• Hiệu lực: Ngưng hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 11/04/1967
UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
Số: Không số
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Bình Thuận, ngày 1 tháng 4 năm 1967

PHÁP LỆNH

QUY ĐỊNH MỘT SỐ ĐIỂM VỀ BẦU CỬ VÀ TỔ CHỨC

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN VÀ UỶ BAN HÀNH CHÍNH CÁC CẤP TRONG THỜI CHIẾN

Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp nước Việt nam dân chủ cộng hoà;

Căn cứ vào Pháp lệnh bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp ngày 18-1-1961 và Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính các cấp ngày 27-10-1962;

Để bảo đảm nguyên tắc dân chủ trong việc bầu cử và tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính các cấp thích hợp với thời chiến,

UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI

Quy định một số điểm về bầu cử và tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính các cấp như sau:

Điều 1.- Trên cơ sở những nguyên tắc bầu cử dân chủ của Pháp lệnh bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp, Hội đồng Chính phủ có thể dựa vào tình hình cụ thể mà điều chỉnh:

- thời gian phải tiến hành các công tác chuẩn bị bầu cử Hội đồng nhân dân quy định ở các điều 8, 9, 15, 20, 21, 22, 29, 33 và 35 của Pháp lệnh bầu cử;

- giờ bỏ phiếu quy định ở Điều 36 của Pháp lệnh bầu cử;

- thời gian tuyên bố kết quả bầu cử Hội đồng nhân dân quy định ở Điều 57 của Pháp lệnh bầu cử.

Điều 2.- Trong thời chiến, nếu không thể triệu tập Hội đồng nhân dân họp theo đúng kỳ hạn quy định ở Điều 23 và Điều 41 của Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính các cấp, thì Uỷ ban hành chính cùng cấp phải báo cáo lên Uỷ ban hành chính cấp trên trực tiếp để xét và quyết định cho hoãn hoặc không cho hoãn kỳ họp Hội đồng nhân dân. Việc cho hoãn hoặc không cho hoãn kỳ họp Hội đồng nhân dân khu tự trị, tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương do Hội đồng Chính phủ xét và quyết định.

Điều 3.- Để đáp ứng yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ mới, nay quy định số lượng thành viên của Uỷ ban hành chính các cấp như sau:

- Uỷ ban hành chính xã, thị trấn có từ 5 đến 9 người;

- Uỷ ban hành chính huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, khu phố có từ 7 đến 13 người;

- Uỷ ban hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có từ 9 đến 17 người.

Điều 4.- Trong thời chiến, khi khuyết thành viên của Uỷ ban hành chính thì có thể bổ sung như sau:

Nếu Hội đồng nhân dân họp được thì Hội đồng nhân dân bầu bổ sung vào Uỷ ban hành chính;

Nếu Hội đồng nhân dân không họp được, thì:

- Hội đồng Chính phủ chỉ định người bổ sung vào Uỷ ban hành chính khu tự trị, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Uỷ ban hành chính khu tự trị chỉ định người bổ sung vào Uỷ ban hành chính các tỉnh trong khu;

- Uỷ ban hành chính thành phố trực thuộc trung ương và Uỷ ban hành chính tỉnh chỉ định người bổ sung vào Uỷ ban hành chính huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, khu phố, xã, thị trấn.

Uỷ ban hành chính được bổ sung phải báo cáo về người đã được chỉ định vào Uỷ ban với Hội đồng nhân dân cùng cấp trong kỳ họp gần nhất để Hội đồng nhân dân phê chuẩn.

Trong tình hình đặc biệt, người được bầu hoặc được chỉ định bổ sung vào Uỷ ban hành chính có thể không phải là đại biểu Hội đồng nhân dân.

Pháp lệnh này đã được Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 1 tháng 4 năm 1967.

Hồ Chí Minh

                                                            (Đã ký)

TM. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội

Chủ tịch

(Đã ký)

 

Hồ Chí Minh

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.