• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 01/07/1990
BỘ TÀI CHÍNH
Số: 34-TC/CN
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Bình Thuận, ngày 31 tháng 7 năm 1990

THÔNG TƯ CỦA BỘ TÀI CHÍNH

Hướng dẫn việc chuyển

giao, cho thuê, nhượng bán, thanh lý tài sản cố định

Nhằm tác động tích cực đến quá trình đổi mới quản lý sản xuất - kinh doanh của xí nghiệp, khai thác các nguồn tiềm năng sẵn có về TSCĐ trong nền KTQD, kết hợp với yêu cầu hiện đại hoá từng bước cơ sở vật chất - kỹ thuật ở các xí nghiệp, cần xúc tiến mạnh viện xử lý nguồn TSCĐ dư thừa ở các xí nghiệp bằng những biện pháp chuyển giao, cho thuê, nhượng bán và thanh lý tài sản cố định.

 

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Trên cơ sở số liệu kiểm kê TSCĐ ngày 01-01-1999 xí nghiệp phải đánh giá sắp xếp, phân loại TSCĐ hiện có ở xí nghiệp, xác nhận nhu cầu cần sử dụng cho xí nghiệp, số TSCĐ dư ra không cần dùng cho xí nghiệp, số TSCĐ hư hỏng cần thanh lý... đồng thời xác định nguồn vốn hình thành các tài sản đó, giá trị tính lại, số đã khấu hao và giá trị còn lại của từng đối tượng TSCĐ.

Các TSCĐ dư thừa không cần dùng ở xí nghiệp trước hết được chuyển giao sang các xí nghiệp khác trong cùng ngành (là Công ty, tổng Công ty, LHXN). Ngành chủ quản chỉ đạo các xí nghiệp thực hiện việc này. Khi không còn nhu cầu chuyển giao trong ngành, xí nghiệp được quyền cho thuê, nhượng bán và thanh lý các TSCĐ hư hỏng.

Các TSCĐ thuộc vốn sản xuất - kinh doanh cơ bản nay chuyển sang các hoạt động khác của xí nghiệp (dịch vụ, đời sống...) phải thực hiện đầy đủ chế độ tài chính - kế toán để theo dõi việc di chuyển các TSCĐ và hạch toán khấu hao vào giá thành dịch vụ và đời sống nhằm tính đủ, đúng chi phí, lãi, thuế của các hoạt động kinh doanh này.

 

II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ

A. CHUYỂN GIAO TSCĐ.

Những TSCĐ không cần dùng ở xí nghiệp được phép chuyển giao cho các xí nghiệp khác trong cùng một tổ chức kinh tế (như tổng Công ty, Công ty, LHXN), việc chuyển giao này thực hiện theo nguyên tắc ghi tăng giảm vốn: ghi tăng vốn cố định cho xí nghiệp nhận; ghi giảm vốn cố định cho xí nghiệp giao.

Hai bên giao nhận làm đầy đủ thủ tục giao nhận TSCĐ theo các chế độ tài chính - kế toán hiện hành.

Các TSCĐ của xí nghiệp đưa ra khỏi ngành (tổng Công ty, Công ty, LHXN) đều thực hiện theo chế độ mua bán hoặc thuê TSCĐ.

B. CHO THUÊ TSCĐ.

1. Tài sản cố định của xí nghiệp quốc doanh như nhà xưởng, sàn, bãi, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải v.v... chưa sử dụng, được phép cho bên ngoài thuê (đơn vị quốc doanh khác, tập thể, tư nhân) theo quy định lại điểm 2 Điều 2 Mục 1 của Quyết định 217-HĐBT ngày 14-11-1987 của Hội đồng Bộ trưởng.

Đây là một loại hình hoạt động kinh doanh của XNQD, do đó XNQD phải hạch toán và phản ánh đầy đủ trong báo cáo quyết toán của xí nghiệp theo đúng Pháp lệnh kế toán - thống kê của Nhà nước đã ban hành. Xí nghiệp quốc doanh phải thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ thu nộp ngân sách đối với hoạt động kinh doanh này theo các chế độ thu hiện hành đối với XNQD.

2. Hoạt động kinh doanh cho thuê TSCĐ phải thực hiện trên cơ sở hợp đồng kinh tế theo đúng Pháp lệnh về hợp đồng kinh tế của Nhà nước.

Hợp đồng cho thuê TSCĐ phải thực hiện trên nguyên tắc bảo toàn giá trị của TSCĐ phù hợp với thời hạn sử dụng quy định đối với mỗi TSCĐ. Đối với TSCĐ đã hết thời hạn sử dụng và đã trích khấu hao hết theo chế độ thì hợp đồng cho thuê dựa trên sự thoả thuận giữa hai bên.

3. Doanh thu về cho thuê TSCĐ được tính theo giá cho thuê TSCĐ trong hợp đồng kinh tế đã ký kết.

4. Về khấu hao TSCĐ cho thuê: xí nghiệp quốc doanh phải tiến hành trích khấu hao đối với những TSCĐ cho thuê vào giá cho thuê TSCĐ và thực hiện nộp ngân sách về khấu hao cơ bản theo Quyết định số 93-HĐBT ngày 24-7-1989 của Hội đồng Bộ trưởng và Thông tư hướng dẫn số 33-TC-CN ngày 01-9-1989 của Bộ Tài chính.

Đối với TSCĐ cho thuê là TSCĐ đã hết thời hạn sử dụng và đã trích khấu hao hết theo chế độ thì toàn bộ khấu hao cơ bản được để lại làm nguồn vốn bổ sung quỹ khuyến khích phát triển sản xuất của xí nghiệp.

5. Về thu quốc doanh và lợi nhuận

a. Thu quốc doanh:

Mức thu quốc doanh tạm thời quy định là 3% trên doanh thu về cho thuê TSCĐ.

Riêng:

Cho thuê tầu biển mức thu quốc doanh là 20% và cho thuê phương tiện vận tải khác là 5% theo Quyết định số 163-TC/TQD ngày 23-9-1989 của Bộ Tài chính.

Cho thuê nhà đất (bao gồm nhà ở, nhà kho, bến bãi...) thuộc quyền sử dụng của XNQD áp dụng mức thuế doanh nghiệp và lợi tức doanh nghiệp (thay cho thu lợi nhuận) theo hướng dẫn tại Thông tư số 12-TC/CTN ngày 5-3-1990 Bộ Tài chính.

b.Về lợi nhuận:

Lợi nhuận về cho thuê TSCĐ được xác định như sau:

Lợi nhuận thực hiện

=

Doanh thu về cho thuê TSCĐ

-

TQD

-

Khấu hao TSCĐ cho thuê (KHCB và KH.SCL)

-

Chi phí khác (nếu có)

Nộp lợi nhuận vào ngân sách Nhà nước.

Xí nghiệp quốc doanh có TSCĐ cho thuê thuộc ngành nào thì nộp lợi nhuận vào NSNN theo mức quy định của ngành đó tại Thông tư số 12-TC/CN ngày 25-3-1988 của Bộ Tài chính.

Các quy định về TQD và lợi nhuận áp dụng đến khi Luật thuế doanh thu, Luật thuế lợi tức có hiệu lực thi hành.

c. Nhượng bán TSCĐ.

Những TSCĐ không thực hiện được theo 2 trường hợp A, B nói trên, xí nghiệp được phép nhượng bán rộng rãi cho các nhu cầu thuộc các thành phần kinh tế khác nhau (quốc doanh, tập thể, tư nhân).

Giá cả nhượng bán là giá thoả thuận tiến hành nhượng bán theo phương thức đấu thầu.

Tiền bán TSCĐ xử lý như sau:

1. TSCĐ thuộc vốn Nhà nước cấp:

Nộp ngân sách Nhà nước phần giá trị TSCĐ còn lại chưa khấu hao hết, tính theo giá phục hồi mới nhất.

Phần chênh lệch giá bán cao hơn giá trị hoàn vốn ngân sách về khấu hao chưa đủ, xí nghiệp được bổ sung vào quỹ phát triển sản xuất sau kki bù đắp các chi phí nhượng bán nếu có.

Nếu phần chênh lệch giá bán thấp hơn giá trị hoàn vốn ngân sách về khấu hao chưa đủ, xí nghiệp phải dùng quỹ khuyến khích phát triển sản xuất để hoàn trả ngân sách Nhà nước số khấu hao còn thiếu.

Những TSCĐ đã khấu hao hết, toàn bộ tiền thu nhượng bán thuộc xí nghiệp đưa vào quỹ phát triển sản xuất sau khi bù đắp chi phí nhượng bán (nếu có).

2. TSCĐ thuộc vốn tự bổ sung của xí nghiệp:

Tiền bán những TSCĐ thuộc hiện diện này được xử lý như trường hợp hai (2) điểm 1 nói trên (đã khâú hao hết) nếu TSCĐ thuộc vốn vay ngân hàng mà chưa trả hết nợ vay thì dùng để trả Ngân hàng số nợ còn lại.

Tất cả mọi trường hợp nhượng bán TSCĐ đều phải làm đầy đủ thủ tục hạch toán giảm TSCĐ theo chế độ kế toán hiện hành và có sự giám sát của kế toán trưởng và kỹ sư trưởng của xí nghiệp.

Tiền thu do nhượng bán TSCĐ phải phân tích và thực hiện theo các quy định nói trên.

 

D. THANH LÝ TÀN SẢN CỐ ĐỊNH.

Những TSCĐ không còn dùng được do hư hỏng thậm chí do lạc hậu kỹ thuật không còn nhu cầu sử dụng ở xí nghiệp và ở ngoài xí nghiệp (không cho thuê được, không bán được sau một thời gian ít nhất là 3 tháng sau khi báo cáo và quảng cáo), xí nghiệp được phép thanh lý, bán làm phế liệu. Các TSCĐ được thanh lý phải thực hiện các thủ tục thanh lý TSCĐ hiện hành về hạch toán TSCĐ theo chế độ quy định. Nếu xí nghiệp sử dụng phế liệu này cho nhu cầu của sản xuất - kinh doanh của xí nghiệp (dùng thép phế để đúc luyện các chi tiết máy móc...) vẫn được coi là bán phế liệu hoặc phải tính giảm giá thành sản xuất chính.

Tiền bán phế liệu từ thanh lý TSCĐ được xử lý:

1. Nếu là những TSCĐ để lâu ngày hư hỏng không sử dụng, chưa khấu hao hoặc chưa khấu hao đủ thì phải hoàn vốn ngân sách phần khấu hao còn thiếu.

2. Nếu TSCĐ đã khấu hao đủ thì toàn bộ tiền thu bán phế liệu trừ chi phí thanh lý được đưa vào quỹ phát triển sản xuất. Nếu giá trị phế liệu bán được, trừ chi phí thanh lý còn lại thấp hơn tiền khấu hao chưa thu đủ thì phải trừ vào quỹ phát triển sản xuất. Trường hợp số chênh lệch này lớn nếu trừ vào quỹ khuyến khích phát triển sản xuất để hoàn vốn ngân sách có ảnh hưởng đến nhu cầu đầu tư mới của xí nghiệp, thì xí nghiệp phải báo cáo lên cơ quan chủ quản và tài chính xem xét giải quyết theo từng hoàn cảnh cụ thể.

Chú ý trường hợp các xí nghiệp có những cơ sở trường học, bệnh xá, nhà trẻ, nhà nghỉ, nhà ở cho chuyên gia v.v... thuộc vốn ngân sách được xây dựng ở nhiều nơi xa xôi trước đây, nay không cần dùng, không cho thuê hay nhượng bán được, xí nghiệp phải báo cáo cấp trên và cơ quan tài chính cho thanh lý. Các tài sản trang bị nội thất phải thu hồi đầy đủ để đưa vào quỹ đầu tư cho nơi khác hoặc bán để hoàn vốn ngân sách Nhà nước. Những thiệt hại do thanh lý không thu hồi được đủ vốn phải quyết toán để thanh lý giảm vốn cố định cho xí nghiệp.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01-7-1990./.

Bộ trưởng

(Đã ký)

 

Hồ Tế

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.