b) Tiếp nhận, quản lý và sử dụng vốn ngân sách địa phương ủy thác qua NHCSXH theo đúng quy định, đảm bảo sử dụng vốn hiệu quả, bảo toàn và phát triển nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua NHCSXH.
c) Phối hợp với các cơ quan, tổ chức, địa phương liên quan kiểm tra vốn vay, xử lý nợ theo quy định.
d) Chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng lãi cho vay thu được theo Điều 10 Quy chế này theo đúng quy định hiện hành.
đ) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức, địa phương liên quan lập và thẩm định hồ sơ xử lý nợ bị rủi ro trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
5. Các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác
a) Tuyên truyền, vận động và hướng dẫn thành lập tổ tiết kiệm và vay vốn để thực hiện ủy thác cho vay.
b) Tổ chức kiểm tra, giám sát, quản lý hoạt động tín dụng theo văn bản liên tịch và hợp đồng ủy thác đã ký với NHCSXH.
6. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
a) Căn cứ vào tình hình thực tế và khả năng cân đối của ngân sách địa phương, ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trình hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định bố trí nguồn vốn từ ngân sách địa phương cấp huyện ủy thác qua NHCSXH để cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn.
b) Ủy quyền cho cơ quan tài chính ký hợp đồng ủy thác với NHCSXH nơi nhận ủy thác; chuyển nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác sang NHCSXH theo hợp đồng ủy thác.
c) Chỉ đạo các cơ quan liên quan phối hợp với phòng giao dịch NHCSXH cấp huyện thực hiện đúng các quy định tại Quy chế này.
7. Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn
a) Chịu trách nhiệm xác nhận đối tượng vay vốn theo từng chương trình cho vay theo Quy chế này.
b) Phối hợp với NHCSXH, tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan, đơn vị có liên quan kiểm tra việc sử dụng vốn vay, đôn đốc trả nợ, trả lãi; kiểm tra, phúc tra hộ vay vốn bị rủi ro trên địa bàn.
c) Phối hợp với NHCSXH xử lý các trường hợp nợ quá hạn, nợ khó đòi; hướng dẫn hộ vay lập hồ sơ đề nghị xử lý nợ rủi ro do nguyên nhân khách quan; tham gia tổ đôn đốc thu hồi nợ khó đòi.