do cơquan khác không có thẩm quyền xử phạt phát hiện được thì chuyển hồ sơ, tang vậtđể cơ quan Hải quan ra quyết định xử phạt theo quy định của Luật thuế xuấtkhẩu, thuế nhập khẩu;

c)Đối với những vụ vi phạm pháp luật hải quan đến mức truy cứu trách nhiệm hìnhsự mà không thuộc thẩm quyền của Hải quan thì khi chuyển giao hồ sơ cho cơ quantiến hành tố tụng, đồng thời chuyển vật chứng để cơ quan đó bảo quản theo quyđịnh tại khoản 2, Điều 57 Bộ luật Tố tụng hình sự, trừ trường hợp đặc biệt Thủtướng Chính phủ có chỉ đạo khác;

d)Đối với vi phạm hành chính mà hồ sơ liên quan đến nhiều đơn vị Hải quan thì đơnvị nào phát hiện, lập biên bản đầu tiên, đơn vị đó ra quyết định xử phạt; nhữngđơn vị liên quan có trách nhiệm chuyển giao đầy đủ tài liệu cần thiết theo yêucầu của đơn vị có thẩm quyền xử phạt; khi có ý kiến khác nhau trong việc xửphạt thì trong thời hạn quy định phải báo cáo xin ý kiến Tổng cục Trưởng Tổngcục Hải quan.

10.Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính về hải quan của các doanh nghiệp khuchế xuất, doanh nghiệp chế xuất trong khu công nghiệp, thì tuỳ theo tính chấtvà mức độ vi phạm mà áp dụng mức phạt tương ứng với các hành vi vi phạm đượcquy định trong Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về hải quan và các Nghịđịnh khác có quy định hành vi và thẩm quyền xử phạt của cơ quan Hải quan.

11.Những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính: Hàng hóa, vật phẩm, phươngtiện vận tải đưa vào Việt Nam do bị hoả hoạn, thiên tai, địch họa, sự kiện bấtngờ, trong tình thế khẩn thiết, có khai báo hải quan, cơ quan có thẩm quyềnkhác hoặc chính quyền địa phương theo đúng quy định của pháp luật thì không bịxử phạt hành chính. Trường hợp không khai báo sẽ bị xử phạt theo quy định tạiđiểm a khoản 2, Điều 6 Nghị định.

12.Trong Thông tư này, những cụm từ sau đây được hiểu như sau:

a)"Hàng hoá, vật phẩm": Là hàng hoá, hành lý, bưu phẩm, bưu kiện, ngoạihối, tiền Việt Nam và những vật phẩm khác, gọi chung là "hàng hoá, vậtphẩm".

b)"Mã hàng": Là mã số thuế theo quy định pháp luật về thuế xuất khẩu,thuế nhập khẩu.

c)"Hàng hoá khuyến khích xuất khẩu, nhập khẩu": Là hàng hoá xuất khẩu,nhập khẩu không phải quản lý bằng hạn ngạch, giấy phép, kế hoạch định hướng.

d)"Mức trung bình của khung hình phạt": Là mức trung bình cộng của mứcphạt tiền đầu và cuối của khung phạt đối với một vi phạm hành chính.

e)"Không đúng khai báo hải quan": Là sự khác nhau giữa hàng hoá, vậtphẩm khai báo hải quan với hàng hoá, vật phẩm thực xuất, thực nhập.

g)"Tái phạm": Được hiểu là trong thời hạn một năm kể từ ngày có quyếtđịnh xử phạt vi phạm hành chính về hải quan hoặc trong thời hạn chưa hết hiệulực thi hành quyết định xử phạt lại có vi phạm hành chính mới tương tự về hảiquan.

h)"Vi phạm nhiều lần": Là hành vi vi phạm hành chính về hải quan xảy ranhiều lần đối với một chủ thể trong lĩnh vực hải quan trong vòng một năm, kể từthời điểm vi phạm hành chính về hải quan được phát hiện trước đó.

i)"Đưa hàng hoá trái phép vào Việt Nam": Là hành vi đưa hàng hoá vàoViệt Nam trái với các quy định của luật pháp Việt Nam.

13-Khi tiếp nhận bộ hồ sơ hải quan để làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoávật phẩm, cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải kiểm tra, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quyđịnh thì hướng dẫn người khai bổ sung các chứng từ còn thiếu, không lập biênbản vi phạm.

II. ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC XỬ PHẠT.

1.Hình thức xử phạt: Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính về hải quanphải chịu một trong các hình thức phạt chính là: Cảnh cáo hoặc phạt tiền.

a)Cảnh cáo: áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nhỏ, lần đầu cótình tiết giảm nhẹ, được quy định tại khoản 1 thuộc các Điều 6, 8, 9a, 9b, 11và Điều 10 Nghị định.

b)Ngoài hình thức phạt chính, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm của cá nhân, tổchức, có thể còn bị áp dụng các hình thức phạt bổ sung sau:

Tịchthu tang vật, phương tiện vi phạm;

Tướcquyền sử dụng giấy phép.

Cáchình thức phạt bổ sung trên không được áp dụng độc lập mà phải áp dụng kèm theohình thức phạt chính.

2.Cá nhân, tổ chức bị áp dụng hình thức phạt chính, phạt bổ sung trên còn có thểbuộc phải thực hiện các biện pháp hành chính khác quy định tại Nghị định như:

Buộc tái xuất hàng hoá, vật phẩm;

Đìnhchỉ làm thủ tục hải quan;

Buộctiêu huỷ hàng hoá, vật phẩm.

Biệnpháp hành chính khác được áp dụng kèm theo hình thức phạt chính, không áp dụngđộc lập.

3.Chỉ áp dụng hình thức phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép đối với giấyphép trực tiếp liên quan đến hàng hoá, vật phẩm, phương tiện vận tải là tangvật vi phạm.

Cáccấp Hải quan có thẩm quyền xử phạt chỉ được tước quyền sử dụng giấy phép đốivới giấy phép do cơ quan Hải quan cấp. Trường hợp các giấy phép do cơ quan kháccấp, cơ quan Hải quan thông báo bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền cấpphép, đề nghị tước quyền sử dụng giấy phép; sau khi thực hiện đề nghị của Hảiquan, cơ quan có thẩm quyền cấp phép thông báo kết quả cho cơ quan Hải quan.

Khiphát hiện giấy phép giả mạo, giấy phép cấp không đúng thẩm quyền hoặc có nộidung trái pháp luật, phải lập biên bản thu giữ, sau đó thông báo bằng văn bảncho cơ quan Nhà nước, tổ chức liên quan biết.

4.Thời hạn quy định làm thủ tục hải quan nói tại khoản 1 và thời gian đi đến củaphương tiện vận tải nói tại điểm a, khoản 2 Điều 6 là thời hạn quy định tạikhoản 1 Điều 3 Bản quy định cụ thể về thủ tục hải quan và lệ phí hải quan banhành kèm theo Nghị định 171/HĐBT ngày 27 tháng 5 năm 1991;

5.Đối với quy định tại điểm b khoản 2 Điều 6 Nghị định, chỉ xử phạt nếu tronggiấy phép, tờ khai hải quan, quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc cácgiấy tờ khác theo quy định của pháp luật, có quy định thời gian phải tái nhậphoặc tái xuất.

6.Đối với quy định tại khoản 1, Điều 7, chỉ xử phạt khi xác định đối tượng đượcgiao bảo quản niêm phong hải quan có thực hiện hành vi vi phạm hành chính.

7.Đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3, Điều 7 mà tự ý tiêu thụ hàng hoá,vật phẩm, trong trường hợp số hàng hoá vật phẩm đó là tang vật vi phạm hànhchính khác bị áp dụng phạt bổ sung tịch thu sung công quỹ, thì ngoài việc xửphạt theo khoản 3, Điều 7, phải thu hồi lại tiền bán hàng theo giá bán thực tế.Trường hợp cần thiết để đảm bảo thực hiện quyết định xử phạt thì thu hồi sốtiền bằng số tiền bị xử phạt.

8.Chủ thể "vi phạm quy định về trao đổi hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của cưdân biên giới", bao gồm cư dân khu vực biên giới và ngoài khu vực biêngiới. Trị giá và mặt hàng cư dân biên giới được phép trao đổi phải theo quyđịnh của pháp luật hiện hành; Nếu Điều ước quốc tế về trao đổi hàng hoá của cưdân biên giới có quy định khác thì thực hiện theo Điều ước quốc tế.

Cáchình thức xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, vật phẩm dưới hình thức khác tại Cửakhẩu biên giới đường bộ, phải tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về Hảiquan và pháp luật liên quan.

9.Hành vi xuất khẩu, nhập khẩu quà biếu trái quy định của Nhà nước về xuất nhậpkhẩu quy định tại khoản 2 Điều 9a là hành vi xuất khẩu, nhập khẩu bằng hìnhthức quà biếu hàng hoá, vật phẩm thuộc diện quản lý bằng hạn ngạch, giấy phép,kế hoạch định hướng, hàng hoá tạm ngưng xuất khẩu, nhập khẩu hoặc hàng hoá, vậtphẩm cấm xuất khẩu, nhập khẩu.

Trongtrường hợp quà biếu xuất khẩu, nhập khẩu vượt tiêu chuẩn Nhà nước quy định, cókhai báo hải quan, là hàng hoá khuyến khích xuất khẩu, nhập khẩu, không quản lýbằng hạn ngạch, kế hoạch định hướng hoặc xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện khácthì không xử phạt; nhưng người xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá đó phải thực hiệnđầy đủ nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

Trườnghợp sau khi đã kiểm tra hải quan mà người nhận quà biếu từ chối nhận, thì đượcphép đưa quà biếu đó ra khỏi lãnh thổ Việt Nam (trừ ma tuý, tài liệu phản động,vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ, trang thiết bị kỹ thuật quân sự).

10.Đối với các trường hợp xuất khẩu, nhập khẩu hành lý không khai báo hoặc khaibáo không đúng quy định của khai báo hải quan (quy định trong nội dung tờ khaihải quan) mà không thuộc quy định tại khoản 2 Điều 9b thì xử phạt theo quy địnhtại khoản 1 Điều này.

Trongtrường hợp hành lý xuất khẩu, nhập khẩu vượt tiêu chuẩn Nhà nước quy định, cókhai báo hải quan là hàng hoá khuyến khích xuất khẩu, nhập khẩu thì xử lý nhưđiểm 9 phần II Thông tư này.

Cáctrường hợp xuất khẩu, nhập khẩu văn hoá phẩm không mang tính chất quà biếu,hành lý thì xử lý theo quy định tại Điều 12 Nghị định 88/CP ngày 14/12/1995 củaChính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính các hoạt động văn hoá, dịch vụvăn hoá và phòng chống một số tệ nạn xã hội.

Trườnghợp xuất khẩu, nhập khẩu quà biếu, hành lý thuộc loại hàng cấm xuất khẩu, cấmnhập khẩu (trừ ma tuý, tài liệu phản động, vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ, trangthiết bị kỹ thuật quân sự) có khai báo hải quan thì không được phép xuất khẩuhoặc nhập khẩu và không xử phạt.

11.Phương tiện vận tải chở hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, chuyển khẩuquy định tại Nghị định bao gồm phương tiện vận tải trên không, trên biển, trênsông, trên bộ di chuyển trong khu vực kiểm soát hải quan;

11.1)Hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 11 bao gồm cả phương tiện vận tải chởhàng hoá xuất khẩu xuất phát từ một cảng của Việt Nam hoặc chở hàng chuyểnkhẩu, cập cảng không có trong hành trình của tàu, nhưng không khai báo hải quantheo quy định tại khoản 1, Điều 3 Bản quy định về thủ tục hải quan và lệ phíhải quan ban hành kèm theo Nghị định 171/HĐBT.

11.2)Hàng hoá, vật phẩm không khai báo hải quan trên phương tiện vận tải xuất cảnh,nhập cảnh trong khu vực kiểm soát hải quan, không phải thuộc sở hữu của thuyềnviên thì xử lý theo quy định tại điểm a, khoản 4 Điều 11 Nghị định. Trường hợpxác định được đối tượng thực hiện hành vi vi phạm là người điều khiển, ngườiphục vụ trên phương tiện vận tải... hoặc hành khách xuất nhập cảnh thì xử phạttheo quy định tại Điều 9b Nghị định.

11.3)Khi phát hiện được hàng hoá, vật phẩm có nguồn gốc nhập khẩu trái phép, hànghoá quá cảnh, tạm nhập, tái xuất tiêu thụ trên thị trường Việt

Namthì căn cứ vào điểm b, khoản 4 Điều 11 và khoản 2 Điều 17 của Nghị định để xửphạt.

12.Đối với các vi phạm quy định tại Điều 12a Nghị định:

12.1)Vi phạm quy định tại điểm a khoản 2, điểm b, c khoản 3 Điều 12a dẫn đến thấtthu thuế thì xử lý như sau:

Nếucó đủ căn cứ pháp lý khẳng định hành vi trốn thuế được quy định tại Điều 169 Bộluật Hình sự mà số thuế ẩn lậu dưới 50.000.000 đồng Việt Nam, nhưng đã bị xử lýhành chính về hành vi trốn thuế, hoặc đã bị kết án nhưng chưa được xoá án vềtội trốn thuế; hoặc số thuế ẩn lậu có số lượng lớn từ 50.000.000 đồng Việt Namtrở lên thì Cục trưởng Cục Hải quan Tỉnh, Thành phố không xử phạt vi phạm hànhchính, chuyển hồ sơ sang cơ quan Điều tra xử lý theo thẩm quyền. Trường hợpkhông đủ các yếu tố cấu thành tội trốn thuế thì tuỳ theo tính chất, mức độ viphạm mà xử phạt theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Khikhông có đủ căn cứ xác định được hành vi vi phạm dẫn đến thất thu tiền thuếxuất khẩu, thuế nhập khẩu thì tùy theo tính chất hành vi, mức độ vi phạm mà xửphạt theo khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 12a Nghị định.

12.2)Đối với hành vi không chịu nhận thông báo thu thuế, quyết định xử phạt vi phạmhành chính theo Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; nộp chậm tiền thuế, tiềnphạt hoặc dây dưa nộp thuế, nộp phạt thì lập biên bản vi phạm để xử phạt theoquy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 22/CP về xử phạt vi phạm hành chính tronglĩnh vực thuế.

12.3)Trong trường hợp nhập khẩu hàng hoá để góp vốn vào liên doanh đầu tư mà khaibáo trị giá hàng hoá cao hơn thực tế, nếu xác định việc giả mạo giấy tờ để tănggóp vốn đầu tư thì ngoài việc phạt về hành vi khai sai trị giá, còn xử phạt vềhành vi giả mạo giấy tờ; nếu có dấu hiệu phạm tội thì chuyển cho cơ quan Điềutra.

12.4)Trường hợp khai báo tên hàng hoá, vật phẩm bằng tiếng Việt Nam chưa chính xácso với tên hàng hoá bằng tiếng Anh trên chứng từ trong hồ sơ hải quan và tàiliệu kỹ thuật liên quan (nếu có) do dịch thuật, thì yêu cầu dịch lại chính xác,không xử phạt.

13.Đối với hành vi vi phạm liên quan đến giấy phép và văn bản thay thế giấy phép:

13.1)Giấy phép quá hạn:

a)Hàng xuất khẩu: Chủ hàng phải xin gia hạn giấy phép mới cho làm thủ tục xuấtkhẩu, đồng thời xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 01/CP về xửphạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại;

b)Hàng nhập khẩu: Nếu khi ký hợp đồng, hoặc khi xếp hàng lên phương tiện vận tảihiệu lực giấy phép vẫn còn, nhưng khi hàng về tới cảng giấy phép hoặc hợp đồnghết hạn thì xử phạt về hành vi sử dụng giấy phép quá hạn để nhập khẩu hàng hóa,theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 01/CP về xử phạt vi phạm hành chínhtrong lĩnh vực thương mại, không coi đây là trường hợp nhập khẩu trái phép.

13.2)Trường hợp hàng hoá nhập khẩu không đúng nội dung giấy phép, nhưng tang vật viphạm là hàng hoá khuyến khích nhập khẩu, không phải là đối tượng chịu thuế,hoặc là vật tư máy móc góp vốn liên doanh đầu tư thuộc công nghệ tiên tiến phùhợp với yêu cầu sử dụng, được xác nhận của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩmquyền, có khai báo hải quan thì không xử phạt, nhưng phải thực hiện các nghĩavụ tài chính theo quy định của pháp luật.

13.3)Đối với các trường hợp xuất khẩu, nhập khẩu không đúng nội dung giấy phép hoặckhông có giấy phép nhưng không phải là giấy phép trực tiếp xuất khẩu, nhập khẩunhư giấy phép kinh doanh ngành hàng, giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu, giấyphép nhập dây chuyền sản xuất để góp vốn đầu tư theo Luật Đầu tư, giấy phépkinh doanh chuyển khẩu, kinh doanh theo phương thức tạm nhập, tái xuất, kinhdoanh cửa hàng miễn thuế... thì xử phạt theo quy định tại các Điều 15, 16, 17,19 Nghị định 01/CP.

13.4)Trường hợp nhập khẩu không đúng với khai báo hải quan mà người nhận hàng từchối nhận, trả lại người bán với lý do xác đáng, phù hợp với Luật Thương mại vàquy định khác của pháp luật Việt Nam, tập quán thương mại quốc tế, không có dấuhiệu hợp pháp hoá cho các lô hàng buôn lậu, thì xử lý theo quy định tại khoản 3Điều 12a Nghị định, buộc đưa hàng hoá ra khỏi Việt Nam.

Trườnghợp nhập khẩu hàng hoá, vật phẩm đúng với khai báo hải quan (không phải là hànghoá, vật phẩm cấm xuất khẩu, nhập khẩu) mà người nhận hàng từ chối nhận, trảlại người bán thì được phép đưa hàng hoá, vật phẩm đó ra khỏi Việt Nam và khôngbị xử phạt, nhưng phải kiểm tra thực tế chặt chẽ mới cho thực hiện.

13.5)Trường hợp xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, vật phẩm không đúng với khai báo hảiquan nhưng không ảnh hưởng đến tiền thuế và các nghĩa vụ tài chính phải nộp,chính sách mặt hàng, vệ sinh môi trường hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật chung thìkhông xử phạt, nếu pháp luật không quy định khác.

14.Trường hợp khai báo đúng hàng hoá, vật phẩm thực xuất khẩu, nhập khẩu, nhưng ápmã sai lần đầu, hải quan sẽ hướng dẫn áp mã lại cho chính xác và không xử phạt.Nếu đã được hướng dẫn một lần mà tiếp tục áp mã sai thì áp dụng điểm b, khoản3, Điều 12a để xử phạt.

15.Đối với quy định tại điểm d, khoản 8 Điều 12a, Cục trưởng Cục Hải quan Tỉnh,Thành phố phải báo cáo đầy đủ, kịp thời để Tổng cục Trưởng Tổng cục Hải quanquyết định việc giải phóng hàng hoá hoặc uỷ quyền cho Cục trưởng Hải quan chịutrách nhiệm giải phóng hàng hoá.

16.Quy định tại điểm e, điểm g, khoản 5 Điều 12a Nghị định không áp dụng đối vớitrường hợp hàng hoá, vật phẩm đưa vào Việt Nam trên cơ sở hợp đồng thương mại,phù hợp với giấy phép kinh doanh của người nhập khẩu mà trong thời hạn quy địnhtại khoản 1, Điều 3 Bản quy định cụ thể về thủ tục hải quan và lệ phí hải quanban hành kèm theo Nghị định 171/HĐBT, người nhập khẩu đã xuất trình được giấyphép.

17.Những viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự lợi dụng quyền ưu đãi miễn trừ ngoạigiao để thực hiện hoạt động thương mại ngoài phạm vi chức năng chính thức củahọ, vi phạm hành chính về hải quan thì trước khi xử phạt, cần trao đổi với cơquan Ngoại giao.

Nhữngtrường hợp không được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao, nhưng lợi dụngquyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao để trốn tránh sự kiểm tra hải quan nhằm xuấtkhẩu, nhập khẩu hàng hoá trái phép, trốn lậu thuế hoặc giả mạo các giấy tờ để đượcnhập khẩu hàng hoá theo tiêu chuẩn ưu đãi miễn trừ hải quan, mà chưa đến mứctruy cứu trách nhiệm hình sự, đều bị xử phạt theo quy định tại điểm a, khoản 5Điều 12a Nghị định.

18.Vi phạm quy định về xuất khẩu, nhập khẩu ngoại hối:

a)Các trường hợp khai khống ngoại hối có số lượng lớn tương đương 5.000.000 đồngViệt Nam trở lên đều bị xử phạt;

b)Khi vi phạm khoản 4 Điều 13 Nghị định mà số ngoại hối khai khống tương đương100.000.000 đồng trở lên, nếu có tình tiết tăng nặng, thì tuỳ theo tính chất vàmức độ vi phạm mà quyết định xử phạt vi phạm hành chính hay truy cứu tráchnhiệm hình sự;

c)Trường hợp xuất khẩu, nhập khẩu ngoại hối trái phép nhưng cố tình giấu diếm đểtrốn tránh sự kiểm tra hải quan thì ngoài việc phạt tiền theo quy định tại cáckhoản 1, 2, 5, 6 Điều 13 Nghị định, còn bị tịch thu tang vật vi phạm sung côngquỹ, trừ số ngoại hối theo quy định của pháp luật được miễn khai báo hải quan.

19. Vi phạm quy địnhvề xuất khẩu, nhập khẩu tiền Việt Nam:
a) Vi phạm khoản 1 Điều 14 Nghị định không có tình tiết tăng nặng, tang vật viphạm dưới 10.000.000 đồng thì áp dụng hình thức phạt cảnh cáo;

b)Vi phạm khoản 1, 2, 3 Điều 14 khi xuất khẩu, ngoài việc phạt tiền còn bị đìnhchỉ xuất khẩu;

c)Vi phạm khoản 1, 2, 3 Điều 14, nếu cố tình giấu diếm để trốn tránh sự kiểm trahải quan thì ngoài việc bị phạt tiền còn bị tịch thu tang vật, phương tiện viphạm sung công quỹ.

III. THẨM QUYỀN XỬ PHẠT.

1.Thủ trưởng trực tiếp của nhân viên hải quan, bao gồm Đội trưởng Đội công tácnghiệp vụ thuộc cửa khẩu và Phòng nghiệp vụ, do Cục trưởng Cục Hải quan Tỉnh vàThành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Hải quan Tỉnh) bổ nhiệm;các Phòng nghiệp vụ không tổ chức Đội, được thực hiện thẩm quyền xử phạt theoquy định tại khoản 1 Điều 16 của Nghị định. Cấp trên trực tiếp của Đội trưởngcác Đội công tác nghiệp vụ có trách nhiệm kiểm tra và yêu cầu những người thuộcquyền chấp hành đúng các quy định của pháp luật khi ra quyết định xử phạt.Những trường hợp chủ thể vi phạm là người nước ngoài hoặc vụ việc có tình tiếtphức tạp thì chuyển lên cấp lên trực tiếp để ra quyết định xử phạt.

2.Trưởng Hải quan cửa khẩu, Đội trưởng Đội Kiểm soát thuộc Cục Hải quan Tỉnh; Độitrưởng Đội Kiểm soát thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu thực hiện thẩm quyền xửphạt theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Nghị định.

Quyếtđịnh xử phạt 2.000.000 đồng và quyết định tịch thu tang vật, phương tiện có giátrị 5.000.000 đồng trở lên, những người có thẩm quyền trên đây phải gửi lên Cụctrưởng Cục Hải quan Tỉnh, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu (nếu là quyếtđịnh của Đội Kiểm soát thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu) để gửi sang Viện Kiểmsát nhân dân Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương nơi có trụ sở Hải quan Tỉnh.

Đốivới những hành vi vi phạm có mức phạt tiền trên 2.000.000 đồng hoặc tịch thutang vật có trị giá trên 20.000.000 đồng, Trưởng Hải quan cửa khẩu, Đội trưởngĐội Kiểm soát Hải quan thuộc Cục Hải quan Tỉnh phải làm báo cáo, chuyển hồ sơ,tang vật lên Cục trưởng Cục Hải quan Tỉnh ra quyết định xử phạt.

Nhữngtrường hợp vượt thẩm quyền xử phạt của Đội trưởng Đội Kiểm soát thuộc Cục Điềutra chống buôn lậu, thì vi phạm được phát hiện, lập biên bản tại địa bàn quảnlý của Hải quan khu vực nào, sẽ chuyển giao Cục trưởng Cục Hải quan nơi đó raquyết định xử phạt.

TrưởngHải quan cửa khẩu, Đội trưởng Đội Kiểm soát hải quan thuộc Cục Hải quan Tỉnhhoặc thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu, được xử phạt theo quy định của Luậtthuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu với mức phạt tối đa là 20.000.000 đồng.

3.Cục trưởng Hải quan Tỉnh thực hiện quyền xử phạt theo quy định tại khoản 3 Điều16 của Nghị định.

a)Đối với những vụ vi phạm có tình tiết phức tạp, hoặc áp dụng hình thức phạt bổsung mà tang vật tịch thu trị giá trên 200.000.000 đồng thì Cục trưởng Cục Hảiquan Tỉnh phải gửi hồ sơ và báo cáo xin ý kiến Tổng cục Trưởng Tổng cục Hảiquan; chỉ khi được sự đồng ý của Tổng cục Trưởng Tổng cục Hải quan mới được raquyết định xử phạt;

b)Đối với những vụ vi phạm áp dụng hình thức phạt tiền có mức phạt trên20.000.000 đồng thì làm thủ tục chuyển hồ sơ sang Uỷ ban nhân dân Tỉnh, Thànhphố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân Tỉnh) nơi bắtgiữ để Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Tỉnh ra quyết định xử phạt. Sau khi có quyếtđịnh xử phạt, Cục trưởng Cục Hải quan Tỉnh phải báo cáo lên Tổng cục TrưởngTổng cục Hải quan;

c)Đối với những vi phạm pháp luật Hải quan do Đội Kiểm soát cơ động trên biểnphát hiện, lập biên bản vi phạm, bắt giữ ở vùng lãnh hải, thềm lục địa, vùngđặc quyền kinh tế hoặc những địa bàn chưa có tổ chức Hải quan mà vượt thẩmquyền của Đội kiểm soát, thì đưa về trụ sở Hải quan nơi gần nhất để thực hiệnxử phạt theo quy định chung;

d)Hồ sơ vụ vi phạm hành chính về hải quan khi chuyển sang Chủ tịch Uỷ ban nhândân Tỉnh phải kèm theo bản tóm tắt nội dung sự việc và ý kiến của Cục trưởngCục Hải quan Tỉnh về biện pháp xử lý. Thủ tục bàn giao hồ sơ những vụ vi phạmhành chính về hải quan có mức phạt trên 20.000.000 đồng sang Uỷ ban nhân dânTỉnh phải thực hiện theo đúng quy định chung. Thời gian xem xét giải quyết ởmỗi cấp được quy định như sau:

Trongthời hạn 10 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính, Cục trưởng Cụchải quan Tỉnh phải gửi hồ sơ, kiến nghị biện pháp xử phạt vi phạm hành chínhsang Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Tỉnh xem xét; trong thời hạn từ 5 đến 7 ngày, kểtừ ngày nhận được hồ sơ, kiến nghị biện pháp xử phạt của Cục trưởng Hải quan,Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Tỉnh ra quyết định xử phạt. Tang vật vi phạm vẫn giữtại kho của Hải quan để bảo quản. Riêng tang vật là ngoại tệ, đồng Việt Nam,kim khí quý, đá quý phải niêm phong và gửi kho bạc Nhà nước;

e)Các vụ vi phạm hành chính do cơ quan Hải quan chuyển sang Chủ tịch Uỷ ban nhândân Tỉnh giải quyết theo thẩm quyền, thì sau khi có quyết định xử phạt của Chủtịch Uỷ ban nhân dân Tỉnh, Cục trưởng Hải quan nơi thụ lý vụ vi phạm hành chínhchịu trách nhiệm thi hành quyết định xử phạt. Hàng tháng, Cục trưởng Hải quanphải báo cáo kết quả việc thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính củaChủ tịch Uỷ ban nhân dân Tỉnh với Tổng cục Trưởng Tổng cục Hải quan;

g)Trong trường hợp Cục Hải quan phụ trách nhiều Tỉnh, các vụ vi phạm hành chínhvề hải quan bắt giữ tại địa bàn tỉnh nào thì chuyển sang Chủ tịch Uỷ ban nhândân tỉnh nơi đã bắt giữ ra quyết định xử phạt, nếu vượt thẩm quyền xử phạt củaCục trưởng Cục Hải quan Tỉnh;

h)Thẩm quyền xử phạt theo Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của Cục trưởng CụcHải quan Tỉnh thực hiện theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩuvà các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Đối vớisố thuế ẩn lậu ở dưới mức truy cứu trách nhiệm được quy định tại Thông tư số06/TTLB ngày 20/9/1996 của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tốicao, Bộ Nội vụ hướng dẫn xử lý tội trốn thuế thì Cục trưởng Hải quan Tỉnh đượcphạt tiền đến 5 lần số thuế ẩn lậu, nhưng tối đa khi phạt 1 lần thuế ẩn lậuphải dưới 50 triệu đồng; khi phạt 5 lần thuế ẩn lậu phải dưới 250 triệu đồng.

Đốivới những trường hợp có mức phạt vượt quy định nêu trên thì Cục trưởng Cục Hảiquan Tỉnh chỉ ra quyết định xử phạt theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuếnhập khẩu khi có ý kiến bằng văn bản của cơ quan Điều tra không truy cứu tráchnhiệm hình sự. Sau khi ra quyết định xử phạt phải báo cáo Tổng cục trưởng Tổngcục Hải quan.

IV. THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ ĐẢMBẢO VIỆC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH

1.Khi áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính phải tuân thủ cácnguyên tắc sau đây:

a)Chỉ những người có thẩm quyền quy định tại Điều 19 Nghị định mới được tạm giữngười theo thủ tục hành chính;

b)Khi tạm giữ người phải có quyết định bằng văn bản và phải giao cho người bị tạmgiữ một bản;

c)Chỉ tạm giữ người theo thủ tục hành chính trong trường hợp cần thu thập, xácminh những tình tiết quan trọng để làm căn cứ ra quyết định xử phạt hành chínhhoặc để ngăn chặn, đình chỉ ngay những vi phạm hành chính.

2.Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

a)Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hảiquan, phải tiến hành lập biên bản vi phạm và xem xét hành vi đó có phải áp dụngbiện pháp tạm giữ tang vật hay không; chỉ tạm giữ tang vật khi xác định hành vivi phạm đó có thể phải áp dụng hình thức phạt bổ sung là tịch thu tang vật sungcông quỹ hoặc số tang vật có trị giá tương đương với mức phạt theo hành vi viphạm để đảm bảo thực hiện quyết định xử phạt. Trường hợp chưa xác định được cóvi phạm xảy ra hay không, thì chỉ lưu mẫu tang vật. Đối với tang vật là ngoạihối của hành khách xuất nhập cảnh, chỉ tạm giữ số ngoại hối vượt tiêu chuẩntheo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Đối với tang vật là nguyên liệusản xuất hàng gia công, nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu, hàng góp vốn đầu tưliên doanh, hàng nhập khẩu theo vốn ODA được miễn thuế, hàng gửi kho ngoạiquan, mà có trong giấy phép, hợp đồng thì chỉ lưu mẫu, cho giải phóng hàng vàyêu cầu các đối tượng này có văn bản cam kết thực hiện quyết định xử phạt saunày.

Khiáp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giữ tang vật phải tuân thủ đúng quy định vềthời hạn tạm giữ và xử lý tang vật, phương tiện vi phạm theo quy định tại khoản5, Điều 41 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.

Tổchức, cá nhân nếu không thực hiện đúng quy định về thời hạn tạm giữ tang vật,phương tiện vi phạm gây thiệt hại vật chất cho chủ hàng thì Cục trưởng Hải quancác địa phương hoặc Thủ trưởng đơn vị là cấp trên của người ra quyết định tạmgiữ hoặc người được uỷ quyền thuộc cơ quan Tổng cục Hải quan phải chịu tráchnhiệm giải quyết bồi thường thiệt hại vật chất cho chủ hàng theo Điều 7, 8, 9,10, 11 Nghị định 47/CP ngày 3/5/1997 quy định về bồi thường thiệt hại do côngchức, viên chức Nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gâyra. Sau đó, xác định mức bồi thường thiệt hại của cá nhân, người có thẩm quyềntạm giữ gây ra, theo Điều 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18 Nghị định 47/CP;

b)Những người có thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính thì có quyềntạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm theo thủ tục hành chính;

c)Đội trưởng Đội công tác nghiệp vụ chỉ được tạm giữ tang vật, phương tiện viphạm hành chính trong trường hợp phạm pháp quả tang, mà nếu không áp dụng biệnpháp tạm giữ thì tang vật, phương tiện vi phạm hành chính sẽ bị tẩu tán, đánhtráo để xoá dấu vết. Nhưng trong thời hạn không quá 24 giờ kể từ khi tạm giữ,người ra quyết định phải báo cáo Thủ trưởng trực tiếp theo quy định tại Điều 19Nghị định và phải được sự đồng ý bằng văn bản;

d)Để đảm bảo việc ngăn chặn hành chính kịp thời, có hiệu quả, Cục trưởng Cục Hảiquan Tỉnh được uỷ quyền cho Trưởng phòng Điều tra chống buôn lậu tạm giữ tangvật, phương tiện vi phạm hành chính. Người uỷ quyền và người được uỷ quyền phảichịu trách nhiệm về quyết định của mình.

3.Khám người theo thủ tục hành chính.

a)Thẩm quyền và trình tự khám người theo thủ tục hành chính phải tuân thủ cácđiều kiện quy định tại Điều 21 Nghị định.

b)Nhân viên Hải quan đang thi hành công vụ được phép khám người theo thủ tục hànhchính. Trước khi khám, bắt buộc phải cho người bị khám xem Chứng minh thư Hảiquan; phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình và phải báocáo ngay cho Thủ trưởng đơn vị phụ trách trực tiếp.

4.Khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính.

a)Nhân viên Hải quan đang thi hành công vụ có quyền khám phương tiện vận tải, đồvật theo thủ tục hành chính, trừ trường hợp phương tiện vận tải là tàu biển,máy bay, tàu hoả của Việt nam và nước ngoài vận chuyển trên các tuyến đườngquốc tế thì phải có quyết định của Trưởng Hải quan cửa khẩu hoặc cấp tương đươngtrở lên;

b)Việc khám phương tiện vận tải, đồ vật của các đối tượng được hưởng ưu đãi miễntrừ ngoại giao, miễn trừ lãnh sự phải tuân thủ các quy định của Điều ước quốctế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia và phải có quyết định của Tổng cục TrưởngTổng cục Hải quan.

Khicó cơ sở khẳng định hành lý của người được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoạigiao, miễn trừ lãnh sự xuất cảnh, nhập cảnh chứa đựng những đồ vật không được hưởngưu đãi, hoặc chứa những đồ vật thuộc loại Nhà nước Việt Nam cấm xuất khẩu, nhậpkhẩu hoặc không tuân thủ các chế độ kiểm dịch của Việt Nam, thì việc khám xétthực hiện theo quyết định của Tổng cục Trưởng Tổng cục Hải quan, trước mặt viênchức ngoại giao hoặc người được uỷ quyền đại diện cho họ.

5.Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Khixét thấy cần khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trongkhu vực kiểm soát hải quan thì cơ quan Hải quan phải phối hợp với các cơ quancó thẩm quyền để thực hiện việc khám xét theo quy định tại Điều 44 Pháp lệnh xửlý vi phạm hành chính.

V- THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ THỰC HIỆNQUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH.

1.Khi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về Hải quan bằnghình thức cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 20.000 đồng thì không phải lập biên bảnvi phạm mà ra quyết định xử phạt tại chỗ.

2.Quyết định xử phạt vi phạm hành chính có thể ghi ngày có hiệu lực (như trườnghợp xử phạt đối với người nước ngoài vắng mặt; những trường hợp vì điều kiệnthời gian, không gian hoặc những lý do khác không thể thực hiện được đầy đủquyết định trong thời gian 5 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt).

3.Đối với những trường hợp áp dụng hình thức phạt tiền hoặc phạt tiền kèm tịchthu tang vật, phương tiện vi phạm mà quá thời hạn chấp hành Quyết định xử phạt,đương sự cố tình không thực hiện nộp phạt thì phải tổ chức việc cưỡng chế.

Căncứ vào điểm c, khoản 3 Điều 30 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính thì Cục trưởngCục Hải quan cấp Tỉnh được áp dụng hình thức cưỡng chế thi hành quyết định xửphạt bằng biện pháp đình chỉ làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá, vật phẩmxuất khẩu, nhập khẩu và chỉ thực hiện biện pháp này sau khi đã phối hợp với cáccơ quan quy định tại Điều 30 Nghị định mà không thực hiện được các biện pháp cưỡngchế khác, khi đương sự cố tình không thực hiện quyết định xử phạt.

VI. GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI.

1.Khiếu nại việc áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính.

a)Cá nhân, tổ chức bị áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành chính như tạm giữ người;tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; khám người; khám phương tiệnvận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính quy định tại các Điều 18, 19, 20, 21,22 Nghị định thì cá nhân, tổ chức hoặc người đại diện hợp pháp của họ đượcquyền khiếu nại lên cấp trên trực tiếp của người đã ra quyết định áp dụng cácbiện pháp ngăn chặn;

b)Việc giải quyết khiếu nại phải thực hiện trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhậnđược khiếu nại, bằng Quyết định giữ nguyên các biện pháp ngăn chặn, thay đổihoặc huỷ bỏ một phần hay toàn bộ biện pháp ngăn chặn.

2.Khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hải quan.

Ngườicó thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hải quan có tráchnhiệm giải quyết khiếu nại lần thứ nhất.

Đốivới quyết định của Đội trưởng Đội công tác nghiệp vụ thì Trưởng phòng nghiệpvụ, Trưởng Hải quan cửa khẩu giải quyết khiếu nại lần thứ hai.

Đốivới các quyết định xử phạt của Trưởng Hải quan cửa khẩu, Đội trưởng Đội Kiểmsoát hải quan, Trưởng phòng nghiệp vụ (nếu không thành lập Đội) thì thẩm quyềngiải quyết khiếu nại lần 2 là Cục trưởng Cục Hải quan Tỉnh hoặc Cục trưởng CụcĐiều tra chống buôn lậu.

Đốivới các Quyết định xử phạt của Cục trưởng Cục Hải quan Tỉnh, Thành phố thì thẩmquyền giải quyết khiếu nại lần thứ hai là Tổng cục Trưởng Tổng cục Hải quan.

Tổngcục Trưởng Tổng cục Hải quan giải quyết khiếu nại lần thứ hai đối với các quyếtđịnh xử phạt của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Tỉnh; nếu Chủ tịch Uỷ ban nhân dânTỉnh đồng ý với quyết định của Tổng cục Trưởng Tổng cục Hải quan thì ra quyếtđịnh sửa đổi quyết định của mình. Trường hợp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Tỉnhkhông đồng ý với quyết định của Tổng cục Trưởng Tổng cục Hải quan thì Chủ tịchUỷ ban nhân dân cấp Tỉnh khiếu nại lên Tổng Thanh tra Nhà nước.

Mọikhiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nướcvề Hải quan được giải quyết theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và điều 31,32 của Nghị định, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính. Trường hợpngười khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của người cóthẩm quyền giải quyết khiếu nại, thì có quyền khiếu nại lên cấp trên trực tiếpcủa họ hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án có thẩm quyền. Trong trườnghợp vừa có khiếu nại lên cấp trên trực tiếp (của người có thẩm quyền giải quyếtkhiếu nại), vừa có đơn khởi kiện vụ án hành chính thì thực hiện theo Điều 13Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính.

3.Khi giải quyết khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hành chính, người có thẩmquyền giải quyết khiếu nại phải căn cứ vào khoản 3, Điều 88 Pháp lệnh xử lý viphạm hành chính và mẫu ấn chỉ HC20 để ra quyết định giải quyết khiếu nại.

VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.

1.Vụ Pháp chế Tổng cục Hải quan có trách nhiệm tổ chức phối hợp với các Vụ, Cụcliên quan thuộc Tổng cục Hải quan, thực hiện phúc tra quyết định xử phạt viphạm hành chính về hải quan và kiểm tra việc tuân theo pháp luật trong quátrình thực hiện xử phạt để đảm bảo việc xử phạt vi phạm hành chính về hải quanđúng quy định của pháp luật.

2.Cục trưởng Cục Hải quan Tỉnh tổ chức kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện nguyêntắc, trình tự xử phạt vi phạm hành chính (được quy định tại Pháp lệnh xử lý viphạm hành chính và Bản quy định về trình tự xử phạt vi phạm hành chính trongngành Hải quan - ban hành kèm theo Quyết định số 97/TCHQ-PC ngày 5/8/1996 vàcông văn số 2505/TCHQ-PC ngày 6/8/1996 hướng dẫn thi hành quyết định trên.) củacác đơn vị thuộc quyền.

Tạicác đơn vị cửa khẩu, Đội kiểm soát trực thuộc Cục Hải quan Tỉnh, Phòng nghiệpvụ, phải cử cán bộ chuyên theo dõi, hướng dẫn kiểm tra việc xử phạt vi phạmhành chính của các Đội nghiệp vụ; giải quyết kịp thời các khiếu nại về biệnpháp ngăn chặn hành chính và quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quyđịnh của Nghị định và hướng dẫn tại Thông tư này.

3.Đối với những vụ vi phạm hành chính hoặc khiếu nại quyết định xử phạt vi phạmhành chính có nhiều tình tiết phức tạp, Hội đồng tư vấn xử lý các cấp có tráchnhiệm nghiên cứu, xem xét để kiến nghị Tổng cục Trưởng Tổng cục Hải quan, Cục trưởngCục Hải quan Tỉnh ra quyết định được kịp thời, đúng đắn.

4.Những cán bộ theo dõi, hướng dẫn thực hiện việc xử phạt vi phạm hành chính phảiđược lựa chọn từ các cán bộ, nhân viên đã được rèn luyện tốt, trung thực, amhiểu pháp luật và nghiệp vụ.

5.Việc thu nộp tiền phạt vi phạm hành chính thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tàichính. Cục trưởng Cục Kiểm tra thu thuế XNK Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệmkiểm tra, hướng dẫn cụ thể chế độ thu nộp theo quy định hiện hành.

6.Những cán bộ, nhân viên Hải quan có thẩm quyền xử phạt hoặc áp dụng biện phápngăn chặn hành chính hoặc được giao nhiệm vụ làm công tác xử phạt vi phạm hànhchính về hải quan, nếu có hành vi vi phạm nguyên tắc, trình tự xử phạt vi phạmhành chính theo quy định của pháp luật, hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm haysách nhiễu, vụ lợi thì tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm khắc theopháp luật; nếu gây thiệt hại về vật chất cho cá nhân, tổ chức thì phải bồi thườngtheo quy định của pháp luật.

Thôngtư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký, thay thế Thông tư số242/1997/TT-TCHQ ngày 14/10/1997 và Thông tư số 1/1998/TT-TCHQ ngày 6/5/1998 vàcác văn bản của Tổng cục Hải quan ban hành trước đây trái với Thông tư này./.

Tổng Cục trưởng

(Đã ký)

 

Phan Văn Dĩnh

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.