• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 21/06/2000

UỶ BAN NHÂN DÂN

  TỈNH LẠNG SƠN

      ________

                      CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

                  Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

                    ____________________

Số:  36/2000/QĐ-UB                                                              Lạng Sơn, ngày 21  tháng  6  năm 2000

 

QUYẾT ĐỊNH CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH

V/v thực hiện chế độ chi trả đền bù thiệt hại đất đai

khi Nhà nước thu hồi.

______________

 

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LẠNG SƠN

 

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 21/6/1994;

Căn cứ Luật Đất đai ngày 14/7/1993 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật đất đai ngày 02/12/1998;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất ngày 21/12/1999;

Căn cứ Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 của Chính phủ về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; lợi ích quốc gia; lợi ích công cộng (gọi tắt là: Nghị định 22/1998/NĐ-CP) và Thông tư 145/1998/TT-BTC ngày 4/11/1998 của bộ Tài chính về việc hướng dẫn thi hành Nghị định 22/1998/NĐ-CP;

Căn cứ Nghị định 04/2000/NĐ-CP ngày 11/2/2000 của Chính phủ về việc thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai (gọi tắt là: Nghị định 04/2000/NĐ-CP);

Xét tờ trình số: 320/TT-ĐKTK ngày 5/6/2000 của Sở Địa chính,

 

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Bảng qui định về chế độ chi trả đền bù thiệt hại về đất, áp dụng thống nhất cho công tác đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; lợi ích quốc gia; lợi ích công cộng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

Điều 2. Sở Địa chính chủ trì phối hợp với các ngành hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp phát sinh bất hợp lý kịp thời trình UBND tỉnh điều chỉnh cho phù hợp.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Quyết định này thay thế Quyết định số 1027/QĐ-UB ngày 14/6/1999 của UBND tỉnh Lạng Sơn.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Chủ tịch Hội đồng thẩm định phương án đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng của tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã; Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành; các doanh nghiệp; các chủ dự án đầu tư chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LẠNG SƠN     

CHỦ TỊCH       

                                           (Đã ký)

Dương Công Đá

BẢNG QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ CHI TRẢ ĐỀN BÙ THIỆT HẠI VỀ ĐẤT

KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐỂ SỬ DỤNG VÀO MỤC ĐÍCH

QUỐC PHÒNG, AN NINH; LỢI ÍCH QUỐC GIA, LỢI ÍCH CÔNG CỘNG.

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 36/2000/QĐ-UB ngày 21/6/2000

của UBND tỉnh Lạng Sơn).

______

 

 

I/ ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC ĐỀN BÙ HOẶC KHÔNG ĐƯỢC ĐỀN BÙ THIỆT HẠI VỀ ĐẤT:

1- Các chủ sử dụng đất bị Nhà nước thu hồi đất được đền bù thiệt hại về đất quy định tại điều 6 Nghị định 22/1998/NĐ-CP.

2- Các chủ sử dụng đất bị Nhà nước thu hồi đất không được đền bù thiệt hại về đất quy định tại điều 7 Nghị định 22/1998/NĐ-CP.

II/ QUY MÔ DIỆN TÍCH ĐẤT ĐƯỢC ĐỀN BÙ THIỆT HẠI:

1- Đất nông nghiệp: Đất nông nghiệp đã đưa vào sử dụng ổn định, được thể hiện trên bản đồ địa chính và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc được UBND các xã xác nhận thì được đền bù 100% số diện tích bị thu hồi.

2- Đất lâm nghiệp:

2.1: Đất vườn rừng lâm nghiệp, rừng cây đặc sản: Đền bù 100% diện tích bị thu hồi.

2.2: Đất lâm nghiệp được giao, được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đã đầu tư cải tạo: Đền bù 100% diện tích bị thu hồi.

2.3: Đất trống, đồi núi trọc, mới được Nhà nước giao đất để quản lý sử dụng, chưa đầu tư cải tạo đất: Không được đền bù.

3- Đất ở:

3.1: Diện tích đất của hộ gia đình, cá nhân bị Nhà nước thu hồi được đền bù theo giá đất ở là diện tích đã đưa vào sử dụng cho các mục đích qui định tại điểm 1 - điều 6 - Nghị định 04/2000/NĐ-CP: “Đất ở của hộ gia đình, cá nhân là đất để xây dựng nhà ở và các công trình phục vụ sinh hoạt như bếp, sân, giếng nước, nhà tắm, nhà vệ sinh, lối đi, chuồng chăn nuôi gia súc, gia cầm, nhà kho, nơi để thức ăn gia súc, gia cầm, nơi để chất đốt, nơi để ô tô”.

3.2: Đất ở những nơi mới đô thị hoá (từ trước năm 1993 còn là nông thôn) hoặc đất ở của hộ gia đình có khuôn viên rộng, trong đó có đất nông nghiệp, lâm nghiệp sẽ được đền bù thiệt hại về đất theo mức giá đất ở, như sau:

3.2.1: Vùng nội thị xã: (các phường và thị trấn):

Đất bị thu hồi nằm trong khuôn viên với diện tích lớn hơn 150m2, mà diện tích đất ở quy định tại điểm 1 - điều 6 - Nghị định số 04/1999/NĐ-CP nhỏ hơn 150m2, thì diện tích đất được đền bù theo giá đất ở là 150m2.

Số diện tích còn lại được đền bù theo đơn giá đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp nằm trong đô thị.

3.2.2: Vùng ngoại thị xã (các xã thuộc thị xã):

Đất bị thu hồi nằm trong khuôn viên với diện tích lớn hơn 250m2, mà diện tích đất ở quy định tại điểm 1 - điều 6 - Nghị định số 04/1999/NĐ-CP nhỏ hơn 250m2, thì diện tích đất được đền bù theo giá đất ở là 250m2.

Số diện tích còn lại được đền bù theo đơn giá đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp nhân với hệ số điều chỉnh K tuỳ khả năng sinh lời tại thời điểm thu hồi đất.

3.2.3: Vùng nông thôn:

Đất bị thu hồi nằm trong khuôn viên với diện tích lớn hơn 400m2, mà diện tích đất ở quy định tại điểm 1 - điều 6 - Nghị định số 04/1999/NĐ-CP nhỏ hơn 400m2, thì diện tích đất được đền bù theo giá đất ở là 400m2.

Số diện tích còn lại được đền bù theo đơn giá đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp nhân với hệ số điều chỉnh K tuỳ khả năng sinh lời tại thời điểm thu hồi đất.

3.3: Xử lý một số trường hợp cụ thể về đất ở:

3.3.1: Trường hợp Nhà nước thu hồi một phần đất ở của người đang sử dụng:

Nếu phần diện tích còn lại ngoài chỉ giới giải phóng mặt bằng lớn hơn hoặc bằng 40m2 thì chủ sử dụng đất được đền bù bằng tiền đối với diện tích đất bị thu hồi, phần diện tích còn lại phải xây dựng công trình theo quy hoạch-kiến trúc được cơ quan có thẩm quyền Nhà nước cho phép.

- Nếu phần diện tích còn lại dưới 40m2 hoặc từ 40m2 trở lên nhưng hình thể thửa đất không xây dựng được theo quy hoạch - kiến trúc thì khuyến khích họ chuyển nhượng cho các hộ lân cận hoặc Nhà nước thu hồi toàn bộ để sử dụng vào mục đích khác và chủ sử dụng đất được đền bù thống nhất theo chính sách chung.

3.3.2: Trường hợp thu hồi đất của người lấn chiếm đất trái phép: Nếu đối tượng bị thu hồi toàn bộ đất và không còn nơi ở nào khác, có hộ khẩu tại Lạng Sơn thì có thể được xem xét giao đất và nộp tiền sử dụng đất.

4- Đất chuyên dùng:

4.1- Các tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng đất ở, đất chuyên dùng của hộ gia đình, cá nhân mà số tiền phải trả khi nhận chuyển nhượng không có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước, mà vẫn trong thời hạn sử dụng đất: Được đền bù thiệt hại về đất.

4.2- Hộ gia đình, cá nhân nhận chuyển nhượng đất ở, đất chuyên dùng hợp pháp: Được đền bù thiệt hại về đất.

5- Đất thuộc quỹ đất công của xã:

Tiền đền bù thiệt hại về đất nộp vào ngân sách xã. UBND xã có trách nhiệm đền bù thiệt hại chi phí đã đầu tư vào đất cho người đang sử dụng đất.

III/ GIÁ ĐỀN BÙ THIỆT HẠI VỀ ĐẤT:

Giá đền bù thiệt hại về đất là giá đất do UBND tỉnh ban hành trên cơ sở qui định tại Nghị định 87/CP ngày 17/8/1994 của Chính phủ và hệ số K qui định tại Thông tư 145/1998/TT-BTC ngày 4/11/1998 của Bộ Tài chính ./.

 

   

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LẠNG SƠN     

CHỦ TỊCH       

                                           (Đã ký)

Dương Công Đá

 

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.