• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 27/07/2002
  • Ngày hết hiệu lực: 01/02/2014
CHÍNH PHỦ
Số: 69/2002/NĐ-CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Bình Thuận, ngày 12 tháng 7 năm 2002

NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ

Về quản lý và xử lý nợ tồn đọng đối với doanh nghiệpnhà nước

 

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,

 

NGHỊ ĐỊNH:

CHƯƠNG I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.Phạm vi đối tượng áp dụng

1.Nghị định này quy định việc xử lý các khoản nợ tồn đọng và cơ chế quản lý nợ,trách nhiệm thanh toán nợ của các doanh nghiệp nhà nước.

2.Nghị định này áp dụng đối với:

a)Doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động theo quy định tại Điều 1 của Luật Doanhnghiệp nhà nước.

b)Doanh nghiệp nhà nước đang thực hiện các thủ tục chuyển đổi (được đưa vào danhmục cổ phần hoá, giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê hoặc chuyển thành Côngty trách nhiệm hữu hạn một thành viên) theo quyết định của cơ quan nhà nước cóthẩm quyền (sau đây gọi tắt là các doanh nghiệp chuyển đổi).

CácNgân hàng thương mại Nhà nước có quy định riêng.

Điều 2.Nợ tồn đọng

1.Nợ tồn đọng nêu trong Nghị định này được hiểu là các khoản nợ phải thu, phảitrả đã quá thời hạn thanh toán, doanh nghiệp đã áp dụng các biện pháp xử lý, nhưđối chiếu xác nhận, đôn đốc thanh toán nhưng vẫn chưa thanh toán được.

2.Nợ tồn đọng gồm:

a)Nợ ngân sách nhà nước.

b)Nợ các Ngân hàng thương mại.

c)Nợ Dự trữ Quốc gia.

d)Nợ Bảo hiểm xã hội.

đ)Nợ các tổ chức, cá nhân ngoài doanh nghiệp và cán bộ, công nhân viên trongdoanh nghiệp.

e)Các khoản nợ khác.

Điều 3. Phạm vi xử lý nợ tồn đọng

1.Đối với doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động: phạm vi xử lý là các khoản nợ tồnđọng đến 31 tháng 12 năm 2000. Các khoản nợ tồn đọng phát sinh sau ngày 31tháng 12 năm 2000, doanh nghiệp phải tự thanh toán, thu hồi.

2.Đối với doanh nghiệp nhà nước thực hiện chuyển đổi: phạm vi xử lý là các khoảnnợ tồn đọng đến thời điểm chuyển đổi. Các khoản nợ tồn đọng phát sinh sau thờiđiểm chuyển đổi, doanh nghiệp tự thanh toán, thu hồi.

Điều 4. Yêu cầu và nguyên tắc xử lý nợ

1.Các doanh nghiệp có trách nhiệm đối chiếu xác nhận, phân loại nợ, đôn đốc thuhồi và chủ động xử lý nợ tồn đọng, bao gồm nợ phải thu, nợ phải trả theo quyđịnh của Nghị định này.

2.Thứ tự ưu tiên huy động nguồn để xử lý nợ tồn đọng của doanh nghiệp nhà nước:

a)Nguồn dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi trích lập hàng năm của doanhnghiệp nhà nước.

b)Lãi kinh doanh hàng năm của doanh nghiệp nhà nước (hạch toán vào chi phí kinhdoanh hoặc thu nhập của doanh nghiệp tuỳ theo từng khoản nợ.

c)Giảm trừ vào lãi hoặc vốn của các chủ nợ trong các trường hợp khoanh nợ, giãnnợ hoặc xoá nợ.

d)Giảm trừ vào giá trị phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

đ)Sử dụng nguồn chi phí cải cách doanh nghiệp nhà nước và hệ thống các Ngân hàngthương mại giai đoạn 2001 - 2003 theo Quyết định số 92/QĐ-TTg ngày 29 tháng 01năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ.

3.Đối với các khoản nợ không có khả năng thu hồi hoặc không có khả năng trả nợ,trước hết, doanh nghiệp phải tự tìm mọi biện pháp xử lý, cùng chia xẻ khó khăngiữa chủ nợ, khách nợ để xử lý thông qua các hình thức khoanh nợ, giãn nợ, xoánợ, mua bán nợ; trường hợp vượt quá khả năng và thẩm quyền xử lý, doanh nghiệpphải báo cáo cơ quan có thẩm quyền để có biện pháp hỗ trợ giải quyết.

4.Các doanh nghiệp đang thực hiện các thủ tục chuyển đổi được xử lý ngay cáckhoản nợ tồn đọng phù hợp với cơ chế chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước.

5.Các giải pháp về xử lý nợ phải được thực hiện một cách đồng bộ trên cơ sở tổchức sắp xếp, nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp để có nguồn trả nợ nhằm lànhmạnh hoá và ổn định lâu dài tài chính doanh nghiệp.

 

CHƯƠNG II

XỬ LÝ CÁC KHOẢN NỢ PHẢI THU TỒN ĐỌNG CỦA DOANH NGHIỆP

Điều 5. Xử lý các khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi

1.Các khoản nợ phải thu quá hạn hoặc chưa quá hạn thuộc một trong các trường hợpsau đây được coi là khoản nợ không có khả năng thu hồi:

a)Khách nợ là doanh nghiệp, tổ chức đã hoàn thành việc giải thể, phá sản theo quyđịnh của pháp luật.

b)Khách nợ đã ngừng hoạt động và không có khả năng chi trả.

c)Khách nợ là cá nhân đã chết, mất tích, đang thi hành án phạt tù hoặc người thừakế theo luật, nhưng không có khả năng chi trả. 

d)Hợp tác xã nông nghiệp đã giải thể, Hợp tác xã nông nghiệp đã được chuyển đổivà đăng ký kinh doanh theo Nghị định số 16/CP ngày 12 tháng 02 năm 1997 củaChính phủ nhưng quá khó khăn về tài chính, kinh doanh thua lỗ không có khả năngtrả nợ, Hợp tác xã nông nghiệp đang hoạt động kinh doanh có lãi, số tiền nợ nàyđã được sử dụng để đầu tư cơ sở hạ tầng, nhưng đến nay các cơ sở hạ tầng đó đãbị hư hỏng, thiệt hại do thiên tai, bão lụt tàn phá được Nhà nước cho xoá nợ.

đ)Khách nợ đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định cho xoá nợ theo quy định củapháp luật.

e)Khoản chênh lệch còn lại của các khoản nợ không thu hồi được sau khi đã xử lýtrách nhiệm cá nhân, tập thể phải bồi thường vật chất.

g)Khoản chênh lệch thiệt hại được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận do bán nợ phảithu.

h)Các khoản nợ phải thu mà dự toán chi phí đòi nợ lớn hơn giá trị khoản nợ phảithu.

i)Các khoản nợ phải thu đã quá thời hạn thanh toán từ 3 năm trở lên, tuy khách nợcòn tồn tại, đang hoạt động nhưng kinh doanh thua lỗ liên tục và quá khó khăn,hoàn toàn không có khả năng thanh toán, doanh nghiệp đã tích cực áp dụng cácbiện pháp nhưng vẫn không thu được nợ.

2.Đối với các doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động, các khoản nợ phải thu khôngcó khả năng thu hồi quy định tại khoản 1 Điều này được xử lý theo thứ tự sauđây:

a)Dùng nguồn dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi để bù đắp.

b)Hạch toán vào chi phí kinh doanh hoặc thu nhập của doanh nghiệp, tuỳ theo từngtrường hợp cụ thể.

c)Trường hợp hạch toán vào chi phí kinh doanh mà doanh nghiệp bị lỗ không có khảnăng bù đắp trong 2 năm liên tiếp và doanh nghiệp không thuộc trường hợp phảigiải thể, phá sản thì cơ quan có thẩm quyền xem xét quyết định giảm vốn nhà nướctại doanh nghiệp.

d)Trường hợp đã áp dụng các biện pháp quy định tại các điểm: a, b, c nêu trên màdoanh nghiệp vẫn gặp khó khăn về tài chính, Bộ Tài chính phối hợp với cơ quanliên quan xem xét và quyết định việc hỗ trợ vốn hoặc xử lý giảm lỗ của doanhnghiệp từ nguồn chi phí cải cách doanh nghiệp theo quyết định của Thủ tướng Chínhphủ. Việc hỗ trợ này, Bộ Tài chính thực hiện trực tiếp hoặc thông qua tổ chứctài chính trung gian có chức năng.

3.Đối với doanh nghiệp nhà nước đang thực hiện chuyển đổi, các khoản nợ phải thukhông có khả năng thu hồi, sau khi xử lý một lần theo quy định tại điểm a và bkhoản 2 của Điều này mà doanh nghiệp bị lỗ hoặc khi chưa xử lý nợ doanh nghiệpđã bị lỗ thì được xét giảm vốn nhà nước tại doanh nghiệp trước khi thực hiệnchuyển đổi.

Trườnghợp giá trị phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp không đủ để xử lý lỗ luỹ kế vànợ không có khả năng thu hồi, hoặc sau khi xử lý giảm giá trị phần vốn nhà nướctại doanh nghiệp mà giá trị còn lại quá ít không đủ để thực hiện chính sách báncổ phần ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp theo quy định, hoặc khôngđảm bảo đủ tỷ lệ vốn nhà nước tham gia trong công ty cổ phần thì Bộ Tài chínhquyết định chuyển giao một số khoản nợ phải thu cho tổ chức có chức năng muabán nợ và tài sản tồn đọng của nhà nước xử lý. Trong trường hợp này, chênh lệchgiữa giá trị khoản nợ phải thu với số thực tế thu được của tổ chức có chức năngmua bán nợ và tài sản tồn đọng được hỗ trợ từ nguồn chi phí cải cách doanhnghiệp.

4.Các khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi tuy đã được xử lý nhưng kháchnợ còn tồn tại thì các doanh nghiệp có trách nhiệm tiếp tục theo dõi ngoại bảngcân đối kế toán và tổ chức thu hồi trong thời hạn 5 năm. Số tiền thu hồi đượchạch toán vào thu nhập của doanh nghiệp.

Đốivới doanh nghiệp chuyển đổi, sau khi chuyển đổi người đại diện chủ sở hữu phầnvốn nhà nước tại doanh nghiệp có trách nhiệm tiếp tục theo dõi và tổ chức thuhồi các khoản nợ phải thu khó đòi đã được xử lý trước khi chuyển đổi nhưng vẫncó khả năng thu hồi, tiền thu được sau khi đã trừ chi phí thu hồi nợ nộp vàoQuỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước hoặc chuyển giao hồ sơ,tài liệu cho tổ chức có chức năng mua bán nợ và tài sản tồn đọng theo quyếtđịnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để tiếp tục theo dõi và tổ chức thu hồivào ngân sách nhà nước.

Điều 6. Xử lý các khoản nợ phải thu tồn đọng còn có khả năng thuhồi

1.Đối với các khoản nợ phải thu tồn đọng còn có khả năng thu hồi, doanh nghiệpphải tích cực đôn đốc và áp dụng mọi biện pháp để thu hồi.

2.Đối với các khoản nợ phải thu quá hạn từ 02 năm trở lên còn có khả năng thuhồi, doanh nghiệp phải lập dự phòng và hạch toán vào chi phí quản lý của doanhnghiệp trong năm. Mức trích lập dự phòng tuỳ theo mức độ tổn thất có thể xảyra, nhưng tổng mức lập dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi tối đa bằng 20%tổng số dư nợ các khoản phải thu của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo tàichính năm.

Điều 7.Xử lý các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp nhà nước liên quan đến ngânsách nhà nước

1.Các khoản được ngân sách trợ cấp hoặc cấp bù theo quy định nhưng chưa được cấpthì ngân sách cấp nào nợ, ngân sách cấp đó phải cấp đủ cho doanh nghiệp.

2.Các khoản doanh nghiệp đã nộp thừa vào ngân sách cấp nào thì ngân sách cấp đóphải hoàn trả cho doanh nghiệp hoặc trừ vào khoản nộp kỳ sau theo quy định củapháp luật về thuế.

3.Các khoản nợ về khối lượng đầu tư xây dựng cơ bản thuộc các công trình, dự án đượcphê duyệt đúng thẩm quyền, được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách, đã hoàn thànhvà đưa vào sử dụng nhưng chưa được thanh toán đủ thì ngân sách phải thanh toánkịp thời cho doanh nghiệp. Công trình được đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách cấpnào thì ngân sách cấp đó phải thanh toán đủ và kịp thời cho doanh nghiệp.

4.Các khoản ngân sách địa phương nhận trả nợ thay khi điều động tài sản của doanhnghiệp cho đơn vị sự nghiệp hoặc cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương thì địaphương phải dùng ngân sách để trả nợ doanh nghiệp.

5.Các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp do xây dựng các công trình công cộng vàcác cơ sở hạ tầng cho các địa phương, nhượng bán tài sản, trụ sở làm việc chocác đơn vị sự nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương nằm trong kếhoạch đầu tư đã được phê duyệt mà doanh nghiệp chưa thu được tiền thì cấp quyếtđịnh đầu tư, chuyển nhượng tài sản phải bố trí ngân sách cấp đó để thanh toáncho doanh nghiệp. Trường hợp vượt thẩm quyền và quá khả năng của ngân sách thìbáo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định. Đối với doanh nghiệp thực hiện chuyểnđổi được giảm phần vốn nhà nước trong tổng giá trị doanh nghiệp và ghi tăng vốncho đơn vị tiếp nhận công trình xây dựng, cơ sở hạ tầng đó hoặc đơn vị sử dụngtài sản đã mua của doanh nghiệp.

6.Các khoản tiền của doanh nghiệp bị các cơ quan nhà nước tạm giữ trong quá trìnhkiểm tra, thanh tra, điều tra vụ án, sau khi có kết luận doanh nghiệp không cósai phạm hoặc không phải khắc phục hậu quả thì các cơ quan quyết định tạm giữphải hoàn trả ngay cho doanh nghiệp.

Điều 8.Xử lý nợ phải thu có bảo lãnh

Tổchức, cá nhân bảo lãnh cho các doanh nghiệp vay vốn, mua trả chậm vật tư hànghoá đã quá hạn thanh toán mà doanh nghiệp được bảo lãnh chưa trả được nợ thì tổchức và cá nhân bảo lãnh phải trả nợ thay. Doanh nghiệp được trả nợ thay cótrách nhiệm nhận nợ và trả nợ với tổ chức, cá nhân đã bảo lãnh cho mình theoquy định.

Điều 9.Hạch toán tổn thất nợ không thu hồi được

Cácdoanh nghiệp nhà nước được xử lý và hạch toán một lần, hoặc xử lý dần các khoảnnợ không thu hồi được vào kết quả sản xuất kinh doanh hàng năm theo các quyđịnh tại điểm b khoản 2 Điều 5 Nghị định này, nhưng tối đa không quá 02 năm.

Điều 10. Doanh nghiệp có nợ lớn không đòi được

Doanhnghiệp nhà nước có nợ phải thu quá lớn, không có khả năng thu hồi và không thểxử lý hết bằng các biện pháp quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này, do đókhông có khả năng thanh toán các khoản nợ phải trả đến hạn thì phải tiến hànhgiải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật.

Trườnghợp cần thiết phải duy trì doanh nghiệp và doanh nghiệp có phương án kinh doanhhiệu quả được cấp có thẩm quyền duyệt thì ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương hoặc Bộ, ngành quản lý có ý kiến gửi Bộ Tài chính xem xét bổsung vốn điều lệ hoặc có biện pháp hỗ trợ tài chính để doanh nghiệp có thể duytrì hoạt động bình thường. Trường hợp vượt thẩm quyền hoặc quá khả năng củangân sách, Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.

 

CHƯƠNG III

XỬ LÝ CÁC KHOẢN NỢ PHẢI TRẢ TỒN ĐỌNG CỦA DOANH NGHIỆP

Điều 11. Các khoản nợ thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước

1.Doanh nghiệp nhà nước thực hiện dự án đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền phêduyệt, nhưng do thiếu vốn nên đã chiếm dụng tiền thuế và các khoản phải nộpngân sách nhà nước từ ngày 31 tháng 12 năm 1999 trở về trước để thực hiện dự ánđầu tư, đến nay vẫn không có khả năng thanh toán, nếu công trình đầu tư đã hoànthành đưa vào sử dụng thì số thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước màdoanh nghiệp đã sử dụng vào các công trình đó được bổ sung vốn đầu tư của doanhnghiệp.

2.Doanh nghiệp nhà nước thuộc đối tượng giao, bán theo Nghị định số103/1999/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 1999 và Nghị định số 49/2002/NĐ-CP ngày 24tháng 4 năm 2002 của Chính phủ mà các khoản phải trả lớn hơn giá trị tài sảncủa doanh nghiệp hoặc lớn hơn số tiền thu từ bán doanh nghiệp thì được xem xétxoá nợ thuế và các khoản phải nộp ngân sách.

3.Doanh nghiệp nhà nước sáp nhập vào doanh nghiệp nhà nước khác theo quyết địnhcủa cơ quan có thẩm quyền, sau khi áp dụng các biện pháp hỗ trợ về tài chính,tín dụng mà doanh nghiệp nhận sáp nhập vẫn không có khả năng thanh toán nợ thuếvà các khoản phải nộp ngân sách nhà nước thì được xoá số nợ thuế và các khoảnphải nộp ngân sách nhà nước tối đa bằng số lỗ của doanh nghiệp sáp nhập.

4.Doanh nghiệp nhà nước sản xuất kinh doanh bị lỗ, còn nợ thuế và các khoản phảinộp ngân sách nhà nước từ ngày 31 tháng 12 năm 1998 trở về trước do các nguyênnhân thay đổi cơ chế chính sách, do thiên tai gây thiệt hại, do thiếu vốn đầu tưđổi mới công nghệ, máy móc, thiết bị, do khó khăn về giải quyết sắp xếp laođộng, nếu doanh nghiệp không thuộc loại phải giải thể, phá sản, sáp nhập, saukhi đã áp dụng các biện pháp miễn thuế, giảm thuế, hỗ trợ về tài chính, tíndụng và các biện pháp khác mà doanh nghiệp vẫn còn lỗ và không có khả năngthanh toán nợ thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước khác thì được xoásố nợ thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước tối đa bằng số lỗ của doanhnghiệp tính đến thời điểm xử lý xoá nợ.

5.Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu bị truy thu tiền thuế,tiền phạt về thuế đối với hoạt động kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu do nguyênnhân khách quan thì được xem xét xoá nợ tiền thuế, tiền phạt bị truy thu chotừng trường hợp cụ thể.

6.Đối với những doanh nghiệp đã có quyết định thực hiện chuyển đổi còn nợ thuế vàcác khoản phải nộp ngân sách nhà nước, sau khi đã xử lý nợ phải thu mà doanhnghiệp vẫn không có khả năng thanh toán nợ thuế và các khoản phải nộp ngân sáchdo bị thua lỗ thì được xem xét xoá nợ cho doanh nghiệp tối đa bằng số lỗ phátsinh đến thời điểm có quyết định chuyển đổi.

7.Trường hợp doanh nghiệp ứng tiền của ngân sách để mua hàng xuất khẩu trả nợ nướcngoài, xuất khẩu lấy ngoại tệ lập quỹ dự trữ Nhà nước, hoặc để mua hàng hóa dựtrữ lưu thông, nhưng do biến động giá cả, doanh nghiệp không mua đủ quỹ hànghóa theo quy định, đến thời điểm ban hành Nghị định này mà đang ghi nợ phải trảngân sách số nợ đó, đã kê khai và được Ban Thanh toán nợ tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương hoặc Bộ, ngành quản lý xác nhận thì được xóa nợ.

8.Trường hợp doanh nghiệp nợ ngân sách nhà nước tiền hàng nhập khẩu theo Nghịđịnh thư của Chính phủ do bán hàng chưa thu được tiền, hoặc đã thu được tiền nhưngchưa nộp đủ vào ngân sách thì được xử lý như sau:

a)Trường hợp doanh nghiệp đã bán trả chậm hàng hoá cho các đơn vị theo chỉ đạo vàquy định của nhà nước đến nay không thu được tiền thì xem xét cho xoá nợ.

b)Trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa theo Nghị định thư không phù hợp vớiyêu cầu thị trường, phải giảm giá bán thấp hơn so với giá đã nhận của Nhà nướcmà bị lỗ nhưng chưa được xử lý thì được xem xét xóa nợ tương đương với chênhlệch do giá bán thấp hơn so với giá đã nhận với nhà nước nhưng không vượt quásố lỗ phát sinh chưa được xử lý.

9.Đối với các khoản vay của ngân sách nhà nước, doanh nghiệp có trách nhiệm trảnợ cho ngân sách nhà nước theo quy định. Nếu không trả được nợ do nguyên nhân kháchquan doanh nghiệp báo cáo cơ quan có thẩm quyền để giải quyết từng trường hợpcụ thể theo quy định của pháp luật.

Điều 12.Các khoản nợ doanh nghiệp nhà nước vay của Ngân hàng thương mại Nhà nước

1.Đối với các doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động có nợ Ngân hàng thương mại Nhànước đã lên lưới thanh toán nợ, có xác nhận của Ban Thanh toán nợ tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương, nhưng kinh doanh thua lỗ được phân loại và xử lý nhưsau:

a)Đối với các doanh nghiệp thua lỗ liên tục không thể khắc phục được phải giảithể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật.

b)Đối với các doanh nghiệp thua lỗ đã tổ chức lại sản xuất, có khả năng pháttriển xử lý như sau:

Doanhnghiệp có nợ vay Ngân hàng thương mại Nhà nước đã được khoanh nợ thì được xoánợ lãi vay và xem xét kéo dài thời hạn khoanh nợ.

Doanhnghiệp có nợ vay Ngân hàng thương mại Nhà nước đã lên lưới thanh toán nợ, nếudo nguyên nhân khách quan nhưng chưa được khoanh nợ thì được xoá nợ lãi vay vàkhoanh nợ gốc theo quy định của pháp luật.

2.Đối với các doanh nghiệp nhà nước có quyết định thực hiện chuyển đổi nhưng gặpkhó khăn không cân đối được nguồn để thanh toán các khoản nợ quá hạn thì Tổnggiám đốc Ngân hàng thương mại Nhà nước xem xét, quyết định cho doanh nghiệp đượcgiãn, khoanh các khoản nợ quá hạn có đến thời điểm quyết định thực hiện chuyểnđổi trong thời hạn từ 03 đến 05 năm. Trường hợp các doanh nghiệp này bị lỗ,không có khả năng thanh toán thì được xoá nợ lãi vay, bao gồm cả lãi đã nhậpgốc với mức không vượt quá số lỗ còn lại.

Đốivới doanh nghiệp đang thực hiện thủ tục cổ phần hoá, giao, bán thì ngoài biệnpháp khoanh nợ, xoá nợ nói trên, doanh nghiệp phối hợp với Ngân hàng chủ nợ vàcác tổ chức có chức năng mua bán nợ để xử lý phần nợ gốc quá hạn còn lại theo hướngmua hoặc bán lại nợ hoặc chuyển nợ thành vốn góp của Ngân hàng vào doanh nghiệpcổ phần theo quy định của pháp luật về tỷ lệ vốn góp.

3.Khoản lãi vay ngân hàng không thu được trong các trường hợp quy định tại điểm bkhoản 1 và khoản 2 Điều này Ngân hàng thương mại nhà nước được hạch toán vàochi phí của ngân hàng. Khoản chênh lệch thiệt hại do bán nợ tồn đọng được xử lýtheo quy định của pháp luật về xử lý nợ tồn đọng đối với các Ngân hàng thươngmại.

Điều 13. Xử lý các khoản nợ doanh nghiệp phải trả Cục Dự trữ Quốcgia

1.Các khoản nợ do ứng tiền mua thóc, gia công gạo xuất khẩu, vay bằng thóc củaCục Dự trữ Quốc gia, trong các năm 1988 - 1990 mà doanh nghiệp đã nộp lại đủtiền ứng trước, đã trả đủ tiền theo giá mua thóc tại thời điểm vay nhưng quy vềlượng theo giá hoàn trả vẫn còn nợ thì được xóa nợ.

2.Giá thóc để xử lý thanh toán nợ Quỹ Dự trữ Quốc gia đã được kê khai xác nhận ápdụng theo giá thóc tính thuế nông nghiệp tại thời điểm vay nợ.

Điều 14.Xử lý khoản nợ Bảo hiểm xã hội

1.Đối với doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi, trước khi thực hiện chuyển đổi doanhnghiệp có trách nhiệm thanh toán dứt điểm khoản nợ đối với Bảo hiểm xã hội.

2.Đối với các doanh nghiệp thực hiện bán mà doanh nghiệp không kế thừa nợ: được ưutiên sử dụng tiền thu được khi thực hiện bán doanh nghiệp để thanh toán số nợcủa doanh nghiệp đối với cơ quan Bảo hiểm xã hội. Trường hợp thiếu thì được xemxét, hỗ trợ thanh toán từ Quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước.

Điều 15.Xử lý các khoản nợ phải trả của các tổ chức, cá nhân

Doanhnghiệp có quyết định chuyển đổi, trước khi thực hiện chuyển đổi phải thanh toándứt điểm khoản nợ đối với chủ nợ là tổ chức, cá nhân trong và ngoài doanhnghiệp. Trường hợp doanh nghiệp có khó khăn hoặc có nhu cầu huy động thêm vốn,cơ cấu lại nợ và được chủ nợ chấp thuận thì được chuyển thành cổ phần trongdoanh nghiệp chuyển đổi nhưng phải đảm bảo các quy định của pháp luật về số cổđông tối thiểu và quyền được mua cổ phần lần đầu trong các doanh nghiệp cổ phầnhoá.

Điều 16. Các khoản nợ phải trả khác của doanh nghiệp đang hoạt động

1.Doanh nghiệp nhập hàng theo chỉ thị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phânphối theo kế hoạch Nhà nước nhưng không thu được tiền để trả nợ, phải báo cáoBộ Tài chính tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ quyết định xử lý để doanhnghiệp có nguồn thanh toán nợ.

2.Doanh nghiệp nhập hàng theo chỉ thị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưnghàng bị tồn kho, ứ đọng, không tiêu thụ được thì được thanh lý và giảm vốn.Việc thanh lý thực hiện theo quy định của pháp luật.

3.Các doanh nghiệp đảm nhận việc vay vốn nước ngoài để nhập hàng theo chỉ thị củacơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc theo kế hoạch Nhà nước giao, nếu phát sinhchênh lệch tỷ giá ngoại tệ giữa thời điểm vay nhập hàng và thời điểm trả nợ làmcho doanh nghiệp không có khả năng trả nợ thì Bộ Tài chính kiểm tra, xem xétcấp ngân sách cho khoản chênh lệch tỷ giá để doanh nghiệp trả nợ.

4.Doanh nghiệp vay vốn nước ngoài có bảo lãnh của các cơ quan nhà nước có thẩmquyền hoặc các tổ chức khác, nhưng kinh doanh thua lỗ không trả được nợ thì cáccơ quan, tổ chức bảo lãnh chủ trì đàm phán với chủ nợ nước ngoài để giảm số nợphải trả đến mức thấp nhất và bố trí nguồn từ ngân sách cùng cấp để trả nợ nướcngoài. Doanh nghiệp được ngân sách trả thay nợ nước ngoài có trách nhiệm hoàntrả ngân sách. Nếu có khó khăn thì các cơ quan, tổ chức đã bảo lãnh cho doanhnghiệp vay vốn báo cáo Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Điều 17. Xử lý doanh nghiệp có nợ lớn không có khả năng trả

Doanhnghiệp nhà nước đã được tổ chức lại sản xuất có số nợ phải trả lớn nhưng khôngcó khả năng trả nợ thì phải giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật.Trường hợp cần thiết phải duy trì doanh nghiệp mà doanh nghiệp có phương ánkinh doanh hiệu quả được cơ quan có thẩm quyền duyệt thì ủy ban nhân dân tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương, các Bộ quản lý ngành và Tổng công ty đề xuấtcác biện pháp xử lý gửi Bộ Tài chính xem xét hỗ trợ một phần vốn từ nguồn chiphí cải cách doanh nghiệp nhà nước, tạo điều kiện về tài chính để doanh nghiệphoạt động bình thường. Trường hợp vượt thẩm quyền thì báo cáo Thủ tướng Chínhphủ quyết định.

 

CHƯƠNG IV

THẨM QUYỀN, TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ NỢ

Điều 18. Thẩm quyền xử lý nợ

1.Bộ trưởng Bộ Tài chính:

a)Quyết định xoá nợ thuế, các khoản phải nộp ngân sách và chuyển nợ đọng ngânsách thành vốn ngân sách cấp hỗ trợ đầu tư đối với doanh nghiệp nhà nước.

b)Quyết định xử lý chênh lệch mua bán nợ cho tổ chức có chức năng mua bán nợ vàtài sản tồn đọng đối với những khoản nợ phải thu tồn đọng của doanh nghiệpchuyển đổi chuyển cho tổ chức này xử lý theo quyết định của cơ quan có thẩmquyền từ nguồn chi phí cải cách doanh nghiệp.

c)Quyết định giảm vốn đối với doanh nghiệp hạch toán độc lập thuộc các Tổng côngty nhà nước và các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

d)Quyết định hỗ trợ vốn hoặc xử lý giảm lỗ của doanh nghiệp từ nguồn chi phí cảicách doanh nghiệp nhà nước theo quyết định của Chính phủ.

đ)Quyết định xử lý nợ thuế đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định tại Điều11 Nghị định này.

e)Chủ trì cùng với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các cơ quan có liên quan hướngdẫn và tổ chức thực hiện xử lý nợ cho các doanh nghiệp nhà nước và xử lý tàichính đối với Ngân hàng thương mại Nhà nước khi thực hiện giãn nợ, khoanh nợ,hoặc xoá nợ cho các doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định này.

2.Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan phối hợp với Bộ Tài chính xem xét xử lý nợthuế đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định tại Nghị định này.

3.Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính hướngdẫn và quyết định việc thực hiện giãn nợ, khoanh nợ, xoá nợ và việc chuyển nợvay Ngân hàng thành vốn cổ phần ở các doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi.

4.Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Hội đồng quảntrị Tổng công ty nhà nước phối hợp với Bộ Tài chính xử lý nợ đối với các doanhnghiệp hạch toán độc lập trực thuộc.

5.Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét vàquyết định giảm vốn và xử lý nợ đối với các doanh nghiệp hạch toán độc lậpthuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Điều 19. Trách nhiệm quản lý và xử lý nợ

1.Doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng Quy chế quản lý nợ của đơn vị, mở sổ sáchtheo dõi nợ theo chế độ hiện hành, phân công cán bộ quản lý các khoản nợ, thườngxuyên đối chiếu, đôn đốc và chủ động tìm mọi biện pháp để thu hồi các khoảncông nợ; kịp thời thanh toán các khoản nợ phải trả đã đến hạn không để tìnhtrạng nợ nần dây dưa tái diễn.

2.Trường hợp không thu hồi được các khoản nợ phải thu quá hạn, doanh nghiệp phảiphân tích nguyên nhân chủ quan, khách quan, xác định trách nhiệm của cá nhân,tập thể để xử lý bồi thường vật chất. Nếu do tranh chấp hợp đồng chưa được xửlý thì người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm tìm biệnpháp giải quyết dứt điểm. Doanh nghiệp phải trích lập dự phòng nợ đối với cáckhoản nợ phải thu khó đòi và xử lý các khoản nợ phải thu không có khả năng thuhồi theo quy định của Nghị định này.

3.Các khoản nợ phát sinh sau ngày 31 tháng 12 năm 2000, doanh nghiệp phải giảiquyết dứt điểm khi đến hạn trả, không để tồn đọng. Người đại diện theo phápluật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm nếu để phát sinh nợ tồn đọng. Riêng nợphải thu khó đòi, doanh nghiệp phải chủ động xử lý theo các quy định của phápluật, không để tồn đọng quá 03 năm.

4.Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc (đối với doanh nghiệp không có Hội đồng quảntrị) thực hiện việc xử lý các khoản nợ phải thu quá hạn, không có khả năng thuhồi theo các quy định trên và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc xử lýcủa mình. Đối với các doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi, việc xử lý giảm giátrị doanh nghiệp, giảm giá trị phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Giám đốcdoanh nghiệp phải báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định giá trịdoanh nghiệp quyết định theo quy định.

 

CHƯƠNG V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 20. Thành lập tổ chức thực hiện chức năng mua bán nợ và tàisản tồn đọng

1.Thành lập tổ chức mua bán nợ và tài sản tồn đọng để hỗ trợ giải quyết vấn đềthanh toán nợ và tài sản khi thực hiện sắp xếp và cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước,thúc đẩy tiến trình chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước.

2.Tổ chức mua bán nợ và tài sản tồn đọng được nhà nước cấp đủ vốn điều lệ từnguồn chi phí cải cách doanh nghiệp nhà nước để hoạt động và được Nhà nước hỗtrợ chênh lệch giữa giá trị khoản nợ phải thu với số thực tế thu được của cáckhoản nợ phải thu tồn đọng khó đòi và không có khả năng thu hồi của doanhnghiệp chuyển đổi chuyển qua theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyềntừ nguồn chi phí cải cách doanh nghiệp.

Điều 21. Hiệu lực thi hành

Nghịđịnh này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký ban hành. Các Quyếtđịnh trước đây về thanh toán nợ không trái với Nghị định này vẫn có hiệu lựcthi hành.

Điều 22. Hướng dẫn thi hành

CácBộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ,Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồngquản trị các Tổng công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp nhà nước, BanChỉ đạo Tổng thanh toán nợ Trung ương và Ban Thanh toán nợ các cấp chịu tráchnhiệm hướng dẫn, chỉ đạo và tổ chức thi hành Nghị định này./.

 

 

TM. CHÍNH PHỦ

KT. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Phó Thủ tướng

(Đã ký)

 

Nguyễn Tấn Dũng

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.