• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 22/08/1994
  • Ngày hết hiệu lực: 18/09/2015
BỘ TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
Số: 11/TC-NHNN
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Toàn quốc, ngày 22 tháng 8 năm 1994

THÔNG TƯ LIÊN BỘ

Hướng dẫn xử lý nợ khê đọng đối với các doanh nghiệp

_________________________

Thi hành ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 3278/KTTH ngày 14/8/1994 của “Văn phòng Chính phủ “ V/V “xử lý nợ khê đọng cho các doanh nghiệp”. Ngân hàng Nhà nuớc và Bộ Tài chính hướng dẫn việc xử lý khoanh nợ kê đọng của các doanh nghiệp đối với ngân hàng như sau:

I/ PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG KHOANH NỢ:

1.- Nợ khê đọng được khoanh theo nội dung công văn số 3278/KTTH ngày 14/8/1994 của Văn phòng Chính phủ gồm:

a) Nợ khê động do bị thiên tai, bão lụt và các nguyên nhân bất khả kháng khác (thuộc mọi thành phần kinh tế) đến 31/12/1993.

b) Các khoản nợ khê đọng còn tồn đọng phát sinh truớc 31/12/1993 đối với các doanh nghiệp Nhà nước giải thể theo Quyết định 315/HĐBT, 330/HĐBT và giải thể do sắp xếp lại doanh nghiệp  theo Nghị định 388/HĐBT hiện còn dư nợ đến 31/12/1993.

2. Việc xử lý khoanh nợ khê đọng theo các đối tượng đã nêu được thực hiện theo nguyên tắc:

a) Chỉ khoanh nợ khê đọng do nguyên nhân khách quan gây nên và có đầy đủ các hồ sơ pháp lý, được chi nhánh NHNN, Sở Tài chính địa phương kiểm tra, xác minh và có ý kiến xác nhận của UBND địa phương (đối với doanh nghiệp địa phương quản lý) hoặc Bộ chủ quản (đối với doanh nghiệp do trung ương quản lý).

Những khoản nợ khê đọng do nguyên nhân chủ quan của doanh nghiệp hoặc ngân hàng gây nên, không được xử lý khoanh nợ.

b) Các khoản nợ khê đọng đến 31/12/1993 đã được khoanh nợ (theo chỉ thị 321/CT ngày 17/10/1991 và các văn bản khác của Chính phủ như: công văn số 1113/KTKH ngày 9/3/1994; Quyết định số 609 và 611/TTg ngày 21/12/1993 ...) đều không thuộc phạm vi đối tượng khoanh nợ lần này.

c) Hồ sơ pháp lý đề nghị NHNN và Bộ Tài chính xem xét khoanh nợ được tập hợp từ cơ sở. Các chi nhánh NHTM quốc doanh, Ngân hàng đầu tư và phát triển có trách nhiệm tổng hợp tài liệu từ hồ sơ của các doanh nghiệp và lập tờ trình báo cáo Tổng giám đốc NHTM quốc doanh, Ngân hàng đầu tư và phát triển, các NHTM quốc doanh, Ngân hàng đầu tư và phát triển trung ương tổng hợp và báo cáo để liên ngành xét duyệt và quyết định.

d) Các khoản nợ khê đọng do thiên tai, hỏa hoạn, bão lụt và các nguyên nhân bất khả kháng ... được qui định thời hạn khoanh nợ tối đa trong 3 năm (kể từ khi có quuyết định  khoanh nợ). Trong thời gian được khoanh nợ, doanh nghiệp phải có phương án cụ thể để trả nợ ngân hàng khi hết thời gian khoanh nợ.

II/ NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA VIỆC XỬ LÝ KHOANH NỢ

1. Đối với các doanh nghiệp :

a) Nợ khê đọng do bị thiên tai, bão lụt và các nguyên nhân bất khả kháng khác còn có dư nợ đến 31/12/1993:

Hồ sơ pháp lý gồm:

+ Sao kê khế ước vay vốn ngân hàng.

+ Báo cáo tổng kết tài sản và kết quả kinh doanh năm 1993.

+ Biên bản xác nhận tài sản bị thiệt hại thuộc đối tượng vay vốn do thiên tai, hỏa hoạn, bão lụt. Đối với các trường hợp bất khả kháng (vay nợ để đầu tư, nhập thiết bị, hàng hóa, theo chủ trương của Chính phủ ), phải có xác nhận của các cơ quan liên ngành: UBND tỉnh, cơ quan chủ quản, Sở Tài chính, Ngân hàng Nhà nước

Đối với các doanh nghiệp Nhà nước do trung ương quản lý có xác nhận của Bộ Tài chính (Vụ quản lý tài vụ) và Bộ, Ngành chủ quản.

+ Phương án trả nợ tối đa sau 3 năm khoanh nợ.

Lưu ý: các khoản nợ khê đọng  thuộc đối tượng nêu trên, nếu đến thời điểm khoanh nợ, doanh nghiệp đã trả cho Ngân hàng thì phải loại khỏi phạm vi khoanh nợ.

b) Các khoản nợ khê đọng chưa được khoanh nợ phát sinh từ 31/12/1993 trở về trước, hiện còn dư nợ đến 31/12/1993 của các doanh nghiệp Nhà nước đã giải thể theo Quyết định 315/HĐBT và các doanh nghiệp không đủ điều kiện thành lập lại, giải thể theo Nghị định số 388/HĐBT của Hội Đồng Bộ Trưởng (nay là Chính phủ ):

Hồ sơ pháp lý gồm:

+ Sao kê khế ước vay vốn ngân hàng.

+ Biên bản thanh lý tài sản của Hội đồng giải thể doanh nghiệp (kèm theo quyết định giải thể).

+ Xác nhận của UBND tỉnh, thành phố, Sở Tài chính, chi nhánh Ngân hàng  Nhà nước, cơ quan chủ quản.

c) Hồ sơ của các đối tượng trên được tập hợp gửi các NHTM quốc doanh nơi doanh nghiệp trực tiếp quan hệ giao dịch. Ngoài các tài liệu nêu trên, các đối tượng phải nêu rõ các nguyên nhân dẫn đến nợ khê đọng (nguyên nhân khách quan, chủ quan) biện pháp giải quyết công nợ và phần được ngân sách Nhà nướ hỗ trợ (nếu có).

2. Đối với các chi nhánh NHTM, Ngân hàng đầu tư và phát triển

Kiểm tra, xem xét chi tiết hồ sơ nợ khê đọng của các doanh nghiệp : đối chiếu và kiểm soát tính hợp pháp, hợp lý các khoản nợ khê đọng, tổng hợp theo các nguyên nhân nợ phát sinh nợ để báo cáo chi nhánh Ngân hàng Nhà nước, Sở Tài chính và UBND tỉnh, thành phố (theo mẫu đính kèm).

Chi nhánh NHTM, NH đầu tư và phát triển có nhiệm vụ tập hợp hồ sơ xin khoanh nợ để báo cáo Tổng giám đốc NHTM, NH đầu tư và phát triển trung ương.

3. Đối với chi nhánh Ngân hàng Nhà nước và Sở Tài chính:

Liên Bộ ủy nhiệm cho chi nhánh NHNN và Sở Tài chính phối hợp kiểm tra, xác minh lại hồ sơ pháp lý của các doanh nghiệp có nợ khê đọng trên địa bàn trên cơ sở các hồ sơ, số liệu do các chi nhánh NHTM, NH đầu tư và phát triển đã tập hợp báo cáo.

Sau khi thẩm định từng món nợ, nếu hợp pháp, chi nhánh NHNN và Sở Tài chính ký xác nhận trên tài liệu tổng hợp; đồng thời xin ý kiến xác nhận của UBND tỉnh, thành phố để hoàn chỉnh hồ sơ tại địa phương.

4. Ngân hàng thương mại, NH đầu tư và phát triển trung ương tổng hợp các báo cáo khoanh nợ khê đọng theo hệ thống và gửi toàn bộ hồ sơ về NHNN Việt nam và Bộ Tài chính để xử lý.

Trong quá trình thực hiện, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước sẽ phối hợp kiểm tra và phúc tra lại một số tỉnh, thành phố trước khi khoan nợ.

5. Đối với các doanh nghiệp Nhà nước do trung ương quản lý, ngoài các tài liệu báo cáo của các đơn vị, xác nhận của NHTM, NH đầu tư và phát triển; hồ sơ khoanh nợ khê đọng phải có xác nhận của Vụ quản lý Tài chính chuyên ngành thuộc Bộ Tài chính và Bộ, Ngành chủ quản của doanh nghiệp.

6. Những đơn vị doanh nghiệp và các NHTM, NH đầu tư và phát triển đã có hồ sơ tổng hợp báo cáo thì rà soát lại bổ sung cho đầy đủ, dảm bảo nguyên tắc theo qui định tại văn bản này.

III/ Tổ chức thực hiện:

1. Trên cơ sở phạm vi, đối tượng và nội dung khoanh nợ khê đọng theo công văn liên Bộ, các chi nhánh NHTM, NH đầu tư và phát triển hướng dẫn các doanh nghiệp tập hợp số liệu để báo cáo. Chậm nhất đến ngày 15/9/1994, chi nhánh NHTM, NH đầu tư và phát triển phải tổng hợp xong (có đầy đủ ý kiến xác minh của chi nhánh NHNN, Sở Tài chính, UBND địa phương, ...) để gửi về NHTM, NH đầu tư và phát triển trung ương.

2. Ngân hàng thương mại quốc doanh, Nh đầu tư và phát triển trung ương tổng hợp theo hệ thống và gửi toàn bộ hồ sơ, báo cáo đề nghị khoanh nợ về NHNN Việt nam và Bộ Tài chính trước ngày 30/9/1994 (số liệu tổng hợp theo mẫu đính kèm).

3. Từ ngày 1/10/1994 - 30/10/1994, NHNN Việt nam và Bộ Tài chính sẽ xem xét phúc tra một số đơn vị,  địa phương.  Trên cơ sở kết quả phúc tra, Liên Bộ sẽ xét duyệt hồ sơ xin khoanh nợ khê đọng do các NHTM, Nh đầu tư và phát triển báo cáo.

Trên đây là một số nội dung về khoanh nợ khê đọng cho các doanh nghiệp , thực hiện theo công văn số 3278/KTKH ngày 14/6/1994 của Văn phòng Chính phủ. Liên Bộ Ngân hàng Nhà nước - Bộ Tài chính hướng dẫn để hệ thống Ngân hàng quốc doanh và các doanh nghiệp có liên quan triển khai thực hiện.

Quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, yêu cầu các đơn vị báo cáo về Bộ Tài chính và NHNN Việt Nam để hướng dẫn kịp thời.

Bộ trưởng Bộ Tài chính

Đang cập nhật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

(Đã ký)

(Đã ký)

  

Hồ Tế

Trần Đình Hoan

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.