• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 04/07/2002
  • Ngày hết hiệu lực: 19/03/2005
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Số: 15/2002/TT-LĐTBXH
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Bình Thuận, ngày 23 tháng 10 năm 2002
Bộ Lao Động Thưng Binh & Xã Hội Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

THÔNG TƯ

Hướng dẫn về chính sách đối với người lao động khichuyển

doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần theo Nghịđịnh

số 64/2002/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2002

 

Thi hành Nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2002 củaChính phủ về việc chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần; Sau khicó ý kiến của các bộ ngành có liên quan và ý kiến của Tổng Liên đoàn lao độngViệt nam, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn về chính sách đối vớingười lao động khi chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần như sau:

 

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG:

1.Thông tư này được áp dụng đối với người lao động đang làm việc tại doanh nghiệpnhà nước và các đơn vi phụ thuộc doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hoátheo Nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 19/6/2002 của chính phủ về việc chuyểndoanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần (Sau đây gọi tắt là NĐ64/2002/NĐ-CP).

2.Việc kế thừa mọi nghĩa vụ đối với người lao động theo khoản 1 Điều 7 của Nghịđịnh số 64/2002/NĐ-CP là kế thừa toàn bộ những nội dung đã giao kết trong hợpđồng lao động giữa người sử dụng lao động với người lao động trước khi chuyểnsang công ty cổ phần.

3.Thời gian được tính để chia số dư Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi bằng tiền theoquy định tại Điều 14 và tài sản dùng cho sản xuất kinh doanh đầu tư bằng nguồnQuỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi theo quy định tại khoản 4 Điều 9 của Nghị định số64/2002/NĐ-CP là thời gian thực tế kể từ khi người lao động làm việc trongdoanh nghiệp đó cho đến thời điểm doanh nghiệp có quyết định cổ phần hóa.

4.Người lao động được mua cổ phần ưu đãi theo quy định tại khoản 1 Điều 27 củaNghị định 64/2002/NĐ-CP là người có tên trong danh sách thường xuyên của doanhnghiệp tại thời điểm cổ phần hóa, bao gồm: lao động làm việc theo hợp đồng laođộng không xác định thời hạn; lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác địnhthời hạn từ 1 đến 3 năm, kể cả người đang tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động,chờ việc theo quyết định của giám đốc doanh nghiệp; công nhân viên chức đượctuyển dụng vào làm việc trước ngày 30/8/1990 (thời điểm có hiệu lực thi hànhPháp lệnh hợp đồng lao động) mà chưa chuyển sang ký hợp đồng lao động. Đối vớicác đối tượng này, thời gian được tính để được mua cổ phần theo giá ưu đãi làtổng thời gian đã làm việc thực tế trong doanh nghiệp Nhà nước, cơ quan, đơn vịthuộc khu vực Nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang (được hưởng lương từngân sách Nhà nước) kể cả thời gian người lao động đã nhận trợ cấp mất việc,thôi việc, hưởng chế độ xuất ngũ hoặc phục viên.

5.Người lao động nghèo được hưởng ưu đãi theo quy định tại khoản 2 Điều 27 củaNghị định số 64/2002/NĐ-CP được quy định như sau:

Ngườilao động nghèo là người có thu nhập bình quân đầu người trong gia đình thấp, dogiám đốc doanh nghiệp phối hợp với đảng uỷ, công đoàn và Ban Đổi mới và Pháttriển doanh nghiệp của doanh nghiệp xác định .

Thunhập bình quân đầu người trong gia đình được tính trên cơ sở các khoản thu nhậpbao gồm tiền lương, tiền thưởng, các khoản phụ cấp lương đối với người lao độnglàm công ăn lương, thu nhập chính từ lao động của các thành viên trong gia đìnhlàm việc ở các thành phần kinh tế chia cho số người trong gia đình (vợ hoặcchồng, con và những người khác phải trực tiếp nuôi dưỡng).

Sốngười lao động nghèo trong doanh nghiệp được xác định theo thứ tự thu nhập (từthấp đến cao) phải được hội nghị công nhân viên chức (đại biểu hoặc toàn thể)tán thành theo nguyên tắc đa số, quá bán số người dự họp và thông báo công khaitrong toàn doanh nghiệp; đồng thời phải bảo đảm giá trị cổ phần giành cho ngườilao động nghèo không vượt quá 20% tổng số cổ phần Nhà nước bán theo giá ưu đãicho người lao động trong doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 27 Nghịđịnh 64/2002/NĐ-CP và được đưa vào phương án cổ phần hóa doanh nghiệp.

Khôngđược dùng số cổ phần dành cho lao động nghèo theo quy định tại khoản 2 Điều 27của Nghị định số 64/2002/NĐ-CP để chia đều cho mọi người trong doanh nghiệp.

6.Thời gian làm việc để hưởng trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc theo khoản5 Điều 27 của Nghị định số 64/2002/NĐ-CP là tổng thời gian người lao động thựctế làm việc tại doanh nghiệp nhà nước, cơ quan đơn vị thuộc khu vực Nhà nước,đơn vị thuộc lực lượng vũ trang được hưởng lương từ nguồn ngân sách Nhà nước(trừ thời gian người lao động đã nhận trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc,hưởng chế độ xuất ngũ hoặc phục viên)

Tổngthời gian làm việc có tháng lẻ được quy định như sau:

Dưới1 tháng không được tính.

Từ1 tháng đến dưới 7 tháng được tính bằng 6 tháng làm việc.

Từđủ 7 tháng đến đủ 12 tháng được tính bằng 1 năm làm việc.

7.Thời điểm cổ phần hoá là thời điểm có quyết định cho doanh nghiệp thực hiện cổphần hoá của cấp có thẩm quyền.

II- NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ:

A. Chính sách đối với người lao động tại thời điểm doanh nghiệp Nhànước chuyển thành công ty cổ phần

Khicó quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước,Giám đốc doanh nghiệp nhà nước cùng Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp củadoanh nghiệp lập phương án về lao động (trong phương án cổ phần hóa) và giảiquyết chính sách đối với người lao động, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệttheo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 30 của Nghị định số 64/2002/NĐ-CP và giảiquyết chế độ cho người lao động theo quy định sau:

1. Lập phương án lao động theo trình tự sau:

a)Lập danh sách lao động có tên trong danh sách của doanh nghiệptại thời điểm cổ phần hóa theo biểu mẫu số 1 kèm theo Thông tư này.

b)Lập danh sách lao động thuộc diện nghỉ hưu theo chế độ hưu trí;

c)Lập danh sách lao động hết hạn hợp đồng lao động tại thời điểm cổphần hóa;

d)Lập danh sách lao động không bố trí được việc làm tại thời điểmcổ phần hóa thuộc diện sẽ chấm dứt hợp đồng lao động. Trong đó có cả danh sáchlao động dôi dư theo Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11/4/2002 về chính sáchđối với lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước và Thông tư số11/2002/TT-BLĐTBXH ngày 12/6/2002 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội hướngdẫn Nghị định số 41/2002/NĐ-CP nói trên;

đ)Lập danh sách lao động sẽ chuyển sang làm việc tại công ty cổ phần, bao gồm:

Sốlao động mà hợp đồng lao động đang còn thời hạn;

Sốlao động đang nghỉ theo 3 chế độ bảo hiểm xã hội (ốm đau; thai sản; tai nạn laođộng, bệnh nghề nghệp) mà hợp đồng lao động đang còn thời hạn ;

Sốlao động có điều kiện về tuổi đời, sức khỏe thuộc diện đi đào tạo lại nghề đểtiếp tục làm việc ở công ty cổ phần;

e)Danh sách lao động từ tiết b đến tiết đ trên đây do doanh nghiệp tự lập và tổnghợp vào phương án lao động theo biểu mẫu số 2 kèm theo Thông tư này.

2. Giải quyết chính sách đối với người lao động:

a.Đối với người lao động thuộc diện nghỉ theo chế độ hưu trí quy định tại tiết bđiểm 1 mục A phần II của thông tư này thì Giám đốc doanh nghiệp và cơ quan bảohiểm xã hội nơi doanh nghiệp đóng bảo hiểm xã hội (gọi tắt là cơ quan bảo hiểmxã hội) giải quyết mọi quyền lợi về bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quyđịnh hiện hành.

b.Các trường hợp hết hạn hợp đồng lao động theo tiết c điểm 1 mục A phần II thìGiám đốc doanh nghiệp nhà nước giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc cho ngườilao động theo quy định tại Điều 42 Bộ luật Lao động và có trách nhiệm làm đầyđủ các thủ tục để cơ quan BHXH giải quyết quyền lợi về bảo hiểm xã hội cho ngươìlao động theo quy định hiện hành.

c-Đối với số lao động không bố trí được việc làm theo quy định tại tiết d điểm 1mục A phần II thì giải quyết như sau:

c.1Đối với doanh nghiệp nhà nước có quyết định cổ phần hoá từ ngày 31/12/2005 trởvề trước:

Ngườilao động dôi dư thuộc đối tượng quy định tại Nghị định 41/2002/NĐ-CP ngày 11tháng 4 năm 2002 về chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại doanhnghiệp Nhà nước thì được hưởng chính sách theo quy định tại Nghị định nàyvàThông tư số11/2002/TT-BLĐTBXH ngày 12/6/2002 của Bộ Lao động-Thương binh vàXã hội hướng dẫn Nghị định 41/2002/NĐ-CP nói trên;

Ngườilao động không thuộc đối tượng của Nghị định 41/2002 /NĐ-CP thì được hưởng cácchế độ theo quy định của pháp luật lao động hiện hành. Quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổphần hóa doanh nghiệp Nhà nước hỗ trợ kinh phí để giải quyết trợ cấp mất việclàm, thôi việc theo quy định của Bộ Tài chính.

c.2Đối với doanh nghiệp nhà nước có quyết định cổ phần hoá sau ngày 31/12/2005,các quyền lợi của người lao động không bố trí được việc làm được giải quyếttheo quy định của pháp luật lao động hiện hành

d-Đối với người lao động sẽ chuyển sang làm việc tại công ty cổ phần theo tiết đđiểm 1 mục A phần II thì các doanh nghiệp có trách nhiệm lập danh sách và làmthủ tục để cơ quan bảo hiểm xã hội tiếp tục thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội vàcấp sổ bảo hiểm xã hội (nếu chưa cấp sổ) theo quy định và chuyển danh sách cùnghồ sơ của người lao động mà doanh nghiệp đang quản lý cho Hội đồng quản trịhoặc Giám đốc công ty cổ phần.

đ-Doanh nghiệp có trách nhiệm thanh toán các khoản nợ về bảo hiểm xã hội đối vớicơ quan bảo hiểm xã hội và thanh toán các khoản nợ với người lao động trước khichuyển sang công ty cổ phần hoặc chấm dứt hợp đồng lao động.

B. Chính sách đối với người lao động khi doanh nghiệp đã chuyểnthành công ty cổ phần

1. Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc công ty cổ phần có trách nhiệm:

a)Tiếp nhận số lao động quy định tại tiết đ điểm 1 mục A phần II của Thông tưnày.

b)Tiếp tục thực hiện những cam kết trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tậpthể đã được ký kết trước đó với người lao động theo quy định của pháp luật hiệnhành.

c)Tổ chức đào tạo lại nghề cho người lao động thuộc diện đào tạo lại nghề để tiếptục làm việc ở công ty cổ phần

d)Đối với những người lao động mà công ty cổ phần tuyển dụng mới thì thực hiệntheo quy định của pháp luật lao động hiện hành.

2- Chính sách đối với người lao động mất việc làm:

2.1 Người lao động mất việc làm trong 12 tháng kể từ ngày công tycổ phần đượccấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp do thực hiện cơcấu lại theo điểm a khoản 6 Điều 27 Nghị định số 64/2002/NĐ-CP được giải quyếtnhư sau:

a-Đối với người lao động bị mất việc làm từ ngày 31/12/2005 trở về trước:

Ngườilao động thuộc đối tượng quy định tại Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11/4/2002của Chính phủ về chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệpnhà nước thì được hưởng chính sách đối với lao động dôi dư được quy định cụ thểtại Nghị định số 41/CP và Thông tư số 11/2002/TT-BLĐTBXH ngày 12/6/2002 của BộLao động - Thương binh và Xã hội. Chính sách này được áp dụng cho cả người laođộng được chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần theo Nghịđịnh số 44/CP ngày 29/6/1998 nếu đủ điều kiện quy định tại Nghị định số41/2002/NĐ-CP. Nguồn chi trả các chính sách này do quỹ hỗ trợ lao động dôi dưhỗ trợ.

Cácđối tượng lao động còn lại được hưởng trợ cấp mất việc, thôi việc theo quy địnhcủa pháp luật lao động hiện hành và được quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hoádoanh nghiệp nhà nước hỗ trợ.

b-Đối với người lao động bị mất việc làm sau ngày 31/12/2005:

Trong12 tháng kể từ ngày Công ty cổ phần được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinhdoanh, nếu do nhu cầu tổ chức lại sản xuất kinh doanh, thay đổi công nghệ dẫnđến người lao động từ doanh nghiệp Nhà nước chuyển sang bị mất việc làm, hoặcthôi việc, kể cả người lao động tự nguyện thôi việc, thì người lao động mấtviệc được giải quyết trợ cấp mất việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Bộluật Lao động; thôi việc được trợ cấp theo khoản 1 Điều 42 Bộ luật Lao động.

Nguồnchi trả trợ cấp thôi việc, mất việc do quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hoá doanhnghiệp nhà nước hỗ trợ theo quy định của Bộ Tài chính.

2.2-Trường hợp người lao động bị mất việc làm, thôi việc trong thời gian từ năm thứ2 đến hết năm thứ 5 kể từ ngày công ty cổ phần được cấp giấy chứng nhận đăng kýkinh doanh thì Công ty cổ phần có trách nhiệm thanh toán 50% tổng mức trợ cấptheo quy định của Bộ luật Lao động, số còn lại được quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổphần hoá doanh nghiệp nhà nước thanh toán.

Từnăm thứ 6 trở đi công ty cổ phần có trách nhiệm thanh toán toàn bộ trợ cấp thôiviệc, mất việc cho người lao động kể cả thời gian trước đó người lao động đãlàm viêc cho khu vực Nhà nước.

3. Chính sách đối với người lao động thuộc diện đào tạo lại nghề đểtiếp tục làm việc ở công ty cổ phần:

a)Trong thời gian đào tạo lại nghề, công ty cổ phần tiếp tục trả lương cho ngườilao động theo mức do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn 70% mức lươngghi trong hợp đồng lao động đã được ký kết. Trường hợp 70% mức lương ghi tronghợp đồng lao động mà thấp hơn mức lương tối thiểu chung do Chính phủ quy địnhthì trả bằng mức lương tối thiểu đó.

b)Công ty cổ phần tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động trong thờigian đào tạo nghề theo quy định hiện hành.(theo mức lương thoả thuận ghi tronghợp đồng học nghề).

c)Thủ tục về hợp đồng học nghề thực hiện theo quy định hiện hành.

d)Sau thời gian đào tạo nghề công ty cổ phần có trách nhiệm bố trí việc làm chongười lao động.

đ)Kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề theo hướng dẫn của Bộ Tài chính

III- TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1.Giám đốc doanh nghiệp nhà nước cùng Ban Đổi mới và Phát triển Doanh nghiệp củadoanh nghiệp có trách nhiệm: xây dựng phương án sắp xếp lao động, xác định sốlao động tối đa cần thiết theo yêu cầu của sản xuất kinh doanh, xác định số laođộng không bố trí được việc làm tại thời điểm có quyết định cổ phần hoá trìnhcấp có thẩm quyền phê duyệt và giải quyết các chính sách đối với người lao độngtheo quy định của pháp luật;

Sau10 ngày kể từ ngày giải quyết xong các chính sách đối với người lao động, Giámđốc doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm báo cáo cho Sở Lao động-Thương binh vàXã hội, Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có trụ sởchính của doanh nghiệp; Công đoàn ngành, cơ quan bảo hiểm xã hội nơi doanhnghiệp đóng bảo hiểm xã hội về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công tycổ phần để phối hợp xem xét, giải quyết quyền lợi cho người lao động.

2.Cơ quan bảo hiểm xã hội nơi doanh nghiệp đóng bảo hiểm xã hội có trách nhiệmthực hiện chính sách bảo hiểm xã hội đối với người lao động trước và sau khi cổphần hoá doanh nghiệp theo quy định của Nhà nước.

3.Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp củacác Bộ, ngành, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Tổng công ty 91 cótrách nhiệm phối hợp với Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành, hướngdẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện những quy định của Nghị định64/2002/NĐ-CP và các văn bản pháp luật có liên quan đôí với người lao động vàtổng hợp tình hình báo cáo về Ban chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp(Văn phòng Chính phủ), Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính.

4.Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định 64/2002/NĐ-CP có hiệulực và thay thế Thông tư số 11/1998/TT-LĐTBXH ngày 21/8/1998 của Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội hướng dẫn chính sách đối với người lao động khi chuyểndoanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần,Thông tư số 03/1999/TT-LĐTBXH ngày9/1/1999 sửa chuẩn nghèo trong thông tư số11/1998/TT-LĐTBXH.

Trongquá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Lao động - Thươngbinh và Xã hội để nghiên cứu giải quyết./.

 

Bộ trưởng

(Đã ký)

 

Nguyễn Thị Hằng

 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.