THÔNG TƯ
Quy định chế độ thu nộp ngân sách nhà nước và phân phối lợi nhuận đối với ngân hàng.
________________________
Thi hành quyết định số 217/HĐBT ngày 14/11/1987 của Hội đồng Bộ trưởng về đổi mới kế hoạch hoá và hạch toán kinh doanh XHCN đối với các xí nghiệp quốc doanh; Quyết định số 188/CT ngày 21/8/1988 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành quay định về chế độ thu quốc doanh.
Căn cứ Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng về tổ chức bộ mày Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Nghị định số 155/HĐBT ngày 15/10/1988 của Hội đồng Bộ trưởng quy định chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Bộ Tài chính, nay quy định chế độ thu nộp ngân sách Nhà nước và phân phối lợi nhuận đối với ngành Ngân hàng như sau:
I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG:
1. Các tổ chức ngân hàng thuộc hệ thống Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, bao gồm: Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng phát triển nông nghiệp Việt nam, Ngân hàng công thương Việt nam, Ngân hàng Ngoại thương Việt nam, Ngân hàng đầu tư và xây dựng Việt nam là đối tượng chấp hành chế độ thu nộp ngân sách Nhà nước và phân phối lợi nhuận quy định trong thông tư này.
Các Công ty kinh doanh vàng bạc và đá quý trực thuộc tổ chức Ngân hàng nào thì việc quyết toán thu chi và nộp ngân sách Nhà nước được tổng hợp theo Ngân hàng đó. Các xí nghiệp và Công ty hạch toán kinh tế độc lập trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Trung ương áp dụng chế đọ thu quốc doanh và phân phối lợi nhuận hiện hành của Nhà nước (thông tư số 78/TC-CN ngày 31/12/1987 và thông tư số 29/TT-TC-TQD ngày 9/7/1988 của Bộ Tài chính).
Các tổ chức kinh doanh tiền tệ, tín dụng, vàng bạc trực thuộc các ngành, địa phương quản lý không thuộc đối tượng thi hành thông tư này mà thực hiện theo Pháp lện thuế công thương nghiệp ngày 3/3/1989 của Hội đồng Nhà nước và quyết định 53/HĐBT ngày 27/5/1989 của Hội đồng Bộ trưởng và các thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Các Ngân hàng cổ phần và quỹ tín dụng nhân dân sẽ có quy định riêng.
2. Các tổ chức Ngân hàng được quyền tự chủ tài chính và chịu trách nhiệm vật chất về kết quả kinh doanh, đồng thời có trách nhiệm và nghĩa vụ đối với cơ quan tài chính Nhà nước như sau:
a) Thực hiện chế độ hạch toán kế toán kinh tế, lấy thu nhập bù đắp chi phí đảm bảo có lãi ;
b) Làm nghĩa vụ thu nộp đầy đủ và kịp thời cho ngân sách Nhà nước và trích lập cac quỹ của ngân hàng theo đúng chế độ do Bộ Tài chính quy định.
c) Thực hiện hạch toán kế toán đầy đủ, kịp thời theo đúng chế đọ kế toán được Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước phối hợp ban hành;
d) Thực hiện chế độ kiểm tran và thanh tra theo đúng quy định của Nhà nước.
II. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
1. Nội dung các khoản thu nhập và chi phí của các tổ chức Ngân hàng.
a) Thu nhập của các tổ chức Ngân hàng gồm có:
- Thu lãi các loại cho vay, bao gồm cho vay vốn lưu động và vốn cố định, thu lãi nợ quá hạn;
- Thu lãi về gửi vốn và hùn vốn ở các Ngân hàng và tổ chức kinh tế ;
- Thu về dịch vụ Ngân hàng, bao gồm thu hoa hồng, lệ phí và thủ tục phí;
- Các khoản thu nhập khác, kể cả thu tiền phạt đối với các đơn vị vi phạm kỷ luật tiền tệ, tín dụng và thanh toán.
b) Chi phí của các tổ chức Ngân hàng gồm có:
- Trả lãi các loại tiền gửi và tiền tiết kiệm;
- Trả lãi các loại tiền vay ở các tổ chức Ngân hàng khác;
- Chi bảo toàn vốn phát hành và vốn tự có dùng để cho vay.
- Trả các khoản hoa hồng, thủ tục phí, lệ phí.
- Các khoản chi nghiệp vụ kinh doạnh của Ngân hàng và các khoản chi khác theo chế độ, định mức Nhà nước quy định.
Ngoài ra đối với các khoản chi khác và các khoản tổ thất (nếu có) phải hạch toán theo hướng dẫn của Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt nam trong phạm vi, quyền hạn và chế độ tài chính Nhà nước cho phép.
Đối với các khoản thu lãi cho vay và trả lãi tiền gửi, chỉ hạch toán vào thi chi nghiệp vụ phần lãi suất cơ bản, phận trượt giá được hạch toán riêng để bảo toàn vốn.
Nghiệp vụ huy động tiền gửi tiết kiệm và sử dụng tiền tiết kiệm để vay được hạch toán riêng.
Nguồn kinh phí hoạt động của bộ máy Ngân hàng chuyên doanh cấp trung ương (nơi không có nguồn thu trực tiếp bù đắp chi phí) được Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép thu một tỷ lệ các Ngân hàng cấp dưới (tỉnh, thành phố, đặc khu) nhằm đảm bảo trang trải các nhu cầu chi. Ngân hàng chuyên doanh trung ương hạch toán nguồn kinh phí này như một khoản thu.
2. Nghĩa vụ của các tổ chức Ngân hàng đối với ngân sách Nhà nước .
Các tổ chức Ngân hàng nộp vào ngân sách Nhà nước các khoản thu sau đây:
1/ Khoản thu tính trên doanh thu của Ngân hàng;
2/ Khoản thu tính trên lợi nhuận của Ngân hàng.
Tỷ lệ thu đối với các tổ chức Ngân hàng quy định như sau:
Các tổ chức Ngân hàng
|
Tỷ lệ thu tính
trên doanh thu
|
Tỷ lệ thu tính trên
lợi nhuận
|
1/ Ngân hàng Nhà nước Việt nam
2/ Ngân hàng Công thương Việt nam
3/ Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp VN
4/ Ngân hàng Ngoại thương VN
5/ Ngân hàng đầu tư và XD VN
6/ Các Công ty kinh doanh vàng bạc
|
30%
20%
10%
15%
7%
2%
|
60%
30%
20%
30%
10%
10%
|
Khi Nhà nước thay đổi chính sách lãi suất hoặc các chính sách tiền tệ - tín dụng khác có ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của các tổ chức Ngân hàng, Bộ Tài chính sẽ xem xét và điều chỉnh các tỷ lệ nộp Ngân sách của các tổ chức Ngân hàng.
Đối với các tổ chức Ngân hàng có các nguồn thu bằng tiền Việt nam và bằng ngoại tệ, ngoài các khoản nộp bằng tiền Việt nam theo tỷ lệ quy định, còn phải nộp trực tiếp bằng ngoại tệ. Số ngoại tệ nộp Ngân sách Nhà nước trước mắt quy định theo ty rlệ 75% tổng số lợi nhuận thực hiện bằng ngoại tệ.
Đối với nguồn vốn phát hành ngành Ngân hàng sử dụng làm nguồn vốn tín dụng, Ngân sách Nhà nước sẽ thu lãi theo từng mức lãi suất cho vay bình quân do Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước công bố và mức lãi suất cơ bản do Hội đồng Bộ trưởng quy định theo Quyết định số 39/HĐBT ngày 10/4/1989 về chính sách lãi suất tiền gửi và cho vay của Ngân hàng Nhà nước.
3. Hàng năm, sau khi được Hội đồng Bộ trưởng duyệt chỉ tiêu nộp ngân sách Nhà nước cho toàn ngành Ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cùng với Bộ Tài chính xác định tổng số phải nộp ngân sách Nhà nước của từng tổ chức Ngân hàng. Các Ngân hàng chuyên doanh trung ương chịu trách nhiệm trước Bộ Tài chính về việc thu nộp và quyết toán các khoản nộp ngân sách Nhà nước của từng hệ thống theo đúng thời hạn quy định.
Việc điều tiết các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước của ngành Ngân hàng cho các địa phương được thực hiện theo các quy định của Hội đồng Bộ trưởng.
Việc nộp tiền vào Ngân hàng Nhà nước của các tổ chức Ngân hàng ở Trung ương thực hiện từng tháng theo số kế hoạch. Từng quý (chậm nhất là ngày 10 tháng thứ hai của quý tiếp theo), các tổ chức Ngân hàng chuyên doanh cấp trung ương phải quyết toáncác khoản nộp từng quý với Bộ Tài chính theo số liệu thực hiện. Các tổ chức Ngân hàng không được tự ý điều chỉnh các khoản nộp ngân sách Nhà nước từng tháng, từng quý khi chưa được Bộ Tài chính và ngân hàng cấp trên đồng ý.
4. Việc nộp các khoản thu vào ngân sách Nhà nước chậm so với thời gian quy định dù bất kỳ lý do nào nếu không được Bộ Tài chính đồng ý, các tổ chức Ngân hàng phải nộp một khoản tiền phạt bằng 0,2% (hai phần nghìn) trên số tiền nộp chậm tính cho mỗi ngày. Các khoản tiền phạt phải hạch toán giảm trừ vào lợi nhuận để lại của các tổ chức Ngân hàng. Ngoài số tiền nộp phạt, các tổ chức Ngân hàng còn bị phạt giảm trừ mức trích lập các quỹ hàng năm tuỳ theo nguyên nhân và mức độ vi phạm chế độ thu nộp ngân sách Nhà nước .
5. Các tổ chức Ngân hàng được trích lập các quỹ sau đây:
- Quỹ phát triển kỹ thuật, nghiệp vụ
- Quỹ phúc lợi
- Quỹ khen thưởng.
Tỷ lệ được trích và mức tạm trích vào các quỹ nói trên do Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định.
Đối với Ngân hàng Ngoại thương Việt nam có nguồn thu ngoại tệ, phần ngoại tệ được để lại (25% tổng số lợi nhuận thực hiện bằng ngoại tệ) sẽ được trích lập quỹ dự trữ ngoại tệ và trích bổ sung quỹ phát triển kỹ thuật nghiệp vụ. Tỷ lệ trích vào hai quỹ nói trên do Tổng Giám đốc Ngân hàng Ngoại thương Việt nam quy định.
6. Lập kế hoạch và chấp hành kế hoạch tài chính.
a) Hàng năm, Ngân hàng Nhà nước và các Ngân hàng chuyên doanh cấp Trung ương gửi cho Bộ Tài chính các kế hoạch sau đây:
- Kế hoạch cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn.
- Kế hoạch thu chi tài chính tổng hợp, trong đó có kế hoạch thu nộp Ngân sách và phân phối lợi nhuận.
Các kế hoạch nói trên có chia ra phần kinh doanh bằng tiền Việt nam và phần kinh doanh bằng ngoại tệ.
Đối với Ngân hàng Nhà nước trung ương, còn phải gửi cho Bộ Tài chính kế hoạch chi đào tạo theo chỉ tiêu Nhà nước giao và kế hoạch chi in tiền.
Kế hoạch năm có chia ra quý và gửi cho Bộ Tài chính chậm nhất vào ngày 30 tháng 10 năm trước năm kế hoạch. Việc điều chỉnh kế hoạch (nếu có) thực hiện chậm nhất vào ngày 30 tháng 6 của năm kế hoạch.
b) Kết thúc hoạt động mỗi quỹ, mỗi năm, các tổ chức Ngân hang cấp trung ương phải nộp báo cáo thực hiện kế hoạch cho Bộ Tài chính.
Báo cáo quý nộp trong vòng 40 ngày sau khi kết thúc quý.
Báo cáo năm nộp trong vòng 60 ngày sau khi kết thúc năm.
Ngoài các báo cáo nói trên, các tổ chức Ngân hàng cấp trung ương còn gửi cho Bộ Tài chính bản cân đối tài khoản năm.
7. Sau khi nhận được báo cáo quyết toán năm của các tổ chức Ngân hàng cấp trung ương, trong thời hạn 40 ngày, Bộ Tài chính phải tổ chức xét duyệt và thông báo bằng văn bản cho các tổ chức Ngân hàng biết ý kiến nhận xét và quyết định của mình về các báo cáo quyết toán nhận được. Sau 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo duyệt y quyết toán của Bộ Tài chính, nếu các tổ chức Ngân hàng không có ý kiến phản đối thì coi như chấp nhận để thi hành.
Bộ Tài chính có thể tham gia xét duyệt quyết toán của các Ngân hàng đại phương khi xét thấy cần thiết.
III. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 4 năm 1989. Những quy định trước đây trái với thông tư này đều bãi bỏ. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các tổ chức Ngân hàng phản ánh kịp thời cho Bộ Tài chính biết để nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi./.