• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 17/10/1991
UỶ BAN KHOA HỌC NHÀ NƯỚC
Số: 1134/SC
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Bình Thuận, ngày 17 tháng 10 năm 1991

THÔNG TƯ

CỦA UỶ BAN KHOA HỌC NHÀ NƯỚC SỐ 1134/SC NGÀY 17 THÁNG 10 NĂM 1991 HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 84/HĐBT
NGÀY 20-3-1990 CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG VỀ VIỆC SỬA ĐỔI,
BỔ SUNG ĐIỀU LỆ VỀ SÁNG KIẾN CẢI TIẾN KỸ THUẬT - HỢP LÝ HOÁ SẢN XUẤT VÀ SÁNG CHẾ; ĐIỀU LỆ VỀ NHÃN HIỆU HÀNG HOÁ;
ĐIỀU LỆ VỀ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP; ĐIỀU LỆ VỀ GIẢI PHÁP
HỮU ÍCH NHẰM THI HÀNH PHÁP LỆNH BẢO HỘ
QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

- Căn cứ vào điều 10 Nghị định 84/HĐBT ngày 20-3-1990 của Hội đồng Bộ trưởng về việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ về Sáng kiến cải tiến kỹ thuật - hợp lý hoá sản xuất và sáng chế; Điều lệ về Nhãn hiệu hàng hoá; Điều lệ về Kiểu dáng công nghiệp; Điều lệ về Giải pháp hữu ích nhằm thi hành Pháp lệnh Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp;

- Căn cứ vào trách nhiệm của Uỷ ban Khoa học Nhà nước được quy định trong các Điều lệ nói trên;

Uỷ ban Khoa học Nhà nước giải thích và hướng dẫn thi hành Điều lệ đã ban hành và được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 84/HĐBT như sau:

 

CHƯƠNG I
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SÁNG KIẾN CẢI TIẾN
KỸ THUẬT-HỢP LÝ HOÁ SẢN XUẤT

I. THỦ TỤC ĐĂNG KÝ, CÔNG NHẬN VÀ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
CẢI TIẾN KỸ THUẬT-HỢP LÝ HOÁ SẢN XUẤT

A. Tiêu chuẩn công nhận sáng kiến cải tiến kỹ thuật-hợp lý hoá sản xuất

1. Theo điều 1 của Điều lệ về sáng kiến cải tiến kỹ thuật-hợp lý hoá sản xuất và sáng chế được ban hành kèm theo Nghị định 31/CP ngày 23-01-1981 và được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 84/HĐBT ngày 20-3-1990 của Hội đồng Bộ trưởng (sau đây gọi tắt là Điều lệ Sáng kiến, sáng chế): một giải pháp kỹ thuật hoặc một giải pháp tổ chức sản xuất mới, có khả năng áp dụng và mang lại lợi ích thiết thực cho cơ quan, đơn vị nhận đăng ký thì được công nhận là sáng kiến cải tiến kỹ thuật-hợp lý hoá sản xuất (gọi chung là sáng kiến).

2. Giải pháp kỹ thuật có thể là:

- Cơ cấu là chi tiết hoặc tập hợp nhiều chi tiết liên kết với nhau để thực hiện một chức năng nhất định. Ví dụ: dụng cụ máy móc, thiết bị, sản phẩm, kết cấu công trình v.v...

- Chất là tập hợp các phần tử có quan hệ tương hỗ với nhau, được đặc trưng bởi sự hiện diện, tỷ lệ và trạng thái của các phần tử tạo thành và có công dụng nhất định. Ví dụ: vật liệu sử dụng trong sản xuất, xây dựng..., thuốc trừ sâu, phân bón, dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm v.v...

- Phương pháp là cách thức và trình tự thực hiện các thao tác, nguyên công, công đoạn, có quan hệ với nhau để đạt được một mục đích nhất định. Ví dụ: quy trình công nghệ, phương pháp đo đạc, thăm dò, khai thác, thi công v.v...

3. Giải pháp tổ chức sản xuất có thể là sự bố trí sắp xếp, sử dụng công cụ, đối tượng và lực lượng lao động trong quá trình sản xuất mang tính công nghiệp.

4. Giải pháp kỹ thuật hoặc giải pháp tổ chức sản xuất (đến hết chương I sẽ được gọi tắt là giải pháp) được coi là mới nếu giải pháp đó không trùng với một giải pháp đã được đăng ký trước tại cơ quan, đơn vị và trước ngày đăng ký giải pháp đó:

- Chưa được áp dụng, chưa được đưa vào kế hoạch áp dụng hoặc chưa được quy định hình thành những biện pháp thực hiện bắt buộc.

- Chưa được mô tả tới mức căn cứ vào đó có thể áp dụng được trong các nguồn thông tin mà cơ quan, đơn vị có.

5. Giải pháp được coi là có khả năng áp dụng nếu giải pháp đó:

- Đáp ứng nhiệm vụ sản xuất, công tác của cơ quan, đơn vị.

- Phù hợp với điều kiện kinh tế, kỹ thuật của cơ quan, đơn vị tại thời điểm đăng ký.

- Có thể thực hiện lặp lại nhiều lần khi có nhu cầu và mang lại hiệu quả như mô tả trong đơn đăng ký.

6. Giải pháp được coi là mang lại lợi ích thiết thực cho cơ quan, đơn vị nếu khi áp dụng, giải pháp đó mang lại hiệu quả kinh tế, kỹ thuật, hoặc lợi ích xã hội so với tình trạng kỹ thuật hoặc sản xuất của cơ quan, đơn vị trước khi áp dúng dụng giải pháp (nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải thiện điều kiện làm việc, điều kiện sống, điều kiện bảo vệ sức khoẻ, nâng cao an toàn lao động...).

7. Giải pháp kỹ thuật do cán bộ kỹ thuật đề xuất hoặc giải pháp tổ chức sản xuất do cán bộ quản lý đề xuất liên quan trực tiếp đến nhiệm vụ được giao theo quy định tại điều 5 Điều lệ sáng kiến, sáng chế chỉ được công nhận là sáng kiến nếu trong phạm vi ngành hoặc địa phương, giải pháp đó có tính mới, có khả năng áp dụng rộng rãi và mang lại hiệu quả kinh tế, kỹ thuật hoặc lợi ích xã hội lớn.

Giải pháp liên quan trực tiếp đến nhiệm vụ được giao là giải pháp được tạo ra khi thực hiện nhiệm vụ thuộc phạm vi trách nhiệm hoặc chức năng của người tạo ra giải pháp.

Các giải pháp được tạo ra khi thực hiện đề tài trong kế hoạch nghiên cứu khoa học - triển khai kỹ thuật của cơ quan, đơn vị không được xét công nhận là sáng kiến.

Giải pháp không liên quan trực tiếp đến nhiệm vụ được giao của cán bộ kỹ thuật hoặc cán bộ quản lý được xét công nhận là sáng kiến theo các tiêu chuẩn quy định tại điều 1 Điều lệ sáng kiến, sáng chế và các điểm 4, 5, 6 Thông tư này.

B. Thủ tục đăng ký và công nhận sáng kiến

8. Đăng ký sáng kiến

8.1. Quyền nộp đơn đăng ký sáng kiến thuộc về người tạo ra giải pháp.

8.2. Đơn đăng ký sáng kiến theo mẫu ở phụ lục 1 Thông tư này và có thể được nộp cho cơ quan, đơn vị nơi người nộp đơn làm việc hoặc cơ quan, đơn vị nào mà theo người nộp đơn có khả năng áp dụng giải pháp của mình, trừ trường hợp nêu ở điểm 8.3 dưới đây.

8.3. Nếu giải pháp được tạo ra khi người nộp đơn thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị trong phạm vi trách nhiệm được giao hoặc cơ quan, đơn vị đầu tư kinh phí, phương tiện để tạo ra giải pháp thì đơn đăng ký sáng kiến chỉ được nộp cho cơ quan, đơn vị nơi người nộp đơn làm việc. Nếu cơ quan, đơn vị từ chối công nhận giải pháp là sáng kiến thì người nộp đơn có quyền nộp đơn đăng ký sáng kiến ở cơ quan, đơn vị khác.

9. Thủ tục công nhận sáng kiến

9.1. Cơ quan, đơn vị nhận đơn đăng ký sáng kiến phải ghi nhận vào Sổ đăng ký sáng kiến và trao cho người nộp đơn Giấy biên nhận đơn. Sổ đăng ký sáng kiến làm theo mẫu ở phụ lục 2 Thông tư này. Giấy biên nhận đơn đăng ký sáng kiến làm theo mẫu ở phụ lục 3 Thông tư này.

9.2. Trong thời hạn 1 tháng tính từ ngày nhận đơn, cơ quan, đơn vị phải xem xét và quyết định công nhận hoặc không công nhận giải pháp là sáng kiến theo quy định tại các điểm từ 1 đến 6 Thông tư này.

Kết quả xem xét đơn phải làm thành văn bản theo mẫu ở phụ lục 4 Thông tư này.

Nếu giải pháp có nội dung phức tạp hoặc cần thử nghiệm, thời hạn trên có thể được kéo dài và cơ quan, đơn vị phải thông báo cho người nộp đơn.

Nếu giải pháp thuộc trường hợp quy định tại điểm 7 Thông tư này, sau khi xem xét theo thủ tục nêu ở đoạn trên và giải pháp có khả năng được công nhận là sáng kiến, cơ quan, đơn vị gửi cho cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp một đơn đăng ký sáng kiến kèm theo nhận xét của cơ quan, đơn vị. Trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày nhận được đơn đăng ký sáng kiến, cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp phải xem xét theo quy định tại điểm 7 Thông tư này và có ý kiến trả lời bằng văn bản. Chỉ sau khi nhận được văn bản trả lời, cơ quan, đơn vị mới được ra quyết định công nhận hoặc không công nhận sáng kiến.

9.3. Khi quyết định công nhận giải pháp là sáng kiến, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị cấp cho người nộp đơn Giấy chứng nhận sáng kiến và thông báo trong cơ quan, đơn vị. Giấy chứng nhận sáng kiến làm theo mẫu ở phụ lục 5 Thông tư này.

Khi quyết định không công nhận giải pháp là sáng kiến, cơ quan, đơn vị phải thông báo lý do cho người nộp đơn bằng văn bản.

Nếu cơ quan, đơn vị không công nhận giải pháp là sáng kiến vì chưa có điều kiện áp dụng thì phải bảo lưu đơn đăng ký sáng kiến đã nộp. Khi có điều kiện áp dụng, cơ quan, đơn vị phải ưu tiên công nhận giải pháp là sáng kiến.

10. Giấy chứng nhận sáng kiến có hiệu lực trong phạm vi cơ quan, đơn vị và xác nhận: giải pháp là sáng kiến, tác giả sáng kiến, quyền lợi của tác giả.

11. Trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày hết hạn xem xét đơn quy định tại điểm 9.2 trên đây hoặc kể từ ngày được thông báo kết quả xem xét đơn đăng ký sáng kiến, những người nêu tại điểm 11.1 và 11.2 dưới đây có quyền khiếu nại bằng văn bản với Thủ trưởng cơ quan, đơn vị.

11.1. Người nộp đơn có quyền khiếu nại về:

- Đơn không được xem xét hoặc không được xem xét đúng thời hạn quy định;

- Lý do quyết định không công nhận giải pháp là sáng kiến.

11.2. Mọi người trong cơ quan, đơn vị đều có quyền phản đối việc cấp Giấy chứng nhận sáng kiến nếu thấy giải pháp không đáp ứng các tiêu chuẩn công nhận sáng kiến theo quy định của Điều lệ Sáng kiến, sáng chế và Thông tư này.

12. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có trách nhiệm giải quyết các khiếu nại nêu trên và thông báo kết quả cho người khiếu nại.

Nếu không đồng ý với kết luận về giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị các bên liên quan có quyền khiếu nại lên cơ quan quản lý cấp trên. Quyết định của Thủ trưởng ngành hoặc Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là quyết định cuối cùng.

Thời hạn giải quyết khiếu nại ở mỗi cấp là 1 tháng tính từ ngày nhận đơn khiếu nại.

C. Áp dụng sáng kiến

13. Cơ quan, đơn vị có trách nhiệm tổ chức áp dụng sáng kiến đã được công nhận vào sản xuất, công tác. Căn cứ vào nội dung của sáng kiến, điều kiện kinh tế, kỹ thuật và nhu cầu áp dụng sáng kiến của cơ quan, đơn vị hoặc của từng bộ phận trong cơ quan, đơn vị. Thủ trưởng quyết định hoặc phân cấp cho cán bộ phụ trách các bộ phận quyết định áp dụng sáng kiến vào sản xuất, công tác.

Việc tổ chức áp dụng sáng kiến có thể đưa vào kế hoạch áp dụng kỹ thuật tiến bộ hoặc một kế hoạch tương ứng khác của cơ quan, đơn vị để thực hiện.

Bộ phận phụ trách công tác sáng kiến và sở hữu công nghiệp có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc tổ chức áp dụng sáng kiến.

14. Quyết định áp dụng sáng kiến phải ghi rõ ngày bắt đầu áp dụng, các bộ phận hoặc cá nhân có trách nhiệm áp dụng và những định mức, chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật mới.

Các định mức, chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật đạt được do kết quả của việc áp dụng sáng kiến được xác định ngay khi xét công nhận sáng kiến hoặc sau khi thử nghiệm, áp dụng thử sáng kiến đó.

II. BẢO VỆ QUYỀN LỢI TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
VÀ KHUYẾN KHÍCH HOẠT ĐỘNG SÁNG KIẾN

A. Trả thù lao cho tác giả sáng kiến

15. Tác giả sáng kiến được nhận tiền thù lao khi sáng kiến được áp dụng vào sản xuất, công tác.

Mức thù lao cho tác giả của một sáng kiến được tính trong năm áp dụng đầu tiên và không thấp hơn 5% số tiền làm lợi thu được trong năm đó.

Đối với những sáng kiến lợi ích thu được không tính được thành tiền như nâng cao an toàn lao động, cải thiện điều kiện làm việc... thì mức thù lao được xác định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính và Uỷ ban Khoa học Nhà nước.

Đối với những sáng kiến làm thay đổi phương án thiết kế xây dựng cơ bản đã được duyệt, mức thù lao được xác định theo Thông tư liên bộ số 173/SC ngày 15-02-1984 của Uỷ ban Xây dựng cơ bản Nhà nước và Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước.

16. Cơ quan, đơn vị áp dụng sáng kiến có nghĩa vụ xác định lợi ích thu được và trả thù lao cho tác giả sáng kiến.

Đối với cơ quan, đơn vị tự chủ về tài chính, mức thù lao do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định. Nếu tác giả sáng kiến là Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thì mức thù lao do Thủ trưởng cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp quyết định.

Đối với các đơn vị chưa hạch toán kinh tế độc lập hoặc đối với các cơ quan hành chính sự nghiệp. Thủ trưởng được quyền quyết định mức thù lao theo sự phân cấp của Bộ, địa phương. Việc quyết định mức thù lao cho tác giả là Thủ trưởng cơ quan, đơn vị vẫn phải theo quy định ở đoạn trên.

17. Tiền thù lao cho tác giả sáng kiến được trả trong thời hạn 1 tháng sau năm áp dụng đầu tiên. Việc trả trước cho tác giả một khoản thù lao chỉ được thực hiện sau khi sáng kiến đã được áp dụng chính thức từ 3 tháng trở lên. Số tiền trả trước đó tương ứng với mức 5% số tiền làm lợi thu được tính từ thời điểm đó và được khấu trừ vào tổng số tiền thù lao mà cơ quan, đơn vị trả cho tác giả.

18. Sau khi kết thúc năm áp dụng đầu tiên, bộ phận phụ trách sáng kiến tính toán tiền làm lợi hoặc xác định các lợi ích thu được để làm căn cứ xác định mức thù lao:

a- Đối với những sáng kiến tính được tiền làm lợi và kết quả tính toán tiền làm lợi đã được các bộ phận áp dụng và Kế toán trưởng hoặc Trưởng phòng tài vụ của cơ quan, đơn vị xác nhận, thì bộ phận phụ trách sáng kiến dự kiến mức thù lao đề nghị Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định;

b- Đối với những sáng kiến dưới đây thì phải đưa ra Hội đồng sáng kiến và sở hữu công nghiệp của cơ quan, đơn vị xem xét và dự kiến mức thù lao để đề nghị Thủ trưởng quyết định:

- Sáng kiến tính được tiền làm lợi nhưng kết quả tính toán tiền làm lợi chưa được các bộ phận hữu quan nhất trí xác nhận;

- Sáng kiến mà tiền làm lợi tính được không phản ánh đầy đủ các giá trị khác và cần nâng mức thù lao;

- Sáng kiến không tính được tiền làm lợi.

c- Đối với những sáng kiến mà tác giả là Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, sau khi Hội đồng sáng kiến và sở hữu công nghiệp xem xét, dự kiến mức thù lao thì gửi hồ sơ lên cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp quyết định. Hồ sơ gồm: đơn đăng ký sáng kiến, bản tính toán tiền làm lợi, dự kiến mức thù lao.

Trong thời hạn 1 tháng tính từ ngày nhận hồ sơ, Thủ trưởng cấp trên trực tiếp có trách nhiệm thông báo bằng văn bản quyết định của mình để cơ quan, đơn vị trả thù lao cho tác giả.

19. Các cơ quan, đơn vị trong Bộ hoặc địa phương áp dụng mở rộng sáng kiến như quy định tại khoản 1 điều 38 Điều lệ Sáng kiến, sáng chế có trách nhiệm xác định lợi ích thu được, mức thù lao và trả thù lao cho tác giả theo thủ tục quy định tại mục a, b điểm 18 trên đây.

Cơ quan quản lý khoa học kỹ thuật Bộ hoặc địa phương có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc trả thù lao cho tác giả nói trên.

B. Khuyến khích hoạt động sáng kiến

20. Việc trả thưởng khuyến khích cho những người hỗ trợ tác giả và những người tham gia tổ chức áp dụng lần đầu sáng kiến (kể cả những người tham gia tổ chức áp dụng mở rộng sáng kiến được phổ biến như quy định tại khoản 1 điều 38 Điều lệ Sáng kiến, sáng chế) được thực hiện đồng thời với việc trả thù lao cho tác giả.

Số tiền thưởng nói trên được lấy từ tiền làm lợi thu được do áp dụng sáng kiến.

21. Hợp đồng giữa Thủ trưởng cơ quan, đơn vị và tập thể cán bộ, công nhân viên như quy định tại điều 47 Điều lệ Sáng kiến, sáng chế (sau đây gọi là Hợp đồng) phải nhằm giải quyết một nhiệm vụ cụ thể, quan trọng và cấp bách của cơ quan, đơn vị, không thể giải quyết bằng biện pháp kế hoạch hoá hay giao việc thông thường.

Hợp đồng gồm những nội dung chủ yếu sau đây:

- Họ tên những người ký hợp đồng;

- Nhiệm vụ cần giải quyết;

- Tình trạng kỹ thuật, sản xuất hiện tại;

- Yêu cầu của nhiệm vụ cần giải quyết, các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật và lợi ích cần đạt được;

- Dự kiến mức thù lao khi hoàn thành việc thực hiện hợp đồng;

- Quyền hạn và nghĩa vụ của các bên ký kết.

Nghĩa vụ chủ yếu của cơ quan, đơn vị là tạo điều kiện để những người ký hợp đồng giải quyết nhiệm vụ ghi trong Hợp đồng (cung cấp thông tin, cho phép sử dụng trang thiết bị, cung cấp nguyên vật liệu...) và trả thù lao cho những người đã thực hiện Hợp đồng. Nghĩa vụ của những người nhận giải quyết nhiệm vụ chủ yếu là bảo đảm tiến độ và yêu cầu chất lượng của việc giải quyết nhiệm vụ đã ghi trong Hợp đồng.

Các giải pháp được tạo ra trên cơ sở thực hiện Hợp đồng được công nhận là sáng kiến. Những người tham gia tạo ra giải pháp được công nhận là tác giả của sáng kiến đó. Nếu mức thù lao dự kiến ghi trong Hợp đồng thấp hơn 5% số tiền làm lợi thu được trong 1 năm áp dụng sáng kiến nói trên thì Thủ trưởng cơ quan, đơn vị phải nâng mức thù lao lên ít nhất cho bằng 5% tiền làm lợi.

C. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại về việc
trả thù lao cho tác giả sáng kiến

22. Trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày kết thúc thời hạn trả thù lao quy định tại điểm 17 chương này tác giả có quyền khiếu nại về việc trả thù lao trong những trường hợp dưới đây:

- Cơ quan, đơn vị không trả thù lao cho tác giả;

- Mức thù lao thấp hơn mức tối thiểu quy định trong Điều lệ Sáng kiến, sáng chế;

- Số tiền làm lợi cho cơ quan, đơn vị tính toán thấp hơn số tiền làm lợi thực tế.

Khiếu nại về trả thù lao phải làm thành văn bản và gửi cho Thủ trưởng cơ quan, đơn vị.

23. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có trách nhiệm giải quyết và thông báo kết quả cho người khiếu nại. Nếu không đồng ý với kết quả giải quyết của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, tác giả có quyền khiếu nại với Thủ trưởng cơ quan quản lý cấp trên. Thời hạn giải quyết khiếu nại ở mỗi cấp là 2 tháng tính từ ngày nhận đơn khiếu nại. Quyết định của Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là quyết định cuối cùng về vấn đề này.

 

CHƯƠNG II
THỦ TỤC CẤP VĂN BẰNG BẢO HỘ
QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

I. CÁC QUY ĐỊNH CHUNG

24. Quyền sở hữu đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá - gọi chung là quyền sở hữu công nghiệp - và quyền tác giả sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp - gọi chung là quyền tác giả - được xác nhận bởi các Văn bằng bảo hộ do Cục Sáng chế thuộc Uỷ ban Khoa học Nhà nước cấp theo quy định của các Điều lệ tương ứng và theo hướng dẫn cụ thể trong Thông tư này.

25. Chỉ có tổ chức, cá nhân nào có quyền nộp đơn yêu cầu bảo hộ cũng như tổ chức, cá nhân được chuyển giao quyền nộp đơn như quy định của các Điều lệ và được cụ thể hoá trong Thông tư này mới được nộp đơn cho Cục Sáng chế xin cấp Văn bằng bảo hộ. Người nộp đơn xin cấp Văn bằng bảo hộ phải bảo đảm sự trung thực của các thông tin về người nộp đơn và về tác giả được khai trong đơn. Khi Văn bằng bảo hộ bị huỷ bỏ hiệu lực vì lý do Văn bằng được cấp cho người không có quyền nộp đơn hoặc vì Văn bằng xác nhận không đúng tác giả thì chủ Văn bằng bảo hộ - tức là người nộp đơn - phải chịu trách nhiệm do hậu quả của việc sử dụng quyền sở hữu đối tượng tương ứng gây ra.

26. Tổ chức, cá nhân Việt Nam, cũng như tổ chức, cá nhân nước ngoài thường trú hoặc có cơ quan đại diện, hoặc có cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động thực sự tại Việt Nam có thể nộp đơn trực tiếp cho Cục Sáng chế hoặc thông qua Người đại diện sở hữu công nghiệp.

Tổ chức, cá nhân không thường trú, không có cơ quan đại diện hoặc không có cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động thực sự tại Việt Nam thì phải nộp đơn thông qua Người đại diện sở hữu công nghiệp.

Tiêu chuẩn, quyền hạn, nghĩa vụ của Người đại diện sở hữu công nghiệp theo "Quy định về Người đại diện sở hữu công nghiệp" được ban hành kèm theo Quyết định số 309/QĐ ngày 12-6-1990 của Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học Nhà nước.

27. Đơn yêu cầu bảo hộ (sau đây gọi tắt là Đơn) phải được làm bằng tiếng Việt và phải theo đúng các quy định về hình thức, nội dung trong Thông tư và trong Văn bản hướng dẫn chi tiết của Cục Sáng chế.

Đơn có thể nộp tại Cục Sáng chế, 96-98 đường Nguyễn Trãi - Hà Nội hoặc có thể gửi qua bưu điện theo địa chỉ trên.

28. Người nộp đơn phải nộp các khoản lệ phí có liên quan quy định tại điểm 82 Thông tư này. Nếu không nộp lệ phí đúng quy định thì các yêu cầu của người nộp đơn sẽ không được Cục Sáng chế xem xét.

29. Quyền ưu tiên của Đơn

29.1. Quyền ưu tiên của Đơn được xác định theo ngày ưu tiên, ngày ưu tiên của Đơn là ngày Đơn hợp lệ đến Cục Sáng chế hoặc được xác định theo các Điều ước quốc tế mà Việt nam tham gia. Trường hợp muốn hưởng quyền ưu tiên theo các Điều ước quốc tế thì người nộp đơn phải nộp bản sao.Đơn đã nộp ở nước đầu tiên hoặc Giấy chứng nhận trưng bày triển lãm hoặc các tài liệu khác do Điều ước quốc tế tương ứng quy định.

29.2. Trong trường hợp nhiều Đơn hợp lệ có nội dung yêu cầu bảo hộ trùng nhau đến Cục Sáng chế trong cùng một ngày và có ngày ưu tiên như nhau thì Cục Sáng chế yêu cầu những người nộp đơn thoả thuận với nhau về việc nộp chung một Đơn. Nếu không thoả thuận được thì Cục Sáng chế sẽ không xét cấp Văn bằng bảo hộ cho bất cứ ai.

30. Thủ tục cấp Văn bằng bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích được coi là mật được thực hiện theo quy định tương ứng về sáng chế mật, giải pháp hữu ích mật.

II. SÁNG CHẾ, GIẢI PHÁP HỮU ÍCH

A. Tiêu chuẩn bảo hộ sáng chế

31. Theo điều 10 Điều lệ sáng kiến, sáng chế: sáng chế được bảo hộ là giải pháp kỹ thuật mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới, có tính sáng tạo, có khả năng áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật.

32. Giải pháp kỹ thuật được công nhận là mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới nếu:

a- Trước ngày ưu tiên của Đơn, giải pháp chưa bị bộc lộ công khai ở trong nước hoặc ở ngoài nước dưới hình thức sử dụng hoặc mô tả trong bất kỳ nguồn thông tin nào dưới đây tới mức căn cứ vào đó có thể thực hiện được:

- Các nguồn thông tin liên quan đến sáng chế, giải pháp hữu ích ở nước ngoài, tính từ ngày công bố;

- Các nguồn thông tin khác, với bất kỳ vật mang tin nào (ấn phẩm, phim ảnh, băng từ, đĩa từ, đĩa quang...) tính từ ngày lưu hành vật mang tin hoặc từ ngày in ấn phẩm (khi không xác định được ngày thì tính từ ngày cuối cùng của tháng, nếu không xác định được tháng thì tính từ ngày cuối của năm);

- Các nguồn thông tin đại chúng (phát thanh, truyền thanh, truyền hình) - tính từ ngày công bố tin;

- Các báo cáo khoa học, các bài giảng... nếu được ghi lại bằng bất kỳ phương tiện nào - tính từ ngày báo cáo hoặc giảng bài;

- Các triển lãm - tính từ ngày hiện vật bắt đầu được trưng bày.

Một thông tin được coi là chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ một số lượng người xác định được biết thông tin đó;

b- Giải pháp đó không trùng với giải pháp được mô tả trong Đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế hoặc giải pháp hữu ích đã nộp cho Cục Sáng chế có ngày ưu tiên sớm hơn.

33. Giải pháp kỹ thuật được công nhận là có tính sáng tạo nếu căn cứ vào trình độ kỹ thuật ở trong nước và ngoài nước tính đến ngày ưu tiên của Đơn, giải pháp đó không nảy sinh một cách hiển nhiên đối với chuyên gia trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng mà phải là kết quả của hoạt động sáng tạo.

Giải pháp kỹ thuật trong các ví dụ sau đây được coi là không có tính sáng tạo: sử dụng riêng biệt hay sử dụng kết hợp các yếu tố, cơ cấu, chất, phương pháp đã biết mà không tạo ra chức năng, công dụng hay hiệu quả mới; chọn lựa hoặc thay thế bằng phương án tối ưu trong số các phương án đã biết...

34. Giải pháp kỹ thuật được công nhận là có khả năng áp dụng nếu căn cứ vào bản chất của giải pháp được mô tả trong Đơn, chuyên gia trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng có thể thực hiện được giải pháp đó và thu được kết quả như đã mô tả trong Đơn.

B. Tiêu chuẩn bảo hộ giải pháp hữu ích

35. Theo khoản 1 Điều 2 Điều lệ về Giải pháp hữu ích ban hành kèm theo Nghị định 200/HĐBT ngày 28-12-1988 được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 84/HĐBT ngày 20-3-1990 của Hội đồng Bộ trưởng (sau đây gọi tắt là Điều lệ giải pháp hữu ích): giải pháp hữu ích được bảo hộ là giải pháp kỹ thuật mới so với trình độ kỹ thuật ở Việt Nam, có khả năng áp dụng trong điều kiện kinh tế, kỹ thuật hiện tại.

36. Giải pháp kỹ thuật được công nhận là mới so với trình độ kỹ thuật ở Việt Nam nếu:

a- Trước ngày ưu tiên của Đơn, giải pháp đó chưa bị bộc lộ công khai ở Việt Nam dưới hình thức sử dụng hoặc mô tả trong các nguồn thông tin như nêu tại điểm 32.a Thông tư này nhưng trong đó thời điểm bộc lộ tin được tính từ ngày các nguồn thông tin đó có ở Việt Nam.

Giải pháp không bị coi là mất tính mới nếu giải pháp đó bị người khác công bố trong thời hạn 6 tháng trước ngày nộp đơn mà không được phép của người có quyền nộp đơn;

b- Giải pháp đó đáp ứng điều kiện nêu ở điểm 32.b Chương này.

37. Giải pháp kỹ thuật được công nhận là có khả năng áp dụng nếu căn cứ vào bản chất của giải pháp được mô tả trong đơn, chuyên gia trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng có thể thực hiện được giải pháp đó trong điều kiện kinh tế, kỹ thuật của Việt Nam và thu được kết quả như đã mô tả trong đơn.

C. Đối tượng của sáng chế giải pháp hữu ích

38. Đối tượng của sáng chế giải pháp hữu ích là cơ cấu, chất, phương pháp như nêu tại điểm 2 Thông tư này. Việc sử dụng một cơ cấu chất, phương pháp đã biết theo chức năng mới cũng được coi là đối tượng của sáng chế.

D. Quyền nộp đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích

39. Quyền nộp đơn thuộc về người hoặc những người tạo ra giải pháp kỹ thuật (sau đây gọi là tác giả hoặc đồng tác giả) hoặc người thừa kế hợp pháp của tác giả, trừ các trường hợp nêu tại điểm 39.5 và 39.6 sau đây.

39.1. Trường hợp nhiều tác giả cùng tạo ra một giải pháp kỹ thuật có khả năng bảo hộ là sáng chế, giải pháp hữu ích thì mỗi tác giả hoặc người thừa kế hợp pháp của tác giả chỉ được cùng với các đồng tác giả khác nộp chung một đơn.

39.2. Nếu quyền nộp đơn được nhiều người thừa kế thì mỗi người chỉ được cùng với những người thừa kế khác phải nộp chung một đơn.

39.3. Mỗi đồng tác giả nêu tại điểm 39.1, mỗi người đồng thừa kế nêu tại điểm 39.2 trên đây có quyền:

- Từ chối thực hiện quyền nộp đơn của mình nhưng không vì thế mà cản trở việc thực hiện quyền nộp đơn của người khác;

- Chuyển giao quyền nộp đơn của mình cho người không thuộc các trường hợp nêu trên nếu được sự đồng ý của tất cả những người có quyền nộp đơn nêu trong từng trường hợp tương ứng.

39.4. Mọi tranh chấp về quyền tác giả, quyền nộp đơn chỉ được xem xét giải quyết sau khi cấp Văn bằng bảo hộ.

39.5. Nếu giải pháp kỹ thuật được tạo ra khi tác giả thực hiện nhiệm vụ của tổ chức Nhà nước hoặc tổ chức tập thể trong phạm vi trách nhiệm được giao hoặc do tổ chức nói trên đầu tư kinh phí, thiết bị thì quyền nộp đơn thuộc về tổ chức đó.

Trong trường hợp này, tổ chức nói trên bị mất quyền nộp đơn và quyền nộp đơn thuộc về tác giả nếu tác giả đã thông báo bằng văn bản cho tổ chức về việc tạo ra giải pháp kỹ thuật và khả năng được bảo hộ của giải pháp đó mà sau 2 tháng tính từ ngày nhận được thông báo, tổ chức đã không nộp đơn.

39.6. Nếu giải pháp kỹ thuật được tạo ra do thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học, triển khai kỹ thuật, hoặc hợp đồng lao động mà tác giả là bên nhận thì quyền nộp Đơn thuộc về bên giao việc nếu hợp đồng không quy định quyền nộp đơn thuộc về ai.

39.7. Quyền nộp đơn có thể được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân khác bằng văn bản có chữ ký xác nhận của các bên có liên quan.

E. Đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích

40. Mỗi Đơn chỉ được sử dụng cho một đối tượng yêu cầu bảo hộ. Chỉ được phép gộp nhiều đối tượng vào một Đơn nếu các đối tượng đó liên quan chặt chẽ với nhau nhằm thực hiện một mục đích chung.

40.1. Đơn bao gồm các tài liệu sau đây:

a- Tờ khai xin cấp Bằng độc quyền sáng chế hoặc Bằng độc quyền giải pháp hữu ích - 3 bản; làm theo mẫu ở phụ lục 6a và 6b của Thông tư này;

b- Bản mô tả sáng chế, giải pháp hữu ích có kèm theo yêu cầu bảo hộ - 3 bản;

c- Các bản vẽ, sơ đồ, bản tính toán... nếu cần để làm rõ thêm bản chất của giải pháp kỹ thuật - 3 bản;

d- Bản tóm tắt sáng chế, giải pháp hữu ích - 3 bản;

e- Chứng từ xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp (Giấy chứng nhận quyền thừa kế hợp pháp, Giấy chuyển giao quyền nộp đơn, Bản sao Hợp đồng nghiên cứu hoặc Hợp đồng lao động, Bản sao văn bản thông báo cho tổ chức về việc tạo ra giải pháp kỹ thuật như nêu tại điểm 39.5 trên đây...) - 1 bản;

f- Giấy uỷ quyền nếu đơn nộp thông qua Người đại diện sở hữu công nghiệp - 1 bản;

g- Bản sao đơn đầu tiên hoặc Giấy chứng nhận trưng bày tại triển lãm quốc tế nếu xin hưởng quyền ưu tiên theo quy định tại khoản 3 điều 29 Điều lệ Sáng kiến, sáng chế hoặc theo khoản b, c, d điều 6 Điều lệ Giải pháp hữu ích có kèm theo bản dịch ra tiếng Việt - 1 bản;

h- Chứng từ lệ phí nộp đơn - 1 bản.

40.2. Các tài liệu nêu trên phải được nộp đồng thời, riêng tài liệu nêu tại mục g có thể nộp trong thời hạn 3 tháng tính từ ngày nộp các tài liệu trên.

40.3. Bản mô tả giải pháp trình bày một cách đầy đủ, rõ ràng bản chất của giải pháp kỹ thuật đến mức căn cứ vào đó chuyên gia trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng có thể thực hiện được giải pháp đó và gồm các nội dung sau:

- Tên sáng chế, giải pháp hữu ích;

- Lĩnh vực kỹ thuật được đề cập;

- Những giải pháp kỹ thuật đã biết;

- Bản chất của giải pháp yêu cầu bảo hộ;

- Ví dụ thực hiện.

40.4. Yêu cầu bảo hộ (đối với sáng chế còn gọi là công thức sáng chế) nhằm xác định khối lượng bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích, phải được trình bày rõ ràng, ngắn gọn và phải được phần mô tả giải pháp minh hoạ.

40.5. Bản tóm tắt sáng chế, giải pháp hữu ích: trình bày ngắn gọn bản chất kỹ thuật của giải pháp yêu cầu bảo hộ và chỉ nhằm mục đích thông tin kỹ thuật về giải pháp đó.

40.6. Hình thức, nội dung bản mô tả kèm theo yêu cầu bảo hộ, bản tóm tắt sáng chế, giải pháp hữu ích và các tài liệu khác của Đơn được quy định cụ thể trong Văn bản hướng dẫn của Cục Sáng chế.

41. Đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế có thể chuyển đổi thành đơn yêu cầu bảo hộ giải pháp hữu ích. Yêu cầu chuyển đổi Đơn phải được thể hiện trong tờ khai xin cấp Bằng độc quyền sáng chế hoặc làm thành văn bản theo mẫu ở phụ lục 7 và nộp cho Cục Sáng chế trong thời hạn 2 tháng tính từ ngày nhận được thông báo từ chối cấp Bằng độc quyền sáng chế.

F. Thủ tục, trình tự nhận và xem xét Đơn

42. Nhận đơn: khi nhận được đơn, Cục Sáng chế ghi nhận vào Sổ biên nhận đơn và trao cho người nộp đơn Giấy biên nhận đơn.

43. Xét nghiệm hồ sơ: nhằm xác định Đơn hợp lệ hay không hợp lệ. Thời hạn xét nghiệm sơ bộ là 3 tháng tính từ ngày nhận đơn.

Trường hợp đơn không hợp lệ vì đối tượng yêu cầu bảo hộ thuộc một trong các đối tượng bị loại trừ theo quy định tại điều 13 Điều lệ Sáng kiến, sáng chế hoặc tại khoản b điều 3 và điều 4 Điều lệ Giải pháp hữu ích, Cục Sáng chế từ chối chấp nhận Đơn và thông báo cho người nộp đơn, có nêu rõ lý do.

Trong trường hợp đơn không hợp lệ vì không làm đúng các quy định tại điểm 40 Thông tư này, Cục Sáng chế yêu cầu người nộp đơn bổ sung, sửa đổi tài liệu tương ứng. Trong thời hạn 1 tháng tính từ ngày nhận được yêu cầu của Cục Sáng chế, người nộp đơn phải gửi tài liệu bổ sung sửa đổi, nếu không thì đơn bị coi như không nộp.

Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sáng chế trao cho người nộp đơn Thông báo chấp nhận đơn trong đó xác định: Ngày ưu tiên của đơn, Ngày nộp đơn hợp lệ, Số đơn.

44. Xét nghiệm khoa học kỹ thuật: nhằm đánh giá khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ của giải pháp yêu cầu bảo hộ.

Thời hạn xét nghiệm khoa học kỹ thuật là 18 tháng đối với sáng chế, 9 tháng đối với giải pháp hữu ích tính từ ngày nhận Đơn hợp lệ.

Trong thời hạn xét nghiệm khoa học kỹ thuật, Cục Sáng chế có quyền yêu cầu người nộp đơn tách đơn thành các đơn riêng biệt nếu các đối tượng được gộp vào Đơn không thoả mãn điều kiện quy định tại điểm 40 Thông tư này, hoặc yêu cầu người nộp đơn bổ sung, sửa đổi bản mô tả và yêu cầu bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích cũng như bản tóm tắt cho phù hợp với bản chất của giải pháp yêu cầu bảo hộ. Trong thời hạn 1 tháng tính từ ngày nhận được yêu cầu của Cục Sáng chế, người nộp đơn phải thực hiện các yêu cầu đó hoặc trình bày ý kiến của mình nếu không tán thành việc bổ sung, sửa đổi.

Nếu quá thời hạn nêu trên mà người nộp đơn không tách đơn, Cục Sáng chế chỉ xét nghiệm khoa học kỹ thuật đối tượng đầu tiên hoặc các đối tượng đầu tiên thoả mãn điều kiện quy định tại điểm 40 Thông tư này.

Nếu quá thời nạn trên, người nộp đơn không tiến hành việc bổ sung, sửa đổi mà không có lý do xác đáng thì Đơn sẽ không được tiếp tục xem xét. Trong thời hạn xét nghiệm, người nộp đơn có thể bổ sung, sửa đổi đơn.

Mọi việc bổ sung, sửa đổi trên không được làm thay đổi bản chất của giải pháp yêu cầu bảo hộ. Trường hợp làm thay đổi bản chất của giải pháp, người nộp đơn phải nộp đơn mới và ngày ưu tiên được xác định theo ngày nộp đơn mới.

G. Thủ tục cấp và công bố bằng độc quyền sáng chế,
Bằng độc quyền giải pháp hữu ích

45. Trường hợp giải pháp mô tả trong đơn thoả mãn các tiêu chuẩn bảo hộ Cục Sáng chế thông báo cho người nộp đơn Quyết định cấp Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích kèm theo nội dung yêu cầu bảo hộ và các khoản lệ phí cần nộp.

Sau khi người nộp đơn nộp các khoản lệ phí quy định, Cục Sáng chế trao bằng độc quyền sáng chế, bằng độc quyền giải pháp hữu ích cho người nộp đơn.

46. Trường hợp giải pháp mô tả trong đơn không thoả mãn một trong các tiêu chuẩn bảo hộ, Cục Sáng chế từ chối cấp bằng độc quyền sáng chế, bằng độc quyền giải pháp hữu ích và thông báo cho người nộp đơn có nêu rõ lý do.

47. Nội dung công bố Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích trên Công báo Sở hữu công nghiệp bao gồm: số Bằng; chỉ số phân loại sáng chế; số đơn; ngày nộp đơn; tên và địa chỉ của chủ Bằng (người nộp đơn); họ, tên tác giả; tên và địa chỉ của Người đại diện sở hữu công nghiệp (nếu có); số đơn ưu tiên, ngày nộp đơn ưu tiên, nước nộp đơn ưu tiên (nếu có); tên sáng chế, giải pháp hữu ích; tóm tắt sáng chế, giải pháp hữu ích có kèm theo hình vẽ (nếu cần) và các thông tin khác nếu Cục Sáng chế thấy cần thiết.

III. KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP

A. Tiêu chuẩn bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

48. Theo Điều 2 Điều lệ về Kiểu dáng công nghiệp ban hành theo Nghị định 85/HĐBT ngày 13-5-1988 được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 84/HĐBT ngày 20-3-1990 của Hội đồng Bộ trưởng (sau đây gọi tắt là Điều lệ Kiểu dáng công nghiệp): kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố đó, có tính mới đối với thế giới và dùng mẫu để chế tạo sản phẩm công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.

Hình dáng bên ngoài của sản phẩm được hiểu là hình dáng của phần sản phẩm có thể nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm đó.

49. Kiểu dáng công nghiệp được công nhận là mới đối với thế giới nếu kiểu dáng công nghiệp đó:

a- Khác biệt cơ bản với kiểu dáng công nghiệp được mô tả trong Đơn đã nộp cho Cục Sáng chế có ngày ưu tiên sớm nhất;

b- Khác biệt cơ bản với kiểu dáng công nghiệp tương tự đã biết trong bất kỳ nguồn thông tin nào dưới đây:

- Các nguồn thông tin liên quan đến kiểu dáng công nghiệp ở nước ngoài - tính từ ngày công bố;

- Các nguồn thông tin khác, với bất kỳ vật mang tin nào (ấn phẩm, phim ảnh, băng từ, đĩa từ, đĩa quang...) - tính từ ngày lưu hành vật mang tin hoặc từ ngày in ấn phẩm; khi không xác định được ngày thì tính từ ngày cuối cùng của tháng, nếu không xác định được tháng thì tính từ ngày cuối cùng của năm;

- Các nguồn thông tin đại chúng (báo chí, truyền hình) - tính từ ngày công bố tin;

- Các báo cáo khoa học, bài giảng... - tính từ ngày báo cáo, giảng bài;

- Các triển lãm - tính từ ngày hiện vật được trưng bày;

- Các nguồn thông tin về việc sử dụng công khai kiểu dáng công nghiệp. Kiểu dáng công nghiệp không được coi là khác biệt cơ bản với kiểu dáng công nghiệp tương tự đã biết nếu kiểu dáng công nghiệp đó chỉ khác biệt với kiểu dáng công nghiệp tượng tự này bởi các đặc điểm tạo dáng không dễ dàng nhận biết hoặc ghi nhớ và không có khả năng dùng để phân biệt về mặt tổng thể các kiểu dáng công nghiệp với nhau;

c- Chưa bị bộc lộ công khai ở trong và ngoài nước tới mức căn cứ vào đó có thể thực hiện được kiểu dáng công nghiệp. Hình thức bộc lộ có thể là sử dụng hoặc mô tả trong bất kỳ nguồn thông tin nào đã được nêu tại mục b trên đây.

50. Một kiểu dáng công nghiệp được công nhận là có thể dùng làm mẫu để chế tạo sản phẩm công nghiệp hoặc thủ công nghiệp nếu có thể tạo hàng loạt sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp đó bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.

B. Quyền nộp đơn yêu cầu bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

51. Quyền nộp đơn yêu cầu bảo hộ kiểu dáng công nghiệp được quy định như đối với sáng chế và giải pháp hữu ích tại điểm 39 Thông tư này trong đó thuật ngữ "giải pháp kỹ thuật" được thay thế bằng thuật ngữ "hình dáng của sản phẩm", thuật ngữ "sáng chế, giải pháp hữu ích" được thay thế bằng thuật ngữ "kiểu dáng công nghiệp".

 

 

 

C. Đơn yêu cầu bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

52. Mỗi Đơn chỉ được sử dụng cho một kiểu dáng công nghiệp của sản phẩm hoặc của bộ sản phẩm và có thể bao gồm nhiều phương án của kiểu dáng công nghiệp đó. Các phương án này phải được nộp đồng thời với đơn yêu cầu bảo hộ.

Bộ sản phẩm được hiểu là tập hợp một số sản phẩm có chức năng và kết cấu riêng biệt nhằm thực hiện một nhiệm vụ chung hoặc sử dụng cùng với nhau, ví dụ bộ ấm chén, bộ bàn ghế...

Các phương án của một kiểu dáng công nghiệp được hiểu là các biến thể của kiểu dáng công nghiệp đó, được thể hiện trên một sản phẩm hoặc trên một bộ sản phẩm, hoặc trên các sản phẩm thuộc cùng một lớp của bảng phân loại quốc tế về kiểu dáng công nghiệp theo Thoả ước Locarno với điều kiện các kiểu dáng công nghiệp này không khác biệt cơ bản với nhau.

52.1. Đơn bao gồm các tài liệu sau đây:

a- Tờ khai xin cấp Giấy chứng nhận kiểu dáng công nghiệp; được làm theo mẫu ở phụ lục 8 Thông tư này - 2 bản;

b- Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp - 3 bản;

c- Bộ ảnh chụp - 3 bộ, Bộ bản vẽ kiểu dáng công nghiệp - 3 bộ;

d- Chứng từ xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp (Giấy chứng nhận quyền thừa kế; Giấy trao quyền nộp đơn; Bản sao Hợp đồng nghiên cứu, Hợp đồng lao động) - 1 bản;

e- Chứng từ xác nhận quyền sử dụng hợp pháp nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá nếu kiểu dáng công nghiệp có chứa nhãn hiệu hàng hoá hoặc tên gọi xuất xứ hàng hoá - 1 bản;

f- Giấy uỷ quyền nếu đơn được nộp thông qua Người đại diện sở hữu công nghiệp - 1 bản;

g- Bản sao đơn đầu tiên hoặc Giấy chứng nhận trưng bày tại triển lãm nếu xin hưởng quyền ưu tiên theo quy định tại khoản 2, 3 điều 7 Điều lệ Kiểu dáng công nghiệp - 1 bản;

h- Chứng từ lệ phí nộp đơn và lệ phí công bố đơn - 1 bản.

52.2. Các tài liệu nêu tại điểm 52.1 phải nộp đồng thời, trừ tài liệu nêu tại mục g có thể nộp trong thời hạn 3 tháng tính từ ngày nộp các tài liệu trên.

52.3. Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp phải trình bày đầy đủ, rõ ràng bản chất của kiểu dáng công nghiệp và phải phù hợp với bộ ảnh chụp hay bản vẽ và bao gồm:

- Tên kiểu dáng công nghiệp;

- Chỉ số phân loại quốc tế kiểu dáng công nghiệp;

- Lĩnh vực sử dụng kiểu dáng công nghiệp;

- Các kiểu dáng công nghiệp tương tự đã biết;

- Liệt kê ảnh chụp hoặc bản vẽ;

- Bản chất của kiểu dáng công nghiệp, có nêu rõ đặc điểm tạo dáng cơ bản của kiểu dáng công nghiệp yêu cầu bảo hộ khác biệt với kiểu dáng công nghiệp tương tự đã biết.

52.4. Bộ ảnh chụp và bản vẽ phải thể hiện đầy đủ bản chất của kiểu dáng công nghiệp như đã được mô tả nhằm xác định khối lượng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp đó.

52.5. Hình thức, nội dung bản mô tả, bộ ảnh chụp và bộ bản vẽ kiểu dáng công nghiệp và các tài liệu khác của đơn được quy định cụ thể trong Văn bản hướng dẫn của Cục Sáng chế.

D. Thủ tục, trình tự và xem xét đơn

53. Nhận đơn: khi nhận được Đơn, Cục Sáng chế ghi nhận vào Sổ biên nhận đơn và trao cho người nộp đơn Giấy biên nhận đơn.

54. Xét nghiệm sơ bộ: nhằm xác định Đơn hợp lệ hay không hợp lệ. Thời hạn xét nghiệm sơ bộ là 15 ngày tính từ ngày nhận đơn.

Trong trường hợp đơn không hợp lệ vì đối tượng yêu cầu bảo hộ không phải là hình dáng bên ngoài của sản phẩm hoặc thuộc một trong các đối tượng loại trừ theo điều 4 Điều lệ Kiểu dáng công nghiệp, Cục Sáng chế từ chối chấp nhận đơn, thông báo cho người nộp đơn có nêu rõ lý do và hoàn trả lại khoản lệ phí công bố đơn nêu tại điểm 82.c Thông tư này.

Trường hợp Đơn không hợp lệ vì không làm đúng quy định tại Điều 19 Điều lệ Kiểu dáng công nghiệp và tại điểm 52 Thông tư này, Cục Sáng chế yêu cầu người nộp đơn tách Đơn, xác lập lại các phương án kiểu dáng công nghiệp hoặc bổ sung, sửa đổi các tài liệu tương ứng. Trong thời gian 2 tháng tính từ ngày nhận được yêu cầu của Cục Sáng chế, người nộp đơn phải thực hiện yêu cầu đó, nếu không thì đơn bị coi như không nộp.

Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sáng chế trao cho người nộp đơn Thông báo chấp nhận đơn trong đó có xác nhận ngày ưu tiên của đơn, ngày nộp đơn hợp lệ, số đơn.

55. Công bố đơn: Sau khi chấp nhận đơn hợp lệ, Cục Sáng chế công bố Đơn trong Công báo sở hữu công nghiệp nhằm mục đích để mọi người đánh giá khả năng bảo hộ của kiểu dáng công nghiệp tương ứng.

Nội dung công bố gồm: số đơn; ngày nộp đơn hợp lệ; số đơn ưu tiên; ngày nộp đơn ưu tiên; nước nộp đơn ưu tiên (nếu có); tên của người nộp đơn; họ, tên tác giả (đồng tác giả); tên kiểu dáng công nghiệp; chỉ số phân loại quốc tế kiểu dáng công nghiệp; số phương án yêu cầu bảo hộ; bản vẽ của kiểu dáng công nghiệp theo từng phương án.

Trong thời hạn 3 tháng tính từ ngày công bố đơn, mọi tổ chức, cá nhân đều có thể gửi cho Cục Sáng chế đơn phản đối việc cấp Giấy chứng nhận kiểu dáng công nghiệp có nêu rõ lý do phản đối kèm theo chứng cứ hợp pháp. Lý do phản đối có thể là:

- Người nộp đơn không có quyền nộp đơn theo quy định tại điều 10 Điều lệ Kiểu dáng công nghiệp;

- Ghi nhận sai tác giả;

- Đối tượng yêu cầu bảo hộ không phải là hình dáng bên ngoài của sản phẩm hoặc thuộc một trong các đối tượng loại trừ theo Điều 4 Điều lệ Kiểu dáng công nghiệp;

- Kiểu dáng công nghiệp không đáp ứng một trong các tiêu chuẩn bảo hộ quy định tại Điều 2 và Điều 3 Điều lệ Kiểu dáng công nghiệp và các điểm 48, 49, 50 Thông tư này.

56. Cục Sáng chế không tiến hành xét nghiệm nội dung nhằm đánh giá khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ của đối tượng yêu cầu bảo hộ theo quy định tại điều 2 và 3 Điều lệ Kiểu dáng công nghiệp được cụ thể hoá tại điểm 48, 49, 50 trên đây, nhưng trong trường hợp cần thiết, trong thời hạn 3 tháng tính từ ngày nhận đơn hợp lệ, Cục Sáng chế sẽ tiến hành tra cứu các nguồn thông tin liên quan đến kiểu dáng công nghiệp, kể cả các đơn yêu cầu bảo hộ kiểu dáng công nghiệp đã nộp cho Cục Sáng chế có ngày ưu tiên sớm hơn.

E. Thủ tục cấp và công bố Giấy chứng nhận kiểu dáng công nghiệp

57. Trường hợp không có đơn phản đối việc cấp Giấy chứng nhận kiểu dáng công nghiệp và Cục Sáng chế không có chứng cứ để khẳng định rằng kiểu dáng công nghiệp không đáp ứng tiêu chuẩn mới, Cục Sáng chế sẽ thông báo cho người nộp đơn biết để nộp các khoản lệ phí cần thiết. Sau khi nhận được các khoản lệ phí đó, Cục trưởng Cục Sáng chế ra quyết định cấp Giấy chứng nhận kiểu dáng công nghiệp.

Giấy chứng nhận kiểu dáng công nghiệp được đăng bạ quốc gia và được trao cho chủ Giấy chứng nhận.

58. Trường hợp có đơn phản đối việc cấp Giấy chứng nhận kiểu dáng công nghiệp như nêu tại điểm 55, cũng như các chứng cứ khác mà Cục Sáng chế có, chứng minh rằng kiểu dáng công nghiệp không đáp ứng tiêu chuẩn về tính mới, Cục Sáng chế thông báo cho người nộp đơn lý do phản đối hoặc chứng cứ nói trên và yêu cầu người nộp đơn trình bày ý kiến của mình bằng văn bản trong thời hạn 3 tháng tính từ ngày nhận được thông báo. Nếu hết thời hạn này, người nộp đơn không có ý kiến trả lời thì coi như đã chấp nhận lý do phản đối hoặc chứng cứ bác bỏ tính mới mà Cục Sáng chế đã thông báo.

Trên cơ sở xem xét ý kiến của các bên liên quan và chứng cứ mà Cục Sáng chế có, nếu thấy ý kiến phản đối và chứng cứ là xác đáng, Cục Sáng chế từ chối Giấy chứng nhận kiểu dáng công nghiệp và thông báo lý do từ chối cho người nộp đơn.

59. Nội dung công bố giấy chứng nhận kiểu dáng công nghiệp trong Công báo sở hữu công nghiệp gồm: Số giấy chứng nhận kiểu dáng công nghiệp; ngày cấp giấy chứng nhận; số đơn; ngày nộp đơn; tên và địa chỉ của chủ Giấy chứng nhận; họ tên tác giả; chỉ số phân loại kiểu dáng công nghiệp; ngày công bố đơn; số Công báo sở hữu công nghiệp trong đó Đơn được công bố và các thông tin khác nếu Cục Sáng chế thấy cần thiết.

IV. NHÃN HIỆU HÀNG HOÁ

A. Tiêu chuẩn bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá

60. Nhãn hiệu hàng hoá được bảo hộ theo Điều lệ về Nhãn hiệu hàng hoá ban hành theo Nghị định 197/HĐBT ngày 14-12-1982 được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 84/HĐBT ngày 20-3-1990 của Hội đồng Bộ trưởng (sau đây gọi tắt là Điều lệ Nhãn hiệu hàng hoá) là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu hàng hoá có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.

61. Dấu hiệu được sử dụng làm nhãn hiệu hàng hoá có thể là:

a- Các chữ có khả năng phát âm như một từ ngữ, có nghĩa hoặc không có nghĩa, được trình bày dưới dạng chữ viết, chữ in thông thường.

b- Chữ hoặc tập hợp chữ được trình bày dưới dạng hình hoạ

c- Hình vẽ, ảnh chụp.

d- Chữ hoặc tập hợp chữ kết hợp với hình vẽ, ảnh chụp được trình bày tương ứng như các trường hợp a, b, c.

Các dấu hiệu nêu trên được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc dưới dạng hình phẳng hoặc hình khối.

62. Dấu hiệu nêu trên tại điểm 61 trên đây có khả năng được bảo hộ là nhãn hiệu hàng hoá nếu:

- Có khả năng phân biệt và không phải là dấu hiệu mà theo quy định không được sử dụng làm nhãn hiệu hàng hoá. Dấu hiệu có khả năng phân biệt là dấu hiệu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố độc đáo, dễ nhận biết cũng như từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết.

- Không trùng hoặc không tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá đang được bảo hộ ở Việt Nam, kể cả nhãn hiệu hàng hoá được bảo hộ theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia; hoặc với nhãn hiệu hàng hoá nêu trong đơn đã nộp cho Cục Sáng chế có ngày ưu tiên sớm hơn; hoặc với nhãn hiệu hàng hoá của người khác đã hết thời hạn hiệu lực hoặc bị đình chỉ hiệu lực do các nguyên nhân quy định tại các mục a, b điều 11 Điều lệ Nhãn hiệu hàng hoá nhưng thời gian hết hiệu lực hoặc mất hiệu lực chưa quá 5 năm tính đến ngày ưu tiên của Đơn cho cùng loại hàng hoá ghi trong danh mục sản phẩm mang nhãn hiệu.

63. Nhãn hiệu tập thể nêu tại khoản 3 điều 1 Điều lệ Nhãn hiệu hàng hoá là nhãn hiệu hàng hoá được một tổ chức đã nêu đứng ra đăng ký với mục đích để các thành viên khác của tổ chức cũng có quyền sử dụng nhãn hiệu theo các quy tắc do chủ nhãn hiệu quy định.

B. Đơn yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá

64. Mỗi đơn chỉ được sử dụng một nhãn hiệu hàng hoá. Mỗi nhãn hiệu hàng hoá phải được thể hiện trên một mẫu nhãn hiệu theo quy định tại điểm 64.5 Thông tư này.

64.1. Đơn bao gồm các tài liệu sau đây:

a- Tờ khai xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá có gắn mẫu nhãn hiệu, được làm theo mẫu ở phụ lục 9 Thông tư này - 1 bản;

b- Quy chế sử dụng nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ là nhãn hiệu tập thể như quy định tại khoản 3 điều 1 Điều lệ Nhãn hiệu hàng hoá - 1 bản;

c- Mẫu nhãn hiệu hàng hoá - 15 bản;

d- Chứng từ xác nhận hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hợp pháp (bản sao Giấy phép sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc bản sao Quyết định thành lập tổ chức...) - 1 bản;

e- Giấy uỷ quyền nếu đơn được nộp qua Người đại diện sở hữu công nghiệp - 1 bản;

f- Bản sao đơn đầu tiên hoặc Giấy chứng nhận trưng bày triển lãm nếu xin hưởng quyền ưu tiên theo quy định tại mục b, c điều 6 Điều lệ Nhãn hiệu hàng hoá - 1 bản;

g- Chứng từ xác nhận về xuất xứ, giải thưởng, huy chương, nếu nhãn hiệu hàng hoá chứa đựng các thông tin đó - 1 bản;

h- Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền nếu trên nhãn hiệu hàng hoá có sử dụng các dấu hiệu quy định tại mục g khoản 2 điều 2 Điều lệ Nhãn hiệu hàng hoá - 1 bản;

i- Chứng từ lệ phí nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá - 1 bản.

64.2. Các tài liệu trên phải nộp đồng thời, riêng tài liệu ghi ở mục f có thể nộp trong thời hạn 1 tháng tính từ ngày nộp các tài liệu trên.

64.3. Phần mô tả nhãn hiệu trong Tờ khai xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá phải làm rõ khả năng phân biệt của nhãn hiệu, trong đó phải ghi rõ từng yếu tố cấu thành của nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu. Nếu nhãn hiệu có chứa từ ngữ không phải là tiếng Việt hoặc tiếng Latinh thì phải phiên âm ra tiếng Latinh và nếu từ ngữ đó có nghĩa thì phải dịch nghĩa sang tiếng Việt.

Nếu các chữ, từ ngữ yêu cầu bảo hộ được trình bày dưới dạng hình hoạ như là yếu tố phân biệt của nhãn hiệu thì phải mô tả dạng hình hoạ của các chữ, từ ngữ đó.

Nếu mầu sắc được yêu cầu bảo hộ như là yếu tố phân biệt của nhãn hiệu thì phải chỉ rõ mầu sắc hoặc tập hợp các mầu sắc đó.

Nếu nhãn hiệu có chứa chữ số không phải chữ số rập hoặc chữ số Lamã thì phải dịch sang chữ sốrập.

Nếu nhãn hiệu hàng hoá gồm nhiều phần tách biệt nhau nhưng được sử dụng đồng thời trên một sản phẩm thì phải nêu rõ vị trí gắn từng phần của nhãn hiệu đó trên sản phẩm hoặc bao bì đựng sản phẩm.

64.4. Danh mục các sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu trong Tờ khai xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá phải phù hợp với lĩnh vực được phép hoạt động như đã nêu trong Giấy phép sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc Quyết định thành lập tổ chức và phải được phân nhóm theo Bảng phân loại quốc tế các sản phẩm, dịch vụ theo Thoả ước Nixơ.

64.5. Mẫu nhãn nhiệu gắn trong Tờ khai cũng như các mẫu nhãn hiệu kèm theo phải trình bày rõ ràng với kích thước không vượt quá khuôn khổ 80mm x 80mm và khoảng cách giữa 2 điểm xa nhất không được nhỏ hơn 15mm.

Nếu yêu cầu bảo hộ màu sắc thì mẫu nhãn hiệu phải được trình bày đúng mầu sắc. Trường hợp này, trong số các mẫu nhãn hiệu kèm theo phải có 3 mẫu trình bày dưới dạng đen trắng có độ tương phản rõ ràng.

Nếu không yêu cầu bảo hộ màu sắc thì tất cả các mẫu nhãn hiệu đều phải được trình bày dưới dạng đen trắng.

64.6. Hình thức, nội dung các tài liệu của đơn được quy định cụ thể trong Văn bản hướng dẫn của Cục Sáng chế.

C. Thủ tục, trình tự xem xét đơn

65. Xét nghiệm hình thức đơn: nhằm xem xét việc tuân thủ các yêu cầu về hình thức và thủ tục lập hồ sơ đăng ký nhãn hiệu hàng hoá. Thời hạn xét nghiệm hình thức là 1 tháng tính từ ngày nhận đơn.

Trường hợp đơn không hợp lệ vì không làm đúng theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Điều lệ Nhãn hiệu hàng hoá và tại điểm 64 Thông tư này, Cục Sáng chế yêu cầu người nộp đơn tách đơn, sửa đơn hoặc bổ sung các tài liệu tương ứng. Trong thời hạn 2 tháng tính từ ngày nhận được yêu cầu của Cục Sáng chế, người nộp đơn phải thực hiện yêu cầu đó, nếu không đơn bị coi như không nộp.

Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sáng chế trao cho người nộp đơn Thông báo chấp nhận đơn trong đó xác nhận ngày ưu tiên của đơn, ngày nộp đơn hợp lệ, số đơn.

66. Xét nghiệm nội dung: nhằm xem xét dấu hiệu xin bảo hộ theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Điều lệ Nhãn hiệu hàng hoá và theo yêu cầu bảo hộ quy định tại điểm 62 Thông tư này.

Trường hợp dấu hiệu xin bảo hộ là một trong các dấu hiệu nêu tại khoản 2 Điều 2 Điều lệ Nhãn hiệu hàng hoá thì Cục Sáng chế từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá và thông báo cho người nộp đơn có nêu rõ lý do.

Trường hợp dấu hiệu xin bảo hộ có chứa yếu tố cấu thành thuộc một trong các dấu hiệu nêu tại khoản 2 Điều 2 Điều lệ Nhãn hiệu hàng hoá. Cục Sáng chế yêu cầu người nộp đơn loại bỏ yếu tố đó khỏi mẫu nhãn hiệu trừ trường hợp yếu tố đó thuộc mục a, b, c (khoản 2 nêu trên) liên kết với các yếu tố khác tạo nên một tổng thể có khả năng phân biệt. Nếu sau 2 tháng kể từ ngày nhận được yêu cầu của Cục Sáng chế mà không nộp đơn không thực hiện yêu cầu đó thì đơn không được xem xét tiếp.

Thời hạn xét nghiệm nội dung là 6 tháng tính từ ngày nhận đơn hợp lệ.

D. Thủ tục cấp và công bố giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá

67. Trường hợp nhãn hiệu hàng hoá thoả mãn các điều kiện quy định tại Điều 2 Điều lệ Nhãn hiệu hàng hoá và điểm 62 Thông tư này, Cục Sáng chế thông báo cho người nộp đơn biết để nộp các khoản lệ phí cần thiết. Sau khi nhận đủ các khoản lệ phí, Cục trưởng Cục Sáng chế ra quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá.

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá được đăng bạ quốc gia và được trao cho chủ giấy chứng nhận.

68. Trường hợp nhãn hiệu hàng hoá không thoả mãn các điều kiện như đã nêu tại điểm 67 trên đây, Cục Sáng chế từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá và thông báo cho người nộp đơn có nêu rõ lý do.

69. Việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá được công bố trong Công báo sở hữu công nghiệp kỳ xuất bản gần nhất. Nội dung công bố bao gồm: số Giấy chứng nhận; tên, địa chỉ chủ Giấy chứng nhận; ngày nộp đơn, ngày ưu tiên, ngày cấp giấy chứng nhận; mẫu nhãn hiệu hàng hoá; chỉ dẫn nhóm và danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu và các thông tin khác mà Cục Sáng chế thấy cần thiết.

CHƯƠNG III
KHIẾU NẠI VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI LIÊN QUAN
ĐẾN VIỆC CẤP VĂN BẰNG BẢO HỘ

A. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại về việc từ chối
chấp nhận đơn, từ chối cấp Văn bằng bảo hộ

70. Trong thời hạn 2 tháng đối với sáng chế, giải pháp hữu ích và 3 tháng đối với nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp kể từ ngày nhận được thông báo quyết định từ chối chấp nhận đơn hoặc từ chối cấp Văn bằng bảo hộ, người nộp đơn có quyền khiếu nại với Cục trưởng Cục Sáng chế về quyết định đó.

Trong thời hạn 2 tháng tính từ ngày nhận được thông báo quyết định cấp Văn bằng bảo hộ nêu tại điểm 45 Thông tư này, người nộp đơn xin cấp Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích có quyền khiếu nại với Cục trưởng Cục Sáng chế về nội dung yêu cầu bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích.

Trong đơn khiếu nại, người nộp đơn phải nêu rõ lý do khiếu nại cũng như những chứng cứ làm cơ sở cho lý do khiếu nại.

71. Trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại của người nộp đơn nêu ở điểm 70 trên đây, Cục trưởng Cục Sáng chế có trách nhiệm giải quyết và thông báo quyết định giải quyết cho người nộp đơn.

Nếu không đồng ý với kết quả giải quyết khiếu nại của Cục trưởng Cục Sáng chế thì trong thời hạn 2 tháng tính từ ngày nhận được thông báo, người nộp đơn có quyền khiếu nại với Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học Nhà nước.

Trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày nhận đơn khiếu nại, Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học Nhà nước thông báo cho người nộp đơn quyết định giải quyết khiếu nại của mình. Quyết định của Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học Nhà nước là quyết định cuối cùng về vấn đề này.

B. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại về việc cấp Văn bằng bảo hộ

72. Trong thời hạn hiệu lực của Văn bằng bảo hộ, mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền khiếu nại bằng văn bản với Cục trưởng Cục Sáng chế về việc:

a- Đối tượng sở hữu công nghiệp không đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ quy định trong các Điều lệ tương ứng;

b- Văn bằng bảo hộ cấp cho người không có quyền nộp đơn;

c- Văn bằng bảo hộ xác nhận không đúng tác giả.

Trong đơn khiếu nại, tổ chức, cá nhân khiếu nại (sau đây gọi là người khiếu nại) phải nêu rõ lý do kèm theo những chứng cứ làm cơ sở cho lý do khiếu nại.

Người khiếu nại phải nộp lệ phí khiếu nại quy định tại điểm 84 Thông tư này. Khoản lệ phí này sẽ được hoàn lại cho người khiếu nại nếu kết quả giải quyết khiếu nại khẳng định lý do khiếu nại là đúng.

73. Trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày nhận đơn khiếu nại nêu ở điểm 72 trên đây, Cục trưởng Cục Sáng chế có trách nhiệm giải quyết và thông báo quyết định giải quyết cho người khiếu nại. Khi nhận được đơn khiếu nại, Cục Sáng chế thông báo cho chủ Văn Bằng đó và yêu cầu chủ Văn bằng trả lời trong một thời hạn do Cục Sáng chế ấn định nhưng không quá 2 tháng kể từ ngày thông báo. Quá thời hạn đó mà không có ý kiến trả lời, Cục Sáng chế coi như chủ Văn bằng thừa nhận lý do khiếu nại.

Nếu không đồng ý với quyết định của Cục trưởng Cục Sáng chế liên quan đến việc giải quyết khiếu nại nêu tại điểm 72.a trên đây thì trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày nhận được thông báo, người khiếu nại có quyền khiếu nại với Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học Nhà nước. Trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày nhận được khiếu nại, Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học Nhà nước thông báo quyết định giải quyết cho người khiếu nại. Quyết định của Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học Nhà nước là quyết định cuối cùng về vấn đề này.

Nếu không đồng ý với quyết định của Cục trưởng Cục Sáng chế liên quan đến việc giải quyết khiếu nại nêu tại điểm 72.b và 72.c trên đây thì trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày nhận được thông báo của Cục Sáng chế, người khiếu nại có quyền khiếu nại với Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi chủ Văn bằng bảo hộ cư trú. Việc khiếu nại với Toà án được thực hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành và Thông tư số 3/NCPL ngày 22-7-1989 của Toà án Nhân dân Tối cao hướng dẫn xét xử một số tranh chấp về quyền sở hữu công nghiệp.

CHƯƠNG IV
THỦ TỤC SỬA ĐỔI, ĐÌNH CHỈ, HUỶ BỎ VÀ GIA HẠN
HIỆU LỰC CỦA VĂN BẰNG BẢO HỘ

A. Sửa đổi Văn bằng bảo hộ theo yêu cầu của chủ Văn bằng bảo hộ

74. Trong thời hạn hiệu lực của Văn bằng bảo hộ, chủ Văn bằng có quyền nộp đơn cho Cục Sáng chế yêu cầu sửa đổi:

- Tên, địa chỉ của chủ Văn bằng;

- Loại bỏ một số phương án bảo hộ nếu đối tượng bảo hộ là kiểu dáng công nghiệp, sửa đổi một số chi tiết của nhãn hiệu hàng hoá nhưng không làm thay đổi căn bản nhãn hiệu hàng hoá đó hoặc giới hạn danh mục sản phẩm nhãn hiệu đã được ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá.

Đơn xin sửa đổi làm theo mẫu ở Phụ lục 11 Thông tư này và phải kèm theo:

- Bản gốc của Văn bằng bảo hộ tương ứng;

- Chứng từ xác nhận sự đổi tên, địa chỉ của Văn bằng là hợp pháp (Quyết định thay đổi tên hoặc giấy chứng nhận thay đổi địa chỉ, hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp);

- Chứng từ nộp lệ phí sửa đổi theo quy định tại điểm 83.d Thông tư này;

- Bộ ảnh chụp hoặc bản vẽ phương án đề nghị loại bỏ khỏi sự bảo hộ nếu đối tượng bảo hộ là kiểu dáng công nghiệp;

- 15 mẫu nhãn hiệu đề nghị sửa đổi được trình bày như quy định tại điểm 64.5 Thông tư này nếu đối tượng bảo hộ là nhãn hiệu hàng hoá;

Nếu đơn xin sửa đổi hợp lệ, Cục trưởng Cục Sáng chế ra quyết định sửa đổi Văn bằng bảo hộ. Nội dung sửa đổi được ghi vào Văn bằng bảo hộ và có hiệu lực kể từ ngày ký quyết định sửa đổi.

Trường hợp đơn xin sửa đổi không hợp lệ, Cục Sáng chế thông báo cho chủ Văn bằng lý do không sửa đổi.

B. Đình chỉ hiệu lực của Văn bằng bảo hộ

75. Văn bằng bảo hộ bị đình chỉ hiệu lực:

a- Từ ngày Cục trưởng Cục Sáng chế chấp thuận đơn của chủ Văn bằng xin từ bỏ sự bảo hộ;

b- Từ ngày đầu tiên của năm kỳ hạn hiệu lực sau, nếu chủ Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích không nộp lệ phí duy trì hiệu lực theo quy định tại điểm 83.c, 85.b, 85.c Thông tư này;

c- Từ ngày chấm dứt sự tồn tại của chủ nhãn hiệu hàng hoá;

d- Từ ngày đầu tiên của năm thứ 6 kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá nếu chủ nhãn hiệu không sử dụng hoặc không chuyển giao cho người khác có nhu cầu sử dụng trong thời hạn 5 năm kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận mà không có lý do chính đáng.

C. Sửa đổi, huỷ bỏ hiệu lực Văn bằng bảo hộ trên cơ sở
kết quả giải quyết khiếu nại

76. Trường hợp khiếu nại về việc Văn bằng được cấp để bảo hộ các đối tượng không đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ:

- Tuỳ theo kết quả giải quyết khiếu nại như nêu tại điểm 73 trên đây, Cục trưởng Cục Sáng chế ra quyết định huỷ bỏ toàn bộ hiệu lực Văn bằng hoặc sửa đổi Văn bằng nếu chứng cứ đưa ra chỉ đủ để huỷ bỏ một phần nội dung yêu cầu của bảo hộ;

- Theo quyết định của Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học Nhà nước như nêu tại điểm 73 trên đây, Cục Sáng chế làm thủ tục huỷ bỏ hoặc sửa đổi Văn bằng bảo hộ.

77. Trường hợp khiếu nại về việc Văn bằng bảo hộ được cấp cho người không có quyền nộp đơn:

- Tuỳ theo kết quả giải quyết khiếu nại hoặc theo Bản án đã có hiệu lực của Toà án nhân dân có thẩm quyền như nêu tại điểm 73 trên đây, Cục trưởng Cục Sáng chế ra quyết định xoá tên chủ Văn bằng của người không có quyền nộp đơn và làm tiếp các thủ tục sau đây:

- Sửa đổi Văn bằng bảo hộ nếu trong danh sách chủ Văn bằng còn có người không bị xoá tên; hoặc

- Cấp Văn bằng cho người đã nộp đơn có ngày ưu tiên sớm nhất trong số các đơn được nộp trước ngày 31 tính từ ngày ký quyết định xoá tên nói trên; hoặc

- Ra quyết định huỷ bỏ hiệu lực Văn bằng đó nếu tất cả các chủ Văn bằng đều bị xoá tên và không có đơn nộp trong thời hạn nói ở đoạn trên.

78. Trường hợp khiếu nại về việc Văn bằng bảo hộ xác nhận không đúng tác giả, tuỳ theo quyết định giải quyết khiếu nại hoặc theo Bản án đã có hiệu lực của Toà án nhân dân có thẩm quyền như nêu tại điểm 73 trên đây, Cục trưởng Cục Sáng chế ra quyết định sửa đổi tên tác giả và làm thủ tục sửa đổi Văn bằng bảo hộ cho phù hợp.

79. Khi bị huỷ bỏ, Văn bằng bảo hộ bị mất hiệu lực kể từ ngày bắt đầu thời hạn hiệu lực đã ghi trong Văn bằng.

D. Gia hạn hiệu lực của Văn bằng bảo hộ

80. Để được gia hạn hiệu lực Giấy chứng nhận kiểu dáng công nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá thì trong vòng 6 tháng trước ngày kết thúc kỳ hạn hiệu lực trước, chủ giấy chứng nhận phải nộp đơn xin gia hạn cho Cục Sáng chế. Đơn xin gia hạn làm theo mẫu ở Phụ lục 10 của Thông tư này và phải nộp kèm theo bản gốc Giấy chứng nhận và chứng từ hợp lệ phí gia hạn theo quy định tại điểm 83.h và 83.i Thông tư này.

Nếu đơn gia hạn làm đúng thủ tục quy định, Cục trưởng Cục Sáng chế ra quyết định gia hạn hiệu lực giấy chứng nhận kiểu dáng công nghiệp thêm một chu kỳ 5 năm hoặc gia hạn hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá thêm một chu kỳ 10 năm.

E. Công bố việc sửa đổi, đình chỉ, huỷ bỏ hoặc gia hạn
hiệu lực của Văn bằng bảo hộ

81. Việc gia hạn, sửa đổi, đình chỉ, huỷ bỏ hiệu lực Văn bằng bảo hộ được đăng bạ quốc gia và công bố trong Công báo sở hữu công nghiệp.

CHƯƠNG V
LỆ PHÍ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC CẤP VÀ DUY TRÌ HIỆU LỰC
CỦA VĂN BẰNG BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

A. Các khoản lệ phí

82. Người nộp đơn yêu cầu bảo hộ phải nộp các khoản lệ phí sau đây:

a- Lệ phí nộp đơn;

b- Lệ phí xin hưởng quyền ưu tiên (nếu có);

c- Lệ phí công bố đơn yêu cầu bảo hộ kiểu dáng công nghiệp (người nộp đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích, nhãn hiệu hàng hoá không phải nộp khoản lệ phí này);

d- Lệ phí ghi nhận việc chuyển giao quyền đối với đơn đang được xem xét (nếu có);

e- Lệ phí sửa đổi tên, địa chỉ người nộp đơn, tác giả hoặc người đại diện sở hữu công nghiệp (nếu có);

83. Chủ Văn bằng bảo hộ phải nộp các khoản lệ phí sau đây:

a- Lệ phí đăng bạ và cấp Văn bằng bảo hộ;

b- Lệ phí công bố Văn bằng bảo hộ;

c- Lệ phí duy trì hiệu lực Văn bằng bảo hộ;

d- Lệ phí sửa đổi Văn bằng bảo hộ (nếu có yêu cầu này);

e- Lệ phí công bố các nội dung sửa đổi Văn bằng bảo hộ (nếu có);

f- Lệ phí ghi nhận việc chuyển giao quyền đã được bảo hộ (nếu có);

g- Lệ phí công bố việc chuyển giao quyền đã được bảo hộ (nếu có);

h- Lệ phí gia hạn Giấy chứng nhận kiểu dáng công nghiệp hay Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá (nếu có);

i- Lệ phí công bố việc gia hạn nói ở mục trên.

84. Người khiếu nại liên quan đến việc cấp Văn bằng bảo hộ phải nộp lệ phí khiếu nại. Khoản lệ phí này có thể được hoàn trả theo quy định tại điểm 72 Thông tư này.

B. Mức và thời hạn nộp lệ phí

85. Các khoản lệ phí nêu tại các điểm 82, 83, 84 phải được nộp theo mức và thời hạn sau đây:

a- Mức lệ phí:

- Mức lệ phí áp dụng cho cá nhân, tổ chức Việt Nam quy định tại cột A Phụ lục 12 Thông tư này.

- Mức lệ phí áp dụng cho cá nhân, tổ chức nước ngoài và các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam quy định tại cột B Phụ lục 12 Thông tư này.

b- Thời hạn nộp lệ phí:

- Các khoản lệ phí nêu tại điểm 82.a, b, c phải nộp cùng với đơn yêu cầu bảo hộ;

- Các khoản lệ phí nêu tại điểm 83.a, b cũng như lệ phí duy trì hiệu lực năm thứ nhất của Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích (và năm thứ hai nếu Bằng được cấp sau 10 tháng tính từ ngày ưu tiên và năm thứ ba nếu bằng được cấp sau 22 tháng tính từ ngày ưu tiên) và lệ phí duy trì hiệu lực trong toàn bộ thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận kiểu dáng công nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá phải nộp trong thời hạn 1 tháng tính từ ngày nhận được thông báo quyết định cấp Văn bằng bảo hộ;

- Khoản lệ phí duy trì hiệu lực Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích các năm tiếp theo phải nộp trong thời hạn 2 tháng trước ngày kết thúc năm thời hạn trước.

- Các khoản lệ phí còn lại phải được nộp cùng với đơn yêu cầu thực hiện các nội dung tương ứng.

86. Đối với sáng chế hoặc giải pháp hữu ích công vụ liên quan đến sức khoẻ con người, quốc phòng và an ninh quốc gia, hoặc người nộp đơn là tác giả sáng chế, giải pháp hữu ích thì theo yêu cầu của người nộp đơn, Cục Sáng chế có thể xem xét giảm hoặc miễn các lệ phí quy định tại điểm 82.a, b, c và 83 a, b, c.

87. Trong trường hợp cần thiết, Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học Nhà nước có thể quyết định sửa đổi mức lệ phí liên quan đến việc cấp và duy trì hiệu lực Văn bằng bảo hộ cho phù hợp với tình hình cụ thể.

88. Nếu lệ phí duy trì hiệu lực Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích không được nộp trong thời hạn nêu tại điểm 85.b trên đây thì ngoài mức quy định, chủ Văn bằng phải nộp thêm 6% mức quy định cho mỗi tháng quá hạn nhưng không được quá hạn trên 6 tháng (quá hạn dưới 1 tháng được tính là quá hạn 1 tháng).

Nếu quá hạn 6 tháng mà chủ Văn bằng không nộp lệ phí duy trì hiệu lực thì Văn bằng sẽ bị đình chỉ hiệu lực theo quy định tại điểm 75.b Thông tư này.

Năm thời hạn của Văn bằng bảo hộ được tính từ ngày ưu tiên của Đơn.

C. Hình thức nộp lệ phí

89. Cá nhân, tổ chức Việt Nam nộp các khoản lệ phí bằng tiền Việt Nam. Cá nhân, tổ chức nước ngoài nộp lệ phí bằng đôla Mỹ hoặc bằng một ngoại tệ khác được Ngân hàng ngoại thương Việt Nam chấp nhận theo tỷ giá hối đoái chính thức chuyển đổi từ đôla Mỹ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm nộp lệ phí.

Cá nhân, tổ chức nước ngoài ở Việt Nam và xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thể nộp các khoản lệ phí bằng tiền Việt Nam hoặc bằng một ngoại tệ khác được Ngân hàng ngoại thương Việt Nam chấp nhận theo tỷ giá hối đoái chính thức chuyển đổi từ đôla Mỹ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm nộp lệ phí.

Các khoản lệ phí có thể được nộp bằng tiền mặt, hoặc séc hoặc thư chuyển tiền qua bưu điện vào tài khoản Cục Sáng chế.

CHƯƠNG VI
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG SÁNG KIẾN VÀ SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

A. Nhiệm vụ của các cơ quan quản lý khoa học kỹ thuật

90. Cục Sáng chế là cơ quan Nhà nước quản lý hoạt động sáng kiến, sở hữu công nghiệp có nhiệm vụ giúp Chủ nhiệm uỷ ban Khoa học Nhà nước tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện các chính sách về sáng kiến và sở hữu công nghiệp trong phạm vi cả nước.

Cục Sáng chế có những nhiệm vụ chính sau đây:

a- Tiến hành các thủ tục công nhận và thực hiện các biện pháp thích hợp nhằm bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và quyền tác giả sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp theo đúng các quy định pháp luật;

b- Theo dõi tình hình thi hành các văn bản pháp luật về sáng kiến và sở hữu công nghiệp; kiến nghị với Nhà nước đề ra các chính sách nhằm phát triển toàn diện hoạt động sáng kiến, sở hữu công nghiệp.

c- Hướng dẫn các cơ quan quản lý khoa học kỹ thuật các cấp về nghiệp vụ quản lý hoạt động sáng kiến và sở hữu công nghiệp; tổ chức đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ quản lý hoạt động này và các cán bộ khoa học kỹ thuật có liên quan đến hoạt động sáng kiến và sở hữu công nghiệp.

d- Phối hợp với các tổ chức xã hội, đặc biệt là với Liên đoàn lao động Việt Nam và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thực hiện các biện pháp nhằm đẩy mạnh phong trào lao động sáng tạo và hoạt động sở hữu công nghiệp;

e- Tổ chức hệ thống thông tin sáng chế phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, triển khai kỹ thuật cũng như cho việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ở Việt Nam.

91. Cơ quan quản lý khoa học kỹ thuật của các Bộ, của các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng, của các tỉnh, thành phố là cơ quan có trách nhiệm quản lý hoạt động sáng kiến và sở hữu công nghiệp trong phạm vi Bộ, tỉnh, thành phố; giúp Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện các chính sách về hoạt động này trong phạm vi quản lý của mình.

Các cơ quan quản lý hoạt động động khoa học kỹ thuật nói ở đoạn trên có các nhiệm vụ chính sau đây:

a- Theo dõi tình hình thi hành các văn bản pháp luật về sáng kiến và sở hữu công nghiệp trong phạm vi mình quản lý; kiến nghị với Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể việc vận dụng các văn bản pháp luật của Nhà nước về hoạt động này cho phù hợp với điều kiện của Bộ, tỉnh, thành phố, tiến hành các biện pháp nhằm bảo đảm thực hiện đúng đắn các chính sách về sáng kiến và sở hữu công nghiệp trong phạm vi Bộ, tỉnh, thành phố;

b- Xây dựng hệ thống quản lý hoạt động sáng kiến và sở hữu công nghiệp, hướng dẫn các bộ phận quản lý khoa học kỹ thuật của các cơ quan cấp dưới về nghiệp vụ quản lý hoạt động sáng kiến và sở hữu công nghiệp;

c- Tuyên truyền các chính sách về sáng kiến và sở hữu công nghiệp; phối hợp với Liên đoàn Lao động và Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đẩy mạnh phong trào sáng kiến và hoạt động sở hữu công nghiệp;

d- Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân trong việc làm đơn yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; phối hợp với các cơ quan bảo vệ pháp luật trong việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đang còn hiệu lực;

e- Tổ chức công tác thông tin sáng kiến và sở hữu công nghiệp trong phạm vi Bộ, tỉnh, thành phố nhằm phổ biến, áp dụng rộng rãi các sáng kiến, sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp và cung cấp cấp các thông tin cần thiết phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, triển khai kỹ thuật và để tránh việc sử dụng bất hợp pháp các quyền sở hữu công nghiệp đang được Nhà nước bảo hộ.

92. Ngoài những nhiệm vụ nêu ở điểm 91, Ban Khoa học Kỹ thuật tỉnh, thành phố có nhiệm vụ phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan thực hiện những biện pháp nhằm ngăn chặn và xử lý hành chính những hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp như quy định trong Nghị định 140/HĐBT ngày 25-4-1991 của Hội đồng Bộ trưởng, hỗ trợ Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trong việc xét xử những khiếu nại tranh chấp về quyền sở hữu công nghiệp và thực hiện các yêu cầu của Cục Sáng chế trong việc xem xét giải quyết các khiếu nại có liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp.

93. Tổ chức hoặc bộ phận quản lý khoa học kỹ thuật của cơ quan, đơn vị là bộ phận có trách nhiệm quản lý hoạt động sáng kiến và sở hữu công nghiệp trong cơ quan, đơn vị và có nhiệm vụ cụ thể như sau:

a- Giúp thủ trưởng cơ quan, đơn vị tổ chức việc đăng ký, xét công nhận, áp dụng sáng kiến và bảo đảm thực hiện các quyền và nghĩa vụ liên quan đến sáng kiến, sở hữu công nghiệp theo đúng quy định pháp luật;

b- Phối hợp với tổ chức Công đoàn và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thực hiện các biện pháp đẩy mạnh hoạt động sáng kiến và sở hữu công nghiệp trong cơ quan, đơn vị;

c- Giúp thủ trưởng cơ quan, đơn vị thực hiện việc lập hồ sơ yêu cầu bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp; theo dõi, giám sát việc duy trì hiệu lực các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được bảo hộ của cơ quan, đơn vị và tiến hành các biện pháp cần thiết chống lại sự xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của cơ quan, đơn vị theo đúng quy định pháp luật;

d- Tổ chức công tác thông tin sáng kiến và sở hữu công nghiệp trong phạm vi cơ quan, đơn vị nhằm nhanh chóng áp dụng các sáng kiến, sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp phù hợp với yêu cầu sản xuất, kinh doanh và phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học triển khai kỹ thuật của cơ quan, đơn vị, tránh việc sử dụng bất hợp pháp các đối tượng đang được bảo hộ của người khác.

B. Tổ chức hoạt động sáng kiến và sở hữu công nghiệp

94. Để thực hiện các nhiệm vụ nêu ở các điểm 92 và 93 trên đây, tổ chức quản lý khoa học kỹ thuật các cấp tuỳ tình hình cụ thể của cấp mình mà bố trí một bộ phận hoặc một cán bộ chuyên trách công tác sáng kiến và sở hữu công nghiệp; cán bộ chuyên trách công tác sáng kiến và sở hữu công nghiệp phải được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý sáng kiến và sở hữu công nghiệp.

95. Các cơ quan, đơn vị được thành lập Hội đồng tư vấn về hoạt động sáng kiến và sở hữu công nghiệp (gọi tắt là Hội đồng sáng kiến) để giúp Thủ trưởng trong việc tổ chức và phát triển hoạt động sáng kiến và sở hữu công nghiệp trong cơ quan, đơn vị.

a- Hội đồng sáng kiến có nhiệm vụ tư vấn cho Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trong việc:

- Đề xuất các biện pháp nhằm phát triển hoạt động sáng kiến và sở hữu công nghiệp trong cơ quan, đơn vị;

- Xét công nhận sáng kiến;

- Đánh giá lợi ích thu được do việc áp dụng sáng kiến mà cơ quan, đơn vị đã công nhận cũng như sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp mà cơ quan, đơn vị đã được cấp Văn bằng bảo hộ; dự kiến mức thù lao cho tác giả, mức thưởng khuyến khích cho người hỗ trợ tác giả và những người tổ chức áp dụng lần đầu sáng kiến, sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp;

- Giải quyết các khiếu nại liên quan đến việc xét công nhận sáng kiến và trả thù lao cho tác giả sáng kiến, sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp.

b- Thành phần của Hội đồng sáng kiến cơ quan, đơn vị bao gồm:

- Chủ tịch Hội đồng: Thủ trưởng hoặc Phó thủ trưởng;

- Phó Chủ tịch Hội đồng: Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch Công đoàn;

- Các uỷ viên của Hội đồng: Đại diện Ban chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, cán bộ phụ trách bộ phận quản lý khoa học kỹ thuật, cán bộ phụ trách bộ phận Tài vụ hoặc Kế toán trưởng, cán bộ chuyên trách công tác sáng kiến và sở hữu công nghiệp (Uỷ viên thường trực).

Ngoài ra Hội đồng còn có thể bao gồm các thành viên khác là các chuyên gia thuộc các lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ có liên quan đến hoạt động sáng kiến và sở hữu công nghiệp của cơ quan, đơn vị.

Hội đồng sáng kiến sinh hoạt định kỳ hoặc đột xuất theo triệu tập của Chủ tịch Hội đồng. Nội dung chương trình làm việc mỗi kỳ họp của Hội đồng do Uỷ viên thường trực chuẩn bị trước.

96. Cơ quan quản lý cấp trên của cơ quan, đơn vị tuỳ tình hình cụ thể có thể thành lập Hội đồng sáng kiến ở cấp tương ứng.

97. Kinh phí cho hoạt động sáng kiến và sở hữu công nghiệp được coi là một phần trong kinh phí hoạt động khoa học kỹ thuật. Tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng cấp, từng cơ quan, đơn vị mà kinh phí này được lấy từ quỹ tự có hoặc từ kinh phí được cấp cho các quỹ phát triển sản xuất, nghiên cứu khoa học, triển khai kỹ thuật, kinh phí hành chính sự nghiệp hay kinh phí sự nghiệp khoa học. Tiền thù lao cho tác giả sáng kiến, sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp và tiền thưởng khuyến khích cho những người có liên quan được lấy từ tiền làm lợi do việc áp dụng sáng kiến, sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp mang lại hoặc từ các nguồn kinh phí nêu ở đoạn trên.

 

 

CHƯƠNG VII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

98. Cục trưởng Cục Sáng chế có trách nhiệm hướng dẫn thủ tục cụ thể về việc làm và nộp đơn yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; quy định quy chế xét nghiệm cho phù hợp với các văn bản pháp luật của Nhà nước và phù hợp với Thông tư này.

99. Thông tư này thay thế các văn bản sau đây của Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước:

- Thông tư số 361/SCPM ngày 31-3-1981 hướng dẫn thi hành Điều lệ về Sáng kiến cải tiến kỹ thuật - hợp lý hoá sản xuất và sáng chế.

- Thông tư số 1258/SC ngày 18-10-1983 hướng dẫn thi hành Điều lệ về Nhãn hiệu hàng hoá;

- Thông tư số 1273/SC ngày 10-8-1988 hướng dẫn thi hành Điều lệ về Kiểu dáng công nghiệp;

- Thông tư số 628/SC ngày 23-5-1989 về lệ phí đối với Bằng độc quyền giải pháp hữu ích;

- Quyết định số 308/QĐ ngày 12-6-1990 về sửa đổi bảng lệ phí với Bằng độc quyền sáng chế.

100. Thủ tục đăng ký và bảo hộ các giống cây, giống con, các phương pháp phòng bệnh, chẩn đoán bệnh, chữa bệnh cho người, súc vật, cây trồng được quy định trong các Thông tư liên bộ tương ứng của Uỷ ban Khoa học Nhà nước và Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm; Uỷ ban Khoa học Nhà nước và Bộ Y tế.

101. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Phụ lục I

Mẫu đơn đăng ký sáng kiến

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 


Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

ĐƠN ĐĂNG KÝ SÁNG KIẾN

Kính gửi:.............................

(Thủ trưởng cơ quan, đơn vị)

Tôi (chúng tôi) ghi tên dưới đây:

 

 

 

 

Số TT

Họ tên tác giả

Ngày sinh

Nơi công tác (hoặc nơi ở)

Chức vụ

Trình độ chuyên môn

Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến

Ký tên

 

 

             

 

Đề nghị xét công nhận sáng kiến........................................................................

(Tên giải pháp)

Mô tả giải pháp

- Tình trạng kỹ thuật hoặc tổ chức sản xuất hiện tại...................................... (nêu ưu khuyết điểm của giải pháp kỹ thuật, hoặc giải pháp tổ chức sản xuất hiện đang được áp dụng tại cơ quan, đơn vị).

- Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến.................................... (nêu mục đích của giải pháp, những điểm khác biệt của giải pháp so với giải pháp đang được áp dụng, mô tả chi tiết bản chất của giải pháp).

- Khả năng áp dụng giải pháp....................................................................... (nêu lĩnh vực mà giải pháp có thể áp dụng, những điều kiện cần thiết để áp dụng giải pháp đó).

- Hiệu quả dự kiến có thể thu được khi áp dụng giải pháp....................................

Danh sách những người hỗ trợ tạo ra giải pháp (hỗ trợ tác giả)

Số TT

Họ tên người hỗ trợ

Ngày sinh

Nơi công tác (hoặc nơi ở)

Nội dung công việc hỗ trợ

Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc hỗ trợ

 

 

 

         

 

Tôi (chúng tôi) cam đoan những điều khai trong đơn là đúng sự thật.

Làm tại... ngày ... tháng... năm ...

Người nộp đơn

(Họ tên và chữ ký)

 

Phụ lục 2

Mẫu sổ đăng ký sáng kiến

(tờ bìa)

SỔ ĐĂNG KÝ SÁNG KIẾN

Cơ quan, đơn vị................................................................

Ngày bắt đầu ghi sổ......................... tháng....... năm........

Số đăng ký đầu tiên... Số đăng ký cuối cùng....................

Sổ gồm có... trang

(Các trang trong sổ)

Số

Số đơn

Ngày

Họ tên, Ngày sinh; Nơi

Tên

Kết quả xem xét đơn

Ngày

Tổng số

Ngày trả

Người

TT

đăng ký

nộp đơn

công tác hoặc nơi ở; Chức vụ; Trình độ văn hoá chuyên môn của người nộp đơn

giải pháp đăng ký

Số quyết định, ngày ký, người ký quyết định công nhận sáng kiến

Ngày từ chối công nhận sáng kiến

bắt đầu
áp dụng

tiền làm lợi trong năm đầu áp dụng

thủ lao, số tiền trả thù lao cho tác giả, người hỗ trợ tác giả và người tổ chức áp dụng đầu tiên

ghi sổ

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

 

 

                   

Phụ lục 3

Mẫu giấy biên nhận đơn đăng ký sáng kiến

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

GIẤY BIÊN NHẬN ĐƠN ĐĂNG KÝ SÁNG KIẾN

Số.............

.................................

(Tên cơ quan, đơn vị)

đã nhận Đơn đăng ký sáng kiến do......................................................................

(Họ tên, nơi công tác hoặc nơi ở của người nộp đơn) nộp ngày........................ Tên giải pháp................................................................................................................

Đơn đăng ký sáng kiến đã được ghi nhận vào Sổ đăng ký sáng kiến của cơ quan, đơn vị, số đơn.........................

Đơn vị sẽ xem xét giải pháp và thông báo kết quả cho người nộp đơn chậm nhất vào ngày.................................

Tài liệu kèm theo gồm:

Ngày... tháng... năm ...

Người nhận đơn

(Họ tên và chữ ký)

Phụ lục 4

Mẫu bản kết luận về giải pháp đăng ký sáng kiến

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 


Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

BẢN KẾT LUẬN VỀ GIẢI PHÁP ĐĂNG KÝ SÁNG KIẾN

Tên giải pháp.................................................................................................

Đơn đăng ký sáng kiến số.............................. Ngày nộp đơn........................

Họ tên người nộp đơn....................................................................................

Nơi công tác hoặc nơi ở.................................................................................

Họ tên, chức vụ, đơn vị công tác của người xem xét đơn..............................

Kết quả xem xét đơn:

- Tính mới...........................................

(ghi có hoặc không, lý do)

- Khả năng áp dụng........................................................................................

(như trên)

- Lợi ích thu được (dự kiến)...........................................................................

(như trên)

Kết luận: Giải pháp đạt/không đạt các tiêu chuẩn công nhận sáng kiến........

Ngày... tháng... năm...

Người xem xét đơn

(Họ tên và chữ ký)

Phụ lục 5

Mẫu Giấy chứng nhận sáng kiến

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 


Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

GIẤY CHỨNG NHẬN SÁNG KIẾN

- Căn cứ Điều 8 Điều lệ về Sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất và sáng chế ban hành kèm theo Nghị định 31/CP ngày 23-01-1981 được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 84/HĐBT ngày 20-3-1990 của Hội đồng Bộ trưởng;

- Căn cứ bản kết luận về giải pháp đăng ký sáng kiến do................................. ký,

(họ tên, chức vụ)

............................................................................................................................

(thủ trưởng, tên cơ quan, đơn vị)

Chứng nhận

................................................................................................................................

(Họ tên tác giả)

Nơi công tác hoặc nơi ở................. là tác giả của sáng kiến.................................

(tên sáng kiến)

với các đồng tác giả là.........................................................................................

(họ tên, nơi công tác hoặc nơi ở)

Ngày... tháng... năm...

Thủ trưởng cơ quan, đơn vị

(Ký tên và đóng dấu)

 

Phụ lục 6a

Mẫu Tờ khai xin cấp Bằng độc quyền sáng chế

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 


Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

TỜ KHAI XIN CẤP BẰNG ĐỘC QUYỀN SÁNG CHẾ

Kính gửi: Cục Sáng chế - Uỷ ban Khoa học Nhà nước

96-98 Nguyễn Trãi, Hà Nội

Người nộp đơn (tên, địa chỉ, điện thoại):.......................................................

 Người nộp đơn là người thừa kế hợp pháp của tác giả (*)

 Người nộp đơn là người được chuyển giao quyền nộp đơn của................

 Người đại diện sở hữu công nghiệp (tên, địa chỉ, điện thoại)...................

Tên sáng chế..................................................................................................

Phân loại quốc tế sáng chế............................................................................

Tác giả sáng chế:

Số TT

Họ tên tác giả (đồng tác giả)

Quốc tịch

Địa chỉ liên lạc

Trình độ chuyên môn

Nội dung, tỷ lệ (%) đóng góp (nếu là tập thể tác giả) và chữ ký của tác giả

 

 

         

 

 Yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên theo.............. với ngày ưu tiên...................

 Nước nộp đơn đầu tiên............. Ngày nộp đơn đầu tiên......... Số đơn đầu tiên...

 Giải pháp tạo ra liên quan đến nhiệm vụ được giao nhưng cơ quan, đơn vị

không làm đơn yêu cầu bảo hộ theo quy định.

 Yêu cầu chuyển đổi sang đơn vị cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích theo

điểm a khoản 3 điều 20 Điều lệ về Giải pháp hữu ích.

Tài liệu kèm theo:

 Bản mô tả sáng chế gồm....... trang....... bản

 Yêu cầu bảo hộ sáng chế...... điểm

 Bản vẽ, sơ đồ........ hình......... trang....... bản

 Bản tóm tắt sáng chế....... trang......... bản

 Chứng từ nộp lệ phí........ bản

 Các tài liệu khác:

Người nộp đơn cam đoan khai đúng sự thật

Khai tại... ngày... tháng... năm...

Người nộp đơn/Người đại diện SHCN

 


(Ký tên và đóng dấu nếu có)

 

Ghi chú:

* đánh dấu "X" vào ô vuông  nếu có.

Phụ lục 6b

Mẫu tờ khai xin cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 


Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

TỜ KHAI XIN CẤP BẰNG ĐỘC QUYỀN GIẢI PHÁP HỮU ÍCH

Kính gửi: Cục Sáng chế - Uỷ ban Khoa học Nhà nước

96-98 Nguyễn Trãi, Hà Nội

Người nộp đơn (tên, địa chỉ, điện thoại):.............................................................

 Người nộp đơn là người thừa kế hợp pháp của tác giả *

 Người nộp đơn là người được chuyển giao quyền nộp đơn của........................

 Người đại diện sở hữu công nghiệp (tên, địa chỉ, điện thoại)...........................

Tên sáng chế ............................................

Phân loại quốc tế sáng chế của giải pháp...

Tác giả giải pháp:

Số TT

Họ tên tác giả (đồng tác giả)

Quốc tịch

Địa chỉ liên lạc

Trình độ chuyên môn

Nội dung, tỷ lệ (%) đóng góp (nếu là tập thể tác giả) và chữ ký của tác giả

 

         

 

 Yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên theo .................với ngày ưu tiên..............

 Nước nộp đơn đầu tiên................................. Ngày nộp đơn đầu tiên...............

Số đơn đầu tiên.....................

 Giải pháp tạo ra liên quan đến nhiệm vụ được giao nhưng cơ quan, đơn vị

không làm đơn yêu cầu bảo hộ theo quy định.

Tài liệu kèm theo:

 Bản mô tả giải pháp gồm......... trang.......... bản

 Yêu cầu bảo hộ giải pháp hữu ích............. điểm

 Bản vẽ, sơ đồ.......... hình.......... trang.......... bản

 Bản tóm tắt giải pháp hữu ích....... trang...... bản

 Chứng từ nộp lệ phí...................................... bản

 Các tài liệu khác:

Người nộp đơn cam đoan khai đúng sự thật.

Khai tại... ngày... tháng... năm...

Người nộp đơn/Người đại diện SHCN

 


(Ký tên và đóng dấu nếu có)

 

Ghi chú:

* đánh dấu "X" vào ô vuông  nếu có.

 

 

Phụ lục 7

Mẫu đơn xin chuyển đổi

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 


Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Kính gửi: Cục Sáng chế - Uỷ ban Khoa học Nhà nước

96-98 Nguyễn Trãi, Hà Nội

ĐƠN XIN CHUYỂN ĐỔI

Người nộp đơn (tên, địa chỉ, điện thoại):.........................................................

Người đại diện sở hữu công nghiệp (tên, địa chỉ, điện thoại)..........................

Đề nghị chuyển đổi đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế (tên sáng chế)....................

Số đơn:............................... Ngày nộp đơn.......................................................

Ngày ưu tiên:............................. thành đơn yêu cầu bảo hộ giải pháp hữu ích.

Làm tại.............. ngày........... tháng............ năm.......

Người yêu cầu chuyển đổi/Người đại diện SHCN

(Họ tên và chữ ký)

Phụ lục 8

Mẫu tờ khai xin cấp Giấy chứng nhận kiểu dáng công nghiệp

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 


Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

TỜ KHAI XIN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN
KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP

 

Kính gửi: - Cục Sáng chế - Uỷ ban Khoa học Nhà nước

96-98 Nguyễn Trãi, Hà Nội

Người nộp đơn (tên, địa chỉ, điện thoại)............................................................

Người đại diện sở hữu công nghiệp (tên, địa chỉ, điện thoại)............................

Tên kiểu dáng công nghiệp...............................................................................

Tác giả kiểu dáng công nghiệp:

Số TT

Họ tên tác giả (đồng tác giả)

Quốc tịch

Địa chỉ liên lạc

Trình độ chuyên môn

Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra KDCN

 

 

         

 

KDCN này là: (đánh dấu x vào mục thích hợp dưới đây)

 (a) KDCN được tạo ra không liên quan đến nhiệm vụ được giao

 (b) KDCN công vụ

 (c) KDCN công vụ, nhưng cơ quan, đơn vị không nộp đơn đăng ký trong thời

hạn quy định ở khoản 10.2 của Điều lệ về KDCN.

 (d) KDCN được tạo ra khi thực hiện hợp đồng lao động.

 (e) KDCN được tạo ra khi thực hiện hợp đồng lao động và trong hợp đồng lao động ghi rõ quyền nộp đơn thuộc về tác giả.

Tài liệu kèm theo gồm: 1

1. Bản mô tả KDCN:....... trang (2 bản).

2. Bộ ảnh chụp gồm:....... ảnh/bộ (3 bộ) và bộ bản vẽ gồm....... bản vẽ/bộ (3 bộ).

3. Giấy chứng nhận quyền thừa kế hợp pháp của tác giả KDCN (1 bản).

4. Giấy chuyển giao quyền nộp đơn (1 bản).

5. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá (1 bản).

6. Đơn đề nghị hưởng quyền ưu tiên triển lãm (1 bản).

7. Đơn đề nghị hưởng quyền ưu tiên công ước (1 bản).

8. Chứng từ nộp lệ phí đăng ký KDCN.

9. Các tài liệu khác:

- ...

- ...

Người nộp đơn cam đoan khai đúng sự thật và bảo đảm rằng những người có tên trong danh sách tác giả là những người đã tạo ra kiểu dáng công nghiệp bằng chính lao động sáng tạo của mình.

Ngày... tháng... năm...

Người nộp đơn/Người sử dụng SHCN

Ký tên

 


 

Ghi chú: 1. Gạch bỏ những mục không thích hợp.

Phụ lục 9

Mẫu tờ khai xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 


Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

TỜ KHAI XIN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN
ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU HÀNG HOÁ

Kính gửi: - Cục Sáng chế - Uỷ ban Khoa học Nhà nước

96-98 Nguyễn Trãi, Hà Nội

1- Người nộp đơn (tên, địa chỉ, điện thoại)......................................................

2- Người đại diện sở hữu công nghiệp (tên, địa chỉ, điện thoại)......................

3- Đối tượng sản xuất, kinh doanh...................................................................

4- Thuộc Bộ, tỉnh, thành phố............................................................................

5- Mẫu nhãn hiệu xin đăng ký (dán dưới đây)

6- Nhãn hiệu hàng hoá

7- Nhãn hiệu dịch vụ

8- Nhãn hiệu tập thể

9- Nhãn hiệu hình khối

10- Mầu sắc nhãn hiệu (nếu xin bảo hộ

cả mầu sắc)......................................

 

11- Mô tả nhãn hiệu hàng hoá (nêu tóm tắt ý nghĩa của từng thành phần trong nhãn hiệu và kết cấu chung của nhãn hiệu):..................................................................

12- Các sản phẩm và /hoặc dịch vụ mang nhãn hiệu (ghi tuần tự theo các nhóm trong bảng phân loại quốc tế hàng hoá và dịch vụ):.......................................................

13- Tài liệu kèm theo:

+ Mẫu nhãn hiệu hàng hoá (15 bản)

+ Chứng từ xác nhận hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hợp pháp (bản sao giấy phép sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc bản sao Quyết định thành lập tổ chức...) (1 bản).

+ Chứng từ lệ phí nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá (1 bản)

 * Chứng từ xác nhận về xuất xứ, giải thưởng, huy chương nếu nhãn hiệu hàng

hoá chứa đựng các thông tin đó (1 bản).

 * Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền nếu trên nhãn hiệu hàng hoá có sử

dụng các dấu hiệu quy định tại điều 2g Điều lệ về Nhãn hiệu hàng hoá

(1 bản).

 * Giấy uỷ quyền (nếu người nộp đơn uỷ quyền cho người đại diện sở hữu công nghiệp).

 * Đơn và chứng từ xin uỷ quyền ưu tiên Công ước

Ngày... tháng... năm...

Người nộp đơn/Người đại diện SHCN

(Họ tên, chức vụ, ký tên và đóng dấu)

 


 

Ghi chú: * Đánh dấu "X" nếu có.

 

 

 

Phụ lục 10

Mẫu đơn xin gia hạn Giấy chứng nhận

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 


Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

ĐƠN XIN GIA HẠN GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP, GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU HÀNG HOÁ 1

Kính gửi: - Cục Sáng chế - Uỷ ban Khoa học Nhà nước

96-98 Nguyễn Trãi, Hà Nội

1- Tên chủ Giấy chứng nhận.............................................................................

Địa chỉ..........................................................................................................

2- Tên người đại diện sở hữu công nghiệp (nếu có)..........................................

Địa chỉ..........................................................................................................

3- Giấy chứng nhận kiểu dáng công nghiệp số 1

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá số 1

Ngày ưu tiên........................ Ngày cấp..................

4- Đề nghị gia hạn giấy chứng nhận nói trên thêm một kỳ hạn 5 năm/10 năm1, có hiệu lực đến ngày.....................

Tài liệu kèm theo 2:

+ Bản gốc giấy chứng nhận

+ Chứng từ lệ phí gia hạn

 Giấy uỷ quyền

Làm tại............. ngày... tháng... năm...

Chủ Giấy chứng nhận/Người đại diện SHCN

(Họ tên và chữ ký)

 


 

Ghi chú:

1. Gạch bỏ những từ không thích hợp

2. Đánh dấu "X" vào ô vuông nếu có tài liệu đi sau ô đó.

 

 

 

Phụ lục 11

Mẫu đơn xin sửa đổi Văn bằng bảo hộ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 


Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Kính gửi: - Cục Sáng chế - Uỷ ban Khoa học Nhà nước

96-98 Nguyễn Trãi, Hà Nội

ĐƠN XIN SỬA ĐỔI VĂN BẰNG BẢO HỘ

1- Họ tên chủ Văn bằng...................................................................................

Địa chỉ.........................................................................................................

2- Tên Văn bằng bảo hộ...................................................................................

Số Văn bằng............................................... Ngày cấp.................................

Người đại diện sở hữu công nghiệp (nếu có)...............................................

Địa chỉ.........................................................................................................

3- Nội dung yêu cầu sửa đổi (1)

- Sửa đổi tên hoặc/và địa chỉ.............................................................................

- Sửa đổi nội dung bảo hộ:

+ Thu hẹp công thức sáng chế, giải pháp hữu ích

+ Giới hạn phương án kiểu dáng công nghiệp...............................................

+ Giới hạn danh mục sản phẩm mang nhãn hiệu hàng hoá...........................

+ Thay đổi chi tiết nhãn hiệu hàng hoá..........................................................

Mô tả tóm tắt nội dung bảo hộ xin sửa đổi.......................................................

4- Tài liệu kèm theo1

+ Bản gốc Văn bằng bảo hộ

+ Chứng từ nộp lệ phí sửa đổi

 Chứng từ xác nhận việc hợp pháp của việc đổi tên hoặc/và địa chỉ

 Mẫu nhãn hiệu hàng hoá đã sửa đổi; ảnh chụp, bản vẽ phương án kiểu dáng

công nghiệp xin giới hạn

 Tài liệu khác................................................................................................

Ngày ... tháng ... năm ...

Chủ Văn bằng/Người đại diện SHCN

(Họ tên, chữ ký)

 


Ghi chú:

 

Đánh dấu "X" nếu nội dung ghi trước ô vuông là thích hợp hoặc có tài liệu ghi sau ô vuông.

Phụ lục 12

MỨC LỆ PHÍ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC CẤP, SỬA ĐỔI
|VÀ DUY TRÌ HIỆU LỰC VĂN BẰNG BẢO HỘ

   

A. Mức lệ phí bằng tiền
Việt Nam (1000 đồng)

B. Mức lệ phí bằng đôla Mỹ (USD)

TT

Khoản lệ phí

Sáng chế

Giải pháp hữu ích

Kiểu dáng công nghiệp

Nhãn hiệu hàng hoá

Sáng chế

Giải pháp hữu ích

Kiểu dáng công nghiệp

Nhãn hiệu hàng hoá

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

1

Lệ phí nộp đơn (với nhãn hiệu hàng hoá: cho mỗi nhóm)


60

 


45

 


20


40


100


75


25


60

 

- Nếu bản mô tả có trên 5 trang, từ trang thứ 6 trở đi phải nộp thêm mỗi trang.

 

2

 

2

 

-

 

-

 

2,5

 

2,5

 

-

 

-

 

- Nếu đơn có trên 1 đối tượng (hoặc trên 1 phương án đối với kiểu dáng công nghiệp) từ đối tượng (phương án) thứ 2 phải nộp thêm cho mỗi đối ượng (phương án).

 

 

30

 

 

20

 

 

3

 

 

-

 

 

50

 

 

40

 

 

5

 

 

-

2

Lệ phí xin hưởng quyền ưu tiên


30


30


15


30


50


50


20


45

3

Lệ phí công bố đơn đăng ký

               
 

Kiểu dáng công nghiệp ở dạng đen trắng


-


-


10


-


-


-


30


-

 

Nếu có trên 1 hình, từ hình thứ 2 phải thêm


-


-


3


-


-


-


10


-

4

Lệ phí sửa đổi tên, địa chỉ người nộp đơn, tên tác giả hoặc người đại diện


15


15


15


15


15


15


15


15

5

Lệ phí nhận việc chuyển giao quyền đối với đơn đang được xét


20


20


15


40


30


30


20


60

6

Lệ phí đăng bạ và cấp Văn bằng bảo hộ


20

 


20


25


40


25


25


30


60

7

Lệ phí công bố Văn bằng bảo hộ

               
 

- Công bố nội dung

15

15

15

15

20

20

20

20

 

- Công bổ mỗi ảnh chụp hoặc mỗi hình vẽ dạng đen trắng.

 

5

 

5

 

-

 

5

 

10

 

10

 

-

 

10

 

8

Lệ phí duy trì hiệu lực Văn bằng bảo hộ (Sáng chế Giải pháp hữu ích)

               
 

- Năm thứ nhất và năm thứ hai, mỗi năm


30


30


-


-


50


50


-


-

 

- Năm thứ ba và năm thứ tư mỗi năm


50


50


-


-


80


80


-


-

 

- Năm thứ năm và năm thứ sáu, mỗi năm


80


80


-


-


120


120


-


-

 

- Năm thứ bảy và năm thứ tám mỗi năm


120


-


-


-


160


-


-


-

 

- Năm thứ chín và năm thứ mười, mỗi năm


160


-


-


-


200


-


-


-

 

- Năm thứ mười một và năm thứ mười hai, mỗi năm


200


-


-


-


240


-


-


-

 

- Năm thứ mười ba năm thứ mười bốn và năm thứ mười lăm, mỗi năm


240


-


-


-


280


-


-


-

9

Lệ phí sửa đổi: Tên, địa chỉ của chủ Văn bằng bảo hộ, Người đại diện sở hữu công nghiệp

 

20

 

20

 

20

 

30

 

25

 

25

 

20

 

45

 

- Giới hạn phương án kiểu dáng công nghiệp (cho mỗi phương án)

 

-

 

 

-

 

20

 

-

 

-

 

-

 

20

 

-

 

- Giới hạn danh mục sản phẩm (cho mỗi nhóm sản phẩm)


-


-


-


20


-


-


-


45

10

Lệ phí công bố các nội dung sửa đổi Văn bằng:

               
 

- Công bố sửa đổi tên, địa chỉ


15


15


15


15


20


20


20


20

 

- Công bố sửa đổi nội dung thuộc yêu cầu bảo hộ (đối với Kiểu dáng công nghiệp cho mỗi phương án)

 

15

 

15

 

15

 

15

 

20

 

15

 

20

 

20

11

Lệ phí ghi nhận việc chuyển giao quyền được bảo hộ


20


20


15


40


30


30


20


60

12

Lệ phí công bố việc chuyển giao quyền được bảo hộ


15


15


15


15


20


20


20


20

13

Lệ phí gia hạn hiệu lực Văn bằng bảo hộ (NHHH-KDCN)

               
 

- Gia hạn Giấy chứng nhận Kiểu dáng công nghiệp lần thứ nhất

 

-

 

-

 

30

 

-

 

-

 

-

 

40

 

-

 

- Gia hạn Giấy chứng nhận Kiểu dáng công nghiệp lần thứ hai và mỗi lần gia hạn giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá cho mỗi nhóm sản phẩm..

 

 

-

 

 

-

 

 

40

 

 

40

 

 

-

 

 

-

 

 

60

 

 

60

14

Lệ phí công bố việc gia hạn hiệu lực Văn bằng bảo hộ


-


-


15


15


-


-


20


20

15

Lệ phí khiếu nại (cho mỗi lần khiếu nại)


50


50


50


50


30


30


30


30

 

Đang cập nhật

(Đã ký)

 

Đặng Hữu

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.